VĂN KIỆN NỘI SAN 2018
|
{
DIỄN VĂN KHAI MẠC
ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 76 NĂM, NGÀY THÀNH LẬP THÁNH TỊNH LONG THÀNH
VÀ TRI ÂN TIỀN BỐI LẦN THỨ 12
BAN TỔ CHỨC
Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Kính thưa:
-Đòan Chủ tọa cuộc lễ.
-Quý Anh lớn Ban Thường Trực Hội Thánh.
-Quý đại diện Chính Quyền, Mặt Trận, Tôn Giáo các cấp.
-Quý đại diện các Hội Thánh.
-Quý Sư, Thầy, Quí Đại diện Tôn Giáo bạn.
-Quý Chức sắc Chức việc các Thánh Thất, Thánh Tịnh, Điện Thờ; quý vị khách mời; các Mạnh thường quân, các Nhà hão tâm, các gia đình Tiền Bối cùng chư đạo tâm nam nữ xa gần kính mến!
Chúng tôi rất vui mừng khi được toàn thể quý vị đã dành thời gian quí báu của mình đến dự lễ kỷ niệm Tri Ân Tiền Bối hôm nay, đây cũng là tinh thần liên giao đời đạo. Chúng tôi xin được nói lời nhiệt tình ưu ái biết ơn và lời chào mừng trân trọng nhất.
Kính thưa quí vị! Đạo lý dân tộc Việt Nam chúng ta có câu: “ ăn trái nhớ ơn người trồng cây, uống nước nhớ nguồn”, được ông bà ta lưu truyền qua từng thế hệ đến ngày hôm nay và mãi về sau. Đạo lý đó đã được thể hiện qua nhiều hình thức, lãnh vực khác nhau, đó là sự thờ kính tưởng niệm, tôn trọng các đấng Thiêng Liêng cũng như các vị công thần lập quốc, các vị anh hùng liệt sĩ đã cống hiến công lao xương máu của mình cho Quốc gia dân tộc, cũng như sự thờ kính ông bà cha mẹ đều đã nằm trong ý nghĩa Đạo lý nầy.
Nơi đây Thánh Tịnh Long Thành chúng tôi đã thực hiện đạo lý Tri ân Tiền Bối từ năm 2007 đến nay là lần thứ 12 vào ngày 10 tháng 10 cũng là ngày kỷ niệm thành lập Thánh Tịnh Long Thành lần thứ 76. Mỗi lần đến lễ kỷ niệm nầy chúng tôi đều có thiết lễ tế Chiến Sĩ để tỏ lòng nhớ ơn các Chiến Sĩ vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
Kính thưa quí vị!
Thọ hành lời Ơn Trên chỉ dạy, theo Luật đạo (Tân Luật Pháp Chánh Truyền). Hôm nay Họ đạo Thánh Tịnh Long Thành tổ chức lễ Tế Chiến Sĩ Trận Vong, lý do thứ nhứt là thực thi sứ mạng "Uống Nước Nhớ Nguồn" thứ nhì là dựa vào nguyện lực từ số đông tín đồ bổn đạo cầu siêu rỗi cho vong linh anh hùng tử sĩ Vị Quốc Vong Thân được siêu thăng để lập công kịp kỳ chuyển thể hiện nay.
Về mặt Đạo đức tinh thần, chúng ta cũng không thể quên ân đức của các đấng Thiêng Liêng, các vị Thánh hiền, cũng như các nhà đạo đức đã khai đạo và nối tiếp gìn giữ cái đạo đức cho đời từ xưa đến nay, dù đó là danh nghĩa đạo đức ở Tôn giáo nào cũng vậy.
Con người dầu là ở tầng lớp giai cấp nào trên xã hội, mà sự sống được hấp thụ đạo đức càng nhiều là người ta càng tạo ra được cái giá trị nhân phẩm của họ càng cao đẹp, khiến cho mọi người yêu quí kính trọng hơn.
Ý nghĩa chung lễ kỷ niệm thành lập Thánh Tịnh và Tri Ân Tiền Bối hôm nay, chúng tôi thật sự biết ơn những công lao một hệ quả đã làm nên thành quả ngọt ngào từ ý nghĩa vật chất Quốc gia xã hội và Đạo đức tinh thần mà đời sống chúng ta không thiếu, và phải còn phát triển nâng cao hơn nữa, và cũng nhằm để tương truyền mãi, để góp phần tô đậm thêm cái tinh thần truyền thống Đạo lý nhớ ơn, là Đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Kế đến, Họ đạo Thánh Tịnh Long Thành chúng tôi cũng thiết tha mong cầu một điều rất quan trọng kính đến toàn thể chư quí liệt vị hôm nay, vì cảnh quan xanh sạch đẹp của nhà chùa để phục vụ nhân sanh vô cùng quan trọng, nhưng trước ngôi Thánh Tịnh hiện nay bờ kè đang bị sụt lún và sạt lỡ khá nhiều trước sông lớn và rất hẩm sâu, nên rất nguy hiểm, có khả năng làm hư mất lộ đàng và cảnh quang trước ngôi Thánh Tịnh, vì thế nên chúng tôi mong sự cứu giúp của Quí chánh quyền các cấp và toàn đạo để Thánh Tịnh vượt qua khó khăn nầy mà khả năng chúng tôi không thể làm nỗi.
Trước khi dứt lời, một lần nữa chúng tôi xin chân thành biết ơn và đáp gởi bằng cả tấm lòng ưu ái thân thiện nhứt đến với toàn thể quý vị đã có tấm lòng nhiệt tình đến với chúng tôi hôm nay. Đối với Chính quyền nhà nước, chúng tôi xin hứa lập trường rằng chúng tôi và đồng đạo luôn học và hành Đạo theo chánh giáo, chấp hành mọi chủ trương nhà nước đối với Tôn giáo, luôn đem khả năng của mình góp phần với nhà nước xây dựng xã hội trật tự an ninh thiện mỹ.
Đối với các Thánh Tịnh, Thánh Thất, các Chùa tự, chúng tôi luôn luôn sẳn sàng học hỏi và trao đổi những gì tiến bộ nhằm đạt đến sự hoàn thiện nhứt, nhắm đến tình thương yêu Đại Đồng đoản kết, và thực thi trên tinh thần tốt đời đẹp đạo.
Dứt lời, chúng tôi xin thành thật kính chúc toàn thể chư quý vị có được một sức khỏe dồi dào và thành đạt tốt đẹp nhất trên mọi lĩnh vực.
Thay mặt Ban Tổ Chức, tôi xin tuyên bố khai mạc buổi lễ kỷ niệm 76 năm thành lập Thánh Tịnh Long Thành và Tri Ân Tiền Bối lần thứ 12 hôm nay.
Xin trân trọng kính chào toàn thể chư quý liệt vị.
Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
&
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
THÁNH TỊNH LONG THÀNH
TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 2018
BAN CAI QUẢN
I – VỊ TRÍ TỌA LẠC THÁNH TỊNH LONG THÀNH
Thánh Tịnh Long Thành tọa lạc tại Khu Vực Bình Yên B, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Thánh Tịnh Long Thành nằm trên bờ sông Rạch Cam chạy qua trước mặt, in bóng những vườn cây ăn trái sum xuê, lại được những con lộ quan trọng có sẳn và sắp mở thêm nhiều con lộ bọc quanh, tạo nên một thắng cảnh hữu tình, trù phú, báo hiệu một tương lai sáng lạn về văn hóa, lịch sử và kinh tế của vùng địa linh nhân kiệt sông Tiền, sông Hậu.
Thánh Tịnh Long Thành Tôn Giáo Cao Đài thuộc phái Chiếu Minh được xây dựng từ năm 1942.
Người sáng lập Thánh Tịnh là Ông Nguyễn Văn Cứ, Thánh Danh là Ngọc Minh Sắc. Ông Cứ được Ông Nguyễn Văn Kiết để cho một mẫu đất dùng để lo việc Đạo, xây dựng chùa, không sang bán gì cả.
Ông Nguyễn Văn Cứ đề xướng và điều động Bổn Đao cùng nhân sanh thiện nam tín nữ nhiều nơi đóng góp công quả, xây dựng và trùng tu Thánh Tịnh qua từng đợt như sau:
Năm 1942 khởi công xây dựng, chùa lá cột cây, ngang 5m, dài 9m.
Năm 1944 tu sửa lần thứ nhất cũng bằng cây lá : ngang 9m, dài 12m
Năm 1946 tu sửa lần thứ nhì đóng vách ván, lợp mái ngói : Ngang 14m, dài 18m. Kể cả Tây và Đông lang.
Năm 1966, tu sửa lần thứ ba, xây tường gạch, mái ngói, lợp tole Thánh Tịnh được tạo thành ba gian, giữa là Chánh Điện thờ cúng, bên tả là Đông lang, dành cho phái nam, bên hữu là Tây lang dành cho phái nữ. Chánh Điện thờ ở giữa cũng được chia làm ba phần : Ngòai vào là Hiệp Thiên Đài giữa là Cửu Trùng Đài, trong là Bát Quái Đài. Cả ba phần đều đổ la phông ngăn tầng trên.
Tu sửa hòan tất thì vào ngày 10 tháng 10 năm 1969, Ông Cứ liểu đạo, đắc vị là Đẳng Giác Kim Tiên.
