QUYỀN NĂNG TỐI THƯỢNG

(Nhiên Thành Như Lai)

Thi

                                      Nhiên phẩm Thông Thành đạt điểm duyên

                                      Thành công chơn Đạo lý siêu nhiên.

                                      Chứng tâm khơi gợi đường tu tỉnh,

                                      Pháp ấn kỳ trung thọ diệu huyền.

Thi

                                      Nhiên nhiên tự toại ánh chương đài,

                                      Thành phẩm duyên cơ hiện buổi nay.

                                      Như bổn siêu thừa khai chánh vị,

                                      Lai đàn tỏ rõ điểm trường khai.

          Nhiên Thành Như Lai Bổn huynh ngự đàn chào mừng toàn tất chư huynh đệ Thiên mạng căn cơ, nghĩa Đạo đồng, tình gia nghiêm bổn thất. Vậy mời chung an tọa để cùng nghe Bổn huynh tâm tình Đạo sự.

          Trong ngày hạnh ngộ duyên Tiên, Bổn huynh về đây gặp lại người thân, gặp lại huynh đệ tỷ muội xa gần, gặp lại tinh thần hiến dâng Đại Đồng Nguyên Lý, hồi ức còn lưu kỷ, những tháng năm hành Đạo gian khó có nhau, càng lưu lại cái tình Đạo thâm sâu mà bổn huynh luôn gìn giữ và làm hành trang trên đường về quê xưa vị cũ. Xem trình dâng Tình Đạo trước Thầy Mẹ, Ơn Trên, được Thầy Mẹ điểm nhuận hồng ân cho huynh đệ tỷ muội đang làm sứ mạng Đại Đồng được vững bước kỳ công vận chuyển. Bổn huynh  giờ đã về chốn thanh nhàn an lạc cũng nhờ những tháng năm thắm sâu tình Đạo, keo sơn gắn bó, nhứt là  trong những giai đoạn đầy khó khăn khảo thí trên bước đường hành Đạo. Dù Đời Đạo oằn nặng đôi vai, nhưng Bổn huynh phân định rõ ràng, không để một suy nghỉ nào dành riêng tư cho gia đình bằng vật chất giả tạo, mà lúc nào cũng nghỉ việc Đạo sự là trên hết. Nên đối với gia đình, Bổn huynh hết sức vun đấp bằng Đạo sự, nguồn ân, đức độ. Bổn huynh muốn dâng hiến công quả thật nhiều cho Đạo, cho Thầy, cho nhân sanh và lưu lại cho đời một tấm gương đẹp ngời thắm sâu tình Đạo. Chỉ có tình Đạo mới đạt được ý nghĩa miên viễn trường tồn; chỉ có tình Đạo mới sâu sắc yêu thương; chỉ có tình Đạo mới vững bền trên bước đường dầy công hướng thiện. Nhờ mở rộng tình Đạo càng dung thông đạt ngộ, nhân ái khiêm hòa, hoan hỉ vị tha để cùng nhau phụng hành Phật Pháp. Là con người thì ai cũng có ưu điểm và có cả nhược điểm, nếu không biết vun đấp bằng tình Đạo, để cùng nhau tha thứ, khoan dung, gặp người kém cõi càng thương chớ không nên chấp. Tình Đạo là tình của một khối tình rộng lớn, khối tình ấy là tình yêu thương của Thầy Mẹ đã điểm ban cho tất cả các con cái của Ngài. Nhưng nhân sanh mãi lăn lộn trong cuộc đời, chuyển luân nhiều kiếp, nhồi quả nhiều phen, thử thi nhiều lúc, lắm nỗi gian truân trầm luân khổ ải, nên khi trãi qua nhiều giai đoạn làm mờ phai cái tình Đạo cao cả tự thủơ nào, sự mờ phai tình Đạo có những hiện tượng thường nhận thấy sự biến đổi đó chính là mãi nghỉ tình cảm cá nhân, hay tình yêu riêng rẽ thì làm sao mà hiệp về với Đại Đồng, Đại Đạo.

                                     

          Ai chẳng có những sự tình luyến lưu? Ai chẳng có những kỷ niệm vô vàng? Ai chẳng có những nỗi niềm ưu ẩn? Những thứ tình ấy là sự biến chuyển từ gốc ở Tình Đạo hay gọi là tình thương chung nhất, tất cả những đều đó cũng là ý nghĩa nói lên cái tình do Thầy Mẹ điểm ban thật sự của một con người, dù cho chuyển nhiều kiếp, nhiều đời, nhiều thời gian biến chuyển, nhưng còn trong cái tình Đạo là còn giữ được  cái tinh ba yếu nhiệm do Thầy Mẹ điểm ban.

