HIẾN CHƯƠNG HTCĐCM
HIẾN CHƯƠNG
HỘI THÁNH CAO ĐÀI CHIẾU MINH LONG CHÂU
NHIỆM KỲ (2020-2025)
LỜI NÓI ĐẦU
Nước Việt Nam đã trãi qua hơn 4000 năm văn hiến, là nơi hội tụ các Tôn giáo lớn trên thế giới.
Với truyền thống đoàn kết, khoan dung và độ lượng, bên canh đó cũng là lúc nhơn sanh khốn khổ lầm than. Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát dùng huyền diệu cơ bút giáng trần mở đạo tại miền Nam Việt Nam nhằm giáo dân vi thiện, phổ hóa quần sanh, cùng nhau diệt khổ ở thế gian này, xây dựng một cõi đời công bình, bác ái, từ bi, nhân sanh an lạc, hạnh phúc sống chung, đó cũng chính khai sáng một nền đạo mới: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi là Đạo Cao Đài.
Với tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi hiệp nhất” , thực hành chủ nghĩa thương yêu, Đạo Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã góp phần hóa giải sự kỳ thị Tôn giáo, sắc tộc, mở ra hướng phát triển mới cho nhơn sanh, xây dựng cuộc sống hòa bình, đạo đức trong thời kỳ chuyển tiếp Hạ nguơn hầu mãn sang Thượng nguơn Thánh đức tuyệt khổ đại đồng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Từ đó phái Chiếu Minh được thành lập từ Chiếu Minh Đàn mở ra cơ phổ độ, được hình thành xây dựng, tổ chức hành đạo giúp đời. Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu đã trãi qua muôn vàn khó khăn từ các bậc đàn anh đi trước như: các anh chị lớn Nguyễn Văn Tự, Hồ Văn Hữu, Lê Hữu Lộc, Nguyễn Văn Gai, Nguyễn Hữu Khải, Lê Quang Đẩu, chị lớn Từ Lý cùng với nhiều chức sắc, chức việc, tín đồ dìu dắt nhau, chống đỡ mọi gian lao, thử thách, giữ vững nền đạo đức chân chính, phục vụ nhơn sanh, chung sức, chung lòng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và với mục đích “tốt đời đẹp đạo”.
Tôn giáo là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc gắn với vận mệnh của đất nước. Nay trước tình hình mới của nhà nước và cơ đạo, toàn thể chức sắc, nhà tu hành, chức việc và đạo tâm nam nữ phát huy truyền thống đoàn kết hành đạo yêu nước, xác định nhiệm vụ của người đạo Cao Đài Chiếu Minh, xây dựng củng cố phái đạo, chấn chỉnh Hội Thánh, Họ đạo, bồi dưỡng, đào tạo chức sắc, chức việc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, sinh hoạt Tôn giáo, tu hành. Đồng thời tích cực góp phần bảo vệ nòi giống, xây dựng quê hương, đất nước hòa bình ấm no, văn minh giàu đẹp.
Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
CHƯƠNG I
TÊN CỦA TỔ CHỨC, ĐẠO HIỆU, CỜ ĐẠO
Điều 1. Tên của tổ chức Tôn giáo
Danh hiệu của phái đạo Cao Đài Chiếu Minh Long Châu là: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu, gọi tắt là Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu.
Điều 2. Huy hiệu (biểu tượng)
- Đạo huy hình tròn, hai bên có hình con rồng, bên trên có trái châu.
- Chính giữa là cờ Tam Thanh xổ xuống: vàng, xanh, đỏ.
- Bên ngoài chạy theo vòng tròn là chữ: ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
- Bên trong có chữ: HỘI THÁNH CAO ĐÀI CHIẾU MINH.
Điều 3. Cờ đạo
Cờ đạo có màu Tam Thanh, gồm:
- Màu vàng tượng trưng cho Thích giáo.
- Màu xanh tượng trưng cho Đạo giáo.
- Màu đỏ tượng trưng cho Nho giáo.
Lá cờ thể hiện Đạo pháp.
CHƯƠNG II
TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Điều 4. Tôn chỉ
Tôn chỉ của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu hành đạo cơ bản theo Thánh ngôn, Thánh giáo, Đại Thừa Chơn Giáo, Tam Nguơn Giác Thế, hợp luật đạo, luật đời, dựa trên nền tảng giáo lý “Tam giáo qui nguyên - Ngũ chi hiệp nhất” (Tam giáo là Nho, Thích, Đạo và hiệp nhứt Ngũ chi) “Năm bước đường hành đạo” (Hiền, Thần, Thánh, Tiên, Phật).
Thực hiện lý tưởng công bình, bác ái, từ bi, hòa bình, dân chủ, tự do, dĩ đức phục nhân, giáo dân vi thiện, phụng sự đạo đức chính nghĩa, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, góp phần kiến lập cơ tuyệt khổ cho quê hương xứ sở và cho cả nước, dân tộc, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Điều 5. Mục đích
Mục đích của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu là “ Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát” nhằm hoàn thiện hóa con người, xây dựng xã hội bình đẳng, tu hành để giải thoát tâm linh, tu luyện thân tâm và thực hành sứ mạng cứu độ tha nhân, tiến tới tuyệt khổ đại đồng.
Điều 6. Nguyên tắc hoạt động
Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu hành đạo trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, giữ mối quan hệ tốt đẹp với các Tôn giáo, các Hội Thánh Cao Đài trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Hội Thánh lãnh đạo trên nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định tập thể và thống nhất hành đạo.
Điều 7. Hình thức thờ cúng
- Bát Quái Đài thờ hình Thiên nhãn, có hình Đức Ngôi Hai Ngô Minh Chiêu, Thập Tự Tam Thanh. Có lư hương, cặp đèn lưỡng nghi, có dĩa trái cây, bình bông.
- Cửu Trùng Đài: Có bàn thờ gồm lư hương, cặp đèn lưỡng nghi, có dĩa trái, bình bông. Hai bên thờ Đức Quan Thế Âm và Đức Quan Thánh Đế Quân.
- Hiệp Thiên Đài, tầng dưới có bàn thờ Đức Hộ Pháp, thờ chữ “Khí”. Tầng trên thờ Đức Đông Phương Chưởng Quản.
Điều 8. Các ngày lễ trong năm
Ngày Đại lễ cúng nghi Đại đàn hoặc Trung đàn. Ngày thường cúng Tiểu đàn theo giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu.
Tại Hội Thánh trong tháng có 02 ngày Sóc, Vọng vào ngày mùng 01 và 15 Âm lịch. Các Thánh Tịnh cúng Sóc Vọng trước 01 ngày đến 02 ngày.
Hằng năm có các Đại lễ và Lễ kỷ niệm theo luật đạo gồm:
- Ngày 09/01 Âm lịch: Đại lễ Vía Đức Chí Tôn.
- Ngày 15/01 Âm lịch: Đại lễ Thượng Nguơn.
- Ngày 13/03 Âm lịch: Đại lễ đăng Tiên Đức Ngôi Hai Ngô Minh Chiêu.
- Ngày 05/05 Âm lich: Lễ kỷ niệm ngày đăng Tiên Đức Nhị Thiên Giáo Chủ Võ Văn Phẩm.
- Ngày 15/05 Âm lịch: Lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh và tri ân Tiền bối.
- Ngày 15/07 Âm lịch; Đại lễ Trung Nguơn Thắng Hội.
- Ngày 28/07 Âm lịch: lễ kỷ niệm ngày đăng Tiên Thiên Huyền Tâm và Ngọc Minh Khai và các vị Tiền bối hữu công quá vãng.
- Ngày 15/08 Âm lịch: Đại lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu và Trung thu tết nhi đồng.
- Ngày 15/10 Âm lịch: Đại lễ Hạ Nguơn.
- Kinh sách
- Giáo lý
- Giáo luật
Hằng ngày có cúng tứ thời (Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu) và thực hiện quan hôn tang tế theo quy định.
