NGHI LỄ CƠ BẢN TIẾP THEO
1.9. LỄ PHẨM THIÊN BÀN
VÀ CÁC BÀN THỜ
(BIỂU ĐỒ KHUÔN THỜ VÀ LỄ PHẨM….)
+ Lễ phẫm Thiên bàn: Phần lễ phẩm Thiên bàn gồm có: 1 là Đèn thái Cực, 2 là Bình bông, 3 là Dĩa trái, 4 là Lư hương, 5 là Rượu, 6 là Bạch thủy, 7 là Trà, 8 và 9 là cặp đèn lưỡng Nghi.
- BIỂU ĐỒ Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG
9 MÓN LỄ PHẨM TRÊN THIÊN BÀN
Trên đây là Nghi thức Thiên Bàn. Tất cả Lể phẩm trên Thiên bàn được quy định đúng với nghĩa lý cao siêu của đạo không thể thay đổi được. Thiên bàn là nơi thờ Thầy như một bản đồ lớn được vận hành trong Càn khôn vũ trụ. Tất cả các bàn thờ khác như bàn Quan Âm, bàn Quan Thánh, bàn Hộ Pháp v.v… tuy hình thức lớn nhỏ khác nhau nhưng vị trí lễ phẩm trên bàn mỗi bàn thờ đều giống như nhau không được thêm hay bớt bất cứ một lễ phẫm nào. Đó chính là giữ gìn thể pháp của Hội Thánh mình.
- ĐÈN THÁI CỰC đặt ở giữa gọi là Thái cực đăng, được thắp sáng liên tục trên Thiên bàn, tượng trưng cho nguồn gốc của vũ trụ, là động năng nguyên thủy và vĩnh cửu phát sinh hai năng lực Âm Dương trong trời đất để hóa sinh muôn loài, vạn vật.
Thái cực đăng còn tượng trưng cho tâm đăng như Kinh Đại Thừa Chân Giáo có dạy: “Ngọn đèn các con thờ chính giữa đó là giả mượn làm tâm đăng, Phật Tiên truyền đạo cũng do đó, các con thành đạo cũng tại đó...”
Vậy, đèn Thái cực và hai tách nước âm dương tượng trưng Thái cực phân Lưỡng nghi, theo quan niệm về vũ trụ của người đông phương, cũng là quan niệm của Đạo Cao Đài.
- BÌNH HOA biểu hiện cho sự xanh tươi tốt đẹp, chỉ về tinh là hình thể con người. Năm sắc hoa là tượng trưng cho năm mầu da trên thế giới: vàng, trắng, đỏ, xanh, đen.
- DĨA TRÁI CÂY xếp theo vị trí âm dương, trái cây tượng trưng cho Hậu thiên Ngũ vị đối với Tiên thiên ngũ khí. Trái cây cũng biểu hiện cho người tu hành được thành công đắc quả.
- LƯ HƯƠNG Lư hương chỉ về An Lư Lập Đảnh nên phải để ngay giữa. Ý nghĩa năm cây hương là Ngũ hành, Ngũ khí triều nguơn, hay gọi là Ngũ hương gồm: Giới hương, Định hương, Huệ hương, Giải thoát hương, Tri kiến hương.
Đặc biệt: Người tu tịnh phái Chiếu Minh phải thể hiện Tam Bửu thoát ngoài Ngũ Hành nên Rượu, Trà, Bạch Thủy phải để bên ngoài Lư Hương cho hợp với sự chuyển vận của pháp môn nầy.
Nhang chưa đốt thì gọi là cây nhang, khi đốt có mùi hương thì gọi là cây hương. Khi cắm 5 cây hương vào lư hương trên Thiên bàn thì cắm cây giữa (số 1) trước, rồi đến cây bên trái (số 2), rồi đến cây bên phải (số 3). Xong hàng trong thì tới hàng ngoài cắm cây bên trái (số 4) trước, rồi tới cây bên phải (số 5).
