VĂN KIỆN TATB 2007

 

MỪNG KỶ NIỆM TRI ÂN TIỀN BỐI LẦN THỨ NHỨT

 

(Ngày 10/10 Đinh Hợi nhằm 19/11/2007)

 

 

 LỜI NGÕ

                 BAN BIÊN TẬP

          Vạn vật có sự sống đều do hấp thụ khí chất của trời và các nguyên tố chất sống trong đất và nước, từ đó mà các lòai cây hoa nó chế biến tinh kết thành những tinh hoa vị chất riêng của bản thân nó, và đặc biệt là đến ngày tháng nó đủ hoàn thành một chế tác tinh hoa bên trong, nó sẽ trình bày ra ngoài để trưng diện, tô điểm lại cho cảnh vật thiên nhiên càng thêm xinh đẹp, đó là hương thơm và hình dáng, màu sắc riêng biệt những đóa hoa mà do chính bản thân của nó làm ra được. Đó là vô số những loài hoa của trăm ngàn thứ cây cỏ đã làm cho thiên nhiên rực rở, mơ màng và quyến rủ, nên thơ...

          Ở phương diện khác là về tâm hồn, trí năng của con người cũng được hấp thu những kiến thức qua môi trường xã hội và học thức của nhà trường, nó cũng phải tiến hóa và chế tác thành những bản chất của tâm hồn, của trí thức mà ngườ ta gọi là tinh hoa trí tuệ cá nhân, Tóm lại, là những bản chất của tâm hồn ở mỗi người, là những thành quả tinh hoa do trí năng làm ra từ những kiến thức, hấp thụ trong đời sống mà nên. Có thể nói những bản chất tinh hoa của con người cũng có nhiều hình dáng, màu sắc và hương vị khác nhau không khác gì các loài hoa nói trên của thế giới thực vật, và tất cả đều đang sống động, hằng sống bằng một Thần sống vi diệu của nó, rất phải được trân trọng và bảo vệ bằng lẽ tự nhiên theo định luật.

          Vậy hôm nay chúng tôi cũng là người biết yêu quý và trân trọng đối với hương sắc của những thứ hoa, bởi đó là những sản phåm tinh kết bằng công năng làm việc âm thầm nội tại rất tinh vi của thân hoa, từ đó chúng tôi mới tìm lấy và gom nhặt những hương sắc của những đóa hoa trí tuệ khác nhau của các huynh, tỷ, đệ, muội để làm đẹp phần nào cho cuộc sống vốn đã quá nhiều vất vã mệt nhọc. Quyển Nội San nho nhỏ nầy nó chính là một bình hoa được cắm vào đây bằng nhiều đóa hoa trí tuệ, đạo đức để dâng cúng và kỷ niệm ngày lễ Tri Ân Tiền Bối, và sau đó để quí  huynh, tỷ, đệ, muội chiêm nghiệm, thưởng thức hương sắc và vị cuûa những thứ hoa được tô điểm hôm nay.

          Kính thưa quí huynh, tỷ, đệ, muội ! hoa vốn có nhiều thứ và có hương sắc, vẽ đẹp khác nhau, nhưng hoa là thành quả từ những công năng làm việc tinh vi của nội tại mà có, nên đó vẫn là cái đẹp của cuộc sống, cái tinh hoa của vạn vật, thì chúng ta đừng vội ngắt và dứt bỏ, dù đó là một đóa hoa dại, nó đang căng đầy, sống động với một thân cây của nó, bởi sự sống đó đang được nối liền và ảnh hưởng trực tiếp với nguồn sống vô biên của trời đất vạn lọai. Cũng như mỗi tác phåm ở đây cũng đều là những tinh hoa hương sắc được sống động và nối liền với nguồn sống tri thức tâm linh của vũ trụ vô cùng tận, bởi cái đẹp của cuộc sống chính là cái tinh hoa của cuộc sống, nó đang sống động trong nguồn sống của vũ trụ.

 

 

 

DIỄN VĂN KHAI MẠC

BAN TỔ CHỨC

           Kính thưa...

          Chúng tôi rất lấy làm vinh hạnh, rất vui mừng khi được toàn thể quý vị đã dành thời giờ quý báu của mình cả công sức khó khăn từ những nơi xa gần bằng cả tấm lòng thân thiện về với chúng tôi trong ngày lễ kỷ niệm Tri Ân Tiền Bối hôm nay cũng là tinh thần liên giao đoàn kết hành đạo đem cái mối Đạo lành của cac đấng Thiêng Liêng phổ hoa1cho đời xây dựng cuộc sống xã hội. Chúng tôi xin được nói lời nhiệt tình ưu ái biết ơn và trân trọng nhất , xin gởi đáp cùng toàn thể chư quý vị.

          Kính thưa toàn thể quý vị! Đạo lý dân tộc Việt Nam chúng ta có câu: “ ăn trái nhớ ơn người trồng cây, uống nước ngớ nguồn”, được ông bà ta lưu truyền qua từng thế hệ đến ngày hôm nay và mãi về sau.

          Đạo lý đó đã được thể hiện qua nhiều hình thức lãnh vực khác nhau, đó là sư thờ kính tưởng niệm, tôn trọng các đấng Thiêng Liêng cũng như các vị công thần lập quốc, các vị anh hùng liệt sĩ đã cống hiến công lao xương máu của mình cho Quốc gia dân tộc, cũng như sự thờ kính ông bà cha mẹ đều đã nằm trong ý nghĩa Đạo lý nầy.

          Nơi đây là ngôi Thánh Tịnh Long Thành, chúng tôi đã từ lâu biết và thực hiện Đạo lý Tri ân Tiền Bối đã qua qua những lần cúng lễ cá nhân cho đến hôm nay mới tổ chức được lễ ra mắt trọng thể kỷ niệm Tri Ân Tiền Bối đầu tiên, và từ đây sẽ lấy ngày “Thánh” nầy làm ngày “định lệ” Tri Ân Tiền Bối hằng năm.

          Chúng ta hôm nay dầu người đời hay người Đạo giáo, cũng đều là người có Đạo đức trong đời sống thì đều phải biết ơn những người đi trước đã có công lao làm ra cái thành quả tốt đẹp mà chúng ta đã có được maø thụ hưởng hôm nay. Hôm nay chúng ta được thụ hưởng qua cả hai ý nghĩa chung là vật chất Quốc gia xã hội và thành quả Đạo đức thinh thần. Về Quốc gia xã hội chúng ta hôm nay được mở mang phong phú giao tiếp, thanh bình, an lạc là nhờ công đức của ông cha ta ra công khai phá mở mang và từng lớp người đấp xây phát triển mới nên. Nhờ những anh hùng liệt sĩ, các Chiến Sĩ đã dày công đấu tranh gian gian khổ, đã đổ ra biết bao xương máu, và biết bao người đã hy sinh nằm xuống mới có được sự thanh bình an lạc tự do hạnh phúc hôm nay. Chúng ta không thể nào vô tình, vô tư, quên bỏ những có công lớn lao bằng xương máu, bằng sự hy sinh cả cuộc đời cho quố gia dân tộc.

          Về mặt Đạo đức tinh thần, chúng ta cũng không thể quên ân đức của các đấng Thiêng Liêng, các vị Thánh hiền, cũng như các nhà Đạo đức đã khai đạo và nối tiếp gìn giữ cái Đạo đức cho đời từ xưa đến nay, dù đó là danh nghĩa đạo đức nào cũng vậy.

          Con người chúng ta nhờ có hấp thụ đạo đức vốn có trong đời sống, mà bản thân mình mới tạo ra được giá trị nhân phẩm cao đẹp hơn. Chúng ta có thể nghỉ rằng: Giả như trên đời nầy không có hay không còn ý nghĩa Đạo đức gì cả, thì xã hội sẽ mất kỷ cương trật tự, luân thường Đạo lý sẽ bị tan nát, và con người cũng chẳng còn ý nghĩa giá trị nhân phẩm gì của con người nữa cả, và sẽ không được tiến hóa cao hơn nữa, mà trái lại là sự thoái hóa tồi tệ hơn.