Ngày 29 tháng 9 năm 1989 bà Cứ là Võ thị Kiên cũng Liểu Đạo, giao lại Thánh Tịnh cho anh Phạm Hữu Lợi là cháu ngọai của bà, để kế tục lo Đạo, lo Thánh Tịnh.
Ngày 18 tháng 11 năm 1995, anh Phạm Hữu Lợi giao trách nhiệm lại cho em ruột là Phạm Trường Thọ. Phạm Trường Thọ cho bổn Đạo gìn giữ riêng phạm vi đất ngang 20m, dài 53m (kể chung phạm vi đất đã xây dựng và chưa xây dựng) và được Sở Địa Chính tỉnh Cần Thơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Thánh Tịnh Long Thành vào ngày 22 tháng 01 năm 2003, trừ đường đi còn : ngang 20m, dài 51,2m. tổng diện tích 1030,2m 2.
Đến năm 2009. vì Thánh Tịnh xây dựng theo thời chiến tranh và trãi qua thời gian khá dài, đã xuống cấp nghiêm trọng, nên được phép xây dựng cûa Sở Xây Dựng Thành Phố Cần Thơ số 07/GPXD đề ngày 03/03/2009. Thánh Tịnh hiện được xây dựng lại kiên cố như sau:
*Vì chu vi đất hẹp nên Thánh Tịnh xây dựng hai tầng: Ngang 13m, dài 29m. Tầng dưới làm Hội Trường Liên Giao Đời Đạo, tầng trên có đủ Tam Đài là Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài đúng ngôi Thánh Thể Đức Chí Tôn.
Bước sang năm 2017, Thánh Tịnh Long Thành cũng được tiến hành xây dựng lại công trình phụ là Tây Lang, ngang 5m6 dài 26m, hiện nay cũng hoàn thành cơ bản.
II- TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH ĐẠO
CỦA THÁNH TỊNH LONG THÀNH
ĐƯỢC THÀNH LẬP BAN CAI QUẢN VÀ BAN TRỊ SỰ
-Ban Cai Quản chăm lo việc tổ chức lễ hội, kế họach xây dựng, điều động nhân lực.
-Ban Trị Sự : chăm lo sổ sách, hành chánh, sổ bộ Đạo.
Nhiệm kỳ 1 (gồm 8 năm) 1948 - 1956.
-Ông Lý Văn Nhãn : Chánh Hội Trưởng
-Ông Nguyễn Văn Thọai : Phó Hội Trưởng
-Ông Lê Văn Dịp : Chánh Trị Sự
Nhiệm kỳ 2 (gồm 3 năm) 1956 - 1959.
-Ông Lê Văn Húynh : Chánh Hội Trưởng
-Ông Hùynh Văn Danh : Chánh Trị Sự
Nhiệm kỳ 3 (gồm 2 năm) 1959 - 1961.
-Ông Lê Văn Húynh : Chánh Hội Trưởng
-Ông Nguyễn Văn Trượng : Phó Hội Trưởng
Nhiệm kỳ 4 (gồm 3 năm) 1961 - 1964.
-Ông Lê Văn Húynh : Chánh Hội Trưởng
-Ông Dương Hiếu Sen : Phó Hội Trưởng
-Ông Lâm Văn Năm : Chánh Trị Sự
-Ông Nguyễn Văn Tấn : Phó Trị Sự
Nhiệm kỳ 5 (gồm 3 năm) 1964 - 1967.
-Ông Lê Văn Húynh : Chánh Hội Trưởng
-Ông Dương Hiếu Sen : Phó Hội Trưởng
-Ông Nguyễn Văn Giáo : Chánh Trị Sự
-Ông Lâm Văn Năm : Chánh Trị Sự
Nhiệm kỳ 6 (gồm 11 năm) 1967 - 1978.
-Ông Võ Văn Dung : Chánh Hội Trưởng
-Ông Đặng Thiên Kiêm : Phó Hội Trưởng
-Ông Lâm Văn Năm : Chánh Trị Sự
-Ông Lê Văn Thôn : Phó Trị Sự
-Ông Nguyễn Văn Thông : Phó Trị Sự
-Bà Nguyễn Thị Mười : Chánh Trị Sự nữ phái
Nhiệm kỳ 7 (gồm 3 năm) 1978 - 1981.
-Ông Võ Văn Dung : Chánh Hội Trưởng
-Ông Hà Tấn Việt : Chánh Trị Sự
-Bà Nguyễn Thị Mười : Chánh Trị Sự nữ phái
Nhiệm kỳ 8 (gồm 6 năm) 1981 - 1987.
-Ông Võ Văn Dung : Chánh Hội Trưởng
-Ông Lê Văn Sáu : Phó Hội Trưởng
-Ông Hà Tấn Việt : Chánh Trị Sự
-Bà Nguyễn Thị Mười : Chánh Trị Sự nữ phái
-Ông Nguyễn Ánh Thanh : Phó Trị Sự
Nhiệm kỳ 9 (gồm 3 năm) 1987 - 1990.
-Ông Lê Văn Sáu : Chánh Hội Trưởng
-Ông Đặng Hữu Cây : Phó Hội Trưởng
Nhiệm kỳ 10 (gồm 4 năm) 1990 - 1994.
-Ông Đặng Hữu Cây : Chánh Hội Trưởng
-Ông Quảng Văn Hai : Phó Hội Trưởng
Nhiệm kỳ 11 (gồm 5 năm) 1994-1999.
-Ông Lâm Văn Năm : Chánh Hội Trưởng
-Ông Đặng Thiên Kiêm : Phó Hội Trưởng
-Ông Quảng Văn Hai : Phó Hội Trưởng
Nhiệm kỳ 12 (gồm 2 năm) 1999 - 2001.
-Ông Quảng Văn Hai : Chánh Hội Trưởng
-Ông Quảng Văn Quang : Phó Hội Trưởng
-Ông Đặng Thiên Kiêm : Phó Hội Trưởng
Nhiệm kỳ 13 (gồm 5 năm) 2001 - 2006
-Ông Quảng Văn Hai : Chánh Hội Trưởng
Nhiệm kỳ 14 (gồm 4 năm) 2006 - 2010.
-Ông Hà Tấn Việt : Quyền Hội Trưởng
-Bà Lê Thị Tám : Phó Hội Trưởng
Nhiệm kỳ 15 (gồm 5 năm) 2010 - 2015.
-Ông Hà Tấn Việt : Chánh Hội Trưởng
-Bà Lê Thị Tám : Phó Hội Trưởng
-Ông Phạm Văn Tư : Chánh Trị Sư
-Ông Dương Hiếu Hạnh : Phó Trị Sự
-Bà Lý Ngọc Hoa : Phó Trị Sự
Nhiệm kỳ 16 (gồm 5 năm) 2015 - 2020
-Ông Hà Tấn Việt : Chánh Hội Trưởng
-Bà Lê Thị Tám : Phó Hội Trưởng
-Ông Phạm Hữu Lợi : Chánh Trị Sư
-Bà Lý Ngọc Hoa : Phó Trị Sự
III- THÀNH TÍCH CỦA THÁNH TỊNH LONG THÀNH
Suốt 75 năm qua, tổ chức hành chánh Đạo của Thánh Tịnh Long Thành vẫn giữ vững được kỷ cương chặt chẽ, có nội quy Đạo luật nghiêm minh, có phân công trách nhiệm rõ ràng, đòan kết tương trợ giữa Nhị Ban, chưa hề xảy ra bất hòa trong nội bộ hoặc bị Đạo hay nhân dân chê trách.
Được như vậy là nhờ Nhị Ban cũng như tòan thể Bổn Đạo luôn luôn một lòng tuân thủ Đạo luật, chăm lo Đạo sự, đòan kết với mọi Chi Phái, Tôn Giáo. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách pháp luật Nhà Nước, giáo dục truyền thống bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm vui Đời như lời Bác Hồ dạy.
Hằng năm Thánh Tịnh Long Thành tổ chức Đại lễ Liên Giao Đời Đạo ngày 10 tháng 10 âm lịch, cũng là Đại Lễ kỷ niệm thành lập ngôi Thánh Tịnh, kỷ niệm Khánh Thành, kỷ niệm tri ân chư vị Tiền Bối, có mời đông đủ Chánh quyền, Mặt Trận, Tôn giáo các cấp. Các Tôn Giáo, Hội Thánh, Cơ Quan Đạo, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Điện, Đàn cùng đạo tâm nam nữ tham dự trên 300 vị. Tình Liên Giao Đời Đạo của Thánh Tịnh Long Thành là không phân biệt sắc màu Tôn Giáo, Đạo Đời. Hằng tháng nơi Thánh Tịnh đều có tổ chức cúng thường lệ vào ngày 14 và 29 âm lịch. Ngày cúng có bình Thánh giáo và sinh hoạt đạo.
Ngoài việc chăm lo Đạo sự của Nhị Ban nói riêng, của Bổn Đạo nói chung, Thánh Tịnh Long Thành luôn cố gằng hết sức mình đống góp rất nhiều cho cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vì Thánh Tịnh Long Thành cũng là nơi nuôi dạy thanh niên trốn quân dịch, xin miễn hoãn dịch cho họ, vận động phong trào phản chiến và nuôi dấu cán bộ như các ông: Lê Phát Thoại, Huỳnh Văn Danh, Lê Văn Út, Đặng Thiên Kiêm, Lâm Văn Năm, Nguyễn Quốc Khánh.
