QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
...
QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
HỘI THÁNH CAO ĐÀI CHIẾU MINH
TÒA THÁNH LONG CHÂU
Nghi lễ rất quan trọng trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói chung, trong các Chi Phái đạo nói riêng. Mỗi Chi Phái đều có giữ gìn truyền thống riêng biệt của mình.
Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn dùng huyền cơ diệu bút thành lập vào năm 1926 (Bính Dần). Thuở ấy, nơi vùng quê, xa xôi hẻo lánh, vào ngày 15/01 Mậu Thìn (1928), ông Lê Minh Giác ở Rạch Sỏi, làng Thạnh Mỹ, tổng Định Báo, quận Châu Thành, Cần Thơ (nay là ấp Thạnh Lợi A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) cùng gia đình đến hầu đàn tại Chiếu Minh Đàn là Nhà Đàn Chánh. ở Cần Thơ. Ông được Ơn Trên cho về lập đàn để độ nhơn sanh. Ông rất lo ngại, e không thể gánh vác nổi trọng trách này thì có hai ông là Hồ Vinh Quí (tự Phán Quí) và ông Nguyễn Văn Huỳnh là hai đệ tử luôn gắn liền với Đức Ngôi Hai tại Cần Thơ, khuyên ông Giác hãy vững tin như lời Ơn Trên đã dạy và sẽ được ban ơn. Ông Giác liền chuẩn bị để được lập đàn tại nhà. Đến ngày 20 tháng 4 (Mậu Thìn) ông Lê Minh Giác khai đàn tại nhà với sự tham dự của ông Phán Quí. ông Đốc Học Đặng Khắc Kỷ, ông Tư Thìn (đắc vị: Thủ Trì Tôn Thần), ông Tám Tỵ và nhiều đồng đạo. Từ đó nơi đây được ban danh Nhà đàn Chiếu Minh, thường xuyên được lập đàn Ơn Trên về dạy đạo.
Sau đó nơi đây có nhiều người vào đạo ngày một đông, chủ đàn được nhiều Mạnh thường quân công quả xây dựng Nhà đàn rộng rãi khang trang đủ điều kiện cho nhân sanh đến dự đàn, cúng bái. Các mạnh thường quân gồm có ông Hồ Vinh Quí, ông Nguyễn Văn Huỳnh, ông Lê Minh Giác, ông Đặng Khắc Kỷ, ông Tư Thìn, Ông Tám Tỵ, ông Trần Văn Lược (Đắc vị: Huệ Minh Kim Tiên), ông Nguyễn Văn Sảnh và nhiều đồng đạo.
Trong thời điểm cơ bút nơi đây mỗi tháng có từ hai đến 3 lần lập đàn cơ được Ơn Trên dạy rất kỷ về Nghi Lễ Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh cần được kết hợp giữ gìn truyền thống của một Hội Thánh Chiếu Minh vừa lo cơ Tịnh Độ vừa lo cơ Phổ Độ cho được đủ đầy phương tiện để hoằng pháp độ sanh.
Lúc bấy giờ khắp nơi vùng sông Tiền, sông Hậu đều do Ơn Trên thành lập các Nhà đàn. có 01 Nhà đàn Chánh và nhiều Nhà đàn Thứ như sau: ⁽ [1]⁾
(Danh sách Nhà Đàn…)
Đến năm 1940 Bửu Minh Đàn được thành lập cũng là một Nhà đàn Thứ tại Ô Môn do chủ Nhà đàn là Ông Nguyễn Thành Được. Nơi đây được Thầy ban lập đàn cơ liên tục trong Tam ngoạt để các Đấng Thiêng Liêng về dịch bộ kinh Phật từ văn xuôi Nho tự chuyển thành Bộ kinh văn vần bằng từ ngữ Việt gồm kinh Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Kim Cang), và cơ bút từ Tòa Thánh Long Châu của thời điểm ngày đầu thành lập Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu luôn nhắc nhở chỉ dạy phải nghiên cứu, tuyển chọn, kết họp những bộ kinh Thuần túy Cao Đài nêu trên sắp xếp cho phù họp với một Phái đạo vừa lo cơ Phổ độ vừa lo cơ Tịnh độ và giữ gìn truyền thống lâu đời
Trên đây là một số Nhà Đàn Thứ đã được thành lập trong giai đoạn đầu sơ nguyên khai Đạo Chiếu Minh tại Cần Thơ - Hậu Giang. Hiện nay có một số nơi được nâng cấp từ Nhà đàn thành Thánh Tịnh, một số giữ nguyên, một số bị hư hoại không có người nối truyền.
