VĂN KIỆN TÂN CHIẾU MINH 02

ĐẠI LỄ

MỪNG LONG HOA HỘI KHAI DIỄN 
tại

     Trước Lâm Thánh Đức Thiền Điện

     HỘI THÁNH DI LẠC VĨNH LONG

xin bấm vào đây xem Vidéo Slide và nghe nhạc hòa tấu 6 câu vọng cổ



Trong những buổi Đàn cơ mật do hai Hội Thánh Tân Chiếu Minh (tại Quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) và Hội Thánh Di Lạc Vĩnh Long thì Đức Di Lạc Thiên Tôn phán dạy Hội Thánh Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi Cao Đài Đại Đạo (Tân Chiếu Minh, tại Quận Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long, sau đổi tên thành Chiếu Minh Giáo Tòa) tổ chức Đại Lễ Mừng Long Hoa HộI Khai Diễn tại Hội Thánh Di Lạc Vĩnh Long trong thời gian 12 ngày từ ngày Mùng 8 tháng 10 Âm lịch năm Giáp Dần (21.11.1974) đến ngày 20.10. Âm lịch (3.12.1974).

  1. TỔ CHỨC

Trước ngày Đại Lễ một tuần, đêm nào tại Trước Lâm Thánh Đức Thiền Điện cũng có thiết lập đàn cơ để chư chức sắc trong hai HộI Thánh Chiếu Minh và Hội Thánh Di Lạc thỉnh lệnh Ơn Trên về các chi tiết của cuộc lễ.

Đức Di Lạc giáng cơ ban Sắc Lệnh chỉ định các chức sắc vào Nhiệm vụ trong Ban Tổ Chức Đại Lễ. Chức Chưởng giáo Hoi65i Thánh Tân Chiếu Minh là Sư trưởng Bùi Hà Thanh là Trưởng Ban Tổ Chức, ông Thiên Đức Nguyễn Văn Các, Chưởng Quản Hội Thánh Di Lạc đồng thờI được Thiên phong kiêm nhiệm Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài HộI Thánh Chiếu Minh, là Phó Ban Tổ Chức, có các Trưởng Tiển Ban như: Trưởng Tiểu Ban Văn Thư, Ngoại Giao, Nghi Lễ, Trật Tự, Nhiếp Ảnh Điện Ảnh, Trai Đường, Hành Hương …

  • BAN VĂN THƯ : Phụ trách việc mời Quan Khách, thảo văn thư, ấn tống các thánh giáo cơ bút …
  • BAN NGOẠI GIAO : Phụ trách việc giảI đáp các thắc mắc về Giáo lý, tiếp các Phái Đoàn, thong dịch Anh, Pháp ngữ cho các Phái Đoàn ngoại quốc, rình Sổ Vàng cho khách thập phương ghi cảm tưởng, tư tưởng đạo đức để lưu niệm.
  • BAN TIẾP TÂN : Tiếp và hướng dẫn Quankhách đền Thiền Điện để làm Lễ Đức Phật Thích Ca và Đức Di Lạc.
  • BAN NGHI LỄ : Phụ trách việc hành lễ, các công tác Phật sự …
  • BAN NHIẾP ẢNH, ĐIỆN ẢNH : Phụ trách việc nhiếp ảnh, quay phim diễn tiến cuộc lễ để làm tài liệu phổ biến Đạo sau nầy cho cả ở trong và ngoài nước, ban đêm chiếu phim giúp vui để thiên hạ thấy sự vui thích mà đến gần với Đạo, nghe Đức Di Lạc thuyết pháp (qua đàn cơ).
  • BAN TRAI ĐƯỜNG : Phụ trách việc nấu cơm chay, đãi tiệc cho khách thập phương, đặc biẹt vào ngày rằm tháng mười có một buổi cơm chay rất ngon để đãi 200 trẻ em trong tỉnh Vĩnh Long.
  • BAN HÀNH HƯƠNG : Nhận lễ vật, tài vật của khách thập phương cúng dường.