Trong hai thời kỳ kháng chiến, Thánh Tịnh Long Thành là điểm hội họp của cán bộ làm việc mật. Khi bom đạn giặc ồ ạt đổ trút xuống các làng xã kề cận, thì Thánh Tịnh cũng là nơi ẩn nương của toàn thể bà con các nơi kéo về lánh nạn. Từ năm 1978 đến 2012, Thánh Tịnh Long Thành có tổ chức chữa bệnh miễn phí giúp cho Bổn Đạo và nhân sanh, đem lại sự an vui cho bà con.
Hằng năm, Thánh Tịnh Long Thành có tổ chức nhiều ngày lễ hội, Đặc biệt là kỷ niệm liên giao hành đạo được chọn vào ngày 10 tháng 10 âm lịch là cùng khớp với nhiều kỷ niệm, kỷ niệm thành lập ngôi Thánh Tịnh Long Thành, Kỷ niệm Khánh Thành, kỷ niệm Tri Ân Tiền Bối, Tinh thần liên giao đời đạo, hoằng dương chánh pháp của Thánh Tịnh Long Thành ngày thêm phát triển mở rộng. Chúng tôi rất mong được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền nhiều hơn nữa, cũng như sự hổ trợ của toàn đạo và nhân sanh.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu tập thể về Thánh Tịnh Long Thành, về vị trí tọa lạc, qua quá trình hình thành và phát triển, về tổ chức Hành Chánh Đạo quy mô chặt chẽ, về thành tích Đạo với Đời của Bổn Đạo Nhị Ban, về cá nhân từng thành viên nêu trên đây, chúng tôi có thể nói chắc rằng, Thánh Tịnh Long Thành là một niềm tự hào lớn, không chỉ của địa phương mà của cả nước.
&
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẠO SỰ
NĂM 2018
Ban Cai Quản
I- TỔ CHỨC :
Họ đạo Thánh Tịnh Long Thành tổng số tín đồ có 410 vị. Có 25 chức sắc và 11 chức việc gồm Ban Cai Quản và Ban Trị Sự.
II. PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG:
*Về phát triển
-Trong năm qua phát triển tín đồ mới 15 vị, gồm 5 nam, 10.nữ.
-Liểu đạo: 5 vị gồm 2 nam, 3 nữ.
-Sinh hoạt giáo lý, lễ hội trong phạm vi đăng ký hằng năm với chính quyền địa phương: trong năm qua có 18 cuộc, với khoản 1.200 lược người tham dự.
*Về xây dựng - sửa chữa:
Trang trí phần trên Hiệp Thiên Đài 5.000.000đ.
-Đấp bàn Ngoại nghi 5.000.000đ
-Làm 4 cửa sắt mặt tiền Hội trường và Tây Lang 16.000.000đ.
Tổng kinh phí xây dựng nêu trên là 26.000.000đ
III. TUYÊN TRUYỀN - HUẤN LUYỆN:
*Về Tuyên truyền:
Ban Cai Quản Hằng tháng vào ngày cúng thường lệ 14 và 29 âm lịch, ngoài việc cúng kiến và sinh hoạt giáo lý, mỗi lần khoản 36 người dự, chúng tôi đều có lồng ghép khoản 10 phút việc tuyên truyền vận động các Chức sắc, Chức việc, tín đồ phải tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc; Cảnh giác các phần tử xấu lợi dụng đạo làm những việc vi phạm pháp luật; Vận động hưởng ứng thi đua phong trào an sinh xã hội gồm 24 cuộc, có trên 864 lược người dự.
*Về Huấn luyện:
Trong năm qua Ban Cai Quản - Ban Trị Sự Thánh Tịnh Long Thành tham dự:
Dự 3 khóa học do lãnh đạo TPCT tổ chức và hội họp 4 cuộc
Dự 1 khóa học do lãnh đạo Quận Bình Thủy tổ chức và hội họp 4 cuộc
Dự 1 khóa học và Hội họp 5 cuộc do phường Long Hòa tổ chức
Dự 1 khóa học và hội họp 6 cuộc do Ban Qui Ước Cao Đài TPCT tổ chức
Dự 1 khóa Học và hội họp 12 cuộc do Hội Thánh Chiếu Minh Long Châu tổ chức
IV. HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN - XÃ HỘI:
-Đầu năm nhân dịp mừng xuân đón tết 2018 Ban Cai Quản Thánh Tịnh Long Thành có vận động Mạnh thường quân 1.700 kg gạo cho 170 gia đình nghèo, khó khăn, trị giá 20.400.000đ.
-Hưởng ứng Hội Thánh góp phần nhà tình thương từ thiện 1.000.000đ.
-Nhân lễ Vu lan tháng 7 phát 1.800 kg gạo cho 180 hộ nghèo địa phương trị giá 21.600.000đ
-Hưởng ứng Mặt Trận phường Long Hòa Cấp 12 bộ đồ mới cho học sinh nghèo hiếu học trị giá 2.000.000đ
-Hưởng ứng Mặt Trận phường Long Hóa phát quà mỗi tháng cho 4 gia đình địa phương đặc biệt khó khăn mỗi phần 10 kg gạo tính chung 5.000.000đ.
-Hưởng ứng Mặt Trận phường Long Hóa phát quà dịp tết của người Kheme 100kg gạo trị giá 1.200.000đ
Tổng từ thiện xã hội năm 2018 = 51.200.000đ
V. PHỤC VỤ CÁC LỄ CÚNG TRONG DÂN:GIAN:
* Về Liên giao hành đạo:
-Liên giao đoàn kết các Tôn giáo và đoàn thể tại địa phương 19 cuộc. Tiền liên giao 7.600.000đ
* Về các lễ cúng tại Thánh Tịnh:
Trong năm qua tại Họ đạo Thánh Tịnh Long Thành diễn ra các ngày lễ lớn như:
-Các cuộc lễ hội thường niên của Thánh Tịnh Long Thành có từ 100 đến 200 người dự.
-Lễ kỷ niệm 75 năm, ngày thành lập Thánh Tịnh và tri ân Tiền Bối lần thứ 11 có trên 300 người dự.
-Lễ sơ kết Ban Qui Ước Đạo Cao Đài Thành Phố Cần Thơ có trên 150 người dự.
-Tọa đàm BQƯ các phái đạo Cao Đài TPCT. có trên 90 người dự. Mỗi cuộc lễ hội nêu trên được tổ chức đều trật tự an toàn tốt đẹp, có nhiều nhân sanh tín đồ cũng như Tôn giáo bạn liên giao, có đông đủ Chính quyền, Thành Phố, Quận, Phường đến dự chúc mừng ủng hộ trên tinh thần đoàn kết.
*Về quan hôn tang tế:
-Làm tuần: 56 cuộc
-Đám tang: 7 cuộc
-Cầu an : 7 cuộc
-Cầu lành bệnh: 6 cuộc
-Nhập môn : 2 vị
-Tắm thánh 1 cuộc
-Thượng tượng: 6 cuộc
VI- NHẬN XÉT ĐÁNH GÍA CHUNG
*Mặt tốt:
-Họ đạo Thánh Tịnh Long Thành tu hành chơn chính đúng Tôn chỉ, Mục đích, Hiến chương mà Hội Thánh đề ra, không mê tín dị đoan, mà luôn chung tay tích cực tham gia làm từ thiện góp phần an sinh xã hội tốt đời đẹp đạo.
Họ đạo đã làm được những đạo sự trên đây cũng là nhờ Chánh quyền các cấp quan tâm ủng hộ và nhờ quí Mạnh thường quân cũng như tín đồ đóng góp mỗi khi phát quà từ thiện đều tích cực tham gia.
*Về mặt khó khăn, hạn chế:
Bờ kè dưới bến Thánh Tịnh Long Thành trước đây có làm tạm để chống sạt lỡ nhưng trãi qua nhiều giông bão và triều cường dâng cao nên đã thiệt hại rất nhiều, chúng tôi tin rằng toàn đạo ai cũng nóng lòng khi nhìn thấy bờ kè trước ngôi Thánh Tịnh bị sụt lún và sạt lở khá nhiều rất nguy hiểm, có khả năng làm hư mất lộ đàng và cảnh quang trước ngôi Thánh Tịnh. Ban Cai Quản Họ đạo Thánh Tịnh Long Thành rất mong các cấp Chánh quyền Thành phố, Quận, Phường quan tâm giúp đở. Họ đạo chúng tôi cũng rất chân thành kính mong được sự hổ trợ tận tình của quý Anh chị lớn, quý Đại Huynh, Đại Tỷ cùng chư Huynh, Tỷ, Đệ, Muội, từ Hội Thánh, Cơ quan đạo, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Chùa, Miếu, Điện Đàn, các Mạnh Thường Quân, các nhà Hão tâm nhiều nơi, xin hãy giúp đở Thánh Tịnh sớm được hòan thành phần xây dựng bờ kè mỹ quan và kiên cố.
Phần báo cáo đạo sự đến đây là hết. Trước khi dứt lời Chúng tôi xin thành tâm cầu Ơn Trên ban nhiều hồng ân phước báu cho tòan thể chư quý vị cùng gia đình, Đạo Đời phát triển và thành đạt./.
@
HUẤN TỪ CỦA HỘI THÁNH
CAO ĐÀI CHIẾU MINH TÒA THÁNH LONG CHÂU
NHÂN ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 76 NĂM THÀNH LẬP
THÁNH TỊNH LONG THÀNH
VÀ TRI ÂN TIỀN BỐI LẦN THỨ 12
BTT. Hội Thánh Chiếu Minh
Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
-Kính thưa đại diện Đảng, Chính Quyền, Mặt Trận, Tôn Giáo các cấp.