Nhà Đàn Thứ nơi đây do Ông Lê Minh Giác (Đắc vị Bá Giám Tôn Thần ngày 13/03/1957) là chủ đàn và được đặt tên là Nhà đàn Chiếu Minh Đàn Thạnh Mỹ, tại Ấp Thạnh Mỹ, (hiện nay là Ấp Thạnh Lợi A). xã Tân Phú Thạnh, Châu Thành A, Hậu Giang). sau đổi tên là Nhà đàn Chiếu Minh Tự. Đến ngày 09 tháng Giêng, năm Bính Thân (1956) đàn cơ Đức Chí Tôn giáng dạy nơi đây được ban danh hiệu là Toà Thánh Long Châu. Toàn thể bổn đạo phải tranh thủ tiếp tục lo sửa sang xây dựng lại hoàn thiện ngôi Tam Đài cho kịp ngày rằm tháng 05 Bính Thân sắp đến làm lễ lạc thành.
Trích Thánh giáo Đức Chí Tôn dạy như sau:
THI
“Cao thượng hoằng khai mối đạo hùynh,
“Đài tiền sùng bái độ nhân sinh.
“Chiếu ban cứu thế vui an lạc,
“Minh gọi toàn linh hưởng thái bình.
“Tòa đạo ra đời cơ phổ độ,
“Thánh nhân xuất thế hướng quang minh.
“Long hoa hội tựu nhân hiền đức,.
Châu báu luyện giồi mới sáng xinh”
Và trích đoạn thi bài Thầy dạy:
………………………………………………………………….
" vậy các con nghe truyền cụ thể,
"Tổ chức lo đại lễ Lạc Thành;
"Tam Đài Thánh Thể lưu danh,
"Là ngày Toà Thánh định rành Long Châu.
"Ngày Hội Thánh lần đầu phân bổ,
"Tịnh độ lo, Phổ độ cũng lo;
"Lạc Thành tam nhựt cơ phò.
"Chánh lễ Thập ngũ, ngũ do ngoạt đề.
"Niên Ất Mùi Thầy phê sắc Chỉ,
"kể từ đây còn Quí, con Hùynh,
"Hoàn thành trong cuộc hành trình,
"Trao cho Minh Giác giữ gìn triển khai.
"Thiên Huyền Tâm Trùng Đài thực hiện,
"Ngọc Minh Khai đảm nhiệm Hiệp Thiên;
"Hội trưởng nữ phái đang tìm,
“Thầy trao Từ Lý cố chuyên phận hành.
“Nay Chơn truyền Chiều Minh phải giữ,
“Các Trưởng nơi Đàn Thứ phải lo,
“Là cơ Tuyển độ nghe trò,
“Về sau Tận độ có đò Nhị Thiên.
“Pháp Ngôi Hai Thầy truyền tuyển độ,
“Vì quá cao nên khó tùy duyên;
“Nhị Thiên tá thế cao nhiên,
Lập cơ tận độ Thầy truyền hôm nay”…
Vâng lịnh Đức Chí Tôn nơi đây được diễn ra lễ lạc thành Tam Đài trong 3 ngày thật là trọng thể. Ban tổ chức đảm trách cuộc lễ theo chương trình chỉ dẫn của Ơn trên rất đủ đầy mọi thứ...
Đêm 14 của ngày đại lễ nầy Đức Chí Tôn giáng đàn dạy nơi đây là Tòa Thánh Long Châu cũng là Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh nên hôm nay Thầy giáng điển sắc phong Chức Sắc Chức việc cho các con có căn cơ sứ mạng để kịp thời bái mạng thọ phong vào Ngọ thời trong ngày chánh lễ lạc thành.