Lưu ý: 2 cây hương ngoài so le với 3 cây hương trong để phía bên ngoài nhìn vào thấy rõ 5 cây hương. 5 cây hương có ý nghĩa như sau:
+ Giới hương: (cây hương số 1) nghĩa là phải giữ trọn giới cấm cho tâm mình trong sạch; do sợ luật luân hồi quả báo của trời, nên mới dấn thân vào đường tu niệm, khi vào đường tu niệm thì phải trọn giữ giới cấm cho tâm được trong sạch. Thuộc về Phật.
+ Định hương: (cây hương số 2) giới cấm rồi, thì phải học về Thể Pháp và Bí Pháp của đạo; lúc đó mới thiền định cho tâm thần an tịnh. Thuộc về Pháp.
+ Huệ hương: (cây hương số 3) nghĩa là thiền định rồi phát huệ; khi đã thiền định rồi, thì trở thành người có huệ sáng suốt, ấy là đoạt Pháp. Thuộc về Tăng.
+ Tri kiến hương: (cây hương số 4) nghĩa là phát huệ rồi gia công thêm nữa thì sẽ biết cái lẽ màu nhiệm của tạo hóa tức là đắc lục thông. Tri kiến, nghĩa là biết và thấy.
Khi đoạt Pháp rồi, thì sẽ thấy được thế giới vô hình, và biết được sự mầu nhiệm của Đức Chí Tôn.
+ Giải thoát hương: (cây hương số 5) nghĩa là giải thoát luân hồi quả báo; được giải thoát luân hồi quả báo, tức là đoạt đến phẩm vị Phật.
Người tín đồ Cao Đài hàng ngày có 04 khóa lễ vào các giờ Tý, Mẹo, Ngọ, Dậu (thời Tý từ 11 giờ đêm đến 1 giờ khuya, thời Mẹo từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, thời Ngọ từ 11 giờ trưa đến 1 giờ trưa, thời Dậu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối); một ngày có 24 giờ, chia cho 12 tức là Thập Nhị Thời Thần, mỗi một thời có 2 tiếng đồng hồ.
+ Thời Tý: Đúng 12 giờ đêm là chính giữa của thời, là trung hoà chi đạo, là giờ giáp giới, ngày cũ hết, ngày mới bắt đầu, nên 12 giờ đêm 30 tháng 12 gọi là giờ giao thừa. Thời Tý là thời cực Âm sinh Dương, do nhất điểm Dương sinh chi thủy, vận chuyển càn khôn hóa sinh vạn loại. Cúng thời này phải dâng rượu và sẽ được hưởng khí sanh quang làm cho khí phách được mạnh mẽ, trí não sáng suốt.
+ Thời Mẹo: là thời Nguơn Thần, sau những giờ định tịnh mà phát khởi biến hóa, sinh trưởng muôn loài, do Âm Dương vãng lai giao thời, gọi rằng Thủy Hỏa ký tế, vạn loài hữu sinh. Cúng thời này phải dâng trà và sẽ được hưởng Thần lực làm cho Chơn Thần được khoẻ mạnh.
+ Thời Ngọ: là thời Nguơn Khí có đầy đủ ánh sáng Dương quang, soi thấu cả nguồn sinh khí của toàn thể muôn loài, tức là cực Dương sinh Âm, là nguồn tịnh dưỡng Nguơn Khí, nên phải cúng rượu. Khi đó sẽ được hưởng khí sanh quang nuôi dưỡng khí phách được an tịnh.
+ Thời Dậu: là thời Nguơn Thần, Âm Dương giao thời, Thủy Hỏa ký tế, vạn loại toại yên, nên phải cúng trà và sẽ nuôi dưỡng Chơn Thần an tịnh.