-Kính thưa quý Thiên Ân Chức Sắc, Giáo Phẩm đại diện Tôn Giáo, Chi Phái bạn.
-Kính thưa quý đại diện Tôn Giáo bạn, quí Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Nhà Tịnh trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
-Kính thưa quý Mạnh Thường Quân và quý quan khách kính mến.
-Quý chức sắc, Chức việc, Tín đồ Họ Đạo Thánh Tịnh Long Thành thân mến.
-Kính thưa chư quý liệt vị!
Trước hết xin cho phép tôi thay mặt Ban Thường Trực Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Tòa Thánh Long Châu gởi đến quý vị lời chào mừng trân trọng và kính chúc sức khỏe đến toàn thể chư quý liệt vị.
Họ Đạo Thánh Tịnh Long Thành là một Họ Đạo tiêu biểu, trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh. Trãi hơn 76 năm hình thành và phát triển, tuy có những lúc thăng trầm, song tinh thần đòan kết tu học phục vụ nhân sanh của tòan thể quý vị nơi đây luôn tốt và ổn định qua các mặt. Hội Thánh vẫn biết hòan cảnh Họ Đạo nơi đây rất khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng vốn vẫn giữ vững đức tin tuyệt đối nơi đấng từ lành để cùng nhau vượt qua những giai đọan khó khăn, nhất là thời điểm khi ngôi Thánh Tịnh đang xuống cấp nghiêm trọng, cần phải xây dựng mới lại tòan diện theo nhu cầu sự phát triển của Cơ Đạo cũng như nguyện vọng của bổn đạo, nhân sanh, cùng hòan thành chương trình hành Đạo chung của Hội Thánh. Từ ý chí khẳn định trên, cộng với sự chung sức công quả từ khắp mọi nơi quan tâm thương mến giúp đở. Năm vừa qua 2017 Thánh Tịnh Long Thành cũng từ bàn tay trắng khởi xướng xây dựng mới lại Nhà Tây Lang là một việc làm rất khó khăn, nhưng cũng được sự góp phần của nhiều huynh đệ tỷ muội, các mạnh thường quân hổ trợ giúp đở đến nay đã hoàn thành cơ bản như chúng ta đã thấy. Niềm vui mừng của tòan Đạo và sự thông cảm chia sẽ của các vị Mạnh Thường Quân Lương và Giáo, để thấy rằng Họ Đạo Long Thành thật sự đã có nhiều cố gắn, mà tất cả mọi cố gắn công quả ấy dựa trên cơ bản của tình đòan kết thương yêu, là những nấc thang để đến gần Thầy. Hội Thánh nhiệt liệt biểu dương chung cho chư hiền huynh tỷ đệ muội tất cả do nơi sự đòan kết mà làm nên.
Tuy nhiên bên cạnh thuận lợi, Họ đạoThánh Tịnh Long Thành hiện còn đang những khó khăn hạn chế như báo cáo vừa nêu về bờ kè phía trước bị sụt lún nghiêm trọng như quí vị đã thấy, và có ảnh hưởng đến lộ đàng, nên cũng là trách nhiệm chung của xã hội. Hội Thánh rất mong sự chỉ dẫn và giúp sức tận tình của các cấp chánh quyền từ Thành phố, Quận, Phường để bờ kè được xây dựng một cách mỹ quan và kiên cố. Vì Thánh Tịnh cũng là cơ sở tâm linh của nhà nước, là quyền lợi chung của toàn khắp nhân sanh. Hội Thánh cũng kêu gọi sự ủng hộ đóng góp công quả của toàn đạo, các mạnh thường quân, các nhà hão tâm từ thiện giúp cho Thánh Tịnh có đủ nguồn kinh phí để đầu năm 2019 xin phép khởi công xây dựng bờ kè cho được hoàn thành tốt đẹp.
Nhân dịp nầy Hội Thánh cũng nhắc nhở Ban cai Quản, Ban Trị Sự Thánh Thịnh Long thành phải cố gắng phát huy trách nhiệm của mình nhiều hơn nữa:
- Khắc phục những tồn đọng, yếu kém, phát huy những ưu điểm để báo cáo về Hội thánh.
- Thực hiện và nhắc nhở về giáo lý, Hiến chương, Quy chế hành đạo cho bổn đạo càng được thắm nhuần mà thực hiện.
- Tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội, kinh tế ở địa phương, vận động chức sắc, tín đồ chấp hành đúng pháp luật Nhà nước.
- Phát huy truyền thống hoạt động gắn bó với dân tộc, giáo dục con em trong đạo vừa tu hành, vừa lao động xây dựng phát triển đất nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội địa phương.
Kính thưa quý vị! Hôm nay Nhân ngày Đại Lễ kỷ niệm 76 năm thành lập ngôi Thánh Tịnh Long Thành và Tri Ân Tiền Bối lần thứ 12, Ban Thường Trực Hội Thánh tranh thủ về dự lễ hôm nay cũng nhằm ôn lại tiểu sử và thành tích chư vị Tiền Bối, chư vị trong hàng Nhị Ban quá vãng của Thánh Tịnh Long Thành từ năm 1942 đến nay để được thành tâm tưởng nhớ và thành kính tri ân trong giờ phút thiêng liêng cao cả nầy.
Trước khi dứt lời, tôi xin được phép thay mặt Ban Thường Trực Hội Thánh, xin kính chúc tất cả chư quý liệt vị dồi dào sức khỏe, hòan thành cao các mặt nhiệm vụ, gia đình phúc thọ vẹn tòan. Về phần Đạo, kính chúc quý vị thân tâm an lạc, tu hành tinh tấn và sớm đạt đến đỉnh cao của Đạo học.
Xin Được cảm ơn tòan thể chư quý liệt vị.
ĐẠO ĐỨC KÍNH CHÀO.
Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
4
LỜI CẢM ƠN
CỦA CÁC GIA ĐÌNH TIỀN BỐI
Nguyễn Đại Lực
Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Kính thưa:
-Quí Đại diện Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu.
-Quí đại biểu Chánh quyền các cấp.
-Quí Đại biểu, khách mời.
-Quí chức sắc, chức việc cùng toàn thể đạo tâm nam nữ.
Lễ Tri ân Tiền Bối hôm nay do Ban Cai Quản Thánh Tịnh Long Thành tổ chức là một việc làm có ý nghĩa thiêng liêng vô cùng cao cả. Đối với gia đình Tiền Bối, thì tất cả người thân gia đình, trong họ hàng, quyến thuộc của Tiền Bối sự biết ơn luôn ghi khắc trong lòng.
Thay mặt chung tất cả các gia đình Tiền Bối hôm nay xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đối với toàn thể chư quí liệt vị đã tranh thủ thời gian quí báu đến dự lễ kỷ niệm tri ân Tiền Bối Thánh Tịnh Long Thành, trong đó có cha ông của chúng tôi cũng như tinh thần Liên giao hành đạo đối với Thánh Tịnh, và xin gởi lời chào mừng nồng nhiệt nhất.
Kính thưa quý vi!
Các gia đình Tiền Bối chúng tôi nhận thấy Ban Cai Quản Họ đạo Thánh Tịnh Long Thành đã thực hiện lễ tri ân nầy từ năm 2007 đến nay đã 12 năm, mỗi năm chúng tôi đều thấy việc tổ chức lễ càng đi vào nề nếp và hiệu quả cao hơn, vì đây cũng là ngày giổ hội của Thánh Tịnh để nhân đây mà liên giao tình bà con láng giềng chồm xóm, đặc biệt là tinh thần liên giao đời đạo của Thánh Tịnh ngày càng tốt hơn, rộng hơn.
Nhớ lại lễ tri ân Tiền Bối lần thứ 3 tức năm 2009 thì Thánh Tịnh Long Thành đã xây dựng mới toàn bộ ngôi Tam Đài, tất cả đều được hoàn thành cơ bản. Chúng tôi nghỉ rằng ngoài sự hộ trì của Thầy Mẹ, các đấng Thiêng Liêng, còn có chư vị Tiền Bối, Tiền Hiền, Cửu Huyền Thất Tổ hộ trợ rất nhiều mới đạt được như vậy. Năm 2017 cũng từng bước hoàn thành công trình Tây Lang. Chúng tôi cũng tin rằng nhờ sự chỉ dẫn và hổ trợ của Chánh quyền các cấp cũng như sự hổ trợ của toàn đạo bước sang 2019 Thánh Tịnh sẽ làm được bờ kè mỹ quan và kiên cố.
Ở góc độ con cháu tiếp nối trong hàng Tiền Bối, Tiền Hiền chúng tôi càng thấy hảnh diện cho gia đình, người thân, nên càng có trách nhiệm phải tiếp sức với Ban Cai Quản để chung lo việc đạo nơi Thánh Tịnh ngày càng thêm phát triển vững mạnh.