          Thực tế rằng con người dầu là ở tầng lớp giai cấp nào trên xã hội, mà sự sống được hấp thụ Đạo đức càng nhiều là người ta càng tạo ra được cái giá trị nhân phẩm của họ càng cao đẹp, khiến cho mọi người yêu quý kính trọng hơn. Người thiếu Đạo đức laø là người hay phạm pháp, nhà nước không sử dụng, người đời cũng bất kính. Người ấy là người không biết yêu kính cha mẹ, thương anh em, không biết yêu quê hương Tổ quốc, là người không biết yêu con người.Từ đó chúng ta là người có Đạo đức, thì phải biết ơn những vị đã khai Đạo và gì giữ Đạo đức qua từng thế hệ cho đời sống xã hội ngày càng được văn minh thiện mỹ hơn, làm cho con người ngày càng biết yêu thương con người với nhau hơn. tinh thần bác ái, tình người ngày càng lớn mạnh trong lòng xã hội.

          Qua ý nghĩa Đạo lý "ăn trái nhớ ơn người trồng cây, uống nước nhớ nguồn" đó, mà Thánh Tịnh Long Thành chúng tôi tổ chức buổi lễ Tri Ân Tiền Bối hôm nay gồm có 3 lãnh vực tri ân là:

          1-Có buổi lễn Đại đàn tế lễ thờ cúng các Đấng Thiêng Liêng, các vị Thánh hiền Đạo đức chung đã khai Đạo và gìn giữ Đạo thiện lành cho đời.

          2- Có buổi lễ tế Chiến Sĩ hồn thiêng sông núi, nhằm biết ơn công lao của ông cha cha có công mở mang khai phá bờ cõi đất nước và các Chiến Sĩ, anh hùng liệt sĩ đã hy sinh gìn giữ gian sơn gấm lụa nầy cho ngày hôm nay.

          3- Có buổi lễ chư vị Tiền Khai Đại Đạo Cao Cao Đài và các vị Tiền Bối nối tiếp và gìn giữ, phát triển cơ Đạo Thánh Tịnh Long Thảnh từ năm 1942 đến nay.

          Ý nghĩa chung lễ Tri Ân Tiền Bối hôm nay, chúng tôi là thật sự biết ơn những công lao một hệ quả đã làm nên thành quả ngọt ngào từ ý nghĩa vật chất Quốc gia xã hội và Đạo đức tinh thần mà đời sống chúng ta không thiếu, và phải còn phát triển nâng cao cao hơn nữa, và cũng nhằm để tương truyền mãi, để góp phần tô đậm thêm cái tinh thần truyền thống Đạo lý "ăn trái nhớ ơn người trồng cây, uống nước nhớ nguồn" ấy là Đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

          Trước khi dứt lời bài nội dung khai mạc buổi lễ hôm nay, một lần nữa chúng tôi xin chân thành biết ơn và đáp gởi bằng cả tấm lòng ưu ái thân thiện nhứt đến với toàn thể quý vị đã có tấm lòng nhiệt tình đến với chúng tôi hôm nay. Đối với Chính quyền nhà nước, chúng tôi xin hứa lập trường rằng chúng tôi và đồng đạo luôn học và hành Đạo theo chánh giáo, hướng đế tôn chỉ tốt Đời đẹp Đạo, chấp hành mọi chủ trương nhà nước đối với Tôn giáo, luôn đem khả năng của mình góp phần với nhà nước xây dựng xã hội trật tự an ninh thiện mỹ, giảm bớt tội lổi ngày càng cao hơn.

          Đối với các Thánh Tịnh, Thánh Thất, các chùa tự luôn luôn sẳn sàng học hỏi và trao đổi những gì tiến bộ cùng với các huynh tỷ đệ muội nhằm đạt đến sự hoàn thiện nhứt, nhắm đến tình thương Đại Đồng đoan kết, và nhất quán qua mọi hình thức sai khác.

          Dứt lời, chúng tôi xin thành thật kính chúc toàn thể quý vị có được một sức khỏe dồi dào và thành đạt tốt đẹp nhất trên mọi lĩnh vực.

          Thay mặt Ban Tổ Chức, tôi xin tuyên bố khai mạc buổi lễ Tri Ân chư vị Tiền Bối Thánh Tịnh Long Thành năm Đinh Hợi 2007 hôm nay.

          Xin trân trọng kính chào và tri ân toàn thể chư quý liệt vị.

 

 

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

THÁNH TỊNH LONG THÀNH

TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 2007

I – VỊ TRÍ TỌA LẠC  THÁNH TỊNH LONG THÀNH

          Thánh Tịnh Long Thành tọa lạc tại Khu Vực Bình Yên B, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

          Thánh Tịnh Long Thành nằm trên bờ sông Rạch Cam chạy qua trước mặt, in bóng những vườn cây ăn trái  sum xuê, lại được những con lộ quan trọng có sẳn và sắp mở thêm nhiều con lộ bọc quanh, tạo nên một thắng cảnh hữu tình, trù phú, báo hiệu một= tương lai sáng lạn về văn hóa, lịch sử và kinh tế của vùng địa linh nhân kiệt sông Tiền, sông Hậu.

          Thánh Tịnh Long Thành Tôn Giáo Cao Đài thuộc phái   Chiếu Minh được xây dựng từ năm 1942.

          Người sáng lập Thánh Tịnh là Ông Nguyễn Văn Cứ, Thánh Danh là Ngọc Minh Sắc. Ông Cứ được Ông Nguyễn Văn Kiết để cho một mẫu đất dùng để lo việc Đạo, xây dựng  chùa, không sang bán gì cả.

          Ông Nguyễn Văn Cứ đề xướng và điều động Bổn Đao cùng nhân sanh thiện nam tín nữ nhiều nơi đóng góp công quả, xây dựng và trùng tu Thánh Tịnh qua từng đợt như sau:

          Năm 1942 khởi công xây dựng, chùa lá cột cây, ngang 5m, dài 9m.

          Năm 1944 tu sửa lần thứ nhất cũng bằng cây lá : ngang 9m, dài 12m

          Năm 1946 tu sửa lần thứ nhì đóng vách ván, lợp mái ngói : Ngang 14m, dài 18m. Kể cả Tây và Đông lang.

          Năm 1966, tu sửa lần thứ ba, xây tường gạch, mái ngói, lợp tole Thánh Tịnh được tạo thành ba gian, giữa là Chánh Điện thờ cúng, bên tả là Đông lang, dành cho phái nam, bên hữu là  Tây lang dành cho phái nữ. Chánh Điện thờ ở giữa cũng được chia làm ba phần : Ngòai vào là Hiệp Thiên Đài giữa là Cửu Trùng Đài, trong là Bát Quái Đài. Cả ba phần đều đổ la phông ngăn tầng trên.

          Tu sửa hòan tất thì vào ngày 10 tháng 10 năm 1969, Ông Cứ liểu đạo, đắc vị là Đẳng Giác Kim Tiên.

          Ngày 29 tháng 9 năm 1989 bà Cứ là Võ thị Kiên cũng Liểu Đạo, giao lại Thánh Tịnh cho anh Phạm Hữu Lợi là cháu ngọai của bà, để kế tục lo Đạo, lo Thánh Tịnh.

          Ngày 18 tháng 11 năm 1995, anh Phạm Hữu Lợi giao trách nhiệm lại cho em ruột là Phạm Trường Thọ. Phạm Trường Thọ  cho bổn Đạo gìn giữ riêng phạm vi đất ngang 20m, dài 53m (kể chung phạm vi đất đã xây dựng và chưa xây dựng) và được Sở Địa Chính tỉnh Cần Thơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Thánh Tịnh Long Thành vào ngày 22 tháng 01 năm 2003, trừ đường đi còn : ngang 20m, dài 51,2m. tổng diện tích 1030,2m 2.

         

II- TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH ĐẠO

CỦA THÁNH TỊNH LONG THÀNH

ĐƯỢC THÀNH LẬP BAN CAI QUẢN VÀ BAN TRỊ SỰ

          -Ban Cai Quản chăm lo việc tổ chức lễ hội, kế họach xây dựng, điều động nhân lực.

          -Ban Trị Sự : chăm lo sổ sách, hành chánh, sổ bộ Đạo.