Hôm nay Bổn huynh cũng rất vui mừng được gặp lại trong tình Đạo sự của thuở nào. Các huynh đệ tình thâm vẫn còn giữ nguyên vẹn căn cơ sứ mạng Đại Đồng, đó là con đường mà Thầy Mẹ đang mong chờ. Bổn huynh cũng kêu gọi toàn tất hướng về nơi đây là cơ sở Đại Đồng có nhiều thuận lợi cho việc phát triển đặc biệt về mặt vô vi. Bổn huynh cũng kêu gọi trong tình yêu thương cùng huyết thống chung của Thầy Mẹ luôn nồng đượm trong mỗi con người, trong mỗi nhân sanh, trong cả tình Đại Đồng, Đại Đạo. Bổn huynh hôm nay về đây càng phấn chấn hơn khi nhìn thấy sắp hoàn thành cơ sở Đại Đồng, đủ điều kiện làm gương mẫu trong sự Quy Cơ. Những hình thức đạt được hôm nay bằng tất cả công sức quý báu cả Đạo và Đời, có đầy đủ sự góp phần của các Tôn Giáo, Chi Phái Đạo khắp mọi nơi. Quy động từ đồng tiền nhỏ nhứt kết tựu lại thành nguồn tiền lớn, thành công trình kiệt tác, quy mô vĩ đại. Cơ sở từng bước đang vương tới tầm vóc tương lai rực rở mặc dầu hiện tại còn phải trãi qua nhiều gian truân khó nhọc, nhưng tinh thần Đại Đồng là một tinh thần mạnh mẽ nhứt, quyền năng nhất, cao cả nhứt, thì không có gì khó khăn cả, khi mỗi người là một viên gạch để xây dựng một công trình to lớn nầy. Mỗi Phái, mỗi Chi, mỗi đường hướng vận chuyển đều có được sự chung sức góp công để thực hiện con đường vận chuyển nầy càng ngày càng hiện rõ hơn. Bổn huynh lúc nào cũng mong rằng con đường sắp tới càng thuận lợi hơn về sự điểm chuyển vô vi, để cho các hàng Như Lai, Bồ Tát, Kim Tiên lần lược về điển Siêu Thiên thuyết giảng Nguyên Lý phục vụ Đại Đồng, phục vụ Tâm Pháp, phục vụ Thượng Ngươn Thánh Đức. Việc ngự đàn giảng truyền Nguyên Lý luôn ưu tiên cho những hàng đắc Đạo trong Sứ Mạng Đại Đồng vận chuyển, vì thời kỳ hiện nay không còn dành riêng rẽ, mà lấy sự chung nhất làm cơ bản hầu đáp ứng kịp thời sự vận chuyển của Thầy Mẹ, Ơn Trên.

Xem lại những quá trình hành Đạo càng thấy biết bao những khó khăntrước sự thử thách của cuộc đời, vì cuộc đời là sự thử thách để nâng cấp tiến hóa cho nhân loại, nên người có ý chí Đạo pháp cao cả xem thử thách là một phương diệu để tiến hóa bản thân. Còn đối với những người có căn cơ thọ lãnh Sứ Mạng Thiên Ân từ quá khứ, có cơ duyên nằm trong sự vận chuyển Đại Đồng hiện tại, có đường hướng Pháp Chuyển rực sáng trong tương lai thì mỗi bước trãi nghiệm những thử thi của cuộc đời càng đạt được công đức vô biên, càng tăng lên Phẩm chương, Đơn Đạo rõ ràng, mới thấy rằng thử thi là một điều kiện vô cùng quý báu đối với những hàng tu tiến, những bậc tu chơn, những tấm gương hiền nhân minh triết.

Người tu hành là luôn giữ cái chơn Đạo lấy đó làm chủ yếu, Chơn Đạo hay bậc chơn tu là con đường cụ thể đưa đến bến bờ giác duyên cao cả. Chỉ có bậc chơn tu Đạo thừa lúc nào cũng luôn giữ cái chơn tâm thiện tánh; lúc nào cũng chan hòa trong tình yêu thương; lúc nào cũng giữ một lòng một ý, lúc nào cũng giữ sự hòa ái nhân từ. Luôn sâu sắc trong nghiã Đạo tình Đời; luôn lễ hòa trong mỗi nhiệm hành; luôn bình tâm trong mọi thử thách.

Những gió mưa giông bảo của cuộc đời gây sự cuồng nhiệt ở thể xác, khêu gợi thị phi ở tâm hồn, tạo đều biến động cả tâm thể ấy cũng bởi do người tu chưa thật chơn tu, người tịnh chưa thật chơn pháp nên bụi đời dễ che lấp tánh lành, làm mờ đi chí cả. Càng dầy đặt lớp bụi mờ càng xa căn lạc cội. Ở đây Bổn huynh nói đến chơn tu hay chơn pháp là muốn nhắc nhở tìm về gốc của chính mình từ chơn thể, chơn tâm, cũng là nhắc đến: “Nhân Chi Sơ Tính Bổn Thiện” như lời của bậc Thánh Nhân đã dạy. Đó là nhắc đến cái bổn Chơn Đạo Thừa cơ bản của việc tìm Đạo, tìm lại bến bờ, tìm lại bổn lai. Chỉ có Chơn Đạo Thừa mới thật là cơ bản định hướng của người tu, là ý hướng chung của người hành pháp, là sự chuyển hóa cơ bản cho mình.