Chúng tôi không bao giờ quên được sự biết ơn của Thánh Tịnh, chẳng những đối với các vị Tiền bối mà còn nhắc nhở động viên con cháu trong gia đình Tiền Bối phải cố gắng noi theo đường hướng Tiền nhân, giữ gìn truyền thống đạo đức quí báu mà cha ông đã để lại, để tiến hóa đạo đức, tiến hóa bản thân. Chúng tôi tin rằng hôm nay cũng có sự chứng kiến và vui mừng trước các bậc Tiền Khai đại đạo, Tiền Bối, Tiền Hiền Thánh Tịnh hân hoan về chứng dự, và không có gì hơn sự dâng hiến lễ nghi của từng đàng thế hệ tiếp nối bằng sự nhớ ơn, sự tiến triển đạo đức tu hành, sự phát huy tinh thần liên giao đoàn kết, sự thực hiện công quả, hành đạo, từ thiện giúp đời và làm tỏa sáng ngôi Thánh Tịnh ngày thêm trang hoàng, đẹp xinh và rộng mở.
Trước tấm thạnh tình của toàn thể chư quí vị, chúng tôi xin hứa, nguyện noi theo tinh thần hành đạo của các bậc Tiền Bối mà giữ đạo, tu thân, lập đức bồi công, tiến hóa bản thân, tiến hóa gia đình, góp phần xã hội để không phụ lòng người đi trước, làm gương cho từng bước đi sau và tin rằng cha ông của chúng tôi cũng thấy được điều đó và rất vui lòng.
Một lần nữa, thay mặt các gia đình chư vị Tiền Bối, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với Hội Thánh, quý đại biểu Chánh quyền các cấp, quí khách mời cùng toàn thể đạo tâm nam nữ đã đến dự hôm nay. Trong buổi lễ nếu có gì sơ suất xin được hoan hĩ.
Xin kính chúc toàn thể chư quí liệt vị được nhiều sức khỏe, vạn sự cát tường. Xin chân thành cảm ơn.
Nam mô Cao ĐàiTiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
LỜI ĐÁP TỪ
CỦA BAN TỔ CHỨC
Nhân ngày đại lễ được bày phân,
Gìn giữ nguồn ân để lại phần..
Bảy sáu năm truyền ngôiThánh tịnh
Mười hai lần lễ nhớ Tiền nhân.
Liên giao mở rộng vui tình đạo,
Đoàn kết đồng tâm đẹp ý dân.
Lễ mãn tình lưu chờ tái ngộ,
Niềm tin vì đạo mãi tươi ngần,
ĐỀ TÀI:
ĐÔI DÒNG CẢM NIỆM CÔNG ƠN TIỀN BỐI
TTV: SĨ PHÚC (LƯƠNG HỮU PHƯỚC)
************
Cách đây 49 năm, tại Thiên Lý Đàn (Sài Gòn) nay là TP Hồ Chí Minh, Đức Cao Đài Thượng Đế đã dạy: “Thầy đem đạo đến thế gian này để cứu rỗi tất cả vạn linh chớ không phải vì sắc dân nào. Vì thế ngày nay đã đến lúc cần phổ cập đạo Thầy cho tất cả nhân loại, để chúng nó biết Thầy hiểu đạo, mà tìm lại nguồn gốc của tình thương hầu chấm dứt cảnh tương tân tương sát.”
“Thầy mong con biết Thầy hiểu đạo,
Cho thế gian cải tạo thanh bình;
Lòng Thầy thương cả chúng sinh,
Trong tình Tạo Hóa, trong tình thiên nhiên.”
Giở trang sử đạo, cách đay 93 năm, Thầy đã chọn thánh địa Việt Nam để khai minh Đại Đạo. Điều này có một ý nghĩa rất đặc biệt, nhìn lại nền đạo đã trải qua thời kỳ khai mở, rồi khảo thí, chỉnh đốn, tuyển chọn để hướng đến cơ thành đạo. Đây là bước phát triển có tính quy luật.
Kết quả đã đạt được sau 93 năm, đã chứng minh chơn lý Đại Đạo đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của thời đại và đang được khởi sắc.
Hiện nay chơn truyền của đạo đã phổ hóa khắp 3 miền của Tổ quốc và theo thời gian đã đi vào cuộc sống nhơn sanh thực sinh động, chứng minh tôn chỉ mục đích của Đại Đạo phù hợp với lòng tín ngưỡng của nhân loại, những điều Thầy dự báo buổi đầu, nay đã ứng hiện làm tăng lòng tin giúp cho việc hành đạo và truyền đạo ngày càng mở rộng.
Năm qua có rất nhiều sự kiện tốt, như việc tái thiết cơ sở thờ tự, việc phổ độ số người nhập môn vào đạo gia tăng, điều này có ý nghĩa thiêng liêng, báo hiệu một tương lai tươi sáng, một lần nữa chứng minh lời Thầy khi khai đạo
“Hảo Nam bang, hảo Nam bang,
Tiểu quốc tảo khai hội niết bàn;
Hạnh ngộ Cao Đài truyền đại đạo,
Hảo phùng Ngọc Đế ngự trần gian.
Thi ân tế chúng thiên tai tận,
Nhược thiệt, nhược hư vạn đại an;
Chí bửu nhơn sanh vô giá định,
Năng tri giác thế sắc cao ban.”
Xin tạm dịch:
- Tốt thay cho nước nam, tốt thay cho nước nam
- Một nước nhỏ mà sớm mở được hội Niết Bàn
- May mắn gặp Đức Cao Đài truyền cho mối đạo
- Có duyên tốt đón rước Đức Ngọc Đế ngự trần gian
- Ban ơn và cứu giúp chúng sanh hàng ngàn tai ách
- Dường như đầy đặn, dường như trống không mà muôn đời yên ổn
- Đó là cái hết sức quí báu mà con người không thể định giá được
- Và đó cũng là chỉ dụ cao cả được ban bố để cho người đời biết mà thức tỉnh.
Thầy cũng đã giải thích vì sao Thầy mở đạo tại nước Việt Nam nhỏ bé của chúng ta (Thiên Lý Đàn, 30.10. Mậu Thân (19/12/1968)
“Các con là dân tộc Việt cũng như các dân tộc khác, sanh trưởng tại quả địa cầu này, tình thương Tạo Hóa cũng ban đồng cho các con, cũng như các con khác, nhưng dân tộc các con đã đau khổ quá nhiều, non sông Tổ quốc các con đã bị dày xéo lâu đời, nhưng các con được trội hơn chúng về đức tin, về lòng đạo đức, ngưỡng mộ Thượng Đế và các Đấng trọn lành, tình thương các con không thiếu, lòng đạo đức các con có thừa. Do đó dân tộc các con mới hạnh ngộ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.”
Tục ngữ Việt Nam có câu “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ người trồng cây” đó là đạo lý ngàn đời của dân tộc – đạo lý này được lưu truyền từ đời này sang đời khác là truyền thống đạo đức không phải chỉ giữa tổ tiên với con cháu còn là gạch nối giữa truyền thồng đạo đức dân tộc với truyền thống Tam giáo đồng nguyên và hiện nay với sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ.
Khởi nguyên từ lúc khai đạo, Ơn Trên đã dạy chư vị đầu họ đạo và BCQ Thánh Thất hằng năm phải tổ chức ngày lễ kỷ niệm ngày khai sinh Thánh Thất và tri ân Tiền Bối Tiền hiền, nhất là trong khoảng 3 thập niên gần đây các Họ đạo trong Đạo Cao Đài thực hiện đạo lý trên bằng hình thức tổ chức lễ kỷ niệm ngày khai sinh Thánh Thất và kỷ niệm Chư vị Tiền Bối, nhằm tri ân những vị đã tiếp nối sứ mạng chuyển tiếp từ chư vị Tiền Khai mà giữ gìn và phát triển cơ Đạo trao lại cho thế hệ tiếp nối. Trong lễ kỷ niệm này, BCQ Họ đạo còn báo cáo tổng kết đạo sự xã hội trong năm qua, đồng thời cũng tổng kết chương trình liên giao hành đạo đối với các thánh sở Cao Đài và các tôn giáo bạn. Vì thé, khi nói đến công lao của Chư vị Tiền Bối, Tiền hiền, chúng ta nhớ lại lời dạy của Đức Giáo Tông Đại Đạo:
“Đạo nghiệp nghìn năm hồi tưởng lại
Sử nào ghi chép hết công phu”
Thật vậy, Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, chúng hầu muốn xóa sổ đạo Cao Đài, một nền đạo còn non trẻ, các Tiền Bối luôn phải ứng phó với biết bao áp lực từ bên ngoài.
Hoàn cảnh lịch sử ấy đã kềm hãm nền đạo trên đà tiến triển vượt bậc từ buổi sơ khai – lớp người khai sơn phá thạch, theo thời gian vừa bị tuổi tác, bị nghịch cảnh bào mòn thân xác, các vị Tiền Bối lần lượt nối bước ra đi, ôm trong tâm khảm một nỗi hận khôn nguôi, bởi vì đạo sự còn ngổn ngang, sứ mạng còn dang dở. Một bậc Tiền Bối đã thố lộ: “Tiếc vì sự nghiệp đạo chưa thành, tuổi đời chồng chất tâm sự và kế hoạch cũng chưa kịp trao hết cho những người kế tiếp, nên hậu quả đã để lại cho đàn em gánh lấy
“Ôi nhắc đến mà lòng tha thiết,
Bậc Tiền Khai tâm huyết trải trang;
Biết bao gian khổ trần hoàn,
Điểm tô xây đắp, Việt bang Cao Đài.”
Đem hết can tràng, phơi hết ruột gan mà bày tỏ với người sau như thế là cả một tình thương bao la, trĩu nặng của người xưa đối với viễn đồ của Đại Đạo, nhưng các bậc Tiền Bối luôn mong mỏi:
“Mong sau hậu tấn khôn hơn trước,
Để có xiển dương mối đạo Thầy.”