Điều 9. Lễ phẩm
Lễ phẩm: Cúng Bông (Tinh), Rượu (Khí), Trà (Thần).
Điều 10. Kinh sách, giáo lý, giáo luật
Gồm: Thánh ngôn, Thánh giáo, Đại Thừa Chơn Giáo, Tam Nguơn Giác thế, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Kinh cúng tứ thời và Kinh Quan hôn tang tế.
Thực hiện trên hai nguyên lý căn bản là: “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể” (Trời đất vạn vật có cùng một bản thể) và “ Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhất bổn” (một gốc phân tán ra vạn hình thức, vạn hình thức quy về một gốc).
Thực hiện theo Tân luật, Pháp Chánh Truyền, Thập điều luật, Ngũ điều pháp.
Điều 11. Giới đàn cầu sự
Khi cần thiết yêu cầu có giới đàn cầu sự, Hội Thánh ra thông báo cho toàn đạo thực hiện. Tại Hội Thánh, các Thánh Tịnh, Nhà Tịnh liên hệ bổn đạo, tín đồ xa, gần phải tề tựu về các nơi nêu trên tham dự và làm Lễ cầu sự, cũng như thể hiện làm việc công đức như: Lễ cầu hoà bình thế giới, lễ cầu qua dịch bệnh,…
Điều 12. Tang sự
Khi chức sắc, tín đồ, bổn đạo có tang sự thì Ban Nghi lễ của Hội Thánh, Ban Cai Quản, Ban Trị Sự các Họ đạo có nhiệm vụ triệu tập đồng đạo đến thiết lễ lo tang sự cúng theo nghi thức tang tế và quy định của Hội Thánh.
Điều 13. Lễ cúng, cầu an, cầu siêu
Khi có Lễ cúng cầu an, cầu siêu thì Ban Nghi lễ của Hội Thánh, Thánh Tịnh, Nhà Tịnh liên hệ cho bổn đạo, tín đồ của mình tề tựu về các nơi nêu trên tham dự và làm Lễ cầu an, cầu siêu, thể hiện việc làm công đức và theo nghi thức của Hội Thánh.
Điều 14. Đạo phục
- Chức sắc có Lễ phục gồm có 02 bộ: Đại phục và Tiểu phục theo quy định của pháp Chánh truyền.
- Tín đồ mặc áo dài truyền thống màu trắng, đầu đội khăn đóng đen.
CHƯƠNG III
ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG, TRỤ SỞ CHÍNH
Điều 15. Địa bàn hoạt động
Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu có địa bàn hoạt động ở các tỉnh, thành phố có cơ sở Tôn giáo thuộc Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu.
Điều 16. Trụ sở chính
Trụ sở chính hành đạo Trung ương là Toà Thánh Long Châu tại ấp Thạnh Lợi A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Toà Thánh Long Châu là nơi giáo quyền Trung ương Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu. Toà Thánh là Thánh địa của phái đạo vừa có cơ phổ độ, vừa tu tịnh luyện nên trong khuôn viên luôn được giữ gìn sự yên tịnh, trai giới theo Luật đạo.
CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH, TÀI SẢN, QUỸ PHƯỚC ĐIỀN
Điều 17. Tài sản
Tài sản của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu gồm: động sản, bất động sản và tài sản có giá trị về sở hữu trí tuệ (kinh, sách, Thánh ngôn...), văn hoá, lịch sử…
Tất cả các tài sản trên đều do Hội Thánh tạo lập hợp pháp hoặc do cá nhân hay tập thể hợp pháp phụng hiến, cho tặng theo quy định của pháp luật, Hội Thánh thống nhất quản lý và lưu trữ.
Điều 18. Tài chính
Việc quản lý và sử dụng:
- Tài chính ở Hội Thánh được sử dụng cho việc đạo, đồng thời sử dụng cho việc công ích xã hội và từ thiện khi cần thiết. Ban Thường Trực Hội Thánh quản lý và cân đối thu chi điều tiết sử dụng.
- Tài chính ở các Họ đạo và Nhà Tịnh do Ban Cai Quản nơi đó quản lý và sử dụng.
Việc thu chi tài chính phải có sổ sách rõ ràng, phân công người chịu trách nhiệm, hằng quý báo cáo thu chi công khai minh bạch.
Điều 19. Sổ sách tài sản, tài chính
Sổ sách tài sản và tài chính của Hội Thánh, Thánh Tịnh, Nhà Tịnh và cơ sở đạo gồm có:
- Sổ danh bộ Hội Thánh, Thánh Tịnh, Nhà Tịnh và cơ sở đạo.
- Sổ danh sách chức sắc, chức việc và tín đồ.
- Sổ biên bản cuộc họp, hội nghị, đại hội, lễ trọng.
- Sổ thống kê tài sản của Hội Thánh, Thánh Tịnh, Nhà Tịnh và cơ sở đạo.
- Sổ thu, chi.
Điều 20. Quỹ phước điền
Hội Thánh xây dựng Quỹ phước điền nhằm thể hiện tinh thần xây dựng, đoàn kết thương yêu cùng các Họ đạo, đồng thời để sử dụng vào mục đích tương trợ, cứu trợ cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn hoặc thiên tai, tai nạn đột xuất.
Chức sắc, chức việc, tín đồ đóng góp Quỹ phước điền do tự nguyện và khả năng của mỗi cá nhân.
Nguồn quỹ các Họ đạo vận động được phải đăng nộp về Hội Thánh 30% tổng số tiền vận động.
Việc nộp về Hội Thánh 30% theo hàng quý trong kỳ họp Tam cá nguyệt.
CHƯƠNG V
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT, MẪU CON DẤU
Điều 21. Người đại diện theo pháp luật
- Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh là người đại diện theo pháp luật, thay mặt cho Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu chịu trách nhiệm pháp luật trước Nhà nước, trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Hội Thánh.
- Trưởng Ban Đại diện là người đại diện cho Ban Đại Diện tỉnh, thành phố của Hội Thánh tại các tỉnh, thành phố.
- Chánh Hội Trưởng là người đại diện cho Họ đạo tại nơi mình phụ trách.
Điều 22. Tổ chức được khắc con dấu
- Tổ chức Tôn giáo và các tổ chức Tôn giáo trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu như: Hội Thánh, Ban Đại diện Hội Thánh tại các tỉnh, thành phố, các Họ đạo được khắc dấu và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật để sử dụng trong đạo và ngoài xã hội.
- Các cơ quan tại Hội Thánh được khắc và sử dụng con dấu nhưng chỉ sử dụng nội bộ trong đạo như: Thượng hội, Hiệp Thiên Đài, các Ban chuyên môn.
- Các Nhà Tịnh không được khắc dấu và sử dụng con dấu.
Điều 23. Mẫu con dấu
- Hội Thánh: Hình tròn vòng ngoài có chữ: “ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ”, vòng trong có chữ của cơ quan hành chánh của Đạo.
- Dấu Hội Thánh
- Dấu Thượng Hội
- Dấu Hiệp Thiên Đài
- Dấu Ban Đại Diện Hội Thánh tỉnh, thành phố
- Dấu Họ đạo
Điều 24. Sử dụng con dấu
Con dấu là tài sản chung của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu, Ban Đại Diện, Họ đạo có trách nhiệm giữ gìn, quản lý, sử dụng con dấu cẩn thận, tránh làm hư hoại, làm mất.
Người đứng đầu các tổ chức thuộc Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu (Thượng hội, Hội Thánh, Ban Đại Diện tỉnh, thành phố, các Thánh Tịnh) phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng con dấu đúng mục đích theo pháp luật quy định.
Việc cấp mới, thay đổi con dấu và giấy chứng nhân đăng ký mẫu dấu của các cấp trong và trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG VI
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦATỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC
Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội Thánh
Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu cơ cấu tổ chức 2 cấp:
- Cấp Trung ương
- Cấp địa phương
Cơ quan giáo quyền cao nhất là Hội Thánh (Trung ương) gồm: Thượng Hội, Ban Thường Trực Hội Thánh.