Chơn Đạo Thừa là viên giác tinh anh, là viên dung thanh tịnh, là viên thông đạt ngộ để khai tâm, mở trí, nhiếp thông, nhiếp thọ chơn như. Tâm luôn sáng như nguyệt đài, dù sóng dợn gió lai, nhưng khi sóng lặn gió yên nguyệt đài vẫn luôn luôn tỏ rạng. đó là nhờ biết giữ gìn mãi vị trí như lai bổn thiện. Tánh như lai bổn thiện của tâm là tính thiên nhiên tự có. Nhưng tâm nghỉ động thì sinh động, tâm nghỉ tịnh thì được tịnh, những sóng gió cạnh tranh cũng đều do tâm biến chuyển. Con người ai cũng phải có tâm, vì tâm là hồn, có thể xác mà không có hồn thì là xác chết. Nói đến tâm là phải nói đến bổn, bổn tâm là nguồn gốc của tâm. Tâm là một Tiểu Linh Quang con người, được chiết từ khối Đại Linh Quang Thượng Đế. Điển Linh quang là một khối điển thuần dương vô cùng tinh anh tuyệt báu rất thanh tịnh huy nghi như một cuồng phim trắng chưa thu một vật cảnh nào, nhưng sức chứa đựng nơi cuồng phim trắng ấy thật vô tận vô biên không thể đếm lường đó là tính quyền năng tối thượng của tâm hay quyền năng tối thượng của điển linh quang, dù quyền năng tối thương của Thượng Đế hay con người đều vô tận như nhau. Con người có quyền quyết định cho bản thân mình về mặt tiến hóa và mặt thối hóa, quyền quyết định đó không ai thay thế hay cấm cản được.

Những gì tâm biến ra mọi thứ mọi điều thì gọi là tâm sanh, tâm sanh ra điều nầy việc kia khiến cho bên ngoài luôn chuyển, mỗi lần chuyển như thế mà về sau biết lại quay trở về vị trí thật sự của tâm thì những thứ biến chuyển bên ngoài tự tan mất. Tuy thấy tan mất tất cả khi tâm không còn vọng tưởng nhưng sức hàm chứa của tâm lúc nào cũng vô cùng rộng lớn, lúc nào cũng có đủ đầy mọi thứ mọi điều, lúc nào cũng đủ đầy quyền hạn vô biên vô tận, lúc nào cũng đủ đầy quyền năng tối thượng.

Dù Thượng Đế là Đấng Toàn tri, toàn năng, toàn giác cũng chỉ khuyên dạy con người nên xa lánh sự thối hóa mà phát triển mạnh mẻ về mặt tiến hóa chớ Thượng Đế cũng không thể phạm vào cái luật quyền năng tối thượng mà bắt buộc con người phải tiến hóa hay bắt buộc con người phải thối hóa, dù quyền năng tối thượng của con người và quyền năng tối thượng của Thượng Đế có khác nhau về mặt lớn nhỏ nhưng vẫn giống nhau ở tính chất quyền năng tối thượng. Vì tâm có tính rộng lớn như thế nên tâm cũng là bổn chân không nhưng trong không ấy lại có hàm chứa tất cả, ngoài tâm có khoảng không gian rộng lớn như thế nào thì trong tâm cũng có khoảng không gian  rộng lớn như thế ấy, cảnh vật ngoài tâm có chiến tranh cũng như cảnh trong tâm có đau khổ; cảnh vật ngài tâm có thanh bình an vui cũng như cảnh trong tâm có an nhiên tự toại. Muốn có được tâm an nhiên tự toại là nhờ biết gôm tất cả những sự vọng động do tâm khởi mà trả về vị trí của tâm, khi trả sạch những gì tâm khởi tức tìm thấy tâm Như Lai ban đầu cũng là tâm thanh tịnh trong hiện tại. Tâm Như Lai là tâm Phật, Ai cũng có tâm Phật, tìm hiểu tâm Phật là tâm an nhiên như thời sơ sinh, nên có câu: “Tâm tức Phật, Phật tức Tâm”  khi Tâm không chút biến động, vọng tưởng, xuyến xao thì những thứ ấy không phải tan mất mà nó đã tự chuyển mình thành thanh tịnh, an nhiên, tự toại.

Như vậy, Tâm là bổn chân không nhưng hàm chứa tất cả, bổn chân không là tâm Phật, còn mỗi sự hàm chứa là tánh Pháp. Luyện Pháp là luyện tánh hiệp về tâm. Tánh càng định thì Pháp chuyển vô biên cao nhiên tuyệt diệu, ngời linh trí huệ, rực chiếu thiền quang.