- BA LY RƯỢU là tượng trưng cho ba cõi: Hạ giới, Trung giới, Thượng giới, Khi cúng rót rượu ba phân tượng trưng cho ba bậc tu hành: Hạ thừa, Trung thừa, Thượng thừa; và ba bậc trí thức là: Hạ lưu, Trung lưu, và Thượng lưu.
+ Rượu: đặt ngay giữa. Rượu chỉ về Khí, Là một trong Tam bửu của các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
+ Rượu Khí, nước trắng: Tinh, trà: Thầnlà Tam bửu để ngoài Lư hương là thoát Ngũ hành của Phái tu tịnh Chiếu Minh. Dĩa đựng tách nước trắng, dĩa đựng 3 ly rượu, và dĩa đựng tách nước trà để ngang nhau và gần nhau.
Ba ly rượu : Khi cúng, dùng rượu trắng tinh khiết rót vào 3 ly, mỗi ly rót 3 phân rượu.
Rượu tượng trưng KHÍ, mà Khí là chơn thần.
Đức Chí Tôn dùng rượu tượng trưng chơn thần của chúng ta là muốn chơn thần cường liệt như rượu mạnh vậy.
Tại sao chỉ rót 3 phân rượu vào mỗi ly ?
Khi cúng đàn tại Thánh Tịnh, ly rượu do lễ sĩ dâng lên phải rót đủ 9 phân, và người tiếp lễ cầm nhạo rượu do lễ sĩ dâng lên, rót thêm vào 3 ly rượu có sẵn trên Thiên bàn cho đủ 9 phân rượu trong mỗi ly.
Ba ly rượu đặt hàng ngang trên Thiên bàn có ý nghĩa giống như 3 cây nhang cắm hàng ngang trong lư hương (Án Tam tài), là để tượng trưng Tam tài: Thiên, Địa, Nhơn (Trời, Đất, Người).
Ly rượu giữa tượng trưng Trời, 3 phân rượu tượng trưng Tam bửu (3 báu) của Trời là : Nhựt, Nguyệt, Tinh.
Ly rượu bên tách trà tượng trưng Đất, 3 phân rượu nầy tượng trưng Tam bửu của Đất là : Thủy, Hỏa, Phong.
Ly rượu bên tách nước trắng tượng trưng Người, 3 phân rượu tượng trưng Tam bửu của Người là : Tinh, Khí, Thần.
Khi lễ sĩ dâng ly rượu và nhạo rượu lên trong lễ cúng Tiểu đàn hay Đại đàn tại Thánh Tịnh, người tiếp lễ cầm nhạo rượu lên rót thêm vào 3 ly rượu nầy cho đủ 9 phân, vì số 9 là số căn bản của Thiên Địa Nhơn:
-Trời có trên hết là Tam thập lục Thiên (36 từng trời), phía dưới có Cửu Trùng Thiên (9 từng trời). Số 36 là bội số của số 9 căn bản. - Đất có Thất thập nhị Địa (72 địa cầu). Số 72 là bội số của 9. - Người thì có Cửu khiếu (9 lỗ), khi tu hành thì tiến hóa lên Cửu phẩm Thần Tiên, cũng lấy số 9 làm căn bản.
Vả lại, theo Số học, ba số: 36, 72, 9 có ước số chung nhỏ nhất là 3, có ước số chung lớn nhứt là 9, cho nên, trước khi cúng thì rót 3 phân rượu, đến khi dâng Tam bửu thì rót rượu thêm cho đủ 9 phân rượu, có ý nghĩa như vừa trình bày. (Bội số là số lớn hơn nhiều lần, Ước số là số nhỏ hơn nhiều lần).
- TÁCH NƯỚC TRẮNG (bạch thuỷ): (Dương) đặt bên trái. chỉ về Tinh, là một trong Tam bửu của các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật. Nước trắng là Nước Dương là nguồn nước trên Trời mưa xuống để nuôi sống muôn loài, vạn vật.