Tham dự Đại Lễ có các Phái Đoàn Đại Diện các Chi Phái Đạo Cao Đài và các tôn giáo khác ở các tỉnh khác như Sa đéc, Cà mau, Long xuyên, Cần thơ, Đà lạt …

II . PHÒNG TRIỂN LÃM

Phái Đoàn mỗI tỉnh trang hoàng triển lãm, ghi lại những hình ảnh, công quả mà mỗi tỉnh đã gặt hái được trong thời gian hành đạo vừa qua. MỗI hình ảnh đều tượng trưng một ý nghĩa về triết lý Đạo.

Có tất cả 6 phòng triển lãm: Phòng triễn lãm của tỉnh Vĩnh long trình bày một mô hình Tịnh Xá Cửu Khúc Liên Hoa Đài, trên vách là hình Thiên Nhãn, đồ án xây cất Tịnh Xá Cửu Khúc Liên Hoa Đài, hình ảnh về đạo sự…

Các phòng triển lãm của các tỉnh Cần thơ, Long xuyên, Sa đếc, Cà mau… cũng chưng nhiều hình ảnh về đạo sự, hình vẽ tượng trưng triết lý Đại Đạo Cao Đài như Thiên Nhãn, Tam Bửu: Tinh, Khí, Thần, hình Tam giác tượng trưng ba Ngôi Đức Thượng Đế và ba thể của con người. Để tô điểm cho them đẹp, mỗi phòng Triển lãm còn được trang trí bằng những chậu kiểng, trái cây ở mỗi địa phương.

Đặc biệt phòng triển lãm của Thành phố Đà Lạt có trình bày một mô hình dụ án cây cất tạI Đà lạt là một cái Đài hìng Rồng rất đẹp gọi là Long Vĩ Đài. Đây cũng là một kiểu kiến trúc mà chư vị chức sắc nơi đó vẽ ra do cơ bút Ơn Trên tả ra.

  1. DIỄN TIẾN CUỘC LỄ
  2. Trong Kinh Di Lạc do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng nhân rằm Trung Nguơn Mậu Thân (sau vụ Tổng Tấn Công lúc Tết M.T. 1968 các thành phố) trong những buổi Đàn Cơ thì chư đệ tử : Phật tử, tín đồ Đạo Cao Đài , thiện nam tín nữ các tôn giáo có trình bạch Ơn Trên và Ơn Trên có cho 2 câu thơ về dân tộc Việt nam như sau:

Đại Lễ khai mạc vào sang mùng 8 thánh 10 Âm lịch năm Giáp Dần. Khai mạc Đại Lễ là Lễ gắn huy chương cho các chức sắc có công với Đạo.

Tham dự bưổ Lễ có các Phái Đoàn Tôn Giáo ở khắp nơi, các Cơ Quan, Đoàn thể, Chính quyền… Mỗi Phái Đoàn chỉ có một Đại Diện được mời lên Vạn Hạnh Đạo Tràng mà thôi.

Theo sư sắp xếp thiêng liêng qua cơ bút, Đức Di Lạc dạy Ban Tổ Chức trang bị nơi Hội Trường Vạn Hạnh đúng 120 cái ghế. Đây là một con số bí mật chưa được tiết lộ. Những vị tháp tùng với Phái Đoàn phải ngồi ở Phòng Hậu Tổ, phía sau Thiền Điện. Hệ thống phát thanh được thiết trí để cho tất cả mọI ngươì trơng khu vực Đại Lễ đều nghe được.

Dể khai mạc Đại Lễ, Chưởng Giáo Hội Thánh Chiếu Minh Đại Diện cho Đức Di Lạc Thiên Tôn đọc diễn văn chào mừng Đại Lễ, sau đó Đại Diện các Phái Đoàn lên phát biểu cảm tưởng.

Sau lễ khai mạc, chương trìng Đại Lễ diễn tiến đúng theo thứ tự trong Chương Trình do Đức Di Lạc ấn định.