Ai cũng có tâm Phật, tại mình không biết gìn giữ, tại mình xem thường cái bổn vị của mình, tại mình không biết đem cái quyền năng, quyền pháp của mình ra sử dụng, tự mình đã bỏ phí những quyền lực sở hữu của mình tự có, nên mới có sự biến đổi từ tâm Phật thành tâm ma, từ giác thành mê, từ siêu thành đọa để phải lẩn quẩn, loanh quanh trong kiếp luân hồi nhân quả, nghiệp lực tiền khiên. Càng chìm sâu nghiệp chướng càng mất bổn, mất duyên, mất cả quyền năng, quyền pháp. Còn gì tệ hại hơn khi đem cái quyền năng, quyền pháp của mình để đánh đổi sự tham vọng đầy nghiệp lực khổ đau.

Người tu chân chính hãy nhìn một cách thông thoáng mới thấy được cái quyền năng tối thượng của mình cần phải làm gì. Cũng nhờ cái quyền năng tối thượng đó càng dễ dàng phát huy nơi chơn tâm, chơn pháp; phát huy tư tưởng Đại Đồng; phát huy mở rộng tầm minh triết Nguyên Chân.

Lý lẽ thường nhận định sự thấp cao, biện minh chơn giả nhưng tâm thanh tịnh thì không có thấp cao cũng không chơn giả, người có tâm thanh tịnh là người có tâm Phật, nhưng sự đạt được cũng tùy theo trình độ khả năng của từng bước thanh tịnh, cũng như khi nhìn về chơn tâm, chơn pháp là điều kiện thức tri nguồn giác huệ. Sự lổi lầm là điều kiện sử dụng cho tâm Giác ngộ; Sự khó khổ là điều kiện sử dụng cho tâm mở mang đức Nhẫn; Sự thử thách là điều kiện sử dụng cho tâm kiên cường trung dũng. Từ nguồn giác huệ, pháp nhẫn và lòng kiên cường trung dũng càng nung đúc tinh tường về ý nghĩa chơn Đạo keo sơn, biết ý nghĩa mỗi thứ giả tạo trên đời đều có cách sử dụng cho cái thật của chơn Đạo.

Ai còn sống ở trên đời, đương nhiên phải còn tất cả sự giả tạo, nhưng phải biết mượn nó để rồi phải trả, khi mượn phải biết mục đích hiệu quả thì khi trả mới có ý nghĩa hữu hiệu trong việc mượn. Mượn cuộc đời để học Đạo tu nhơn: Học cái nhơn Đạo trong gia đình; cái nhơn Đạo trong thân tộc; cái nhơn Đạo trong láng giềng; cái nhơn Đạo trong tình Đạo sự; cái nhơn Đạo trong đồng bào dân tộc; Cái nhơn Đạo trong nhân quần xã hội; Cái nhơn Đạo trong Thế giới Đại Đồng. Nhơn Đạo là sự đắc Đạo trong năm bậc tiến hóa của Tạo Hóa. Năm bậc tiến hóa ấy là Phật, Tiên, Thánh, Thần, Nhân. Nhân Đạo là nền tảng của các bậc tiến hóa trên.

Người không tròn Nhân Đạo là phai mờ tâm giác, sai lạc tâm chơn, tự dùi dập tánh lành bổn thiện. Con người ai cũng có giả, có thật nhưng điều đó phải tự mình giác ngộ. Bổn huynh mong rằng mỗi người ai cũng cố gắng giữ gìn và khai thác cái kho tàng vô tận của chính mình, kho tàng ầy chứa đựng cả thật và giả, bên trong của thân tứ đại giả là một linh hồn thật. Khi biết rõ cái thật của chính mình là linh hồn vô vi thanh nhẹ, khác hẳn sự nặng nề giả tạo của thể xác ô trược nầy, thì phải biết tìm về cõi vô vi thanh nhẹ cho phù họp sự sống của linh hồn.

Khi hiểu mỗi người đều có tâm Phật thì cũng là việc hân hoan, hân hạnh của bậc nhân thần. Hãy cố gắng giữ gìn cái tâm Phật cho được trường tồn miên viễn bằng cách là luôn luôn vẹn đường chơn Đạo, vẹn chữ chơn tu, vẹn câu tình Đạo, thì tâm Phật sẽ tồn tại mãi trong ta, càng ngời linh, càng tinh thông huyền diệu biến hóa khôn lường gọi là đắc Đạo cao thâm, ấn chứng diệu thường, ấn chương phẩm vị. Tâm Phật cũng là tâm chân không nhưng ngời ngời diệu hữu, người có được tâm Phật là có cả một kho tàng vô tận vô biên, tuy hình thức đặt định bên trong nhưng thông thoát cả ngoài, nên dù có được muôn phần linh diệu điển quang cũng không ngoài từ tâm ứng tỏa, từ thanh tịnh huy nghi, từ chân như hiển hích. Càng nhận hiểu được sự quý báu nơi mình thì càng phải thận trọng giữ gìn trước cuộc đời nhiểu nhương, trước ma vương tà thần cám dỗ, trước cuộc thử thi đầy gian khổ.