-Tách nước trắng, đặt bên tả của Thiên bàn, tượng trưng Dương. Chúng ta dùng nước thiên nhiên như: nước mưa, nước giếng, nước sông, nước phông tên. Các thứ nước nầy chỉ cần lọc cho tinh khiết, trong suốt, không nấu sôi.
Còn 8 phân nước trắng tinh khiết tượng trưng Bát công đức thủy trong Ao Thất bửu nơi Cực Lạc Thế Giới ở cõi Thiêng liêng. (8 công đức của nước trong Ao Thất bửu là: lắng, sạch, trong, mát, ngọt ngon, nhẹ dịu, nhuần trơn, an hòa. Uống vào thì hết đói khát lo âu, bổ khỏe các căn của xác thân).
Khi rót nước trắng hay trà, phải rót cho đủ 8 phân.
Hai tách nước trắng và nước trà, tượng trưng Âm Dương, nên thường gọi chung là hai tách nước Âm Dương.
Nước trắng hay Bông đều chỉ về Tinh, rượu chỉ về Khí, trà chỉ về Thần. Tinh, Khí, Thần, là Tam bửu của 5 bậc tiến hóa Nhân, Thần, Tiên, Thánh, Phật.
- TÁCH NƯỚC TRÀ (Âm) đặt bên phải. chỉ về Thần, là một trong Tam bửu của các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật. Nước trà là Nước Âm là nguồn nước trên Trời mưa xuống để nuôi sống muôn loài, vạn vật.Nước trà là Nước Âm là nguồn nước ở trong lòng đất, và biển cả, sông ngòi, rạch suối. Người ở miền đất cao, thì đào đất sâu xuống làm giếng lấy nước uống và nấu ăn. Người ở vùng đất thấp đồng bằng, thì dùng nước biển, sông, suối, rạch, ngòi dù mùa mưa hay nắng hạn. Người vật cũng nhờ đó mà sống, nên chén nước trà (nước đã nấu sôi) Nên dùng loại trà tốt, thơm tho để bên hữu Thiên bàn gọi là Âm.
Nước trà còn có một ý nghĩa khác: nước trà tượng trưng THẦN, một trong Tam bửu của con người. Thần là chơn linh, linh hồn. Đức Chí Tôn dùng trà tượng trưng chơn linh là muốn chơn linh của ta điều hòa như trà vậy.
Tại sao rót 8 phân nước Âm Dương ?
Tách có 8 phân nước trắng tượng trưng 8 lượng của Nghi Dương, tách có 8 phân nước trà tượng trưng 8 lượng của Nghi Âm. Hai tách nước Âm Dương hiệp lại tượng trưng 16 lượng, tức là 1 cân, số 1 tượng trưng Thái cực. (1 cân = 16 lượng)
Mặt khác, nước trà tượng trưng Thần tức là linh hồn của chúng ta. 8 phân nước trà tượng trưng Bát phẩm chơn hồn đầu kiếp xuống cõi trần làm chúng sanh. Như trong Phật Mẫu Chơn Kinh nêu rõ:
"Càn Khôn sản xuất hữu hình
Bát Hồn Vận Chuyển hóa Thành Chúng Sinh".
Hai tách nước trà và nước trắng nầy sau khi cúng xong có thể được Chức sắc đổ chung lại với nhau để hành pháp luyện thành Cam lồ thủy, dùng trong các bí tích: phép xác để tẩy trược chơn thần cho được trong sạch nhẹ nhàng, và phép giải bịnh để tẩy các trược khí trong cơ thể người bịnh.
Tóm lại, tất cả những món đặt trên Thiên bàn đều có tính cách tượng trưng, để nói lên quan niệm về giáo lý và triết lý của Đạo Cao Đài.
* Cái quan trọng của hai tách nước Âm Dương là ở chỗ nước trà và nước trắng, chớ không phải ở cái tách hay cái chung đựng nó; tách có quai hay không quai, bằng sành sứ, nhựa hay thủy tinh đều dùng được cả.