Trích đàn Thánh giáo Đức Chí Tôn dạy như sau:
THI
“Ngọc quý gìn tâm luyện báu châu,
“Hoàng ân soi sáng lý cao sâu.
“Thượng tôn luật pháp con gìn đạo
“Đế khuyết khai môn điểm diệu mầu.
“Thành tâm giữ đạo gốc Cao Đài,
“Lập chí nhân hoà ứng bổn lai.
“Hội ngộ phước duyên cơ phổ độ,
“Thánh ân huệ đức hội duyên mai.
“Cao linh ứng hoá tùy duyên chuyển,
“Đài nhiệm siêu thừa được triển khai.
“Chiếu sắc Ngọc kinh Thầy điểm đạo,
“Minh cơ diệu bút tuyển nhân tài.
“Thầy linh hồn các con, Thầy mừng các con nam nữ, các con an toạ nghe Thầy truyền chỉ.
“Hôm nay trong ngày Đại lễ Lạc Thành Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu để vừa lo cơ Tịnh độ vừa lo cơ Phổ độ.
“Về phần Chức sắc, Chức việc lãnh đạo Hội Thánh các con nghe Thầy Phong Sắc để kịp thời làm lễ bái mạng thọ phong trong ngày chánh lễ Lạc thành, Ngọ thời Thập ngũ nhựt, Ngũ ngoạt, Bính Thân niên, nối tiếp là lễ cắt băng Lạc Thành”...
“Về phần Chức sắc, Chức việc lãnh đạo Hội Thánh. Phần Phong sắc như sau:
“1.Ngọc Minh Khai thế danh Lê Hữu Lộc thọ lãnh nhiệm vụ Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài.
“2.Thiên Huyền Tâm đã thọ phong danh Thánh tại Tổ Đình Chiếu Minh trong Thập Nhị Thiên Huyền, thế danh Nguyễn Văn Tự, nay thọ lãnh nhiệm vụ Chưởng Quản Cửu Trùng Đài.
“3 .Từ Lý thọ lãnh nhiệm vụ Hội Trưởng Nữ phái.
“Phần Lục Viện Hội Thánh được thành lập hôm nay để gắn liền với Nhơn sanh - Xã hội lập nhiều thành quả lớn lao cho Di tích lịch sử Tòa Thánh Long Châu sau nầy. Lục viện Hội Thánh, hôm nay Thầy sắc phong gồm có:
1. Nội viện: Lê Quang Đẩu (Ngọc Minh Quang)
2. Lễ viện: Huỳnh Văn Nở (Ngọc Minh Chương)
3. Nông viện: Nguyễn Văn Nông
4. Học viện trưởng: Đặng Văn Tảo, Học viện phó: Nguyễn Văn Giác
5. Phước, Y viện: Huỳnh Thiện Công
6. Ngoại, Hòa viện: Nguyễn Văn Hòa
“Đây là nhiệm vụ trọng đại của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh có cả 02 cơ là cơ Tịnh độ và cơ Phổ độ. Phần nầy các con được nghiên cứu kết hợp Theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền, và các bộ kinh: Kinh Tam Nguơn Giác Thế, Kinh Thiên Đạo Thế Đạo, kinh nghĩa Tam Bảo. (Năm 1940 Bửu Minh Đàn cũng là một Nhà đàn Thứ tại Ô Môn do chủ Nhà đàn là Nguyễn Thành Được. Nơi đây được Thầy ban lập đàn cơ liên tục trong Tam ngoạt để các Đấng Thiêng Liêng về dịch bộ kinh Phật từ văn xuôi Nho tự chuyển thành Bộ kinh văn vần bằng từ ngữ Việt gồm kinh Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Kim Cang), và một số kinh luật thuộc cơ bút từ Tòa Thánh Long Châu của thời điểm ngày đầu thành lập Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu để giữ gìn truyền thống lâu dài.
“Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu nay chính thức lập thành 02 cơ là cơ Tịnh Độ và cơ Phổ Độ. Về cơ Tịnh Độ được chia ra 02 phần là Hình nhi Thượng học, và Hình nhi Hạ học. Về cơ Phổ Độ chia ra 02 phần. Phần Chức sắc, Chức việc được nghiên cứu kết hợp thực hiện theo Tân Luật Pháp Chánh truyền của Đại Đạo, còn phần Nghi lễ được nghiên cứu kết hợp thực hiện dựa theo các Bộ kinh: Kinh Tam Nguơn Giác Thế, kinh Thiên Đạo - Thế Đạo, kinh Tam Bảo Diễn Nghĩa và Nghi thức truyền thống từ cơ bút Tòa Thánh Long Châu giai đoạn sơ nguyên.
“Phái đạo Cao Đài Chiếu Minh - Toà Thánh Long Châu nghi thức Thiên bàn có phần đặc biệt riêng để đảm đương hai cơ Tịnh độ và Phổ độ là Tam bửu (rượu, trà, bạch thủy) để bên ngoài ngũ hành (lư hương). Còn cách chấp tay khuyết ấn Tý thì khi lạy xuống cũng giữ luôn ấn Tý nên cách chấp tay thẳng ngón, khi lạy thì hai bàn tay ngữa ra, ngón tay dương (trái) gát 1/3 trên ngón tay âm (phải). khi chấp tay thì ngón cái tay âm khuyêt ấn Dần của bàn tay dương.
(Tiếp theo là Thi Bài phần điểm danh.....)
NGÂM
"Giả con nam nữ đàn tiền,
Ngọc kinh Thầy trở, diệu huyền ban chung.
Thăng".
Như lời dạy trên, Lễ Lạc Thành được tổ chức 03 ngày là 14 – 15 – 16 tháng 5 năm Bính Thân (1956) Dù đường bộ đường sông chật hẹp nhưng có trên 30 cơ sở đạo nhiều nơi về tham dự, và hằng ngàn nhân sanh, tín đồ dự lễ thật đông vui).
Như vậy Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu chính thức ra mắt nhân sanh năm 1956, nhưng mốc lịch sử tiền thân phải tính từ năm 1928 từ Nhà Đàn Thứ do chủ đàn là Ông Lê Minh Giác, còn gọi là Nhà Đàn Thạnh Mỹ hay Nhà đàn Chiếu Minh Rạch Sỏi…
Trên đây là những chứng minh và giới thiệu Bộ sách Nghi Lễ Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu được Ơn Trên hướng dẫn qua Cơ bút tại Toà Thánh Long Châu thuở sơ khai lập Toà Thánh và được lựa chọn kết hợp một số kinh luật thuần túy trong Đạo Cao Đài, để Nghi lể của một Hội Thánh Phái Chiếu Minh vừa lo cơ Tịnh độ cũng vừa lo cơ Phổ độ, được sắp xếp lại vừa đầy đủ vừa gọn nhẹ để thực hiện phù hợp trong nhị cơ nầy.
Các nghi thức thờ phượng, hành lễ, đến kinh luật trong Quan, Hôn, Tang, Tế của Đạo Cao Đài vừa nhất thể vừa đa dạng nên mỗi Hội Thánh đều có điểm giống nhau và khác nhau, nhưng cũng không ngoài những bài kinh thuần túy được Ơn Trên điểm truyền bằng từ ngữ Nho tự. Như bài Cửu thiên. bài Đại la. kinh Cảm ứng, kinh Tam giáo. Sau đó Ơn Trên cũng chuyển một số kinh văn Nho tự thành kinh văn vần từ ngữ Việt như Kinh Phật Mẫu, kính Cảm Ứng, 3 bài kinh Tam Giáo là phật Giáo tâm kinh, Tiên Giao tâm kinh, Thánh Giáo tâm kinh, 5 bài kinh Tam Bảo là Di Dà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Kim Cang. Có một số kinh còn giữ nguyên văn Nho tự như Kinh Cửu Thiên, Kính xưng tụng Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Di Lạc chơn kinh v.v...
Phái Chiếu Minh phần lớn chọn đọc những bài kinh văn vần diễn nghĩa để thực hiện trong Nghi lễ.
BẢO PHÁP – TRẦN NGỌC LÀNH
[1] Danh sách Các ngôi nhà đàn trích Tam Nguơn Giác Thế.