Hởi những ai còn đang nương náo trên cõi đời nầy phải hiểu mình chỉ có linh hồn là thật, linh hồn đang nương tựa vào một thể xác giả, thể xác lại đang nương tựa vào một chiết thuyền giả, chiếc thuyền đang trôi lênh đênh giữa biển đời đầy sóng to gió lớn, biển đời cũng đang nương vào quả địa cầu suy yếu, bệnh hoạn, và quả địa cầu rồi cũng phải già chết. Tất cả mọi thứ trên đời không có gì bền bỉ trường tồn, thì danh mà chi? Lợi để làm gì? Chức tước quyền hành tranh danh đoạt lợi rồi một ngày nào đó cũng suy sụp vỡ tan theo thời gian tuổi đời của bao thứ giả tạo nầy.

Hởi căn cơ nặng hoằng tình Đạo! Hởi huynh đệ tỷ muội tình thâm! Hởi các nguyên nhân trong tình Đại thể! Sự vinh hạnh hôm nay là người hữu duyên gặp Đạo, được nghe lời Pháp, được thọ chân Pháp phải cố gắng chỉ dẫn cùng nhau gìn luyện Pháp Nguyên, vun bồi âm đức. Chỉ có Pháp Đạo mới tạo được Kim Thân Thánh Thể, để khi linh hồn trả lại phàm thân thì có Thánh Thể ngự vào mà thoát sự luân hồi; Chỉ có Kim Thân Thánh Thể là một thể vô vi để linh hồn vô vi ngự vào mới sống phù hợp trong cõi vô vi thường hằng diệu hữu, chỉ có âm đức mới là những thứ quý báu thật sự để linh hồn được mang theo; chỉ có âm đức mới là đức độ ngời sáng để lưu lại cho từng đàng hậu sinh tiếp nối.

Còn gì đau đớn hơn khi biết cuộc đời mỏng manh mà lại chứng kiến cuộc đời là cạnh tranh, là tham vọng, là mạnh được yếu thua, là tham sân si đang rộ lên trong chức tước quyền hành lợi danh tình ái.

Bổn huynh hôm nay được về cõi niết bàn an lạc lúc nào cũng nhìn thấy các huynh đệ tỷ muội yêu thương, nhưng các huynh đệ muốn tìm thấy được Bổn huynh thật là còn trùng sa diệu vợi. Giả sử cùng sống khác nước trong quả địa cầu muốn hội tựu còn rất khó huống chi khác cõi địa cầu, vô lượng hành tinh, vô biên thế giới. Tại sao phải xa xôi đến thế, vì thể xác ô trược mà thôi. Khi có được kim thân thì dù cho ngàn dậm xa xăm vẫn gặp nhau trong tít tắt. Dù hằng sa diệu vợi hành tinh hay vô lượng vô biên thế giới vẫn hiện diện bằng trực chỉ điển quang. Muốn hội ngộ trùng quang thì phải rán khai thác kho tàng quang điển. Kho tàng điển quang thì ai cũng có, chỉ cần quay vào trong mà nghiệm tàng khai thác thì đạt Đạo cao thâm, còn mãi chạy tìm kiếm bên ngoài càng phí uổng thời gian, chỉ tổn sức mòn hơi mà không tìm kiếm được gì.

Các huynh đệ tỷ muội ơi! Mỗi chúng ta là tình yêu thương ruột rà cốt nhục, con chung của Đấng Thượng Đế Tối Linh Thuần Dương Thái Cực và Đức Mẹ Thiêng Liêng Thuần Âm Vô Cực. Chúng ta biết tìm về cửa Đạo là về với Đại gia đình. Chúng ta phải biết yêu thương dìu dắt lẫn nhau trên đường tiến hóa mới xứng đáng công sinh của Thầy và công dưỡng của Đức Từ Tôn Kim Mẫu. Đừng vì cuộc nhân quả mà quên mất tánh lành bổn thiện. Bởi hiện diện trong gia đình của mỗi chúng ta chỉ là tiểu gia đình giả tạo mà thôi, trong đó có nhiều vai khác nhau như vai cha mẹ, vai vợ chồng, vai con cháu v.v…nhưng mỗi vai đều có nguyên nhân từ tiền kiếp, người thì đến để đòi nợ, người thì đến để trả nợ, người thì đến để báo ân, người thì mượn cơ duyên đến để làm việc khác. Còn chuyện vô lý nào hơn khi sự ân xá kèm theo điều ràng buộc, hoặc giải xong tù tội lại luyến lưu cảnh đọa đày. Như một người con trong gia đình do đến để trả nợ mẹ cha, được mẹ cha ân xá, đứa con hết nợ nên từ giả ra đi, sự luyến lưu của cha mẹ muốn giữ đứa con ở lại lúc bấy giờ, chẳng khác nào chưa thật sự ân xá cho đứa con nầy được tự toại lên đường. Hoặc giả như có một đứa con đến do đòi nợ mẹ cha như tìm kẻ thù để báo oán, gây nhiều phiền phức trong gia đình. Cha mẹ dụng âm đức để trả nên mau dứt nợ. Sự luyến lưu của cha mẹ muốn giữ đứa con nầy ở lại lúc bấy giờ chẳng khác nào mới được giải xong nợ nần lại luyến lưu không muốn trả dứt. Vậy trong ân đền oán trả, kẻ đến người đi, kẻ được người thua, thù kiếp trước vừa rửa xong, hận đời sau lại nối tiếp, sanh tử luân hồi triền miên khổ ải đến bao giờ mới dứt hẳn được?...