Trong 12 ngày ĐạI Lễ, lúc Ngọ thời ( từ 11 giờ đến 13 giờ) và Dậu Thời sau khi cúng thì 20 giờ mỗI ngày đều có đàn cơ và Đưc Di Lạc giáng cơ dạy Đạo ( trong Chương Trình Đại Lễ ghi là Long Hoa Giáo Chủ thuyết pháp). Tất cả mọI người không phân biệt tôn giáo, có thể vào Thiền Điện để nghe. Sau khi đàn cơ xong, có ngườI phụ trách bình (ngâm) lạI cơ bút, ghi âm và phóng thanh ra các loa trong khu vực Đại Lễ.

Đại Lễ diễn tiến tốt đẹp suốt 12 ngày, tượng trưng cho 12 năm sắp tớI, có những biến chuyển quan trọng mà cơ Trời không thể tiết lộ được.

Nhiều ngườI e ngại cho tình hình an ninh cũng nhu những sự việc không hay xảy ra trong khi Khai Diễn cuộc lễ, vì theo sự suy đoán của nhiều ngườI, khi nghe nói đến Long Hoa Đại Hội là nghĩ suy đến tai Trời ách Nước… Tuy nhiên, các chức sắc trong Hội Thánh Chiếu Minh đã trấn an nhơn sanh bằng một câu trong thong bạch gởI các ạo trưởng các Chi Phái, tôn giáo trong và ngoài nước, thiện nam, tín nữ, khách thập phương như sau: “CHƯ LIỆT VỊ SẼ THẤY MỘT NGÀY VUI HIẾM CÓ TRÊN ĐỜI”.

Thật vậy, trong 12 ngày Đại Lễ, tại Vĩnh Long không có xảy ra việc gì. Dân chúng tại đây cũng như ở khắp nơi về đây nên khu vực Trước Lâm Thánh Đức Thiền Điện đã thấy một ngày vui chưa từng có tại Vĩnh Long.

Mặc dù vậy, nhưng các đạo hữu cũng lo sợ cho tình hình đất nước sẽ xảy ra chết chóc ở khắp nơi, Hoà bình sẽ khó có thể trở lại trên đất nước Việt nam đầy đau khổ (1).

Các chức sắc trong Hội Thánh Chiếu Minh và Hội Thánh Di Lạc cho rằng Đại Lễ Mừng Long Hoa Hội Khai Diễn là một sư bắt đầu cho những biến cố sắp xảy ra.

Long Hoa Khai Diễn là những tai họa xảy ra cho nhân loạI, nhưng tạI sao Đức Di Lạc cho là sự vui mừng ? Điều nầy có mâu thuẫn không ? Theo y kiến của nhiều ngườI, giảI thích rằng: Long Hoa ĐạI HộI là một cuộc sửa đổI, tái lập đờI mớI tốt đẹp hơn, nhưng ai có thiện tâm sẽ coi đó là niềm vui, một phần thưởng. Ngoài ra, cơ bút diễn tả cảnh khổ, chết choc xảy ra trong lúc Long Hoa Khai Diễn là trường hợp ai chua thức tỉnh, còn hận thù, đầy ác tâm… dĩ nhiên sẽ gánh lấy cái nghiệp quả mà họ đã làm. Đó là sự tin tưởng của một phần lớn thiện nam, tín nữ tham dự Đại Lễ.

Sau cuộc lễ, rất nhiều ngườI bình phẩm về hai Hội Thánh nầy. Một số người cho rằng các đạo hữu là những người mê tín. Theo những người nầy thì họ không tin có Đức Di Lạc giáng cơ, vì theo họ, các Đấng Thiêng Liêng không bao giờ giáng cơ hằng ngày, hằng đêm. Cũng có người cho rằng chư Thiêng Liêng vì thương nhân loại, hạ mình để làm thế nào thức tỉnh mọi ngườI hướng về đường Đạo, lo tu sửa tâm tánh để hướng thượn, phản bổn hoàn nguyên.

Những sự kiện vừa trình bày cũng như kỹ thuật cầu cơ có nhiều bí mật, khó có thể kiểm soát bằng khoa học được nên người ta không thể tin hoàn toàn hay bác bỏ tất cả.