          Nhiệm kỳ 1 (gồm 8 năm) 1948-1956.

                   Ông Lý Văn Nhãn                : Chánh Hội Trửơng

                   Ông Nguyễn Văn Thọai       : Phó Hội Trưởng

Nhiệm kỳ 2 (gồm 3 năm) 1956-1959.

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

                   Ông Hùynh Văn Danh         : Chánh Trị Sự

                  

Nhiệm kỳ 3 (gồm 2 năm) 1959-1961.

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

Ông Nguyễn Văn Trượng    : Phó Hội Trửơng

                   Ông Lê Phát Thọai               : Chánh Trị Sự

Nhiệm kỳ 4 (gồm 3 năm) 1961-1964.

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

          Ông Dương Hiếu Sen           : Phó Hội Trửơng

                   Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

Ông Nguyễn Văn Tấn           : Phó Trị Sự

                            

Nhiệm kỳ 5 (gồm 3 năm) 1964-1967.

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

Ông Dương Hiếu Sen           : Phó Hội Trửơng

                   Ông Nguyễn Văn Giáo         : Chánh Trị Sự

Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

Ông Nguyễn Văn Tấn           : Phó Trị Sự 

Nhiệm kỳ 6 (gồm 11 năm) 1967-1978.

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

Ông Lê Văn Thôn                 : Phó Trị Sự

Ông Nguyễn Văn Thông       : Phó Trị Sự

Nhiệm kỳ 7 (gồm 3 năm) 1978-1981.

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

Ông Hà Tấn Việt                   : Chánh Trị Sự

Bà Nguyễn Thị Mười            : Chánh Trị Sự nữ phái

Nhiệm kỳ 8 (gồm 6 năm) 1981-1987.

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

Ông Lê Văn Sáu                   : Phó Hội Trưởng

                   Ông Hà Tấn Việt                  : Chánh Trị Sự

Bà Nguyễn Thị Mười            : Chánh Trị Sự nữ phái

Ông Nguyễn Ánh Thanh      : Phó Trị Sự

Nhiệm kỳ 9 (gồm 3 năm) 1987-1990.

                   Ông Lê Văn Sáu                    : Chánh Hội Trửơng

Ông Đặng Hữu Cây              : Phó Hội Trửơng

                  

Nhiệm kỳ 10 (gồm 4 năm) 1990-1994.

                   Ông Đặng Hữu Cây              : Chánh Hội Trửơng

Ông Quảng Văn Hai             : Phó Hội Trửơng

Nhiệm kỳ 11 (gồm 5 năm) 1994-1999.

                   Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Hội Trửơng

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

Ông Quảng Văn Hai            : Phó Hội Trửơng

Nhiệm kỳ 12 (gồm 2 năm) 1999-2001.

                   Ông Quảng Văn Hai             : Chánh Hội Trửơng

                   Ông Quảng Văn Quang        : Phó Hội Trưởng

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

 

Nhiệm kỳ 13 (gồm 5 năm) 2001-2006

                   Ông Quảng Văn Hai             : Chánh Hội Trửơng

Quảng Chí Tâm                   : Từ Hàn

Nhiệm kỳ 14 (gồm 4 năm) 2006-2010.

Ông Hà Tấn Việt                  : Quyền  Hội Trửơng

Bà Lê Thị Tám                     : Phó Hội Trưởng

   

III- THÀNH TÍCH CỦA THÁNH TỊNH LONG THÀNH

Ngoài việc chăm lo Đạo sự của Nhị Ban nói riêng, của Bổn Đạo nói chung, Thánh Tịnh Long Thành luôn cố gằng hết sức mình đóng góp rất nhiều cho cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như sau:

Thánh Tịnh Long Thành thành lập từ năm 1942 đến nay đã 65 năm. từ đó đã có Ban Cai Quản và Ban Trị Sự nối tiếp nhau làm nhiệm vụ đạo sự trong thời chiến tranh bom đạn. Trong hai cuộc kháng chiến, Thánh Tịnh Long Thành cũng là nơi nuôi dạy thanh niên trốn quân dịch, xin miễn hoãn dịch cho họ, vận động phong trào binh vận và nuôi dấu cán bộ nên trong Nhị Ban có những thành tích đáng kể được đạo ghi lưu lại như:

-Ông Đặng Thiên Kiêm, năm 1961 làm Chánh thông sự, rồi Chánh hội trưởng Long Thành, là Thanh niên tiền phong Năm 1945, rồi Ban chấp hành Cao Đài cứu quốc, gia đình liệt sĩ con Đặng Thành Sơn hy sinh 1987.

-Ông Hà Thanh Phong, năm 1964 làm Phó từ hàn rồi Chánh tử hàn Long Thành. cũng là Thanh niên tiền phong năm 1945, rồi Thanh niên cứu quốc, đến 1957 bị ngụy quyền bắt tù 3 năm.

-Ông Lâm Văn Năm, năm 1961 làm Chánh trị sự Long Thành, là Thanh niên tiền phong năm 1945, rồi cán sự Nông hội, Ban Phụ Lão Cứu Quốc, Hội đồng nhân dân, Ủy viên Mặt trận xã Long Tuyền, Vợ Huỳnh Thị Liền được nhà nước phong tặng mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ con là Lâm Cẩm Xương và Lâm Văn Út thời 9 năm hy sinh năm 1963.

-Bà Nguyễn Thị Mười, năm 1967 làm Chánh trị sự nữ phái Long Thành, vừa là Ban chấp hành phụ nữ cứu quốc xã giai xuân. Khi gia đình về Long Hòa làm Phụ nữ cứu quốc, Ủy viên Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân khóa 3 xã Long Hòa.

-Ông Quảng Văn Quang, năm 1948 làm Từ Hàn Long Thành. là Xã đội trưởng Giai Xuân năm 1975.

-Ông Lê Văn Thôn, năm 1967 làm phó Trị sự Long Thành. đã có công thời chống pháp cho mượn nhà làm cơ quan của Ban công tác thành, thị xã Cần Thơ, Tỉnh Cần Thơ.

-Ông Lê Văn Út năm 1967 làm Từ hàn Long Thành. là người có công dẫn đường trực tiếp cơ sở địa phương xã Long Hòa. đến tiếp thu 1975 làm Ban an ninh ấp Bình yên, xã Long Hòa, Ủy viên thư ký Ủy ban, Phó chủ tịch Ủy ban, Đảng Ủy viên chỉ đạo khối dân vận Long Hòa. 

- Ông Lê Phát Thoại năm 1959 làm Chánh trị sự Long Thành. vừa là Chủ tịch Ủy ban xã Giai Xuân, sau làm Phó Từ Hàn Hội Thánh vừa là Tài vụ cơ quan tỉnh ủy Cần Thơ đến giải phóng.

-Ông Huỳnh Văn Danh, năm 1956 làm Chánh trị sự Long Thành. vừa là Cán bộ mật xã Thới An Đông.

-Ông Nguyễn Quốc Khánh, đương sự vào Long Thành được chủ chùa lo hầm bí mật để ẩn náo, đến 1959 là phó Bí thư xã Long Tuyền, đến 1975 Chủ tịch xã Long Tuyền.

Họ đạo có 1 mẹ Việt Nam anh hùngnhiều gia đình liệt sĩ, nhiều gia đình có công với đất nước.

         

IV- KẾT LUẬN :

Thánh Tịnh Long Thành đã có sẳn chiều dầy lịch sử đáng tự hào của các bậc Tiền bối Tiền hiền vừa phụng đạo vừa phục vụ quê hương trên tinh thần yêu nước sâu sắc giữa thời chiến tranh bom đạn, Sau hòa bình Ban Qui Ước ra đời đã giúp cho Thánh Tịnh rất nhiều về luật đạo, luật đời để vươn lên và phát triển. 