Các Họ đạo (Thánh Tịnh), Nhà Tịnh và các Ban Trị Sự (nơi chưa đủ điều kiện thành lập Họ đạo).
Tại tỉnh, thành phố có nhiều Họ đạo (từ 03 Họ đạo trở lên) được thành lập Ban Đại Diện Hội Thánh.
Điều 26. Cơ cấu tổ chức của Thượng Hội
Cơ cấu tổ trức Thượng Hội gồm các chức sắc phẩm: Từ Đầu sư trở lên và Hội trưởng nữ phái cũng phẩm Đầu sư.
Điều 27. Cơ cấu tổ chức của Ban Thường Trực Hội Thánh
Ban Thường Trực Hội Thánh không quá 11 thành viên với giáo phẩm từ Giáo hữu hoặc tương đương đến Chánh Phối sư. Trường hợp bị khuyết, chức sắc Đầu sư tham gia Ban Thường Trực Hội Thánh.
Ban Thường Trực Hội Thánh bao gồm:
- 01 Trưởng ban.
- 01 đến 02 Phó Trưởng ban.
- 01 Chánh Từ hàn
- 01 Trưởng nữ phái kiêm Phó Trưởng ban.
- Trưởng các Ban chuyên môn và Trưởng Cơ quan Hiệp Thiên Đài là uỷ viên.
Nhiệm kỳ Ban Thường Trực Hội Thánh là 05 năm (nếu bị khuyết thì công cử bổ sung, nhân sự do Thượng Hội đề nghị, Hội Thánh công cử vào kỳ họp thường niên Hội Thánh). Ban Thường Trực thay mặt Hội Thánh duy trì các hoạt động của Hội Thánh và các Ban chuyên môn.
Hội Thánh lập Văn phòng giúp việc do chức sắc Ban Thường Trực Hội Thánh làm Trưởng phòng, có từ 02 đến 03 thành viên. Văn phòng Hội Thánh chịu sự điều hành của Ban Thường Trực Hội Thánh.
Cửu Trùng Đài lưỡng phái và Hiệp Thiên Đài lập Văn phòng riêng, có từ 02 đến 03 chức sắc Hội Thánh làm trợ lý.
Điều 28. Cơ cấu tổ chức của các Ban thuộc Hội Thánh
Ban chuyên môn Hội Thánh gồm: có 03 Ban và 09 Viện.
- Văn phòng Ban Thường Trực Hội Thánh.
- Ban Khai Minh - Giáo Lý (quản lý 03 viện: Ngoại, Học, Phước).
- Ban Tổ chức - Nghi lễ (quản lý 03 viện: Nội, Lễ, Hoà).
- Ban Khang trang - Tài lương (quản lý 03 viện: Hộ, Công, Nông).
Nữ phái có Tứ viện gồm: Nội viện, Lễ viện, Học viện và Hộ viện.
Các Ban chuyên môn, các Viện đều có ít nhất từ 05 thành viên trở lên, bao gồm 01 Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban, còn lại là thành viên đều do Hội Thánh quyết định bổ nhiệm.
Điều 29. Cơ cấu tổ chức của Ban Đại Diện tỉnh, thành phố
Tại tỉnh, thành phố có từ 03 Họ đạo trở lên được lập một Ban Đại Diện Hội Thánh, số lượng từ 03 đến 05 vị, gồm: 01 Trưởng ban, 01 Phó ban do Hội Thánh bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Ban Đại Diện tại tỉnh, thành phố. Có 01 thư ký và thành viên Ban Đại Diện do Trưởng Ban Đại Diện đề nghị trình Hội Thánh phê chuẩn.
Nhiệm kỳ Ban Đại diện Hội Thánh là 05 năm, trùng với nhiệm kỳ của Ban Thường Trực Hội Thánh, nếu trong nhiệm kỳ có khuyết thì Ban Đại Diện Hội Thánh đề nghị bổ sung trình Hội Thánh bổ nhiệm chức sắc thay thế.
Văn phòng Ban Đại Diện được đặt tại một Họ đạo (Thánh Tịnh) phù hợp.
Điều 30. Cơ cấu tổ chức của các Họ đạo
Họ đạo là đơn vị cơ sở của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu. Điều kiện thành lập cơ sở mới: đối với Họ đạo thì phải có từ 300 tín đồ trở lên trong phạm vi một xã hoặc liên xã, phường. Mỗi Họ đạo có Thánh Tịnh là ngôi thờ cúng tín ngưỡng của đạo.
Mỗi Họ đạo có một chức sắc phẩm từ Lễ sanh trở lên làm Chánh Hội Trưởng chịu trách nhiệm trước Hội Thánh và pháp luật trong phạm vi phụ trách. Chức sắc phụ trách Thánh Tịnh do Ban Thường Trực Hội Thánh bổ nhiệm và điều chuyển hoặc do Thánh Tịnh bầu ra được Hội Thánh chấp thuận.
Họ đạo cơ cấu gồm 02 bộ phận là: Ban Cai Quản và Ban Trị Sự. Ban Cai quản có từ 05 đến 09 người và Ban Trị sự có từ 03 đến 07 người do Hội Nhơn sanh cấp cơ sở tại Họ đạo công cử với nhiệm kỳ là 05 năm theo nhiệm kỳ của Hội Thánh (nếu khuyết thì công cử bổ sung) để hỗ trợ công việc của vị phụ trách trong các mặt: Cai quản Thánh Tịnh, hướng dẫn tín đồ tu học, hành đạo và làm phước thiện, phụng đạo yêu nước.
Ban Cai Quản Họ đạo gồm: 01 Chánh Hội Trưởng, 02 Phó Hội Trưởng (nam, nữ) phẩm vị từ Lễ sanh trở lên, 01 Thủ bổn, 01 Từ hàn. Tứ phòng chuyên môn của Ban Cai Quản gồm: phòng Thơ, phòng Lễ, phòng Lương, phòng Công. Mỗi phòng có 01 Trưởng phòng, 01 đến 02 Phó Trưởng phòng và các thành viên giúp việc, số lượng không quá 07 người. Việc bổ nhiệm tứ phòng do Chánh Hội Trưởng xem xét, đề nghị Hội Thánh quyết định. Nhiệm kỳ của các phòng là 05 năm theo nhiệm kỳ của Ban Cai Quản Họ đạo.
Ban Trị Sự Họ đạo gồm: Chánh Trị sự, các Phó Trị sự và Thông sự nam nữ, số lượng từ 03 đến 07 vị do nhơn sanh trong Họ đạo cử ra. Nhiệm kỳ của Ban Trị Sự là 05 năm theo nhiệm kỳ của Ban Cai Quản.
Điều 31. Cơ cấu tổ chức của các Nhà Tịnh
Nhà Tịnh là tổ chức thuộc Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh. Điều kiện thành lập mới thì phải có từ 30 tín đồ trở lên trong phạm vi một xã hoặc liên xã, phường. Mỗi Nhà Tịnh đều có một ngôi thờ cúng tín ngưỡng của đạo. Ban quản lý Nhà Tịnh tổ chức và hoạt động tương tự như Ban Trị Sự Họ đạo.
Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Hiệp Thiên Đài
Chức sắc Hiệp Thiên Đài được thực hiện tuyển cử, suy cử theo Luật tuyển cử của Hiệp Thiên Đài. Việc tuyển cử, suy cử chức sắc Hiệp Thiên Đài tổ chức thực hiện 05 năm/một lần, do Trưởng cơ quan Hiệp Thiên Đài đề nghị trình Hội Thánh chấp thuận và Thượng hội phê chuẩn (nếu chưa có Thượng hội do Hội Thánh phê chuẩn).