Lại có người do tiền kiếp có quyền thế, giàu sang, khỏe mạnh lại kiêu căn, tự đắc, khinh rẽ kẻ thế cô, dốt nát, nghèo hèn, tật nguyền, bệnh hoạn nên kiếp hiện tại trở thành kẻ thế cô, dốt nát, nghèo hèn, tật nguyền, bệnh hoạn còn kẻ thế cô, dốt nát, nghèo hèn, tật nguyền, bệnh hoạn ở tiền kiếp nhờ có tâm giác ngộ Đạo pháp nên trở thành người có quyền thế, giàu sang, khỏe mạnh của kiếp hiện tại.

Vậy những ai là người có quyền thế, giàu sang, khỏe mạnh của kiếp hiện tại khi nhìn thấy những kẻ thế cô, dốt nát, nghèo hèn, tật nguyền, bệnh hoạn thì phải nghỉ rằng: “phải chăng kiếp trước mình cũng là kẻ thế cô, dốt nát, nghèo hèn, tật nguyền, bệnh hoạn như vậy nhưng nhờ lòng giác ngộ Đạo Pháp nên nay mới đựợc quyền thế, giàu sang, khỏe mạnh như  vầy”.

Ngược lại, đối với những kẻ thế cô, dốt nát, nghèo hèn, tật nguyền, bệnh hoạn trong kiếp hiện tại khi nhìn thấy những người có quyền thế, giàu sang, khỏe mạnh thì phải nghỉ rằng: “phải chăng kiếp trước mình cũng là người giàu  sang quyền thế như vậy, nhưng gì lòng kiêu căn, tự đắc, khinh rẽ kẻ thế cô, dốt nát, nghèo hèn, tật nguyền, bệnh hoạn nên nay mới chịu cảnh thế cô, dốt nát, nghèo hèn, tật nguyền, bệnh hoạn như thế nầy.”!...

Sự khinh khi kẻ thế cô, dốt nát, nghèo hèn, tật nguyền, bệnh hoạn là thiếu lòng từ bi nhân ái. Lòng càng hẹp lượng bao nhiêu thì cây Đạo càng cằn cổi bấy nhiêu, khó phát triển được. Nên giữa tiền kiếp và kiếp hiện tại khó mà suy nghiệm tường tận. Thế nên việc cần phải biết xử sự với nhau bằng cái tâm, giữ sao cho không thẹn với lòng mình thì hợp lẽ Trời, hợp lẽ nhân duyên, thuận đường tiến hóa, không để cho tâm phải nặng  nề phiền trược.Vì bổn tâm Như Lai mà Trời đã phú cho thì mình phải biết gìn giữ, chẳng khá sai dời, để mình luôn có được cái tâm thật của mình, và có được ý nghĩa thiết thực nhứt về chơn tâm, chơn Đạo, định đoạt được tâm thanh tịnh vô vi.

Chơn tâm, chơn Đạo là quyền lợi lớn nhất của việc tu hành tạo Tiên tác Phật, những quyền lợi đó ai cũng đều có cả, nó là thứ quyền năng bất diệt, tuy khó thấy khó nhìn nhưng nó lớn rộng vô biên; tuy nó lớn rộng vô biên nhưng nó trống không và thông thoát; tuy trống không và thông thoát nhưng hàm chứa mọi thứ mọi điều; tuy hàm chứa mọi thứ mọi điều nhưng không mắc dính điều chi cả, ấy mới thật là Như Lai tính, người đạt được Như Lai tính gọi là bổn lai diện mục hay gọi là trực kiến như Lai, từng bước đạt được trực kiến Như Lai phải nhờ hội đủ những điều kiện chơn tâm, chơn Đạo và quyền năng tối thượng mà mọi người đang có sẳn như đã nêu trên. Vậy phương tiện tiến tu của mỗi người khi cần điều gì thì ở nơi mình đều có cả, nhưng bởi tự mình hẹp hòi, tự mình giới hạn, chẳng chịu rốt ráo tiến tu nên chậm trễ mà thôi.

Con người là phẩm đắc Đạo hàng Nhân nên cũng thiên biến vạn hóa khôn lường: Tâm cao thượng thì biến sinh những phần lớn lao cao cả, tâm hẹp hòi thì biến sinh những thứ nhỏ nhen tâm tối, cho nên muốn thành Tiên thành Phật cũng bởi do mình, mà thành quỉ thành ma cũng tự mình tạo lấy. Vì quyền năng tối thượng nên ai cũng có quyền quyết định cho cuộc đời mình, thì cũng không ai thay thế ai được ở chỗ vui hay khổ, tử hay sanh, siêu hay đọa. Vì thế nên bản thân mỗi người phải tự gánh lấy trách nhiệm của mình, khi mình có đủ điều kiện để chứng đắc quả vị nhứt là khi hiểu được tầm giá trị của quyền năng tối thượng. Chỉ ngại rằng quyền năng tối thượng kia giúp cho con người khi thực thi đúng cách sẽ đạt thành hiệu quả vô cùng lớn lao trọng đại, nhưng dụng quyền năng tối thượng không đúng cách thì sự thiệt hại cũng khôn lường.