          Suốt 65 năm qua, tổ chức hành chánh Đạo của Thánh Tịnh Long Thành vẫn giữ  vững được kỷ cương chặt chẽ, có nội quy Đạo luật nghiêm minh, có phân công trách nhiệm rõ ràng, đòan kết tương trợ giữa Nhị Ban, chưa hề xảy ra bất hòa trong nội bộ hoặc bị Đạo hay nhân dân chê trách. Được như vậy là nhờ Nhị Ban cũng như tòan thể Bổn Đạo luôn luôn một lòng tuân thủ Đạo luật, chăm lo Đạo sự, đòan kết với mọi Chi Phái, Tôn Giáo. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách pháp luật Nhà Nước, giáo dục truyền thống bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm vui Đời như lời Bác Hồ dạy.

        Hằng tháng nơi Thánh Tịnh đều có tổ chức cúng thường lệ vào ngày 14 và 29 âm lịch. Ngày cúng có bình Thánh giáo và sinh hoạt đạo.

 

Qua tìm hiểu, nghiên cứu tập thể về Thánh Tịnh Long Thành, về vị trí tọa lạc, qua quá trình hình thành và phát triển, về tổ chức Hành Chánh Đạo quy mô chặt chẽ, về thành tích Đạo với Đời của Bổn Đạo Nhị Ban, về cá nhân từng thành viên nêu trên đây, chúng tôi có thể nói chắc rằng, Thánh Tịnh Long Thành là một niềm tự hào lớn, không chỉ của địa phương mà của cả nước.

 

 

 Tiểu Sử Ngài Cố Đạo Trưởng Nguyễn Văn Cứ

 Thánh Danh Ngọc Minh Sắc

 

Ngài Ngọc Minh Sắc phàm danh là Nguyễn Văn Cứ sanh năm 1896 tại làng Thới Thạnh, quận Ô Môn tỉnh Cần Thơ trong một gia đình nông dân Nho giáo, trình độ tiểu học.

 

Sau khi trưởng thành, Ngài tuân theo song thân lập gia đình. Sau khoản thời gian Ngài phát tâm tầm đạo, và nhập môn vào ngày 15 tháng 01 năm 1940 theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi tắt là Đạo Cao Đài. Hiền thê của Ngài là Võ Thị Kiên cũng song hành trên bước đường hành đạo với Ngài, và được Thánh danh là Bạch Thái Đức, liểu đạo ngày 29 tháng 9 năm Ất Sửu (1985) hưởng thọ 81 tuổi, đắc vị Liên Đức Tiên Nữ.

 

          Trên bướcc đường hành đạo, Ngài rất tích cực lập công bồi đức, Ngài được Ơn Trên  chấp thuận cho lập một cảnh tịnh với sự chung tâm hiệp lực của bổn đạo và nhân sanh, Cảnh tịnh được mang danh hiệu là Thánh Tịnh Long Thành, thuộc Tôn giáo Cao Đài phái Chiếu Minh, được xây dựng vào năm 1942. Ngài là một Chủ Tịnh, vừa là một Pháp Đàn trong Bộ Phận Hiệp Thiên Đài, có công tập luyện rất nhiều Đồng Tử phục vụ cho nhiều chùa thất. Ngài được Ơn Trên ban Thánh danh là Ngọc Minh Sắc. Trong sứ mạng thế Thiên hành đạo được Đứcc Mẹ truyền dạy pháp đạo Tối Thượng Vô Vi.

 

Ngoài việc chăm lo đạo sự Ngài Ngọc Minh Sắc còn luôn cố gắng hết sức mình tạo điều kiện cho Thánh Tịnh Long Thành làm điểm hội họp của cán bộ làm việc mật cho Cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngài rất có công trong việc nuôi dạy thanh niên trốn quân dịch, xin miễn hoãn dịch cho họ, vận động phong trào binh vận và nuôi giấu cán bộ như các Ông : Lê Phát Thoại, Huỳnh Văn Danh, Lê Văn Út, Đặng Thiên Kiêm, Lâm Văn Năm, Nguyễn Quốc Khánh.

 

          Trên bước đường hành đạo hoằng dương chánh pháp đó đây trong thời kỳ chiến tranh và nghèo khó đầy gian khổ, lúc bổng khi trầm, Ngài vẫn luôn gánh nặng đạo đời trong cả sự nguy hiểm khi đối phó với kẻ giặc suốt 29 năm mà Ngài vẫn vẹn tròn trách nhiệm. Trong gian khổ chí cả Ngài càng cao, luôn tinh tấn trên đường tu học và hành đạo, đúng với câu " Tu nhứt kiếp ngộ nhứt thời". Trong đời tu hành của Ngài có sự chứng đắc linh ứng đúng như  câu sám Di Đà :

 

                             " Cầu cho khi thác biết ngày,

                    Biết giờ biết khắc, biết rày tánh linh..."

 

                                     

 

          Thật đúng với câu sám trên, có một đàn cơ nơi Thánh Tịnh Long Thành, Đức Huỳnh Huệ Chơn Tiên là Tiên Phụ của Ngài  cho biết trước 3 tháng như sau :

 

                             "Con nên biết thuyền nan trổ mặt,

                             Đã cận ngày con chắc thoát ly;

                                      Về nơi Thầy Mẹ đó thì,

                        Bỏ đi tất cả chuyện gì thế gian.

                             Nhựt thập, ngoạt thập an phần thể,

                             Thể chất nầy ô tệ lắm con;

                             Cầu cho trăng khuyết lại tròn,

                   Tị thời con sẽ vẹn toàn thăng Thiên...".

 

          Thật đúng với lời tiên tri kia, đúng 9 giờ ngày 10 tháng 10 Kỷ Dậu (1969) Ngài không đau bịnh gì cả chỉ trong vài phút Ngài nghe có biến chuyển lạ trong người thì liền bỏ xác, hưởng thọ được 71 tuổi.

 

          Trong khi xác Ngài còn nằm đó, Ngài được lịnh Đức Thượng Đế cho lai đàn hướng dẫn đồng đạo an táng Ngài theo ý của Ngài, và sau đó Đức Thượng Đế về ban phẩm vị cho Ngài là Đẳng Giác Kim Tiên.

 

Trước tấm gương trong sáng cao cả, trước sự nhiệm mầu khi Ngài liểu đạo, đã để lại cho đồng đạo một niềm tin vững chắc trên đường hành đạo tu thân giúp đời, lập công bồi đức tất phải được báo đáp những ân phúc nhiệm mầu cao cả của Trời ban. Thật đúng với câu Thánh giáo Đức Ngôi Hai dạy: " Con lo đạo Thầy ban ân huệ, con lo đời Thầy để con lo" Cuộc đời Ngài đã làm tròn sứ mạng phụng sự Cơ Thiên, dìu dắt nhơn sanh tu hành bằng cả một tinh thần và công sức lớn lao nên được Thầy Mẹ ban trao một quả vị xứng đáng. Từ tấm gương tốt đẹp và tinh thần cao cả của Ngài đã tạo dựng nên ngôi Thánh Tịnh Long Thành, nên luôn được đàng hậu tấn nhắc nhở và thờ kính.

 

Tìm Hiểu Ý Nghĩa sự Cúng Lạy

Dưới đây là bài thuyết trình của HH Quách Hiệp Long tại Thánh Thất Paris, Pháp nhơn ngày cúng Sóc Vọng. Đề tài rất hữu ích cho mỗi tín hữu Cao Đài cần suy nghiệm để thực hành cho có hiệu lực.

 
“Các em hãy lo cúng kiến thường !.“

Đức Quan Âm Bồ Tát (TNHT)

Nhà thờ Saint-Joseph ở Montréal được cất trên một ngọn đồi cao. Đường dẫn lên cửa chánh của nhà thờ là một cầu thang bằng xi măng cao chừng 100 bực thềm !. Cầu thang được chia ra làm ba phần. Phần chính giữa,mỗi bực thềm có lót thêm ván bằng cây,đặc biệt dành cho các khách hành hương quì gối đi lên thông thường để tạ ơn hoặc để cầu xin một đặc ân.

Một người trẻ có sức khỏe đi bộ lên cũng phải mất độ hơn 5 phút. Khách hành hương đến viếng nhà thờ thường lái xe đi thẳng lên bãi đậu xa. Đạo đệ đã từng chứng kiến thấy một người đàn ông quì đi lên bằng đầu gối từng bực thang để tạ ơn. Cứ mỗi nấc thang, ông cầu nguyện làm dấu, rồi mới nhấc đầu gối bước lên một nấc.Đạo đệ đã xúc động và rất kính trọng sự thành kỉnh và đức tin nơi Thiêng-liêng của Ông !.