Với mong ước đó, chúng tôi xin mời quí vị nghe một đoạn Thánh giáo của Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, một bậc Tiền Khai Đại Đạo tâm sự:
THI
“Về chốn Tiên gia nhớ cõi trần,
Đàn em hành đạo quá tình thân;
Chen vai sát cánh trong thời loạn,
Khảo đảo liên miên lắm não nần.”
Quyền giáo Tông Thượng Trung Nhựt, Tiên Huynh chào mừng các em hiện diện đàn tiền. (…)
Các em ôi, Đạo pháp trường lưu như dòng nước chảy, khi lớn khi ròng quanh co khúc khuỷu, từ đồng nội ngọn ngành, suối lạch đến sông lớn bể khơi, nước luôn luôn rửa sạch cho đời, đem lại xanh tươi cho dòng cỏ xanh nơi vùng sa mạc, đem sự giải thoát cho bầy chiên nơi vùng cao nguyên nắng hạn.
Đạo cũng vậy, luôn luôn nuôi dưỡng muôn loài vạn vật, hóa hóa, sanh sanh, từ trời đất Phật, Tiên, Thánh, Thần đến loại bò, bay, mái, cựa đều cũng trong cái Đạo mà ra.
Còn trong phạm vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cũng vậy, nhưng trong một đạo giáo đã thu hẹp lại bởi một tổ chức của giáo hội, tuy nhiên cần phải có đạo luật, có Tân pháp để làm giềng mối cho mọi sự hoạt động như cái xe lửa chạy trong đường rầy, nếu chạy ra đường rầy ấy thì sẽ gây nên cảnh chết chốc cho đoàn lữ hành trên chuyến xe đó.
Quyền pháp đạo luật đã có mỗi một giới lãnh đạo dìu dắt nhơn sanh trong một Giáo hội hoặc một Thánh Thất, Tịnh Thất cũng phải theo lề lối sẵn có mà làm, nếu làm sai chẳng những riêng cho bản thân mình bị hại, mà còn chung cho cả nhơn sanh tín hữu nữa là khác. Vì vậy khi chấp pháp phải vì đạo nghĩa mà làm, không nên vì tư tâm bản ngã, tự ái tự tôn.
Sở dĩ có nhiều cảnh trạng xảy đến lủng củng cùng trong nội bộ mỗi địa phương, mà người đạo thường gọi là khảo đảo, sự thật không ai khảo đảo mình hết, chỉ do sự sai lạc của mình đến khảo mình mà thôi. Đó là nội cảnh, còn một sự khảo đảo do ngoại cảnh đưa đến đó là ngoài ý muốn của người trong cảnh.
Thế nên khi mở đạo, Thượng Đế Chí Tôn có nói: “Thầy đã ban cho các con bộ thiêt giáp và Thầy cũng thả một bầy hổ lang chen lẫn để khảo thí các con”. Lời ấy không mâu thuẫn với lời Tiên Huynh vừa nói, bởi vì dụng ý của Chí Tôn muốn nói rằng bộ thiết giáp ấy là đạo đức, từ nội tâm suy tư đến ngoại thể hành động của mỗi giáo đồ, chớ không phải bộ thiết giáp chỉ là bộ bạch y vật chất mà các em đang mặc đó.
Mặc một bộ bạch y để nhắc nhở người giáo đồ cũng như hàng tín hữu luôn luôn phải trong trắng, phải mát dịu, phải hiền hòa nơi nội tâm, chớ nếu chỉ là bộ bạch y bên ngoài mà thiếu những điều kiện bên trong về mặt đạo đức thì không thể gọi đó là bộ thiết giáp được.
Màu trắng cũng là màu dễ lấm và nổi bậc những vết nhơ dầu lớn dầu nhỏ khi đã dính vào, người ngoài dễ trông thấy và đánh giá người sử dụng bộ đồ, các em nên lưu ý điều đó mà hành đạo. Hẹn còn ngày tái ngộ.” (Thăng)
Đồng một ý với lời dạy trên, Đức Cao Triều Trực dạy tiếp: “Trong tình bạn đạo gặp lại nhau, không thể không ôn lại những gì diễn tiến từ dĩ vãng đến hiện tại, những nỗi buồn vui bại thành trên bước đường hành đạo, để giúp đỡ cho nhau những kinh nghiệm sống. Âu đó cũng là bổn phận của người đi trước, có chỉ bảo cho nhau để lớp người sau biết những gì cần phải tránh, để làm vốn liếng thực hiện đại chí của bực hướng đạo, làm sao cho đúng với tôn chỉ khai đạo mà Đức Chí Tôn đã định, để hoàn thành sứ mạng thế thiên hành hóa và cũng để khỏi ân hận nuối tiếc như lớp người đã đi qua trong quá khứ.”
Các Tiền Bối là người đã khai hoang, đã ươm trồng lên những thân cây cho mảnh vườn Đại Đạo, người làm vườn tuy đã trao lại cho người sau tiếp tục ươm trồng, nhưng không phải vì thế mà coi như đã xong phần trách nhiệm của Tiền nhân.
Đức Phạm Hộ Pháp dạy: “Đã là thâm tình đồng sứ mạng trong buổi tận độ chúng sanh, dù kẻ đã ra đi cũng như người còn ở lại đều vẫn còn trách nhiệm như nhau.”
Đó chính là kỳ vọng của người xưa và cũng là kỳ vọng của Ngài Quảng Đức Chơn Tiên
“Ai ơi sứ mạng đại thừa,
Trọn đời gồng gánh chưa vừa, chưa ưng.
Nhìn nhau bỗng rưng rưng giọt lệ,
Nỗi mừng thương huynh đệ thiên ân;
Mừng vì đường lối chánh chân,
Thương vì sứ mạng lắm phán gay go.
Với đoạn Thánh giáo trên, đạo đệ xin kết thúc “Đôi dòng cảm niệm công ơn Tiền Bối”. Xin trân trọng kính chào và cảm ơn sự quan tâm lắng nghe của quí vị.
P
Ý NGHĨA
SỰ THƯƠNG YÊU
Giáo sư: Ngọc Việt Thanh
I-LỜI DẪN:
Trong cuộc sống nhân sinh có biết bao điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đong đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình thương yêu. Sự thương yêu giúp cho con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết thương yêu chính là người có nhân cách sống đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ, cao cả.
Sự thương yêu được thể hiện từ việc nhỏ đến việc lớn, từ gần đến xa. nghĩa là tình thương được nẩy nở từ trong gia đình đến ngoài xã hội, từ làng quê mộc mạc đến đô thị phồn hoa, từ tỉnh thành đến toàn đất nước, rồi đến toàn thế giới, địa cầu và rộng khắp hành tinh, bởi tình thương yêu không biên cương, không giới hạn.
Sự thương yêu, lòng hòa ái được chan rưới đồng đều trên mọi lãnh vực, vượt ngoài cương thổ và thực hiện cho nhiều đối tượng, trong tinh thần vô phân biệt đối xử, với chủ đích tạo mối thiện cảm trong đại cộng đồng xã hội nhân loại, cùng nhau hạnh hưởng một đời sống yên vui, thung dung tự toại trong vòng tay ấm áp tình thương yêu của Thầy Mẹ luôn che chở dưỡng dục cho đàng con nơi trần thế.
II- SỰ THƯƠNG YÊU
1-Sự thương yêu là gì?
Sự thương yêu là điều sẽ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Đó chính là sự đồng cảm, và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người. Sự thương yêu có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh luôn đẹp và sống động. Tuy nó vô hình nhưng là hữu thể, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bởi sự thương yêu nó vô cùng đơn giản, và gần gũi. Sự thương yêu chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong sự thương yêu của người thân, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ, từ người mang chung dòng máu với ta. Và khi chập chững vào trường đời, chúng ta biết đến sự thương yêu mới đó chính là tình bạn. Những người bạn từ xa lạ được gắn kết với chúng ta bởi sự sẽ chia, bởi niềm vui và nổi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Và cứ thế, trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình cảm, tình thương yêu ngập tràn vô bờ bến.
Có những ca ngợi tình yêu, từ tình yêu cá nhân và sự thủy chung, đến tình yêu thương thiêng liêng của người mẹ, và đến một sự thăng hoa bất tận như tình yêu đất nước, yêu quê hương, yêu dân tộc, khi chúng ta đang sống trong cùng một tổ quốc thân yêu, một mảnh đất đầy kỷ niệm, một mái nhà đầy tinh thâm và cùng chung tiếng nói và màu da, vì thế, chúng ta dành tình cảm đồng thân đó cho nhau. Đức Chí Tôn là đấng Đại Từ Bi đem tình thương yêu ban rãi cho toàn thể chúng sanh, là ban vui, cứu khổ cho tất cả muôn loài, đã thể hiện đức hóa sanh bao hàm ý nghĩa rộng lớn vô bờ bến, vì Ngài ban vui diệt khổ không những về vật chất mà cả tinh thần, không những với loài người mà còn bao trùm tất cả muôn loài vạn vật. “Tình thương yêu mà Thầy đã ban cho, tạo thành sự khắn khít giữa vợ chồng, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè thân thiết v.v…trong thứ tình cảm đó thường xuất phát tự đáy lòng mà ai ai cũng có thể cảm nhận được, dù khoản thời gian ngăn cách nhưng không hề thay đổi vì đó là tình thương chân thật. Tình thương yêu chân thật không phát xuất từ sự quyến luyến, mà phát xuất từ lòng vị tha, như khi thương xót hay động lòng trắc ẩn đối với người nghèo khổ bệnh tật; trong trường hợp này, lòng từ bi vô lượng sẽ tồn tại như một sự đáp ứng cho con người đang bị khổ đau phiền não”.