* Tương tự như thế, cái quan trọng của ba ly rượu là ở chất rượu tinh khiết, chớ không phải nơi cái ly hay cái chung đựng rượu. Cái ly ấy có thể thấp hay có chưn cao, làm bằng ngọc quỳnh, sành, sứ, thủy tinh hay bằng nhựa, kể cả bằng kim loại, đều dùng được cả.
* Các ngày thường Thời Tý, Ngọ cúng rượu. Khi đọc bài dâng 01 trong Tam Bửu là bài dâng Tửu là đủ. Thời Mẹo, Dậu cúng nước Âm Dương tức là nước trắng và nước trà. Khi đọc bài dâng 01 trong Tam Bửu là bài dâng Trà là đủ.
* Còn các ngày lễ nơi Cơ sở đạo hay ngày lễ cúng trong gia đình cũng phải có Tam bửu đầy đủ. Trong thời cúng khi đọc kinh tới phần dâng Tam bửu thì đọc bài dâng hoa (Tinh), dâng tửu (Khí), dâng trà (Thần) là đủ ý nghĩa Tam bửu.
- CẬP ĐÈN LƯỠNG NGHI 8 và 9 Hai cây đèn hai bên trái và phải, ngay trước bình hoa và dĩa trái cây, đây là hai cây đèn Lưỡng Nghi. Cặp đèn Lưỡng nghi ứng với đèn Thái Cực ở giữa, bên trong, tượng trưng cho nguyên tắc hóa sinh của vũ trụ “Thái cực sinh lưỡng nghi”.
- PHÂN ĐỊNH VỊ TRÍ ÂM DƯƠNG
Vị trí Âm, Dương – Trái, Phải trên Thiên Bàn hay mặt tiền của Cơ Sở đạo.
Khi muốn nhận định về Âm Dương - Trái, Phải trên Thiên bàn hay mặt tiền của Cơ sở đạo thì người nhận định khi đứng trước nhìn vào Thiên bàn hay Cơ sở đạo phảinhận định được bên tay trái của Thầy là bên Dương, bên tay phải của Thầy là bên Âm.
- 1.10.CAO ĐÀI BÁT QUÁI ⁽ [1] ⁾
Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu xây dựng Bát Quái Đài có khắc 8 chữ phía trên theo Cao Đài Bát Quái.
Cao Ðài Bát quái 高臺八卦Thứ tự các quẻ trong Bát Quái Cao Ðài được Ðức Chí Tôn dạy trong Chú Giải Pháp Chánh Truyền như sau:
Ðáng lẽ Thầy phải để bảy cái ngai của phái nam bên tay trái Thầy, tức là cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn đạo cho đủ Ngũ Chi nên Thầy buộc phải để vào Cung Ðạo là cung Ðoài cho đủ số. Ấy vậy, cái ngai của Ðầu Sư nữ phái phải để bên cung Khôn, tức là bên tay mặt Thầy."
Các quẻ trong Bát Quái Cao Ðài có thứ tự giống như thứ tự các quẻ trong Bát Quái Hậu Thiên, nhưng lại chuyển theo chiều ngược lại.
- Thứ tự tám quẻ khởi đầu từ Càn: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly,
Khôn, Ðoài:
+ Bát Quái Hậu Thiên chuyển theo chiều kim đồng hồ.
+ Bát Quái Cao Ðài chuyển theo chiều nghịch kim đồng hồ.
- Cao Ðài Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái
Bát Quái Hậu Thiên tượng trưng thời kỳ nhứt bổn tán vạn thù; Bát Quái Cao Ðài tượng trưng thời kỳ vạn thù qui nhứt bổn, nên có chiều quay ngược lại với Bát Quái Hậu Thiên.
Trục Ðông Tây của Bát Quái Cao Ðài là Chấn Ðoài thì giống y trục Ðông Tây của Bát Quái Hậu Thiên.