Cơ quan Hiệp Thiên Đài có 01 Trưởng và 01 Phó quản lý. Trưởng và Phó Hiệp Thiên Đài là do Hội Thánh chấp thuận và Thượng hội phê chuẩn. Trưởng, phó được tham dự các cuộc hội họp của Hội Thánh.
Hiệp Thiên Đài được lập Văn phòng và có từ 01 đến 03 chức sắc. Có 01 chức sắc làm Tổng lý Hiệp Thiên Đài và Thư ký giúp việc để xử lý những công việc hằng ngày và họp lệ hằng tháng của Hiệp Thiên Đài trình Thượng hội phê chuẩn. Số lượng thành viên Cơ quan Hiệp Thiên Đài không giới hạn.
Điều 33. Cơ cấu tổ chức của Nữ phái Hội Thánh
Nữ phái Hội Thánh là bộ phận không thể tách rời, kết hợp và hỗ trợ nam phái nhưng luôn luôn phải tùng quyền nam phái.
Cơ cấu tổ chức nữ phái gồm có: 01 Trưởng Nữ phái có phẩm chức sắc là Đầu sư, Tổng lý Nữ phái có phẩm chức sắc là Giáo sư và Tứ Viện gồm: Nội viện, Lễ viện, Học viện, Hộ viện.
Mỗi 01 viện cơ cấu gồm: 01 Viện trưởng, 01 đến 02 Viện phó và không giới hạn thành viên. Các Viện trưởng và Phó Viện trưởng do nữ phái bầu ra và trình Hội Thánh phê chuẩn.
Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn cua Thượng hội
Thượng hội là cơ quan tối cao của Hội Thánh, có nhiệm vụ:
- Thông qua đường hướng hành đạo hàng năm của Hội Thánh.
- Chủ trì các sinh hoạt tín ngưỡng và giữ gìn chơn truyền đạo pháp.
- Hướng dẫn và giám sát Hội Thánh trong việc hành đạo, giúp đời.
- Duyệt xét những đề nghị, các chủ trương hành đạo trọng yếu của Hội Thánh.
- Phê chuẩn những công việc trọng yếu như: phong chức, phong phẩm, thăng thưởng và kỷ luật chức sắc, thành lập mới các cơ quan trực thuộc Hội Thánh.
Điều 35. Văn phòng Thượng hội
Thượng hội lập văn phòng làm đầu mối quan hệ với Hội Thánh và giúp Thượng hội xử lý thường vụ.
Văn phòng Thượng hội có 01 chức sắc phẩm từ Giáo sư trở lên làm Trưởng văn phòng và có 02 đến 03 thư ký văn phòng Thượng hội phẩm từ Giáo hữu trở lên do Thượng hội bổ nhiệm.
Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường Trực Hội thánh
Ban Thường Trực Hội Thánh là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu trong việc hành đạo với nhiệm vụ:
- Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định, điều hành các công việc hành chính của Hội Thánh.
- Xây dựng chương trình hành đạo từng thời gian, tổ chức, đôn đốc và giám sát việc thực hiện chương trình đó.
- Phê chuẩn nội dung hành đạo của các Ban tại Toà Thánh.
- Giải quyết những nguyện vọng của nhơn sanh về nhu cầu Tôn giáo.
- Tổ chức việc đào tạo, công cử chức sắc, bầu cử chức việc, khen thưởng, kỷ luật chức sắc, chức việc hay tín đồ đúng theo luật đạo quy định.
- Điều động chức sắc, chức việc hành đạo tại Toà Thánh, các Ban Đại Diện tỉnh, thành phố và các Họ đạo cơ sở.
- Thay mặt nhơn sanh quan hệ với chính quyền, Mặt Trận Tổ Quốc, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động Tôn giáo trong toàn đạo.
- Quan hệ với các Tôn giáo bạn, các Hội Thánh và các tổ chức Cao Đài trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
- Thực hiện nhiệm vụ của Thượng hội khi Hội Thánh chưa thành lập được Thượng hội.
Điều 37. Văn phòng Ban Thường Trực Hội Thánh
Văn phòng Ban Thường Trực Hội Thánh là văn phòng của Hội Thánh có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Thường Trực, tổng hợp, báo cáo, liên kết công việc giữa các cơ quan của Hội Thánh với Thượng hội, Hội nhơn sanh, Hiệp Thiên Đài, các Ban Đại Diện, các Ban chuyên môn, bộ phận nữ phái, các Thánh Tịnh, Nhà Tịnh ở các địa phương.
Văn phòng có chức sắc từ phẩm Giáo sư trở lên làm Chánh Từ hàn, có 01 đến 02 Phó Từ hàn phẩm từ Giáo hữu và tương đương trở lên và các thư ký phẩm Lễ sanh trở lên giúp việc. Văn phòng đặt tại Toà Thánh Long Châu thuộc Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu.
Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban, Viện thuộc Hội Thánh
Hội Thánh có 03 Ban chuyên môn, mỗi ban có 01 Trưởng ban và từ 01 đến 03 Phó Trưởng ban để quản lý 03 Viện. Mỗi Viện gồm: 01 Viện trưởng, từ 01 đến 02 Phó Viện trưởng và các thành viên.
- Ban Tổ chức - Nghi lễ (quản lý 03 viện: Nội, Lễ, Hoà)
- Nội viện
- Lễ viện
- Hoà viện
- Ban Khang trang - Tài lương ( quản lý 03 viện: Hộ, Công, Nông )
- Hộ viện
- Công viện
- Nông viện
- Ban Khai minh - Giáo lý ( quản lý 03 viện: Ngoại, Học, Phước )
- Ngoại viện
- Học viện
- Phước viện
- Truyền đạt các chủ trương, chương trình hành đạo của Hội Thánh đến các Họ đạo, giúp Hội Thánh nắm tình hình hoạt động của Họ đạo và phản ánh nguyện vọng, kiến nghị của nhơn sanh lên Hội Thánh.
- Đôn đốc, nhắc nhở chức sắc, chức việc, tín đồ tu học, hành đạo đoàn kết, giúp đời xây dựng đời sống tốt đẹp.
- Tạo điều kiện các Họ đạo quan hệ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hành đạo.
- Thay mặt Hội Thánh và các Họ đạo quan hệ với chính quyền trong phạm vi phụ trách.
- Ban Đại Diện có nhiệm kỳ là 05 năm, trùng với nhiệm kỳ của Hội Thánh.
- Văn phòng Ban Đại Diện được đặt tại một Họ đạo nơi có Thánh Tịnh phù hợp.
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc hành chánh của Đạo, chuyên về việc thăng thưởng, công cử, thuyên bổ chức sắc, chức việc, thành lập Ban Đại Diện, Họ đạo, Nhà Tịnh, Ban Nghi lễ, trình Chánh Từ hàn cho ý kiến.
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc điều hành trật tự, lễ bái trong đạo ở Toà Thánh, các Thánh Tịnh, các Nhà Tịnh và các cuộc lễ lớn đảm bảo sinh hoạt tín ngưỡng theo đúng chơn truyền. Lễ viện có Lễ nhạc do 01 chức sắc quản lý chuyên do chỉ dạy các Ban lễ nhạc, đồng nhi và tổ chức các lớp đào tạo đồng nhi, lễ sĩ, nhạc sinh có đủ nhân sự hành lễ từ Toà Thánh đến các Họ đạo.
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc về giải quyết, hoà giải thắc mắc, khiếu nại, khiếu kiện, bất bình giữa chức sắc, chức việc, tín đồ trong đạo để giữ gìn, điều hoà trật tự, thương yêu, đoàn kết trong đạo.
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc về tài chính, lương thực và tài sản chung của Hội Thánh.
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc tu sửa, kiến thiết, xây dựng các cơ sở tín ngưỡng, công trình Tôn giáo của Hội Thánh.
Có nhiệm vụ thực hiên các công việc về mở mang phước điền, khẩn hoang, canh tác ruộng vườn, nương rẫy, quản lý, nắm vững sổ bộ đất đai của đạo.