2- Không thể quên mất nguồn bản thương yêu
Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế giới, và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat còn gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp, Cũng như việc ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải . Khi được thải ra dòng chảy, từ các chất thải bị nhiễm xăng dầu.- Thuốc sát trùng - Thuốc diệt nấm, diệt cỏ, diệt chuột, diệt tuyến trùng v.v...đã tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm khắp cùng sông biển.Sự ô nhiểm khủng khiếp hơn chính là những lò giết mổ trên toàn thế giới.
Thời gian qua, có biết bao điều thiên tai chiến họa, dịch bệnh lan tràn, động đất sóng thần, khủng bố, đã cướp đi vô số sinh mạng. Suy cho cùng, đó cũng chỉ là hậu quả của lòng tham vọng quá độ, cũng như sự sát sanh vô kể của con người. Con người đã tự đánh mất bổn tánh thiên lương, quên nguồn cội thương yêu nhân bản, mới nhận lấy thảm họa như thế. Nếu con người không quên mất nguồn bản thương yêu thì đâu vì sự lợi ích riêng tư mà có những dáng vẻ tưởng chừng là điều gì đó rất tích cực, không hề dửng dưng, nhưng lại hàm chứa cả một thái độ dửng dưng trước những hậu quả xấu khôn lường cho cả cộng đồng thế giới, và đâu có sự báo động trái đất đang từng hồi ngộp thở và nóng lên.
Mỗi chúng ta và thế hệ tiếp nối đang cần sự sống khỏe, sống vui thì trách hiệm nầy không chỉ riêng ai. mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. bằng tích cực nâng cao ý thức tự giác của mỗi người cùng bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho nhiều người cùng làm theo. không bỏ rác bừa bải, giữ gìn xanh, sạch đẹp môi trường sống của mình và cả cộng đồng là góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
3- Xây dựng tinh thần thương yêu đoàn kết là xây dựng Thiên đàng tại thế.
Từ xưa tới nay, con người trong nhân loại bị đau khổ là do lòng sân si thù hận gây ra, nếu mọi người biết áp dụng tinh thần yêu thương đoàn kết, thì mọi thù hằn độc ác phải giảm đi, đâu còn việc đầu độc oán hờn vươn khắp nơi nơi, đâu còn mưu sâu kế độc lừa dối nghi ngờ sợ hãi nữa. Nếu mọi người đều có lòng từ bi hỹ xả, thì đâu còn cảnh trạng bất an, đâu còn sự chèn ép áp bức đọa đày, gây khủng bố chiến tranh khổ nạn; nếu mọi người đều thực thi sự thương yêu rộng khắp thì thế giới này là thiên đường vậy.
Muốn thay đổi cuộc diện, con người chỉ có một con đường duy nhất là tìm về cái đạo tự hữu được thọ bẩm từ Đức Thượng Đế, là quay lại cội nguồn thương yêu, vì bởi một xã hội nhỏ mà có thương yêu hòa ái thì gia đình được hạnh phúc, phụ từ tử hiếu, huynh hữu đệ cung; Một xã hội bực trung có thương yêu hòa ái thì đoàn thể được phát triển nẩy nở mau lẹ trong sự dìu dắt giáo dục bảo vệ cho nhau; Một quốc gia, toàn thể dân trong nước đó từ vua quan cho đến lê thứ, dân giả, cùng đinh mà biết thương yêu hòa ái thì quốc gia đó được thạnh trị, dân tộc đó được phú túc sung mãn hùng cường; Nếu đại xã hội nhân loại đại đồng biết thương yêu hòa ái nhau thì đại xã hội đó là một thiên đàng cực lạc tại thế gian.
Sự thương yêu là chất keo vô hình kết dính con người lại với nhau. Nhờ Sự thương yêu, tất cả là bạn, không có kẻ đối đầu, người đối lập. Từ đó, chúng ta sẽ hưởng một đời sống thanh thản nhẹ nhàng trong trạng thái vui tươi, vô tư, vô ưu; Tình thương là một binh pháp, một chiến lược, một kế sách ổn định chính trị, chinh phục nhơn tâm, cảm hóa lòng người và đem lại thành trong cuộc sống.
Sự thương yêu giống như khối tình rộng lớn vô tận mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trìu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn kẻ tật nguyền, nhìn người khốn khó trước bệnh hoạn, trước thiên tai, trước sự tử vong, trước điều ly tán, chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Sự thương yêu chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, hay chỉ là sự lướt qua, nhưng trái tim con người là thế, Sự thương yêu là vô tận. Và rồi, vì thương, vì yêu chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,…Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, hay ghi danh chi cả. Ối tuyệt vời thay! nơi nào có sự thương yêu, thì nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc vô cùng.
4- Làm sao có được sự thương yêu ?
Tính sân hận oán thù của con người là một nguyên nhân tai hại lớn gây ra khổ đau cho con người và muôn vật. Từ việc nhỏ đến việc lớn, từ chuyện đổ vỡ mất hạnh phúc giữa những người thân như vợ chồng, anh em, họ hàng, bạn bè, cho đến việc lớn như chém giết, khủng bố, chiến tranh giữa các phe phái, các nước, màu da v.v… Tất cả đều do sân hận mà ra, nó nằm sẵn nơi trong mỗi con người, có dịp là nó bùng nổ. Vì thế từ xa xưa cho đến hiện nay, sự giết chóc, chiến tranh luôn luôn xảy ra không ở nơi này thì ở nơi khác, không sao dứt hết được; Đạo Cao Đài ĐứcThượng Đế dùng huyền cơ diệu bút đem chơn lý thương yêu làm nền tảng qui Tam hiệp Ngũ, để tất cả gặp gở nhau ở chỗ tình thâm từ nguồn cội thương yêu. vì tất cả chúng sanh muôn loài vạn vật đều con chung của Đấng Cha Trời tối cao, nên tất cả là tình thâm ruột thịt với nhau thì phải biết thương yêu thật sự lẫn nhau.
Nhưng có biết bao người lại quên mất đi sự thương yêu, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi nghiệp lực vật chất kim tiền mùi danh bả lợi nên để sự thương yêu nguội lạnh. Vì cái ta, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh hay vì mắc căn bệnh “Vô Cảm”, nên dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, chỉ thấy cái của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,…Chúng ta nên tìm cách chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập thương yêu vì sự thương yêu mới thật sự là bổn nguyên của con người, Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc lung linh thương yêu để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Sự thương yêu chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.
5- Lời dạy sự Thương yêu của Đức Chí Tôn
Hầu như tất cả các Thánh sở đạo Cao Đài từ Tòa Thánh đến các Thánh thất - Thánh tịnh, đều đặt tấm bia “Sự Thương Yêu” trước mặt tiền. Điều này cho thấy Thánh ý của Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ muốn tất cả con cái của Ngài, hằng ngày phải thực hành sự thương yêu, bởi chỉ có thương yêu mới thật sự đem lại thanh bình an lạc, hạnh phúc ấm no cho vạn linh sanh chúng.
Trong tấm bia đó Thầy dạy:
“Thầy là Cha Cả của sự thương yêu. Do bởi sự thương yêu mới tạo thành càn khôn thế giới và sinh sản các con. Vậy các con sản xuất nơi sự thương yêu, là cơ thể của sự thương yêu đó".
Thánh chất của Đức Thượng Đế là sự thương yêu. Ngài là Đấng Chúa Tể cai quản cả càn khôn thế giới, sanh trưởng dưỡng dục, bảo tồn vạn loại trong đức háo sanh trên trường tiến hóa.
Thầy dạy tiếp:
"Sự thương yêu là giềng bảo sanh của càn khôn thế giới. Bởi thương yêu mà vạn loại hòa bình càn khôn an tịnh, đặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau; không thù nghịch lẫn nhau mới không tàn hại lẫn nhau; không tàn hại lẫn nhau mới giữ bền cơ sanh hóa".
Từ lời dạy trên đã chứng minh nguồn cội yêu thương từ Thượng Đế nơi cõi vô thinh, hễ chúng sinh có nhu cầu là có đáp ứng ngay như tình thiêng liêng giữa mẹ và con, cũng như mặt trời mặt trăng chiếu soi cùng khắp không chừa chỗ nào, sự chiếu soi vô tư, không thiên lệch chọn lựa, không phân biệt chỗ dơ sạch, nơi cao thấp. Tâm từ bi luôn luôn sẵn sàng, chúng sanh hễ có cảm cầu là có linh ứng đáp lại, đáp lại sự yêu thương bằng hòa bình, an tịnh., bằng sự vĩnh tồn trong cơ sanh hóa.
Cũng từ sự yêu thương,Thầy dạy tiếp:
"Kẻ nghịch cơ sanh hóa là quỉ vương là tay diệt hóa, cũng như có sống của Thầy ắt có chết của quỉ vương.
Quỉ vương giục sự ghét mà tàn hại các con, vì ghét nhau mà vạn loại mới khi nhau; vì ghét nhau mà vạn loại mới nghịch lẫn nhau. Vì ghét nhau mà vạn loại mới tàn hại nhau, mà tàn hại lẫn nhau là cơ diệt thế".