          Giờ đây Bổn huynh nhắc nhở đôi điều đối với những người trong gia đàng có căn cơ sứ mạng Đại Đồng đã từ lâu chung sức chung lòng trên bước kỳ công vận hành Nguyên Lý.

Bổn Tiên Huynh rất hân hoan trong việc Đạo sự đối với Tình muội Bạch Liên Chuyển! một tấm gương Sĩ Nguyên, được hồng ân của Thầy Mẹ giúp cho tâm trí lúc nào cũng được rạng ngời, và con đường bổn vị lúc nào cũng sẳn dành cao cả. Tất cả về pháp Đạo, Đơn kinh đã in sâu vào tiềm thức, lưu giữ ẩn tàng trong tâm thức chờ ngày trình dâng lên Thầy Mẹ duyệt ban. Hôm nay đã nhận định được con đường hành Đạo là bến bờ nguồn cội. Biết  trở về vị trí của mình hầu đạt được hiệu quả như mong muốn của ngày xưa, mà hiện tại là kiếp sau cùng khi trãi qua biết bao những kiếp đời tầm Đạo, nay thuận nhân duyên trong kiếp hiện tại cũng rất là duyên hạnh cho Bổn Thất, Gia nghiêm.

Bổn Tiên Huynh gởi lại Tình muội một tấm gương Thuần Dương tỏa sáng. Chúng ta hãy làm ánh gương cho đàng con trẻ, và hãy khai rạng pháp tâm cho từng bước thế hệ nối truyền. Nay Bổn Tiên Huynh tuy không còn ở trong gia đàng như trước kia nữa, nhưng luôn để lại những tấm gương lành cao cả. Bổn Tiên Huynh xem đó là kho tàng quý báu để lại cho gia đàng, cho từng hàng tử tôn, càng vững niềm tin, để cùng hân hoan tiến bước trên con đường Đạo pháp.

Khi nhận định chiều sâu tâm thức về Lý Pháp Đạo mầu siêu, càng  thấu rõ chỉ có con đường tiến triển về Đạo Pháp mới cực kỳ quý báu, khi xem thấy tất cả mọi thứ danh lợi quyền uy trên đời chỉ là ảo mộng phù du, chợt tựu rồi tan, mới còn lại mất, nên hàng gia nghiêm bổn thất xem đó tỉnh tâm, khá giải mộng trầm mà tìm về lẽ thật. Mỗi sự tiến hóa trong gia đàng mà Bổn Tiên Huynh để lại là cái đức độ, cái truyền thống tốt đẹp cho tử tôn xem đó mà hành cho đúng, để sau trở về với bổn vị, trở về với sự cao cả phẩm chương, giải thoát nghiệp nhân, không còn lẩn quẩn trong cõi luân hồi nữa, khi đã giác tri nguồn Đạo, thấu hiểu cuộc đời là giả tạm, là ngắn ngủi, là khổ đau, rồi một ngày nào đó vật chất phù du tất cả đều bỏ lại và tan biến theo thời gian như bọt nước, như hạt sương, cát bụi trả về cát bụi. Nhưng liệu lường đúng cách thì sự tạm mượn mới có ý nghĩa. Dù Vật chất giả tạo ngắn ngủi, hay quyền danh  phù du ảo mộng nhưng hãy biến đổi tất cả những thứ giả tạo ấy thành công đức vô lượng thì công đức kia mới đặng trường tồn và thật sự là của chính mình, là hành trang tuyệt quý mà mình được mang theo khi trở về ngôi xưa vị cũ.

          Bữu Định Hương! con hãy nghe lời Bổn Tiên chỉ dạy, Bổn Tiên ra đi chỉ để lại cái truyền thống Đạo đức cho trong gia đàng, chỉ có đức độ ngời linh cao cả mới giúp cho tử tôn giải vòng nghiệp nhân mà tìm về giải thoát. Con là chị trưởng, phải cố gắng đem cái truyền thống Đạo đức của Bổn Tiên mà phổ hoằng trong gia Đạo, gia nghiêm; cố gắng truyền bá rộng rãi cái tinh thần lớn lao trọng đại của Bổn Tiên để lại, và còn phải đáp lại biết bao tình thâm, tình Đạo, và đáp ứng nguyện vọng cũa Bổn Tiên, hiền mẫu là làm sao để đạt được con đường vận chuyển Đại Đồng, cũng như sự ước nguyện làm thế nào hoàn thành cơ sở Đại Đồng, đổi lại những gì phương tiện cuộc đời thành công đức lớn lao trọng đại cho bổn vị của mình. Con hãy nhắc nhở trong gia đàng, mỗi người phải cố gắng lập công bồi đức để sau được trở về bổn vị của mình, vì cuộc đời nó ngắn ngủi, nó không có gì là của mình cả.