Có nhiệm vụ thực hiên các công việc ngoại giao, giao thiệp với các Tôn giáo bạn, các Hội Thánh, các tổ chức Cao Đài trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và với Chính quyền để giải quyết các thủ tục pháp lý liên quan đến cá nhân và tổ chức Đạo. Những vấn đề quan trọng phải trình Chánh Từ hàn phụ trách.
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc về giáo hoá đạo lý, văn hoá, lập chương trình học đạo cho chức sắc, chức việc, tín đồ toàn đạo.
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc về việc cứu giúp cho những người bệnh tật, tai nạn, khốn khổ, chăm lo cứu trợ phước thiện trong đạo và ngoài xã hội.
Điều 39. Nhiệm vụ, quyền han của Ban Đại Diện tỉnh, thành phố
Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Họ đạo
Họ đạo là tổ chức trực thuộc Hội Thánh có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Quản lý các công việc đạo nơi Thánh Tịnh, Nhà Tịnh và nhân sự hành đạo tại địa phương.
- Hướng dẫn chức sắc, chức việc, tín đồ làm tròn phận sự công dân và thực hiện các cuộc sinh hoạt, lễ bái tại Họ đạo.
- Chủ trì các sinh hoạt tín ngưỡng tại Thánh Tịnh, Nhà Tịnh địa phương và giữ chơn truyền đạo pháp.
- Thực hiện, phổ biến các trương trình hành đạo của Hội Thánh đến các chức sắc, chức việc, tín đồ thuộc Họ đạo.
- Giúp Hội Thánh nắm vững tình hình đạo sự và nguyện vọng của nhơn sanh tại đại phương, tạo điều kiện cho các nhơn sanh tương trợ lẫn nhau.
- Quan hệ với chính quyền các cấp tại cơ sở và các Tôn giáo bạn trên địa bàn.
- Ban Cai Quản Họ đạo có trách nhiệm quản lý chung Thánh Tịnh, Nhà Tịnh, giải quyết kịp thời các vấn đề về cơ sở vật chất của Họ đạo.
- Ban Trị Sự Họ đạo có trách nhiệm: phổ độ và thăm viếng, nâng đỡ đức tin của tín đồ thuộc Họ đạo, phổ biến học tập và thế đạo cho tín đồ, hoà giải những việc xích mích của đạo hữu, trường hợp hoà giải chưa đạt trình Chánh Hội trưởng phân giải, lo phần giao tế của Họ đạo.
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Hiệp Thiên Đài
- Cơ quan Hiệp Thiên Đài là cơ quan bảo hộ Luật đạo, hoạt động độc lập theo quy định và nhiệm vụ giám sát hoạt động của Hội Thánh theo đúng Luật đạo (Cơ quan Hiệp Thiên Đài xây dựng quy chế riêng để hoạt động theo quy định).
- Hiệp Thiên Đài có trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo người tu từ bậc hạ thừa, trung thừa,và thượng thừa theo Tân pháp chơn truyền do Đức Nhị Thiên giáo chủ Võ Văn Phẩm truyền lại hay Pháp chơn truyền khác. Quan tâm đào tạo những người tu bậc Thượng thừa trẻ tuổi và trung niên nam nữ để kế thừa phụng sự nền đạo.
- Có trách nhiệm chăm lo, hướng dẫn người tu bậc Thượng thừa nam nữ nhập tịnh định kỳ theo quy định giới luật, thực hiện đúng theo nội quy Nhà Tịnh do Hội Thánh ban hành. Hằng năm lập phiếu theo dõi kết quả tu tiến của người tu Thượng thừa và phúc trình kết quả hướng dẫn người tu bậc Thượng thừa nhập tịnh về Hội Thánh và Thượng hội.
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của nữ phái và Tứ viện nữ phái
- Nhiệm vụ, quyền hạn của nữ phái
- Tứ viện nữ phái
- Nội viện nữ phái
- Lễ viện nữ phái
- Học viện nữ phái
- Hộ viện nữ phái
- Chức sắc nam phái
- Giáo tông
- Chưởng pháp
- Đầu sư
- Phối sư
- Giáo sư
- Giáo hữu
- Lễ sanh
- Chức việc
- Tín đồ
- Chức sắc nữ phái
- Quản lý các Ban, Viện cơ quan Đạo, Họ đạo, Nhà Tịnh cùng toàn thể chức sắc, chức việc, tín đồ theo ba cấp tu Hội Thánh đã quy định.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức thuộc Ban Thường Trực Hội Thánh thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của Hội Thánh.
- Phối hợp với các tổ chức thuộc Hội Thánh để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Tổ chức thực hiện việc tu tịnh, giữ gìn Đạo pháp trong toàn đạo và đề nghị bổ nhiệm, cách chức, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật chức sắc, chức việc.
- Nghiên cứu, đề xuất với Thượng Hội hay Trưởng Ban Thường Trực những chương trình, kế hoạch mới về việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đức tin và pháp tu theo truyền thống của Đạo.
- Tổ chức xây dựng các Thánh Tịnh, Nhà Tịnh, giải quyết những tâm tư nguyện vọng chính đáng của chức sắc, chức việc và tín đồ.
- Hướng dẫn chức sắc, chức việc, tín đồ hoạt động theo quy định của Hội Thánh và các quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ nữ phái là chăm lo công việc liên quan bên nữ phái, luôn phải tùng quyền nam phái. Phải kết hợp với nam phái trong công việc, không chen vào công việc hay nhiệm vụ của bên nam phái.
Nhiệm vụ của Tổng lý nữ phái quản lý, điều hành toàn bộ công việc của Tứ viện Nữ phái.
Tứ viện nữ phái là cơ quan chuyên môn thuộc Hội Thánh có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Kết hợp với Nội viện nam phái điều hành việc đạo có nhiệm vụ thực hiện các công việc: sắp xếp việc hành đạo của Nữ phái từ Hội Thánh đến Họ đạo, thăm viếng nâng đỡ đức tin, nhắc nhở sự tu hành của Nữ phái, xem xét đề nghị thăng thưởng, thuyên bổ, công cử chức sắc Nữ phái, quản lý các công quả hành đạo, công hạnh của nữ phái, nhắc nhở nữ phái thi hành tốt theo quy định của Hội Thánh, tham dự các việc hoà giải của Hoà viện nam phái có liên quan đến chức sắc, chức việc, đạo hữu nữ phái.
Kết hợp với Lễ viện nam phái hành sự, có nhiệm vụ: hướng dẫn giáo hoá lễ nghi cho chức sắc, chức việc, đạo hữu nữ phái; phối hợp với Lễ viện nam phái lo các lễ cúng kính Thiên đạo, Thế đạo, chú trọng các lễ quan, hôn, tang, tế, kết hợp tổ chức đào tạo đồng nhi, lễ sĩ nữ phái từ Hội Thánh đến Họ đạo.
Kết hợp với Học viện nam phái hành sự, có nhiệm vụ: chăm lo giáo hoá, nâng đỡ đức tin, tu thân hành đạo của nữ phái, kết hợp với nam phái nâng cao trình độ giáo lý cho nữ phái.
Kết hợp với Hộ viện nam phái hành sự, có nhiệm vụ: phối hợp với Hộ viện nam phái phân công quản lý tài sản, lương thực, thực phẩm của đạo tại Hội Thánh, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý Phòng trù tại Hội Thánh, đảm bảo việc ăn uống hằng ngày của chức sắc, chức việc công quả, hành đạo, an dưỡng tại Toà Thánh, thống nhất với nam phái giải quyết những việc Hội Thánh giao phó.
CHƯƠNG VII
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN LÃNH ĐẠO TỔ CHỨCTÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC
Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của hàng giáo phẩm
Được chia theo cửu phẩm:
Là chức sắc cao nhất trong đạo, có nhiệm vụ thay mặt Đức Chí Tôn để bảo vệ duy trì chân lý Đạo Cao Đài, có quyền về phần hữu hình (phần xác) không có quyền về phần hồn.