Qua lời giáo huấn của Thầy, dù muôn ngàn lời lẽ cũng không ngoài điểm chỉ thương yêu, vì Thầy chỉ một lòng mơ ước các con biết thương yêu nhau trong Thánh đức của Thầy. Sự thương yêu là chìa khóa mở cửa Tam thập lục thiên, Cực lạc thế giới và Bạch Ngọc
Kinh. Kẻ nào ghét sự thương yêu, thì chẳng hề qua khỏi cửa luân hồi.vì kẻ đó đã đi nghịch đường tiến hóa. và Thầy kết luận rằng:
"Vậy từ đây Thầy cấm các con, vì không đủ sức thương yêu nhau thì cũng chẳng đặng ghét nhau nghe à!..."
Lời kết cũng là lời tâm huyết của Thầy đã trút cạn tâm tình gởi trao cho đàng con trẻ.
Tình thương là một linh dược, chữa lành mọi vết thương lòng, là một phép báu nhiệm mầu, hàn gắn mọi sai biệt, kết hợp những dị đồng chủng tộc, tôn giáo, xóa mờ những tư tưởng kỳ thị, những ý nghĩ độc tôn, là nhịp cầu nối liền tình huynh đệ đại đồng.
Không phải ngẫu nhiên hay vô cớ mà Đấng Toàn Tri, Toàn Năng, Toàn giác Chúa Tể Càn Khôn chủ quản vũ trụ thống ngự vạn vật, rời chốn Thượng Thiên lìa cung Bạch Ngọc lập tờ đoan thệ trước Tòa Tam Giáo, lâm phàm mở Đạo, nếu con cái nơi thế gian không hồi đầu hướng thiện giác ngộ tu hành, Đạo không thành Ngài nguyện không trở về ngôi vị cũ. Sở dĩ phải giáng trần chịu nhiều trược chất là vì lòng háo sanh vô tận, tình tạo hóa vô biên, Ngài không nỡ nhìn thấy cảnh càn khôn đảo lộn, thế giới điêu nguy, sanh linh tận diệt ở buổi hạ nguơn trong thời mạt pháp mới mở Tam Kỳ Phổ Độ với một chánh pháp Đại Đạo, nguyên lý dung hòa tổng hợp để đem lại cho nhân loại một niềm tin trong tình thương Thượng Đế, ngõ hầu lập lại cuộc đời Thượng nguơn Thánh đức.
Muốn có một đời sống an lành, một thế giới đại đồng, con người phải bắt tay vào việc quảng bá và thực hành sự thương yêu, đồng thời phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp trong xã hội. Thương yêu không phải là lời thốt suông, mà phát huy trên ba lẽ hành động: tương thân, tương trợ, tương ái.
Biết bao lời huấn dụ của các Đấng Thiêng Liêng kêu gọi chúng ta phải thực hành sự thương yêu, mới mong góp một phần khiêm tốn vào công cuộc cứu độ chung cho toàn thể nhân loại. Cần yếu là chúng ta nên chọn phương pháp nào cho phù hợp với hiện tình nhân sanh, và thế sự còn nhiều nỗi gay go như ngày nay. May mắn thay, các bậc Tiền bối, Tiền hiền đã trải qua bao sự thăng trầm trên bước đường đạo và đời, nên trãi nghiệm những biến cố trong cuộc sống của lịch sử nhân loại, các Ngài cũng đã để lại cho đời những tấm gương sáng, những lời khuyên dạy quý báu qua Thánh ngôn, Thánh giáo Cao Đài từ huyền cơ diệu bút còn mãi lưu truyền.
Thử hình dung, nếu thế giới chúng ta đang hiện hữu mà không có chất nhựa tình thương chan hòa xen lẫn trong cuộc sống nhân sinh thì điều gì sẽ xảy ra, và con người phải hứng chịu những thảm cảnh như thế nào?
Sự thương yêu sẽ làm cảm động lòng Trời, đó cũng là phần thưởng mà Đấng Cha Lành ban phát cho những đứa con biết vâng lời, biết noi theo Thiên Địa chi tâm, mới có được thiên đường cực lạc tại thế.
Nếu nhơn loại sống một đời sống vị tha vong kỷ, thì ở nơi trời sẽ được mưa thuận gió hòa, nơi đất quả hoa tươi tốt, nơi người hạnh phúc yên vui. mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người, ai cũng yêu thương giúp đở đùm bọc và dìu dắt lẫn nhau thì thế gian nầy sẽ là cảnh thiên đường cực lạc.
III- KẾT LUẬN
Sự thương yêu là khối tình được chiết thể từ Đấng tạo hóa tối cao đã ban cho con người. Nếu nơi nào có sự yêu thương thì cuộc sống mới có ý nghĩa và thật sự ấm áp, còn nơi nào không có sự yêu thương thì dường như vô cảm và rất lạnh lẽo hơn cả vùng Bắc cực.
Để kết luận đề tài giảng giải về sự thương yêu, tôi xin nhắc lại nguyên văn bảng chính của bài Sự thương yêu do Đức Thượng Đế dạy được trích trong Thánh ngôn hiệp tuyển như sau:
“Thầy là Cha Cả của sự thương yêu. Do bởi sự thương yêu mới tạo thành càn khôn thế giới và sinh sản các con. Vậy các con sản xuất nơi sự thương yêu, là cơ thể của sự thương yêu đó.
"Sự thương yêu là giềng bảo sanh của càn khôn thế giới. Bởi thương yêu mà vạn loại hòa bình càn khôn an tịnh, đặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau; không thù nghịch lẫn nhau mới không tàn hại lẫn nhau; không tàn hại lẫn nhau mới giữ bền cơ sanh hóa.
Kẻ nghịch cơ sanh hóa là quỉ vương là tay diệt hóa, cũng như có sống của Thầy ắt có chết của quỉ vương. Quỉ vương giục sự ghét mà tàn hại các con, vì ghét nhau mà vạn loại mới khi nhau; vì ghét nhau mà vạn loại mới nghịch lẫn nhau. Vì ghét nhau mà vạn loại mới tàn hại nhau, mà tàn hại lẫn nhau là cơ diệt thế".
Vậy từ đây Thầy cấm các con, vì không đủ sức thương yêu nhau thì cũng chẳng đặng ghét nhau nghe à!..."
---------------------------------------
2018
Ban Cai Quản
Thánh Tịnh Long Thành
MỪNG XUÂN kỶ HỢI 2019
Xuân cảnh sum vầy khắp chúng dân,
Xuân quang tỏa sáng mỗi tinh thần.
Xuân tình nhân loại nguồn nguyên lý,
Xuân nghĩa đại đồng gốc bổn chân.
Xuân giữ yêu thương hòa đại thể,
Xuân gìn truyền thống nối tiền nhân.
Xuân ngời ý chí người tu học,
Xuân chúc đời vui, đạo sáng ngần.
Ban Cai Quản
Thánh Tịnh Long Thành
ĐẠI ĐẠO KỲ BA
Thiên Nhiên Tinh
Chí Tôn khai mở đạo kỳ ba,
Triết thuyết qui nguyên vượt ái hà.
Hướng niệm Cao Đài danh Thượng Đế,
Phổ truyền Đại Đạo lý trung hòa.
Hợp tình nhơn loại tùng nguơn hội,
Chung khối thiên lương định chánh tà.
Bỏ chữ lợi quyền không thống khổ,
Hòa bình thế giới dứt can qua.
HỘI LONG HUÊ
Thiên Nhiên Tinh
Hạ nguơn Thầy chuyển hội Long Huê,
Nhắc nhở linh căn nhớ cựu quê.
Cửu nhị nguyên nhân mê tục lụy,
Nữ nam xuống thế tạo phu thê.
Bỏ quên tám báu quăng luôn túi,
Bốn vách ngồi khoanh rất ủ ê.
Kiếp vận sắp thâu trong nháy mắt,
Mẹ trông chẳng thấy gái trai về.
Thiên Nhiên Chí
Cao Thượng Chí Tôn đấng hóa công,
Đài tiền sùng bái giữ nâu sòng.
Đại nguyền độ chúng khai chơn tánh,
Đạo hạnh dìu nhau mở thiện lòng.
Tam Giáo hiệp đồng ngời Tổ Quốc,
Kỳ ba trổ mặt rạng non sông.
Phổ thông Nguyên Lý toàn nhân loại,
Độ khắp năm châu đến Đại Đồng.
v
Dập đầu lạy Mẹ với lòng thành,
Dâng trọn hồn con đến cõi thanh.
Khẩn nguyện gia ân dìu bá tánh,
Cầu xin bố đức độ nhân sanh.
Tâm đồng công quả soi gương sáng
Chọn hướng công phu tạo điển lành.
Mẹ hởi từ bi ban cứu cánh,
Diêu Trì Bí Pháp chuyển xoay nhanh.
LONG THÀNH XÂY DỰNG
Ngọc Ánh Tài
Điểm đầu công khởi chỉ là không,
Nhưng vốn đệ huynh đã một lòng.
Cần kiệm mót bòn mong kết quả,
Siêng năng gom góp đã thành công.
Long Thành hòa hợp tròn tâm nguyện,
Thánh Tịnh liên giao trọn ước mong.
Bao tấm lòng vàng chung chí lớn,
Hôm nay có được điểm tươi hồng.
BBBBB