Trong hình ảnh đó, trong niềm tin và sự thành kỉnh đó, đạo đệ kính mời quí vị cùng đạo đệ,chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và lợi ích của sự cúng lạy.

I. Cúng Lạy là gì ?

Mỗi Tôn giáo có cách cúng lạy theo nghi thức riêng của tôn giáo đó . Trong Đạo Cao Đài,Đức Chí Tôn có giảng dạy về sự cúng lạy như sau, trích từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển :



-Lạy là gì ?

- Là tỏ ra bề ngoài,lễ kỉnh trong lòng.

-Chấp hai tay lại là tại sao ?

-Tả là Nhựt,hữu là Nguyệt,vị chi Âm Dương. Âm Dương hiệp nhứt phát khởi Càn Khôn,sanh sanh hóa hóa; tức là Đạo.

-Lạy kẻ sống thì 2 lạy là tại sao ?

-Là nguồn cội của nhơn sanh lưỡng hiệp Âm Dương mà ra. Ấy là Đạo.

-Vong phàm lạy 4 lạy là tại sao ?

-Là vì hai lạy của phần người; còn một lạy Thiên, một lạy Địa.

-Lạy Thần, lạy Thánh thì 3 lạy là tại sao ?

-Là lạy đấng vào hàng thứ ba của Trời;  và cũng chỉ rằng lạy Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt. Ấy là Đạo.

          -Lạy Tiên, lạy Phật thì 9 lạy là tại sao ?

-Là lạy 9 Đấng Cửu Thiên Khai Hóa.

-Còn lạy THẦY mười hai (12) lạy là tại sao ?

-Các con không biết đâu?

-Thập Nhị Khai Thiên là THẦY,Chúa cả Càn Khôn Thế Giới; nắm trọn Thập Nhị Thời thần vào tay. Số 12 là số riêng của THẦY“. (TNHT, 1972, tr.10/11) Trong phạm vi của bày nầy, chúng ta thử cố gắng tìm hiểu một cách tổng quát ý nghĩa và ích lợi cho người thực hành pháp môn cúng lạy, chớ không đi sâu vào chi tiết các Nghi lễ Đạo Cao Đài vốn đã được hệ thống hóa nghiêm nhặt, trật tự bao gồm cả một kiếp nhơn sinh từ lúc sanh ra, thành người và đến lúc chết (Quan Hôn Tang Tế) ,từ kinh Thế Đạo đến kinh Thiên Đạo; từ Tiểu Đàn đến lễ Đại Đàn,v,v...

Đạo đệ xin trở lại phần định nghĩa sự cúng lạy, bây giờ xét theo quan niệm một người Tây phương. Theo Julien Ries -Giáo Sư Giám Đốc Trung Tâm Lịch Sử các Tôn giáo của Đại học Louvain-la-Neuve (Bỉ - Belgique) (*). Nghi lễ là một hành động do tâm hồn suy nghĩ, do ý-chí mình quyết định và được thân xác ta thực hiện qua lời nói và các động tác. Nó được đặt trong một tập họp linh thiêng gắn liền với kinh nghiệm gián tiếp về siêu nhiên và tìm cách thiết lập sự nối liền với một thực tế vượt ra ngoài thế giới nầy.

Hành động lễ bái luôn luôn gắn liền với một cơ cấu hình thức biểu tượng nhờ đó con người vượt qua được hình thức biểu tượng đi sang ý nghĩa tinh thần, từ các dấu hiệu bên ngoài đi vào thực thể nội tại.(Un rite est un acte pensé par l’esprit, décidé par la volonté, exécuté par le corps au moyen de paroles et de gestes. ll se place à l’intérieur d’un ensemble hiérophanique (1) lié à l’expérience médiate du surnaturel et cherche à établir un lien avec une réalité qui dépasse ce monde L’acte rituel est toujours lié à une structure symbolique par laquelle l’homme opère le passage du signifiant au signifié,du signe á l’être. (Les Religions Leurs Origines par Julien RIES. FLAMMARION 1993) (*) Hiérophanie : L’acte de la manifestation du sacré).

Theo định nghĩa trên, chúng ta có thể nói cúng lạy là một phương tiện giúp con người giao cảm được với thế giới vô hình, tìm về một thực thể siêu nhiên thiêng liêng mà các giác quan tai,mắt, mũi, lưỡi xúc giác thông thường của con người không thể cảm nhận,hiểu biết được. Nói như thế là chúng ta đã gián tiếp tin nhận rằng có sự hiện hữu của thế giới vô hình, của Thượng Đế,của các Đấng Thiêng liêng, của linh hồn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có niềm tin nầy. Cũng có rất nhiều người cho rằng cúng lạy là hình thức mê tín, rườm rà làm mất thì giờ quí báu trong cuộc sống ngày nay mà con người bị nhiều chuyện chi phối,bận rộn đủ thứ. Điều nầy là chúng ta phải xét đến sự cúng lạy có thật sự cần thiết hay không ? Nó có giúp ích gì cho người thực hành không ?. Mục đích của sự cúng lạy là gì ?,v.v...

II. Cúng lạy có cần thiết hay không ?

- Cúng lạy có lợi ích gì ?  Ăn chay ,niệm Phật, cúng lạy có làm cho chúng ta đắc Đạo, giải thoát luân hồi sanh tử hay không ?

-Thưa không ! Nhưng muốn được giải thoát luân hồi sanh tử, chúng ta cần phải bắt đầu bằng sự ăn chay, niệm Phật, cúng lạy để ý-thức từ từ tu sửa bản thân; sửa những thói hư,tật xấu như tham, sân,si....; tập làm việc thiện,v.v...nhằm Nội Tâm tu tiến, Ngoại thân đức hạnh là những bước đầu căn bản trong sự tu thân. Điều nầy Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo cũng đã từng dạy :
“Một quyển sách vần a, b, c, không làm cho một học sinh trở nên hàng bác học, nhưng muốn trở nên hàng bác học phải khởi thỉ và trải qua quyển sách vần ấy“.(TGST,1970)

Bây giờ chúng ta hãy xét-xem cúng lạy giúp ích gì cho chúng ta trong sự tu thân ? Đạo đệ kính mời quí vị lắng nghe lời dạy của Đức Quan Âm Bồ Tát, trích từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: “Các em phải lo cúng kiến thường :

- Một là tập cho Chơn Thần được gần gũi các Đấng Thiêng Liêng cho đặng xán lạn.

- Hai là cầu khẩn với Đại Từ Phụ tha thứ tội tình cho các em và cả sanh chúng.

- Ba là có tế lễ thì Tâm phải có cảm, cảm rồi mới ứng, ứng là lẽ tự nhiên.

- Bốn là Tâm có cảm thì lòng bác ái mới mở rộng mà nhứt là khiếu lương tri, lương năng của các em cũng nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ. Các em nhớ à !“.

Trong một bài Thánh Giáo khác, trích từ Thánh Giáo Sưu Tập, Đức Quan Âm Bồ Tát có dạy như sau :

“Tu phải cố trau giồi tâm tính,

Phải trước tiên quyết định tu chi ?

Tụng kinh là để làm gì ?

Ăn chay, niệm Phật ích chi cho mình ?

Không phải Phật thiếu kinh thường dụng,

Bảo chúng sanh đem tụng Phật nghe;

Tụng kinh như thể nói vè,

Nghĩa sâu không biết lối lề không thông.

Chẳng khác nào nghe o­ng vò ve,

Tiếng nhỏ to thỏ thẻ vu vu;

Tụng nhiều mới gọi rằng tu,

Đọc nhiều cho Phật công phu mới nhiều !.

Đó là tu theo chiều mê tín,

Biết bao giờ tâm Thánh mở mang;

Sách kinh là đuốc rọi đàng,

Dạy người học Đạo hành tàng thế nao.

          Vì lẽ đó cùng nhau rán hiểu,

Đọc kinh coi Phật biểu làm chi ?

Rán làm ăn ở cho y,

Tánh tình cùng những hành vi Phật Trời.