Gồm có 03 vị (Thái, Thượng, Ngọc) có quyền xem xét luật lệ trước khi thi hành và là người thay mặt Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài.
Gồm 03 vị (Thái, Thượng, Ngọc) là người có quyền lập luật song phải dâng cho Giáo tông phê chuẩn cai trị phần đời và phần đạo của tín đồ.
Mỗi phái (Thái, Thượng, Ngọc) có 12 người, cộng lại là 36 người, trong đó có 03 vị Chánh Phối sư. Chánh Phối sư được phép thay quyền cho Đầu sư, song không có quyền cầu phá luật lệ. Phối sư là người lãnh quyền của Chánh Phối sư ban cho, công việc đều tuân lệnh theo Chánh Phối sư.
Có 72 vị, mỗi phái (Thái, Thượng, Ngọc) là 24 người, có nhiệm vụ dạy dỗ nhơn sanh trong đường đạo và đường đời.
Có 3.000 vị, mỗi phái (Thái, Thượng, Ngọc) gồm: 1000 người, có nhiệm vụ phổ thông chơn đạo.
Không hạn định số lượng là những người có đức hạnh, được đi khai đàn cho mỗi tín đồ.
Là những người giúp việc cho các Chức sắc hay phụ trách trong các công việc đạo sự, bao gồm Chánh Trị sự, Phó Trị sự và Thông sự.
Là người nhập môn theo Đạo, gồm 2 bậc. Hạ thừa thực hiện chay giới từ 06 đến 10 ngày trong tháng, giữ Ngũ giới cấm, Tứ đại điều quy và tuân theo Thế luật của Đạo. Thượng thừa là người giữ trường trai, phế thân hành đạo, tu luyện tại các cơ sở đạo.
TT |
PHẨM |
TƯƠNG ĐƯƠNG |
HẠNG |
1 |
Giáo tông |
Thiên Tiên |
|
2 |
Chưởng pháp |
Nhơn Tiên |
Tiên |
3 |
Đầu sư |
Địa Tiên |
|
4 |
Phối sư |
Thiên Thánh |
|
5 |
Giáo sư |
Nhơn Thánh |
Thánh |
6 |
Giáo hữu |
Địa Thánh |
|
7 |
Lễ sanh |
Thiên Thần |
|
8 |
Chức việc |
Nhơn Thần |
Thần |
9 |
Tín đồ |
Địa Thần |
Giống như nam phái nhưng không có 02 phẩm Giáo tông và Chưởng pháp mà chỉ có từ phẩm Đầu sư trở xuống. Chức sắc nữ phái không chia ba phái: Thái - Thượng - Ngọc mà chỉ lấy chữ Hương ở nữ phái (nghĩa là Nam Thanh; Nữ Hương).
Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Thượng hội
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Thượng hội là như nhau. Thượng hội thực hiện việc quyết định bằng cách giơ tay, việc quan trọng phải biểu quyết bằng phiếu kín và phải được 2/3 số thành viên Thượng hội tán hành. Điều kiện hội họp phải có đủ 2/3 tổng số thành viên Thượng hội đúng thành phần tham dự.
Thành viên Thượng hội chủ trì các hoạt động tổ chức Đại lễ, Lễ kỷ niệm thường niên, Đại hội, hội nghị và các hoạt động quan trọng khác tại Toà Thánh theo Luật đạo quy định.
Việc phong phẩm, phong chức, khen thưởng, kỷ luật chức sắc, chức việc, tín đồ cà các Họ đạo do Thượng hội quyết định trên cơ sở đề nghị của Ban Thường Trực Hội Thánh đảm bảo giữ đúng chơn truyền đạo pháp, đường lối tu hành của Cao Đài Chiếu Minh Long Châu. Việc bổ khuyết chức sắc, phong chức, phong phẩm, suy cử, bầu cử chức sắc Ban Thường Trực Hội Thánh do Ban Thường Trực đề cử được Thượng hội quyết định.
Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Thường Trực Hội thánh
Thành viên Ban Thường Trực Hội Thánh có nhiệm vụ, quyền hạn:
Điều 46. Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh
- Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội Thánh.
- Ký tên xác nhận các văn bản liên hệ công việc của Hội Thánh với các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp.
- Làm việc trực tiếp với Thượng hội để tiếp thu ý kiến lãnh đạo, làm trung tâm đoàn kết của Ban Thường Trực để thống nhất chỉ đạo, thực hiện các quyết định của Thượng hội, Hội Thánh và Hội nhơn sanh đã được Thượng hội phê chuẩn.
- Xem xét các hoạt động của các cơ quan đạo, Ban Đại Diện, các Thánh Tịnh , Nhà Tịnh ở các địa phương để hướng dẫn bổn đạo tu hành đúng quy định của đạo và pháp luật nhà nước.
- Trong điều hành cần bàn bạc, thảo luận với các uỷ viên trong Ban Thường Trực để thống nhất ý kiến mới ban hành thực hiện, những việc trọng yếu của đạo cần thống nhất để trình Thượng hội quyết định.
- Trưởng Ban Thường Trực làm việc công bằng, bình đẳng, giải quyết việc đạo có tình, có lý, đúng luật đạo và pháp luật nhà nước, kịp thời động viên tinh thần các thành viên Ban Thường Trực và các chức sắc, chức việc, tín đồ tin tưởng vào nền đạo Cao Đài.
- Khi Trưởng Ban Thường Trực vắng mặt phải uỷ nhiệm cho một phó Trưởng ban và uỷ viên để giải quyết việc đạo cần thiết.
Điều 47. Trách nhiệm, quyền hạn của Phó Ban Thường Trực Hội Thánh
- Phó Ban Thường Trực có trách nhiệm giúp Trưởng ban hoàn thành các mặt nhiệm vụ.
- Xây dựng chương trình, phương hướng hoạt động 05 năm và hằng năm, kế hoạch hành đạo của Ban Thường Trực theo định kỳ.
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chương trình đạo sự mà Trưởng ban giao phó.
- Tổng kết báo cáo tình hình đạo sự chung của Ban Thường Trực.
- Ghi nhận báo cáo, đề nghị, kiến nghị trong các cơ quan Đạo, Ban Đại Diện, các Họ đạo, Nhà Tịnh gửi đến.
- Hằng năm tổ chức kế hoạch phổ truyền giáo lý, giáo luật theo quy định của Hội Thánh.
Điều 48. Trách nhiệm, quyền hạn của Chánh Từ hàn Hội Thánh
- Chánh Từ hàn Hội Thánh là tham mưu và giúp cho Trưởng ban và Phó Ban Thường Trực hoàn thành nhiệm vụ.
- Có trách nhiệm điều hoà các hoạt động hành đạo của Văn phòng Ban Thường Trực Hội Thánh.
- Soạn thảo Châu tri, Đạo lịnh, Đạo thơ, Thông báo, Kế hoạch, căn cứ theo nhu cầu trọng yếu thông qua Trưởng, Phó ban hay Ban Thường Trực nhất trí trước khi trình ký ban hành, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng Luật đạo và pháp luật Nhà nước.
- Nắm vững các nguyên tắc hành chánh đạo, tạo thuận lợi cho các Ban, các Viện, các Thánh Tịnh, Nhà Tịnh, các Cơ quan đạo tại Toà Thánh, các Ban Đại Diện điều hành công việc đạo sự đạt kết quả tốt nhất.
- Tổ chức thực hiện và chuẩn bị chu đáo các nội dung văn kiện trình bày trong các cuộc họp của Ban Thường Trực Hội Thánh.
- Quản lý tài sản, dụng cụ văn phòng, hồ sơ lưu trữ, Kinh luật đạo.
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các công văn, giấy tờ gửi đến, gửi đi được vào sổ hay chuyển giao, hay trình Ban Thường Trực Hội Thánh đảm bảo không bị thất lạc.
