TIỂU THẤT MINH ĐÀN

THÁNH TỊNH TIỂU THẤT MINH ĐÀN

TÓM TẮC TIỂU SỬ

TIỂU THẤT MINH ĐÀN

-Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (gọi tắc là đạo Cao Đài) được  khai minh Đại Đạo vào đầu thế kỷ 20, đầu năm 1920, do Đức Ngô Minh Chiêu khởi xướng, và khai tịch đạo năm 1926 dưới thời Pháp thuộc, trong bối cảnh đất nước mất chủ quyền, nhân dân ta chìm trong những năm dài nô lệ, ai ai cũng khát vọng ước mong được sự giải thoát, để có cuộc sống độc lập tự do hạnh phúc.

          -Đạo Cao Đài ra đời với mục đích là “Qui Tam Giáo - Hiệp Ngũ Chi” với Tôn chỉ là “Công bình – Bác ái – Từ bi” hòa bình dân chủ tự do, đi đến đại đồng thế giới, tuyệt khổ là cứu  khổ nhơn sanh, đem lại sự thương yêu đoàn kết toàn dân tộc.

          -Năm 1926 Khai tịch đạo, đến năm  1956 Cao Đài được truyền đạo khắp cả ba miền Nam Trung Bắc, truyền đạo đến đâu xây dựng Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh đến đó và qui tựu hàng vạn người nhập môn theo đạo Cao Đài, bao gồm các nhà giáo, nhà văn, kỷ sư , bác sĩ, công chức, quan chức, trí thức, địa chủ tư sản đông đảo nhứt là nông dân lao động.

          -Thời gian nầy Cần thơ cũng được xây dựng nhiều Thánh Thất. Đặc biệt là Tổ Đình Chiếu Minh, nay là Thánh Đức Tổ Đình nơi Ngài Ngô Minh Chiêu tu luyện ở đó.

          -Thứ I: Có được Tiểu Thất Minh Đàn ngày nay là do Ông Phạm Cao Cang sinh năm 1859 quê tại làng Thới Giai nay là xã Giai Xuân, gia đình ông thuộc bậc trung nông thời Pháp thuộc và ông giữ chức vụ Hương sư (Ban Hội Tề) thời bấy giờ.

          Ông thường đi dự lễ hội ở các chùa, Thánh Thất hiểu biết được việc cầu cơ chấp bút, thông linh cùng Đấng Thiêng Liêng, ông liền nhập môn cầu đạo vào năm 1923 tại Tổ Đình Cần Thơ, ngày quy y cùng Thầy đều được truyền bí pháp, và ông được thọ pháp Nhị bộ Đức Ngôi Hai.

          -Từ đó ông trở về nhà trường chay giữ giới tu tại gia bậc thượng thừa và bỏ chức Hương sư.

          -Lúc nầy ông cùng một số tín đồ như ông bộ Giai, ông Chủ ấp Đồ, ông Ba Hiệp, ông Bảy Nhãn thường xuyên hành đạo đến chủa Rạch Sỏi nay là Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh xã Tân Phú Thạnh, Châu Thành, Hậu Giang, rồi đến Chiếu Minh Ẩn Giáo xã Tân Thới gặp Hồng Đức Chon Tiên (tức Ông Cả Sa) và bà  Ngọc Nữ Tiên Nương để lập đàn cơ. bản thân ông thực hiện tam công, tu pháp. Ông tu được 8 năm.

          Đến năm 1939 ông liểu đạo, hưởng thọ 80 tuổi. nhưng trước 2 ngày liểu đạo, ông kêu con trai là  Phạm Văn Viên dặn rằng 10 giờ ngày mai con tắm gội cho sạch sẻ - mặc đạo phục – khăn đóng – áo choàng đến 11 giờ cúng ngọ xong cha sẽ qui Tiên nhưng cấm các con khốc làm vong linh bận bịu.

          -Nhưng sự thật ông đã qui Tiên đúng 12 giờ ngày mồng 2 tháng 2 năm Kỷ Mão (1939) tại tư gia nơi thờ tự là (Am) chưa là Tiểu Thất.

          Thứ II: -Ông Phạm Văn Viên sinh năm 1914 là con trai thứ của ông Phạm Cao Cang. Ông Viên tiếp tục nối gót cha giữ gìn cơ đạo, ông thực hiện chủ nghĩa yêu thương, tu pháp tại gia, trường chay giữ giới – thực hành tam công, ông cũng đi hành đạo và lập đàn cơ nhiều nơi và được Ơn Trên phong Thánh danh  là Thiện Minh Quang.

          -Đến năm 1950 Pháp đàn Minh Sắc Long Thành đến (Am) nơi thờ tự của  ông lập đàn cơ, thì  được Ơn Trên cho thành lập nơi thờ tự và đặt tên “Tiểu Thất Minh Đàn với sự thống nhứt của ông tỉnh đạo Nguyễn Văn Tự (Thánh danh Thiên Huyền Tâm).

          -Tiểu Thất Minh Đàn được công nhận hình thành không có Tam Đài, xây dựng bằng tre lá thô sơ, nhưng rất nhiều chức sắc và đạo tâm các nơi về kỉnh lễ Thầy Mẹ.

          -Lúc bấy giờ ông Viên là Chánh Hội Trưởng, ông Võ Văn Phước Hội Phó, cùng một số chức sắc như ông Võ Văn Dung, Ông Nguyễn Văn Công, ông Lâm Hồng Quang, ông Đổ Ngọc Diện và một số tín đồ khoản 40 người.

          -Thời gian nầy ông Lâm Hồng Quang và ông Nguyễn Văn Công tham gia cách mạng (Mặt Trận Liên Việt).