Trục Bắc Nam của Bát Quái Cao Ðài là Ly Khảm, ngược chiều với trục Bắc Nam của Bát Quái Hậu Thiên là Khảm Ly, để cho Thủy Hỏa trong hai Bát Quái đồ ký tế tương tác tức Âm Dương tương hiệp mà đắc đạo tại thế.
Bát Quái Ðài nơi Tòa Thánh Tây Ninh là nơi để thờ phượng Ðức Chí Tôn và các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Bát Quái Ðài xây theo hình Bát quái tức là một hình tám cạnh đều nhau, mỗi cạnh là một quẻ, xây cao 12 bực, ngoài lớn trong nhỏ, làm như bực thang đi lên, tượng trưng Thập nhị Thiên (12 từng Trời), hình thức của nó cũng giống như Cửu Trùng Thiên đặt nơi Ðại Ðồng Xã trước Tòa Thánh, nhưng Cửu Trùng Thiên chỉ có 9 bực tượng trưng 9 từng Trời.
Trên mặt cao nhứt của đài nầy có cẩn 8 cung Bát Quái.
1.11. KHUÔN THỜ TẠI HỘI THÁNH VÀ CÁC HỌ ĐẠO
- THỜ NƠI BÁT QUÁI ĐÀI
+ Ảnh Thánh Tượng Thiên nhãn có Nhựt Nguyệt Tinh kiểu hàng thẳng đứng đặt giữa Thiên bàn ở vị trí cao nhất phía trong Bát Quái Đài.
+ Ảnh Thập Tự Tam Thanh
Chữ hàng thẳng đứng: HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ NGỌC HOÀNG ĐẠI THIÊN TÔN 玄穹高上帝玉皇大天尊(cách hàng ngang nối tiếp): CAO ĐÀI THÁI BẠCH THỔ THẦN TIÊN ÔNG高臺太白土神仙翁.
- Chữ hàng ngang: NGỌC THANH - THƯỢNG THANH - CHƠN THANH玉清上清眞清.
+ Nối tiếp là một hàng thẳng xuống là khuôn ảnh Thập Tự Tam Thanh十序弎清 có đôi liễn: PHẬT NHỰT TĂNG HUY 佛日增揮và PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN法輪常轉
+ Ảnh Đức Ngôi Hai Giáo Chủ. Cuối cùng là khuôn ảnh Đức Ngôi Hai Giáo Chủ. Là vị Giáo chủ của Phái Đạo Cao Đài Chiếu Minh.
+ Trên Thiên Bàn cũng có Nhứt Trấn oai nghiêm Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nhưng chỉ thờ vô vi nên không để khuôn ảnh.
(Ảnh Thánh Tượng Thiên nhãn…..)
(Ảnh Thập Tự Tam Thanh…..
(Ảnh Đức Ngôi Hai Giáo Chủ…..)
- THỜ NƠI CỬU TRÙNG ĐÀI
- Bàn Nội Nghi
-Bàn thờ Nhị Trấn và Tam Trấn Oai Nghiêm:
- Bàn ngoại nghi
+ Cửu Trùng Đài là phần Thể của đạo, nơi hội tựu Chức Sắc, Chức Việc cùng Nhơn Sanh để đảnh lễ Đức Chí Tôn và các vị Giáo Chủ. Bên trái thờ khuôn ảnh Đức Quan Thánh Đế Quân 關聖帝
Bên phải thờ khuôn ảnh Đức Quan Âm Như Lai 觀音如來, phần lễ phẩm y như lễ phẩm Thiên bàn.⁽ [2] ⁾
- THỜ NƠI HIỆP THIÊN ĐÀI
Hiệp Thiên Đài là phần phách của đạo, là nơi thông công giửa Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài. Từng trên Hiệp Thiên Đài thờ khuôn chữ Đông Phương Chưởng Quản 東方掌