Đọc kinh rồi hiểu lời Phật dạy,

Thì chớ làm trái lại sách kinh;

Nếu khi mình đã thông minh,

Lão thông Đạo Pháp xem kinh làm gì ?“


***

“Còn cúng lạy niệm danh chư Phật,

Ở Chùa chiền Tịnh thất thường khi;

Tứ thời bái sám làm chi ?

Niệm danh các Đấng làm gì nữa đây ?.

***

          Cúng lạy để nghỉ ngơi tâm trí,

Để tịnh lòng, tịnh ý, tịnh ngôn;

Khép mình dưới bệ Chí Tôn,

Trau giồi tính nết luyện hồn tịnh thanh.

Cúng lạy để tâm lành phát hiện,

Nhìn Phật Tiên trên điện hiền hòa;

Khởi lòng bác ái vị tha,

Nhìn chung Thượng Đế là Cha linh hồn.

Nhìn lên trái Càn Khôn thường trụ,

Nhựt Nguyệt cùng tinh tú bao quanh;

                   Càn Khôn Vũ trụ vận hành,

 Còn mình là một chúng sanh phàm trần.

(TGST,1967)

III. Cúng lạy là một pháp-môn giúp hành giả giảm bớt thân nghiệp, ý nghiệp, khẩu nghiệp, nhãn nghiệp, nhĩ nghiệp.

Trong một ngày, từ lúc sáng thức dậy cho đến tối đi ngủ - ngay cả trong đêm - chúng ta đã nói bao nhiêu lời, đã suy tính bao nhiêu việc, đã làm biết bao nhiêu hành động, đã nghe và thấy biết bao nhiêu điều ? Có lời nói thì dịu dàng, dễ nghe, dễ cảm...,có tư tưởng thì hiền lành, có hành động thì bác ái,vị tha... Và cũng có lời nói thật là xấu xa, sân hận; tư tưởng thật ác độc, ích kỷ ...., hành động rất đê tiện tội lỗi,v,v...

Tất cả những thứ đó, kinh sách nói chúng ta đã gây tạo nhiều nghiệp, nghiệp xấu và nghiệp tốt mà thường thường thì có lẽ nghiệp xấu nhiều hơn ! Nào là nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp nhãn, nghiệp nhĩ, nghiệp ý. Cúng lạy là một pháp môn giúp chúng ta giảm bớt thân nghiệp, ý nghiệp, khẩu nghiệp ,nhãn nghiệp và nhĩ nghiệp, nếu chúng ta có thực tâm thành ý trì hành.

Thay vì chúng ta xem T-V, phim ảnh có thể làm động tâm mình thì lúc cúng lạy chúng ta chú tâm, định Thần vào Thiên Nhãn hay các đấng Thiêng Liêng. Thay vì ngồi nói chuyện tầm phào hay đọc tiểu thuyết,v.v...,lúc cúng lạy chúng ta quì gối đọc lời kinh, tiếng Phật, v.v...

Đó cũng là một sự tự kỷ ám thị để lần hồi có được thói quen tốt, tránh làm điều xấu xa, tội lỗi. Nếu chúng ta đã thực hành việc cúng lạy nhiều năm mà thói hư tật xấu vẫn cứ còn thì phải tự xét lại sự thành tâm, thật lòng của mình trong khi thực hành pháp môn và phải nhẫn nại, cố gắng thêm hơn. Như trên Đức Quan Âm Bồ Tát đã dạy :

“Cúng lạy là để nghỉ ngơi tâm trí;để tịnh lòng, để tịnh ý, để tịnh ngôn,để trau giồi tánh nết,để luyện hồn tịnh thanh; để tâm lành phát hiện....“.

Ngoài ra đức Di Lạc Thiên Tôn đã giảng dạy rõ ràng như sau :  “Sự lễ bái cúng lạy quì mọp ngoài ý nghĩa trịnh trọng thi lễ với Phật Trời, lại còn có ý nghĩa câu thúc thân mình trong sự khó khăn để trừ bớt nghiệp thân. Tịnh khẩu hoặc niệm Phật tụng kinh để trừ bớt nghiệp khẩu. Nhắm mắt tham thiền hoặc ngó ngay vào tượng Phật hoặc ngọn nhang, ngọn đèn lưu ly là để trừ lần nghiệp nhãn. Tham thiền định ý khép chặt không tư tưởng suy nghĩ vẩn vơ phóng túng để trừ lần nghiệp ý.Thiền định không chấp nhận mọi tiếng động vào tai để trừ lần nghiệp nhĩ“. (TGST,69)

IV. Sự cúng lạy giúp chúng ta thực hiện Công Trình, Công Quả và Công Phu.

Trong Đạo Cao Đài, chúng ta thường được nghe nhắc đến Tam Công. Đó là Công trình, Công quả và Công phu. Tại sao lại nói sự cúng lạy giúp chúng ta thực hiện được Công trình, Công quả và Công phu ? 

a. Cúng lạy cũng là một cách để luyện “Công Trình“

Thông thường, chúng ta ai cũng có tánh lười biếng. Nếu chúng ta chưa biết sự ích lợi và mục đích của sự cúng lạy và nhất là nếu chúng ta không có hoặc thiếu đức tin chúng ta khó mà chịu quì trước bàn thờ đọc kinh, định Thần, cầu nguyện một lần mỗi ngày, đó là chưa nói đến “Tứ thời công phu“ , tức là bốn lần mỗi ngày như Ơn Trên thường nhắc nhở ! Luyện công trình tức là đào luyện cái ý chí để chiến thắng sự lười biếng, yếu đuối, bạc nhược của tâm hồn, sự dể duôi buông thả hờ hững trong lòng.

Đó cũng là một phương pháp tập luyện cái dũng lực, tâm bất thối chuyển, cái sức mạnh cường kiện của người tu. Nhà Nho gọi đó là “Quân tử dĩ tự cường bất tức“. Chính cái sự đều đặn, liên tục không mệt mỏi, chán nản, nửa chừng bỏ dở đó là cái sức mạnh vô biên của người quân tử cũng như Trời Đất vần xoay, bốn mùa, năm, tháng, ngày đêm cứ tuần tự vận hành không ngừng nghỉ !. Chúng ta hãy đọc lại lời dạy của Đức Quan Âm Bồ Tát : “... Gần đến giờ cúng thời hoặc đi Chùa Thất, nghiệp trần dấy lên nêu đủ lý sự, nào mắc việc nầy bận việc kia, tại bần thần uể oải, hãy cố gắng cương quyết diệt những tư tưởng chủ bại đó,dứt khoát làm liền ý định rồi sẽ được việc ngay. Đó không gọi là Công trình được sao ?“ (TGST,74)

b. Cúng lạy cũng là một cách làm “Công Quả“ là nhờ ở sự cầu nguyện. Trong giờ phút thiêng liêng đó, với tâm thanh tịnh và đức tin chơn chánh,sự cầu nguyện của chúng ta cho tha nhân sẽ vô cùng hiệu năng và hữu ích trong lúc nhơn loại đang tràn ngập sống trong khổ đau ,tham dục, hận thù... Chúng ta hãy tập cầu nguyện cho tha nhân như lời dạy của Đức Quan Âm Bồ Tát:
“Chư hiền đệ muội ! Ai ai cũng thường cầu nguyện Thiêng liêng Trời Phật phò hộ cho mình, cho gia đình được an bình hạnh phúc nhưng có bao giờ cầu nguyện cho mình có đủ dạ từ bi để chia xẻ, để thông cảm,xử sự với tha nhân như Đức Chí Tôn đối với chư hiền đệ muội không ?“. Đức Minh Đức Đạo Nhơn có dạy
“Cầu nguyện là công đức vô lượng “ như sau :“Vì sao cầu nguyện được công đức vô lượng ? Đã bàn qua hai chữ Cầu

-Nguyện tất phải nói đến công đức để mỗi người đều ý thức đến sự quan trọng của lời cầu nguyện. Theo Phật gia có nói mỗi người đều có Phật Tánh. Phật Tánh hằng tại trong Phật thân (2) là Pháp thân, Hóa thân và Báo thân. Công đức vô lượng sẽ là mầm để khơi ánh huệ đăng cho ba thể Phật ấy. Nên nói rằng :

- Tự tánh bất ly thị công,ứng dụng vô nhiễm thị đức.