          -Đến năm 1959 luật 10 Ngô Đình Diệm gây ác liệt cho đạo Cao Đài.

          -Tiểu Thất Minh Đàn được Ơn Trên cho phép thành lập vào năm Tân Sửu (1961) và lễ An vị vào ngày mùng 8/ 9 / 1961 (Tân Mùi).

          Đến năm 1962 ông Lâm Hồng Quang và ông Nguyễn Văn Công được cấp trên rút về hoạt động ngành liên giao I, dưới sự lãnh đạo Lê Phát Thoại.

          -Sau thời gian hoạt động liên giao I ông Công bị giặc bắt tra tấn tù đày giam ở Phú Lợi thời gian 13 tháng tù.

          -Đến năm 1968 (Mậu Thân) ông  Phạm Văn Viên bị máy báy địch  bắn chết vào ngày 19 tháng 2 năm 1968 tại xã Nhơn Ái và ngôi Tiểu Thất cũng bị đạn bôm làm hư hoại. trong lúc chiến tranh còn ác liệt nên không  thể xây dựng Tiểu Thất lại được.

          Đời thứ III:                

          Đến năm 1970 chánh quyền Sài Gòn cho xây dựng lại Tiểu Thất , nhưng với điều kiện là phải dời về gần cơ quan Hội đồng xã Giai Xuân để dễ bề  kiểm soát.

          Một lòng vì đạo nên chức sắc và tín đồ cũng di dời xây dựng lại ngôi Tiểu Thất bằng  gỗ tạp – mái lá lợp tol địa điểm tại Đình Giai Xuân hiện nay.

          Lúc bấy giờ ông Võ Văn Phước làm Chánh Hội Trưởng, ông Võ văn Dung phó Hội Trưởng, ông Hai Tiến làm Chánh Từ Hàn. Phái nữ gồm có bà Lý Thị Nữ Chánh Trị Sự, bà Võ Thị Ngọ và Nguyễn Thị Bảy Phó Trị Sự.

          Thời gian nầy ông Võ Văn Phước nuôi chứa thanh niên Tu sĩ được miễn quân dịch (lý do Tu sĩ) gần 20 người khỏi đi lính.

          -Đến năm giải phóng 1976 tức sau 1 năm Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thì  được MTTQ xã Giai Xuân Lê Phát Thoại gợi ý cho chùa dời về chỗ cũ, Rạch Ba Gừa tổ 17, Ấp Thới Thạnh, xã Giai Xuân. Ngày nay xây dựng bằng gỗ tạp - mái lol nhưng không có Tam Đài. Bên trong chính giữa thờ Thiên Nhãn, bên trái thờ đức Quan Âm Bồ Tát, bên phải tờ Quan Thánh Đế Quân, phía dưới có bàn Đức Hộ Pháp đúng theo nghi thức. Hành lễ cúng thời sóc vọng và lễ hội Tam Nguơn không còn việc cầu cơ chấp bút (vì Thầy ra lệnh bế đàn).

          -Lúc nầy ông Phước vì tuổi già sức yếu nên ít khi đến chùa, đạo tâm mới công cử  ông Phạm Văn Tư làm Chánh Hội Trưởng, ông Phạm Văn Mười làm Phó Hội Trưởng, ông Nguyễn Văn Ba làm Thủ Bổn, ông Trần Văn Bình làm Chánh Từ Hàn.

          -Đến năm 1994 ngôi Tiểu Thất xuống cấp trầm trọng, nên chức sắc cùng đạo tâm bàn bạc thống nhất kiến nghị về Hội Thánh và xin phép chánh quyền địa phương để trùng tu lại và được sự hổ trợ của Hội Thánh cũng như sự quan tâm cho phép của chánh quyền MTTQ xã trùng tu nâng cấp lần nầy bằng bê tong cốt thép vách xây tô, nền lót gạch tàu, mái lợp tol tiếp rô, hình thể có đủ Tam đài.

Đến năm 1996 Hội Thánh Cao Đài phái Chiếu Minh cùng các cơ sở Họ đạo được nhà nước cấp pháp nhân.

-Thánh Tịnh Tiểu Thất Minh Đàn tổ chức Đại hội  bại biểu nhơn sanh cấp cơ sở lần thứ I nhiệm kỳ 1996 – 2000 Đại hội được nhơn sanh công cử gồm 7 thành viên:

1- Ông Phạm Văn Mười trưởng ban Cai Quản

2- Ông Đổ Công Tư Phó Ban cai Quãn

3- Ông Trần Văn Bình Chánh Trị Sự kiêm Thư Ký

  • Đại Hội nhơn sanh  nhiệm kỳ II 2001- 2005 tất cả điều tái ứng cử gồm 7 thành viên trên.
  • Đại Hội nhiệm kỳ III 2005-2010 gồm  9 thành viên

1-   ông Phạm Văn Mười Trưởng Ban cai Quản

2-   Đổ Công Tư Phó Ban cai Quản

3-   Trần Văn Bình Chánh trị Sự kiêm Chánh Từ Hàn

4-   Nguyễn Thị Hoa Phó Trị Sự

5-   Òn lại các thành viên bố trí các ban.

  • Đại Hội nhiệm kỳ IV 2010 – 2015 gồm 11 thành viên, có danh sách kèm theo.
  • Đại hội nhiệm kỳ V 2015 – 2020 gồm 9 vị có danh sách kèm theo.
  • Trên đây  là tiểu sử của Thánh Tịnh Tiểu Thất Minh Đàn Họ đạo Giai Xuân.

                                                                                                 BAN CAI QUẢN

TIỂU THẤT MINH ĐÀN

Home Nội San 04 TIỂU THẤT MINH ĐÀN