          Bửu Tiền Hương! con hãy nghe lời Bổn Tiên chỉ dạy, Bổn Tiên ra đi là chỉ tạm vắng mặt hữu vi nhưng thường trực chỉ nơi cơ sở Đại Đồng. Bổn Tiên rất hân hoan khi nhìn thấy con luôn cố gắng nối truyền con đường Pháp Đạo, cũng như gìn giữ kỷ cương từng bước vận hành Đại Đồng Nguyên Lý, làm một tấm gương cao cả trên tinh thần công đức vô lượng, dù cuộc đời hôm nay phải trãi nghiệm biết bao sự đắng cay; dù gia đình hôm nay phải gặp biết bao điều thử thách; dù Đạo sự hôm nay còn phải nhồi dập những điều khó khăn gian khổ để đổi lại cái bổn căn, duyên giác, sứ mạng, nhiệm hành; đổi lại bước Đạo chuyển rực rở kỳ công cho mai sau.

Quyền! con hãy nghe lời Bổn Tiên chỉ dạy, Bổn Tiên càng hân hoan khi nhận được những gì trong tâm thức của con luôn hiến dâng cho Thầy Mẹ, cho Cơ Thiên bằng tinh thần Nguyên Lý Đại Đồng, bằng tinh thần phụng sự nhân sanh Đạo Pháp. Con đã sẳn có tâm Đại Đồng, sẳn có lòng dâng hiến, sẳn có ý chí tiếp nối bước đường của Bổn tiên, Hiền mẫu, giờ chỉ cần cố gắng từng bước thọ hành, thì sau nầy sẽ có nhiều cơ duyên để phát triển về Đạo pháp, vì cuộc đời rồi cũng phải trả hết cho cuộc đời, chỉ có Đạo pháp mới giải kiếp luân hồi, nghiệp duyên, nhân quả. Càng không làm chủ được tuổi đời, càng phải tranh thủ nhiều hơn, việc tu hành phải cố gắng nhiều hơn.

Hằng! con hãy nghe lời Bổn Tiên chỉ dạy, Bổn Tiên thấy con luôn luôn gắn liền mọi việc giữ gìn bổn phận của mình, nhưng con cũng phải cố gắng làm thế nào cho tất cả những gì về nghiệp, về duyên đều đạt ý nghĩa đúng mức trên bước đường tiến hóa cao cả. Cuộc đời tuy có bẩn chật nhưng tinh thần Đạo càng lớn lao, đó cũng nói lên tinh thần cao quý. Bởi cuộc đời không có chi là thật, mà việc giải nghiệp, giải duyên mới là điểm chính. Bổn Tiên mong mõi mỗi con hiền đều đạt được Đạo quả cao cả.

Con Thế! con Hoàn! dù khoảng cách quê hương đường xa cách trở, nhưng lòng hai trẻ luôn hướng về đất mẹ yêu thương, quê hương yêu dấu, nơi có đầy ấp những tình thâm, nặng oằng câu ân nghĩa. Tấm lòng của các con Bổn tiên đã rõ, Bổn Tiên đã gởi lại cho các con những gì về tấm gương hành Đạo và đắc Đạo cao cả, Bổn Tiên cũng luôn mong mõi sự đáp lại của mỗi con bằng tình cảm thiêng liêng trong gia Đạo, bằng công đức vô lượng trong Đại Đồng, bằng phổ truyền Nguyên Chân trong Đại thể.

Bổn Tiên cũng rất hân hoan trong tình Đạo, khi thấy đệ hiền Thiên nhiên Tinh tâm hồn quý báu, Đời Đạo đồng hành hoàn thành câu tín hiệp. Vì căn cơ duyên giác, sứ mạng Đại Đồng, Bổn Tiên kêu gọi nhân hiền phải siêng năng tầm học Nguyên Lý nhiều hơn nữa, nghiên cứu Tổng Quy nhiều hơn nữa để việc Hoằng Dương Chánh Pháp càng rạng rỡ sau nầy.

Sau đây là phần nhắc nhở đặc biệt đến với Thánh Tịnh Thiên Trước, Thánh Tịnh Long Thành huynh đệ yêu thương đậm tình sâu sắc, bao giờ cũng vẫn giữ được cương vị cao cả của mình, cũng như việc thể hiện trong tình Đạo càng ngày càng lớn lao trọng đại, là sứ mạng tuyệt vời nơi Miền Tây Thánh Địa; là tương lai sự vận hành trong toàn khắp muôn nơi.

Vậy đôi hàng điểm chuyển, Bổn tiên từ giả chung trong tình Đạo sự, và tất cả trong gia đàng./.

 

Home Thư viện 2 QUYỀN NĂNG TỐI THƯỢNG