Theo sự khảo sát của chúng tôi, cơ bút vẫn có thật, điện lực vẫn có và người ta không thấy điện nhưng rờ thì bị điện giựt có thể chết nều nhiều Volt và Ampère. Các Đấng Vô Hình vẫn có, nhưng nếu đà cơ không chỉnh, đồng tử không tịnh… thì chư vị giáng cơ có thể là chư thần minh dù không cao cả lắm, nhưng có đạo đức muốn dạy ngưòi đời lo tu cũng là điều tốt, miễn đừng chia Chi rẻ Phái hay có ẩn ý hay mượn danh mà xưng thì không tốt và ngườI đọc nên cẩn thận. Có khi nào một thần minh dám xưng là Đức Di Lạc Thiên Tôn hay Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế không? Đức Chí Tôn đã có dạy rằng: những linh hồn dám xưng danh ngài, chỉ có ngai ngài nó không dám ngồi mà thôi.

Dù sao Đạo lý và đời sống vinh quang sau khi chết cũng là một tương lai đầy hứa hẹn để đem lại sự an ủI cho dân tôc đau khổ triền mien như dân Việt nam. Sự đau khổ do chiến tranh dai dẳng gây ra, theo sự tin tưởng của chư đạo hữu, thì cho rằng người Việt nam phảI trả một cộng nghiệp của dân tộc do tổ tiên đã gây ra, làm tuyệt chủng một dân tộc trong cuộc Nam Tiến ( Chiêm Thành) và đồng hoá Thủy Chân Lạp ( Khmer) ở Nam Phần ngày nay (1).

Tín ngưỡng vừa trình bày là một con đường giải thoát về phương diện tâm linh cho một số người Việt nam có một chiều hướng mớI: Một ý hướng hoà hợp dân tộc, hoà đồng tôn giáo, để thống nhất tinh thần, hy vọng một tương lai xán lạn.

     Tổ tiên đã đổ máu đào,

Cũng vì Hồng Lạc sa vào hố sâu.

Sau đây là THÔNG BẠCH và Chương Trình do Đức Di Lạc Thiên Tôn giáng cơ:

THÔNG BẠCH

Gởi:

  • Chư Đạo Trưởng các Chi Phái, Tôn Giáo trong và ngoài nước.
  • - Chư Thiện nam, Tín Nữ và Quý Quan Khách thập phương trong, ngoài nước.
  • 08 giờ Thượng phướng
  • 09 giờ Hội Nội bộ: Lễ treo gắn Huy chương cho các chức sắc, chức việc, tín đồ hữu công, Bầu các Tiểu Ban Hành Sư.
  • 11 giờ Thọ trai
  • 12 giờ Long Hoa Giáo Chủ thuyết pháp.
  • 06 giờ Cúng Tiểu Lễ.
  • 07 giờ Điểm tâm.
  • 08 giờ Chuẩn bị tiếp rước Quan khách.
  • 09 giờ Quan khách đến, Phái Đoàn đến.
  • 10 giờ Nghi Lễ Khai Mạc bắt đầu:
  • 12 giờ Chưởng Giáo Bùi Hà Thanh cắt băng các Phòng Triển Lãm.
  • 12 giờ 30 Thọ trai
  • 14 giờ Long Hoa Giáo Chủ thuyết pháp.
  • 15 giờ Chi Phái, Tôn Giáo thuyết trình Giáo lý.
  • 17 giờ Thọ trai.
  • 18 giờ Cúng Tiểu Lễ.
  • 20 giờ Chiếu bóng giúp vui.
  • 06 giờ Mẹo thời Cúng Tiểu Lễ.
  • 08 giờ Điểm tâm.
  • 09 giờ Chi Phái, Tôn Giáo thuyết trình Giaó lý.
  • 11 giờ Thọ trai.
  • 12 giờ Long Hoa Giáo Chủ thuyết pháp.
  • 14 giờ Chi Phái, Tôn giáo thuyết trình Giáo lý.
  • 17 giờ Thọ trai.
  • 18 giờ Cúng Tiểu Lễ.
  • 20 giờ Chiếu bóng giúp vui.
  • 06 giờ Cúng Tiểi Lễ.
  • 08 giờ Điểm tâm.
  • 11 Thọ trai.
  • 12 giờ Long Hoa Giáo Chủ thuyết pháp.
  • 17 giờ Thọ trai.
  • 18 Cúng Tiểu Lễ.
  • 06 giờ Hạ Phướng Bế Mạc.