- Tổ chức các khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ hành chánh đạo để đủ nhân sự làm việc tại Văn phòng Hội Thánh, Ban Đại Diện Hội Thánh ở các tỉnh, thành phố và các Họ đạo, Nhà tịnh.
- Phối hợp với Ban, Viện tổ chức tốt các buổi lễ tiếp tân của Ban Thường Trực Hội Thánh.
- Nghiên cứu các biểu mẫu, giấy tờ thích hợp với tiến trình cơ Đạo và trình độ hành đạo của chức sắc, chức việc trình Trưởng Ban Thường Trực chuẩn phê để thi hành đạt kết quả tốt.
- Quản lý tốt việc sử dụng ấn tín của Hội Thánh.
Điều 49. Trách nhiệm tổ chức Đại hội nhiệm kỳ của Ban Thường Trực Hội Thánh
Trước khi mãn nhiệm kỳ 01 năm, Ban Thường Trực Hội Thánh tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội Nhơn sanh cấp cơ sở và Đại hội Đại biểu Nhơn sanh toàn phái Đạo để tổng kết hoạt động 05 năm qua, dự thảo chương trình hoạt động 05 năm tới.
Ban Thường Trực Hội Thánh có trách nhiệm dự kiến nhân sự Ban Thường Trực nhiệm kỳ kế tiếp trình Thượng hội xem xét phê chuẩn. Lập kế hoạch chuẩn bị Đại hội. Tiến hành tổ chức Đại hội Đại biểu Nhơn sanh nhiệm kỳ toàn đạo để tổng kết hành đạo 05 năm qua, dự thảo chương trình hành Đạo 05 năm tới. Thông qua Đại hội, Hội Thánh tín nhiệm (bằng biểu quyết giơ tay hoặc bằng phiếu kín). Chức sắc Ban Thường Trực Hội Thánh đắc cử nhiệm kỳ mới phải đạt từ 50% trở lên số đại biểu chính thức tham dự Đại hội Hội Thánh tán thành.
Sau Đại hội Đại biểu Nhơn sanh, tại phiên họp đầu tiên do Trưởng Ban Thường Trực cũ triệu tập các thành viên Ban Thường Trực mới để bàn giao nhiệm vụ và tại phiên họp này Ban Thường Trực nhiệm kỳ mới tổ chức bầu các chức danh Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban (bằng bầu biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín) có sự chứng dự của Ban Thường Trực cũ. Các chức danh Chánh Từ hàn, Trưởng các Ban uỷ viên trong Ban Thường Trực mới do Trưởng Ban Thường Trực mới đắc cử giới thiệu và Ban Thường Trực Hội Thánh quyết định.
Điều 50. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó các Ban chuyên môn trong Hội Thánh
- Trưởng Ban có nhiệm vụ, quyền hạn
- Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động của Ban được phụ trách gồm cả 03 Viện theo quy định của Hội Thánh.
- Lập kế hoạch, chương trình hoạt động của Ban, cụ thể cho từng Viện. Tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực hiện theo kế hoạch của Ban đã được Hội Thánh phê duyệt.
- Thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ của Ban và theo Chơn truyền của Hội Thánh.
- Phối hợp với các Ban khác và nữ phái để các hoạt động của Ban được hoạt động liên tục xuyên suốt.
- Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn, Quyết nghị của Hội Thánh.
- Phó Ban có nhiệm vụ, quyền hạn
- Phó ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Nghiên cứu, đề xuất với Trưởng ban những sáng kiến đóng góp xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của ban (kể cả 03 Viện).
- Tổng kết báo cáo đạo sự chung của ban
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng ban uỷ quyền.
Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Viện phó trong các Ban chuyên môn
- Viện trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn
- Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động của Viện theo quy định của Hội Thánh.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Viện theo chơn truyền của Hội Thánh.
- Phối hợp với các Viện trong Cửu viện nam phái, Tứ viện nữ phái để các hoạt động của Viện được thống nhất theo sự chỉ đạo của Hội Thánh.
- Thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn, Quyết nghị của Hội Thánh.
- Viện phó có nhiệm vụ, quyền hạn
- Viện Phó có trách nhiệm giúp Viện trưởng hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng chương trình, kế hoạch hành đạo của Viện.
- Nghiên cứu, đề xuất với Viện trưởng những sáng kiến đống góp xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của Viện.
- Tổng kết báo cáo tình hình đạo sự chung của Viện. Ghi nhận báo cáo, đề nghị, kiến nghị giữa các cơ quan đạo thuộc Hội Thánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Viện trưởng uỷ quyền hoặc phân nhiệm.
Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng và Phó Cơ quan Hiệp Thiên Đài
Trưởng cơ quan Hiệp Thiên Đài có trách nhiệm chứng dự tất cả các cuộc công cử, suy cử, bổ nhiệm chức sắc của Đạo. Trước khi tiến hành công cử, suy cử, bổ nhiệm chức sắc, Cơ quan Hiệp Thiên Đài phải có ý kiến bằng văn bản đảm bảo công việc đúng Luật Công cử, Tân luật, Pháp Chánh truyền, Hiến chương, Quy chế của Hội Thánh trình Thượng hội phê chuẩn.
Phó Cơ quan Hiệp Thiên Đài giúp việc cho Trưởng Cơ quan Hiệp Thiên Đài thực hiện nhiệm vụ được giao theo phân nhiệm.
Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng và Phó nữ phái hoặc Tổng lý nữ phái
- Trưởng Nữ phái hoặc Tổng lý nữ phái có nhiệm vụ, quyền hạn
- Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ mọi hoạt động của nữ phái thông qua Tứ viện.
- Lập chương trình, kế hoach hoạt động, tổ chức thực hiện và kiểm soát nhiệm vụ của Nữ phái theo kế hoạch của Hội Thánh cụ thể cho Tứ viện Nữ phái.
- Chăm lo phần nữ phái từ Hội Thánh đến Họ đạo đúng theo Tân luật và Nội luật của Hội Thánh.
- Hướng dẫn nữ phái thông hiểu lễ nghi Thiên đạo, Thế đạo. Phối hợp với nam phái tổ chức đào tạo đồng nhi, lễ sĩ.
- Sắp đặt Tứ viện nữ phái, phân công nhiệm vụ điều hành Tứ viện thuộc phạm vi nữ phái nhưng cần phối hợp với nam phái theo nhu cầu để hoàn thành nhiệm vụ chung của Hội Thánh.
- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của nữ phái cho Ban Thường Trực Hội Thánh.
- Phó Nữ phái hoặc Phó Tổng lý nữ phái có nhiệm vụ, quyền hạn
- Có trách nhiệm giúp Trưởng nữ phái hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng chương trình, kế hoạch hành đạo của nữ phái.
- Nghiên cứu, đề xuất với Trưởng nữ phái những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của nữ phái.
- Thống kê, báo cáo tình hình đạo sự chung của nữ phái.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng nữ phái uỷ quyền hoặc phân nhiệm.
Điều 54. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Đại Diện tỉnh, thành phố
- Chịu trách nhiệm chung việc quản lý các Họ đạo, Nhà tịnh trên địa bàn theo quy định của Hội Thánh.
- Điều hành, tổ chức, thực hiện việc hành chánh và hoạt động của Ban Đại Diện, kiểm tra, đôn đốc kết quả, chăm lo việc tu hành, nắm rõ danh sách của chức sắc, chức việc, tín đồ địa phương.
- Giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc của các Họ đạo, Nhà tịnh trên địa bàn về sinh hoạt Tôn giáo, nắm vững tình hình đạo sự và nguyện vọng nhơn sanh địa phương.
- Là cầu nối giữa Hội Thánh và các Họ đạo, Nhà tịnh trên địa bàn, khu vực phụ trách.
- Quan hệ tốt với chính quyền các cấp và tổ chức Tôn giáo bạn, cũng như chấp hành tốt pháp luật nhà nước tại địa phương.