- Tự tu tánh thị công,tự tu thân thị đức. -Niệm niệm vô gián thị công, tâm hành bình đẳng thị đức. Tạm nói nghĩa như vầy :

- Không lìa tự tánh là công, lúc ứng dụng mà không nhiễm ngoại vật là đức.

- Mình biết tu lấy tánh mình để cho xuất tánh đó là công, mình biết tu thân mình trọn lành đó là đức.

- Niệm niệm không bị xen lẫn thiên lệch loạn động mà không dứt chánh niệm là công, lòng hằng phẳng lặng xem tất cả đều bình đẳng là đức.

Tóm lại, cầu nguyện mà được công đức không lường là do những tác dụng ấy... Ôi lớn lao thay ! Lời cầu nguyện, tâm cầu nguyện. Kiểm điểm lại để mỗi khi nhắc đến hai tiếng cầu nguyện phải liên tưởng ngay đến lý siêu việt và tác dụng uy linh của sự cầu nguyện“ (TGST,74)

c. Cúng lạy cũng là bước đầu của “Công Phu“.

Khi cúng lạy, thân mình quỳ ngay thẳng, nghiêm trang (Giới), mắt chú nhìn Thiên Nhãn hay ngọn đèn Thái Cực (Định),tập cho Chơn Thần được gần gũi các Đấng Thiêng liêng cho đặng xán lạn và khiếu lương năng, lương tri lần hồi thành ra mẫn huệ (Huệ).

Lúc cúng lạy, lúc công phu thiền định là lúc chúng ta đang lo nuôi linh hồn chúng ta, đang rèn luyện tâm mình cho được đến chỗ thanh tịnh như lời dạy thiết tha, đầy sự thương yêu sau đây của THẦY- Đại Từ Phụ.

“CÔNG PHU vốn nguồn sanh mạch cả, Đức , trí, nhân tiếp họa nên hình; Tứ thời vẹn giữ cao minh, Nuôi hồn theo nhịp câu kinh tiếng lành. Giờ phút Thiêng niệm danh Tiên Phật, Cảm kích lòng, như khất, như xin; Như dâng tất cả chân tình, Như nguyền đến cửa Thần Linh thọ truyền. Nhờ công phu con siêng học Đạo,
Nhờ công phu con bảo toàn căn; Mới mong sửa đổi tánh hèn, Mới thâu vọng tưởng, mới tăng an hòa“. (Kinh Tam Thừa Chơn Giáo)

V. Làm sao để được ban ơn ?

Thông thường mỗi khi cúng lạy, chúng ta thường cầu xin Ơân Trên một vài điều gì ! Việc nầy rất tự nhiên, không có gì mặc cảm hay tội lỗi. Theo thiển ý của đạo đệ thì thấy cần nên khuyến khích cầu nguyện, vì mỗi khi cầu nguyện phải có đức tin và lòng thành thì sự cầu nguyện mới mong được sự ban ơn của Thiêng liêng. Bởi lẽ, theo lời dạy của Đức Quan Âm Bồ Tát :

“có tế lễ thì tâm phải có cảm, cảm rồi mới ứng, ứng là lẽ tự nhiên“.

Trong khi đạo đệ soạn bài này thì hay tin Mẹ Teresa - giải thưởng hòa bình Nobel vừa qua đời ! Đạo đệ để ý đến một lời tuyên bố của Mẹ Teresa trong một phóng sự trên TV : ll faut toujours prier car la priere, c’est la foi. Et la foi, c’est l’amour !
(Phải luôn luôn cầu nguyện vì sự cầu nguyện, chính là đức tin. Và đức tin chính là tình thương !)

Tuy nhiên, chúng ta cần ý thức rằng sự ban ân huệ thiêng liêng cũng không thể đi ra ngoài Luật Công Bình Trời Đất. Bởi Luật Nhân Quả vẫn theo đuổi chúng ta trong ly tấc, không thể sai chạy được ! Chúng ta không thể nào suốt đời chỉ bo bo ích kỷ, lo sống cho bản thân mình hay gia đình mình rồi đến khi tai nạn đến mới cầu xin Trời Phật Chúa cứu cho ! Nhớ lại lời dạy của THẦY trong (Đại Thừa Chơn Giáo) :

Tai Trời đến mới kinh hồn mất vía, Nhớ lại THẦY; THẦY đã đi đâu !!! Và Đức Di Lạc Thiên Tôn giảng dạy rất rõ : “Sự thờ phượng hiến dâng cũng là hình thức để thể hiện lòng tôn kính chớ không phải vì sự thờ phượng hiến dâng ấy để được độ rỗi an bài và siêu thoát“.(TGST,69). Và Ngài lại dạy :

“Thiên địa vô tư,Thần minh ám sát. Bất vị tế lễ nhi giáng phước. Bất vị thất lễ nhi giáng họa. Trời đất không riêng cho ai. Thần minh cầm cân công lý soi xét người đời. Không vì sự cúng tế hiến dâng lễ vật mà cho phước. Không vì sự không cúng tế hoặc thất lễ mà gieo họa. Sự họa phúc rủi may tốt xấu đến với mọi người là do căn nguyên tội phúc của mỗi người mà thị hiện. Do đó lời thiêng liêng thường dạy mỗi người rán lo tu, cải ác tùng thiện. Thiện nhiều được phước, gặp sự an lành; còn ngược lại cải thiện tùng ác, ác sanh điều tội lỗi thất đức thì tai họa rủi ro sẽ đến với mình không sớm thì chầy ! “

Luật Công bình Thiêng liêng là như thế, tuy nhiên Ơn Trên vẫn có chừa một khoảng trống dành cho những người tu hành hằng ngày có tư tưởng tốt lo cho tha nhân như lời dặn dò, nhắc nhở của Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt :
“Nhớ niệm danh trong các Đấng Thiêng Liêng mà tín hữu Cao Đài hằng niệm, sẽ được hộ trì khi bịnh hoạn bất kỳ. Nhớ hằng ngày phải để tư tưởng tốt nghĩa là những tư tưởng lành, có lợi ích cho tha nhân thì sự cầu nguyện mới mong kết quả“(TGST, 68)

IV. Kết luận :

Bài này được góp nhặt từ một số Thánh Giáo soạn ra, đạo đệ xin quí Đạo Trưởng, Đạo Tỷ, chư Hiền Huynh,Hiền Tỷ, Hiền đệ, Hiền Muội bổ túc thêm những gì còn kém khuyết cho đượïc phong phú và tiến bộ hơn trong tinh thần nghiên cứu giáo lý cầu tiến và tình thương đồng đạo,đồng chí hướng hoằng khai Đại Đạo. Đạo đệ xin chấm dứt nơi đây bằng hai câu kệ có thể làm một đề tài mà chúng ta cần nghiên cứu trong tương lai : “Nhứt cú Di-Đà vô biệt niệm, Bất lao đàn chỉ đáo tây Phương !“ Xin tạm dịch nghĩa đen :“Một câu Nam Mô A Di Đà Phật (hay Nam Mô Cao Đài Tiên Ông) mà niệm cho đến chỗ vô niệm (3), thanh tịnh thì chúng ta đến được cõi Tây Phương (Niết Bàn) không mệt nhọc gì, dễ cũng như một cái búng tay !“.Quách Hiệp Long (Paris, 26/10/97) ------------------------------------------------------------ --------------------

 (2) Pháp thân : thân đạo lý. Cái Chơn thân,cái đạo thể,cái thể của Pháp tánh. Pháp thân của Phật có bốn đức : Thường, Lạc, Ngã,Tịnh (Tứ đức Ba-La-Mật). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo; nó tự nhiên trường tồn không thay đổi dù Phật có ra đời hay không. Còn cái thân mà Phật mang lấy xuống thế, chịu sự sướng với sự khổ là cái dư nghiệp,tức cái báo thân,cái sanh thân. Cái thân mà Phật dùng phép thần thông biến hóa ra để độ chúng gọi là hóa thân hay thần thông biến hóa thân. Đó là tam thân Phật. Trong một thể tướng của Phật có đủ ba thân : Pháp thân, báo thân và hóa thân.
Pháp thân có đủ 5 phần: 1. Giới, 2. Định, 3. Huệ, 4. Giải thoát, 5. Giải thoát tri kiến. Đó là năm thứ công đức hiệp thành Pháp thân của Phật, Thánh. (Theo Phật Học Tự Điển, Đoàn Trung Còn 1967)

(3) Thiện tri thức ! Đối với các cảnh, tâm chẳng nhiễm, tâm niệm thường lìa các cảnh, chẳng bao giờ đối cảnh sanh tâm đó là vô niệm (Kinh Pháp Bửu Đàn) Phẩm Định Huệ.