LONG HOA GIÁO CHỦ, Bần Đạo xin báo tin cùng chư Liệt Vị, ngày mùng 9 tháng 10 năm Giáp Dần, nhằm ngày 22 tháng 11 dl, 1974 là ngày LONG HOA HỘI Khai Diễn. LONG-HOA-HỘI đến với thế gian, niềm vui cũng đến vơí nhân loại.

CAO-ĐÀI-GIÁO, Phái Chiếu Minh, lãnh lịnh của Bần Đạo chịu trách nhiệm cử hành ĐạI Lễ Mừng Long Hoa Hội Khai Diễn tạI Trước Lâm Thánh Đức Thiền Điện Vĩnh Long, trong vòng 12 ngày, ngày đầu tiên là ngày mùng 8 tháng 10 âl. Niên Giáp Dần, nhằm ngày 21 thánh 11 dl năm 1974. Đã là ngày vui chung, nếu Chư Liệt Vị muốn cùng góp vui, thì, Nhân, Tài, Vật, Lực cứ góp vào. tất cả dều hoan hỉ tiếp nhận vật chất lẫn tinh thần của Chư Liệt Vị.

Chư Liệt Vị sẽ thấy một gày vui hiếm trên đời.

Thân chào Chư Liệt Vị.

DI LẠC THIÊN TÔN

CHƯƠNG TRÌNH CUỘC LỄ

NGÀY MÙNG 8 THÁNG 10 ÂL. NIÊN GIÁP DẦN ( 21 tháng 11 năm 1974)

NGÀY MÙNG 9 THÁNG 10 ÂL. NIÊN GIÁP DẦN ( 22 tháng 11 DL. Năm 1974)

Lễ chào Quốc Kỳ và Đạo kỳ.

Một phút mặc niệm Đấng Chí Tôn.

Một phút mặc niệm Các Tiền Nhân Khai Đạo.

Một phú mặc niệm Các Anh Linh Tử Sĩ Đạo.

Diễn văn Khai Mạc Đại Diện Long Hoa Giáo Chủ,

Chưởng Giáo Bừu Hà Thanh đọc.

Cảm tưởng của Quan Khách ếu có.

Đáp từ của Ban Tổ Chức, Thiên Đức đọc.

Nghi Lễ Khai Mạc chấm dứt.

NGÀY MÙNG 10 THÁNG 10 ÂL. NIÊN GIÁP DẦN (23 tháng 11 năm 1974)

NGÀY 11 THÁNG 10 NIÊN GIÁP DẦN ( 24 tháng 11 DL. Năm 1974)

NGÀY 12 THÁNG 10 NIÊN GIÁP DẦN ( 25 tháng 11 DL. Năm 1974)

Và những ngày kế tiếp đều giống nhau như ngày 11 tháng 10 âl. Niên Giáp Dần (24 tháng 11 dl. 1974)

NGÀY 20 THÁNG 10 ÂL. NIÊN GIÁP DẦN ( 03 tháng 12 DL.Nam 1974)

Trích quyển Hội Thánh Di Lạc

Tiểu luận Cao học Nhân Văn

Môn Tôn giáo Nhân Chủng học

của sinh viên Hà Phước Thảo tại ĐHVK Sài gòn, 3.1975

Ghi chú: Quyển nầy sau khi in 50 cuốn để nạp cho Ban Giám Khảo, Thư Viện Trường và Thư Viện Quốc Gia, 2 cuốn để tặng Thư Viện Hội Thánh Di Lạc Vĩnh Long làm tài liệu tham khảo, trong một đàn cơ vào Tết Ất Mão, cũng là đàn cơ chót, vì Đức Di Lạc cho biết là bế cơ luôn, ngài dạy là „tất cả chư môn đồ từ nay không được mặc áo tràng hay đạo phục nữa, đừng cho ai biết mình tu và đừng đi chùa nữa thì mới tránh khỏi khảo đảo“

Chúng tôi có mang trình lên Thiên bàn cuốn sách in xong (ronéo 250 trang) và bạch với Đức Di Lạc Thiên Tôn, xin ngài coi có sai sót chỗ nào không và xin phép in để phổ biến được không, thì cơ bút do ngài dạy: “Quyển sách nầy không được phép in ở tại đây mà phải chờ để đến một nơi khác ở xa lắm mới được in“.

Chư vị hầu đàn và chúng tôi ngạc nhiên không biết tại sao ngài không cho tu va không cho phổ biến Đạo nữa, nên tất cả nhìn nhau và khi đàn cơ xong thì rầu rĩ, nói chắc có chuyện gì lớn lao sắp xảy ra, có thể tận thế không? Vì hai vài tháng đã dự Lễ Long Hoa Đại Hội có suy nghĩ là thế giới phải trải qua cuộc Phán Xét gì đây ?

Hôm nay (10.2004), khi ở xa nước Việt nam chúng tôi mới hiểu lời dạy của Đức Di Lạc và bây giờ chúng tôi mới tin cơ bút, chớ vào năm 1974 thì nửa tin, nửa chờ thì nghiệm nhiều lần, vì đã tham dự rất nhiều đàn cơ tại đây nhưng chưa thấy những bài cơ bút nào có phàm ý cả, bởi Đàn rất nghiêm trang. Sau nầy chúng tôi có đọc một Thánh giáo luyện đồng tử thì thơ văn không vần và lạc ý, nhưng khi đọc tiếp thì thấy THẦY dạy là đồng tử chưa tịnh, phải tập lại, cả Đàn bị rầy, nên tin đó là đàn cơ do THẦY giáng chớ không phải vị nào thấp mượn danh.

TRƯỚC LÂMTHÁNH ĐỨCTHIỀN ĐIỆNHỘI THÁNH DI LẠC VĨNH LONG

1974

BA TRÀNG THUYẾT PHÁP CỦA DI LẠC TÔN PHẬT

Nhân ngày Đại Lễ Mừng Long Hoa Hội Khai Diễn

từ Mùng 8 tháng 10 đến ngáy 20 tháng 10 năm Giáp Dần (1974) qua cơ bút khi bình Thánh Giáo xong phát thanh bằng loa trước Chùa Di Lạc cho khách thập phương đủ mọi tôn giáo, chi phái, cả người nước ngoài (có phần dịch thuật) và lương dân và đồng bào chưa nhập môn vào Tôn giáo nào.

BÀI THUYẾT PHÁP THỨ NHẤT

Bần đạo đại hỷ chào mừng chư liệt vị :

Đây là buổi thuyết pháp đầu tiên của Bần Đạo, chư liệt vị cũng như hầu hết tất cả các sinh nhân ai ai cũng đều trông mong sao cho được an lạc, sao cho đừng đau khổ. Điều đó là điều mà Bần Đạo lãnh sứ mạng để làm, Bần Đạo phải làm sao cho thế giới nầy được an vui. Điều đó mọi người ai cũng tưởng là thiên nan, vạn nan, nhưng kỳ thật chẳng khó khăn gì!.

“Khi cơ trời đã đến cũng như giữa đêm đen tối ước muốn thấy mặt trời là một điều rất khó. Nhưng đến lúc đêm đã tàn thì trong chốc lát nữa tự nhiên cũng thấy được mặt trời. Bần Đạo không phải là Đấng Hóa Công, cũng không có phép mầu biến cải được máy trời. Bần Đạo chỉ lãnh lệnh thuận theo thiên cơ mà làm. Thế giới nầy khổ đau sắp dứt và sẽ được tái lập một cõi đời an lạc trong lành.

Home Nội San 02 VĂN KIỆN TÂN CHIẾU MINH 02