 
   

 

TRUYỆN VUI

-         Huyền Không Tử

Sửa Ðổi Thiên Nhiên.

Ngồi dưới gốc cây Bồ Ðề Ða Văn nói:

- Thiên nhiên có những điều bất cân xứng cần phải sửa chữa lại.

Vô Văn hỏi:

- Cái gì bất cân xứng?

Ða Văn ví dụ:

- Như bên kia, cây dưa hấu nhỏ như vậy mà trái thật to tướng, còn cây Bồ Ðề này to tướng mà trái lại nhỏ xíu!

Ngay khi đó một trái Bồ Ðề rơi trên đầu Ða Văn. Vô Văn nhân cơ hội nói:

-         May chú chưa kịp sửa lại, chứ nếu trái Bồ Ðề to bằng trái dưa hấu thì còn gì là cái đầu của chú nữa!

-        

Tinh Tấn Hay Làm Biếng.

Ðạo sĩ  Cầu Ðắc kể với Vô Ðắc: Sau khi luyện được phép thần thông ngồi trên mây bay từ nơi này qua nơi khác như ý muốn, ta hãnh diện khuyên một người bạn:

- Này bạn! Hãy cố gắng luyện pháp môn này chỉ cần trì chỉ ít năm là thành công.

Bạn ta hỏi:

- Thành công để làm gì?

Ta giải thích:

- Bạn không thấy sao, với sở đắc này, Tôi có thể đi đây đó dễ dàng, không mệt nhọc gì cả.

Bạn ta nói:

-         À, thì ra Huynh tinh tấn chỉ để được làm biếng.

-        

Tu Sửa

Hỏi:

- Tu có phải là sửa không?

Sư nói:

- Không phải.

- Vậy là không sửa?

- Cũng không phải.

- Phải làm sao?

Sư đáp:

-         Không sửa thì kẹt cái này, sửa thì thành ra cái khác.

-        

Tự Do Hay Trói Buộc?

Một Thiền sinh quen sống phóng túng, không chấp nhận được giới luật, nói với Sư:

- Ở đây tôi chỉ thấy toàn là luật lệ trói buộc, chẳng tìm thấy đâu là tự do giải thoát của Thiền.

Sư nói:

- Anh không thấy trong tướng dụng tự do là giới luật, trong thể tánh giới luật là tự do sao?

- Tôi không hiểu.

- Thế thì anh đã bị tự do trói buộc mất rồi!

Nghiệp Còn Nặng

Thấy bà tín nữ đem một lồng chim đến chùa Ða Văn mừng rỡ đón lấy toan phóng sanh. Bà tín nữ giằng lại, nói:

- Không phải tôi phóng sinh ở đây đâu. Tôi chỉ gởi đây rồi mai trở lại lấy.

- Chứ bà định làm gì với lồng chim đó?

Bà tín nữ giải thích:

- Chú không biết sao, ngày mai có lễ ở chùa dưới phố, tôi sẽ đem đến đó phóng sinh.

Ða Văn thở dài ngẫm nghĩ: "Phố cách đây cả trăm cây số lại phải đợi đến ngày mai, chắc nghiệp của bầy chim này còn nặng".

Làm Chủ.

Chủ nhân một đại xí nghiệp tư doanh, xuất gia vào viện hơn một năm. Ông rất tinh tấn. Ai cũng nghĩ là ông sẽ thành công trên đường đạo. Nhưng một hôm ông đến yết kiến Sư:

- Con đã cố gắng tự kiểm soát một cách nghiêm nhặt nhưng vì sao chưa làm chủ được thân tâm?

Sư vỗ bàn quát:

- Ngươi đã quen cái thói làm chủ mất rồi!

Ðã Muộn Rồi

Hỏi:

- Có cần phải tinh thông ba tạng giáo điển mới hành đạo được không?

Sư giảng:

-         Xưa các đệ tử Phật chỉ nghe một câu kệ mà dụng một đời không hết. Về sau những pháp môn dạy cho mỗi căn cơ khác nhau đều được hệ thống hóa, phân tích chi ly, phân chia thành bộ, kết hợp thành chương gọi là Tam Tạng. Chẳng khác Y điển ghi hết thuốc hay bệnh lạ hoặc sách dạy nấu ăn ghi chép các món cao lương mỹ vị trên đời. Những sách ấy quý giá thật nhưng đang khi bệnh sẵn có thuốc hay lại đòi học cho hết bệnh và thuốc trên đời ta e đã muộn! Lại như đang khi cơn đói sẵn có cơm ngon đợi gì phải học cho hết các món sơn hào hải vị!

-        

Ngón Tay Quá Lớn

Một học giả đến thăm Thiền viện thấy đa số tăng chúng có vẻ quê mùa, chất phác thì có ý khinh thường. Thỉnh thoảng ông đưa ra những vấn đề cao xa trong các luận phái Phật giáo để thảo luận nhưng Tăng chúng chẳng mấy quan tâm. Cuối cùng ông trách Sư:

- Sao Thầy chẳng dạy Tăng chúng kinh luận gì hết?

Sư nói:

- Ông chỉ thấy danh mà không thấy thực, thấy tướng mà không thấy tánh.

- Sao lại không, tất cả Kinh Luận đều phân biệt danh - thực, tướng - tánh, sắc - không, sinh - tử, Niết - Bàn, chân đế - tục đế, hữu - vô v.v... không học sinh luận thì làm sao hiểu được.

Sư than:

-         Ôi! Quả là ngón tay của ông đã lớn hơn mặt trăng mất rồi!

-        

Thiền Ðịnh Lâu Nhất

Sư hội các đệ tử lại hỏi:

- Trong các con, ai hành thiền định được lâu nhất?

Ðệ tử thứ nhất hăm hở trình:

- Con có thể nhập định được bảy ngày.

Ðệ tử thứ hai thưa:

- Con được năm ngày.

Ðệ tử thứ ba nói:

- Con được một ngày

Ðệ tử thứ tư bạch:

- Con nhập định được hai giờ thôi!

Ðệ tử thứ năm nói:

- Con chỉ được nửa giờ thôi.

Người thứ sáu thưa:

- Thầy ơi! Con chịu thua các sư huynh rồi. Con không nhập định được. Nhiều lắm là con chỉ biết con đang thở từng hơi thở mà thôi.

Sư nói:

- Thế mà con thiền định lâu nhất đó.

 

ĐẠO LÝ CON NGƯỜI

Ngọc Ánh Hộ

                   Đạo lý con người trọng nghĩa nhân,

                   Luôn luôn vẹn giữ  ở tinh thần.

                   Không vì vật chất mà thay đổi,

                   Chẳng bởi danh quyền lại rẻ phân.

                   Có đủ niềm tin cùng đất nước,

                   Thêm đầy sức sống khắp muôn dân.

                   Từ nơi ý thức vì chân lý,

                   Soi đậm tình thương ánh sáng ngần.

 

Giữ tâm trong sáng

                                     Ngọc Ánh Hộ

Ngẫm nhìn thế sự chạnh bùi ngùi,

Trãi bấy nguồn cơn kẻ tới lui.

Một giất tường xem sao lắm khổ ?

Trăm năm thử hỏi có gì vui ?

 Đâu vòng nghiệp lực quây điên đảo,

Những đoạn oan khiên đẩy ngược xuôi.

Mộng ước là bao thì cũng mộng,

Giữ tâm trong sáng phải lau chùi.

 

Home Nội San 01 VĂN KIỆN TATB 2007