- Định kỳ hay đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của các Họ đạo, Nhà tịnh tại địa phương phụ trách và đề xuất các ý kiến về Ban Thường Trực Hội Thánh.
Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Hội Trưởng Họ đạo
- Chịu trách nhiệm chung việc quản lý trong Họ đạo.
- Lập kế hoạch hoạt động hành đạo theo quý, năm.
- Hướng dẫn Tứ phòng thực hiện nhiệm vụ và kiểm tra, đôn đốc kết quả.
- Giải quyết kịp thời các vấn đề của Họ đạo về cơ sở vật chất, ký xác nhận thu chi tại Họ đạo.
- Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Họ đạo về Hội Thánh theo kỳ họp Tam cá nguyệt (03 tháng/ lần).
Điều 56. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Hội Trưởng Họ đạo
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Hội Trưởng là giúp việc cho Chánh Hội Trưởng, được nhơn sanh trong Họ đạo bầu. Nếu trong nhiệm kỳ có khuyết thì họp nhơn sanh trong Họ đạo bầu bổ sung trình Ban Thường Trực Hội Thánh chuẩn y.
Điều 57. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thứ ký Ban Cai Quản (Từ hàn) Họ đạo
Thư ký Ban Cai Quản Họ đạo (Từ hàn) được nhơn sanh trong Họ đạo bầu lên giữ sổ sách trong Họ đạo. Nếu trong nhiệm kỳ có khuyết thì họp nhơn sanh trong Họ đạo bầu bổ sung trình Ban Thường Trực Hội Thánh chuẩn y.
Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Trị sự và Phó Trị sự Họ đạo
- Chánh Trị sự có trách nhiệm chăm lo phần phổ độ, giao tế của Họ đạo tại địa phương; nắm rõ danh sách chức sắc, chức việc và tín đồ; kịp thời thực hiện các việc quan hôn, tang tế của Họ đạo.
- Các Phó Trị sự giúp Chánh Trị sự hoàn thành nhiệm vụ, phối hợp chăm lo việc tu hành của đạo hữu và các việc quan hôn, tang tế theo luật đạo.
- Thông sự lo gìn giữ luật đạo, chăm sóc giúp đỡ bổn đạo thực hành pháp luật đạo đời.
Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Tứ phòng thuộc Họ đạo
- Trưởng phòng Thư
- Trưởng phòng Lễ
- Trưởng phòng Lương
- Trưởng phòng Công
- Hạ thừa
- Trung thừa
- Thượng thừa
- Tín đồ (Địa Thần).
- Chức việc (Nhơn Thần).
- Lễ sanh (Thiên Thần).
- Giáo hữu (Địa Thánh).
- Giáo sư (Nhơn Thánh).
- Phối sư (Thiên Thánh).
- Đầu sư (Địa Tiên).
- Chưởng pháp (Nhơn Tiên).
- Giáo tông (Thiên Tiên).
- Chức sắc hành chánh
- Chức sắc an dưỡng
- Chức sắc truy phong
Có nhiệm vụ quản lý, điều hành văn phòng của Họ đạo, sắp xếp văn phòng ngăn nắp, lập và giữ gìn các giấy tờ, hồ sơ, sổ sách, hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ văn phòng, tiếp nhận văn bản, giấy tờ của Họ đạo, lập chương trình và thuyết trình các cuộc họp của Họ đạo.
Có nhiệm vụ chuyên lo về Lễ nghi, cúng kính Thiên đạo và Thế đạo, Lễ Nhạc đường, Kinh Tứ thời, quan hôn tang tế của Họ đạo, đào tạo ban nhạc, đồng nhi, lễ sĩ của Họ đạo, tiếp khách chỉnh đàn cho các Lễ nghi, giữ gìn trật tự, lo các việc về phước thiện.
Có nhiệm vụ quản lý tài chánh, tài sản (động sản, bất động sản), lương thực, làm sổ thu xuất của Họ đạo, sắp sếp người gìn giữ tài sản, hằng năm kiểm kê rõ ràng, chăm lo thu huê lợi ruộng, vườn và các cơ sở công thương kỹ nghệ, giúp đỡ bộ phận Phòng trù chăm lo việc ăn uống tại Họ đạo.
Có nhiệm vụ tu sửa, tạo tác nhà cửa tài sản nơi Họ đạo, lập kế hoạch đào tạo tay nghề chuyên môn về tu sửa kiến thiết, sắp sếp nhà cửa, phòng ở, phòng khách, phòng ăn ngăn nắp.
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, THẨM QUYỀN, CÁCH THỨC PHONG PHẨMBỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ, THUYỂN CHUYỂN, CÁCH CHỨCBÃI NHIỆM CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC NHÀ TU HÀNH
Điều 60. Thành phần tu học
Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu thực hiện theo “Phương tu tam thừa” gồm 03 bậc: Hạ thừa - Trung thừa - Thượng thừa.
Người tu bậc Hạ thừa lấy gia đình làm nền tảng tu thân; thực hiện Tứ đại điều qui, Ngũ giới cấm, Tam cang, Tứ đức, Ngũ thường, Bài thương yêu,…. căn cứ Thế luật mà hành đạo.
Người tu bặc Trung thừa hiến thân nửa đời, nửa đạo nhập thế, lấy Nhà tu Trung thừa ở Toà Thánh hoặc Nhà tu Trung thừa ở các Thánh Tịnh, Nhà Tịnh để thực hiện Chơn truyền Đạo pháp.
Thựa thừa là bậc tu cao nhất trong đạo. Người tu bậc Thượng thừa hiến thân trọn đời hành đạo, phụng sự nhơn sanh, lấy Nhà tịnh Thượng thừa để thừa hành Tân pháp, tu giải thoát theo 05 cấp tiến hoá (Nhân, Thần, Thánh, Tiên, Phật).
Tuỳ theo nhu cầu Hội Thánh có thể lập Nhà Tịnh Thượng thừa ở tại Toà Thánh hay ở các Thánh Tịnh, Nhà Tịnh ở tỉnh, thành phố để người tu bậc Thượng thừa có đủ phương tiện tu hành.
Điều 61. Cấp tu
Cửu phẩm Thần Tiên là 09 cấp tu trong quá trình hành Đạo
Người tu bậc Hạ thừa, tín đồ giữ Lục trai (06 ngày chay) trở lên, chức việc giữ Thập trai (10 ngày chay) trở lên.
Người tu bậc Trung thừa, giữ Thiên nguơn (16 ngày chay) trở lên.
Người tu bậc Thượng thừa, giữ Trường trai và nhập tịnh.
Điều 62. Thành phần chức sắc tại Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu có 03 hạng: Chức sắc hành chánh, chức sắc an dưỡng và chức sắc truy phong.
Từ phẩm Lễ sanh trở lên là những vị đương nhiệm hành đạo trong Đạo. Chức sắc hành chánh phải đảm bảo thời gian hành đạo theo quy định của Hội Thánh. Chức sắc thực hiện đúng quy định được công nhận là chức sắc hành chánh, trường hợp chức sắc không hành đạo đúng quy định thì lập thủ tục chuyển qua chức sắc an dưỡng.
Những vị có lý do chính đáng, có đơn xin an dưỡng vì sức khoẻ, không tham gia giữ chức việc nhưng có công quả hay đã có thời gian hành đạo và được tương xứng ngang phẩm với chức sắc hành chánh đang hành đạo.
Những vị chức sắc đã có công cũng như nhiều năm hành đạo, nay liễu đạo. Hội Thánh căn cứ chức sắc cũ mà truy phong lên 01 bậc.
Điều 63. Điều kiện, tiêu chuẩn phong Giáo phẩm
Tất cả các chức sắc nam, nữ có quá trình hành đạo liên tục tại các Họ đạo hay tại Toà Thánh từ nữa nhiệm kỳ trở lên (trên 2,5 năm) tại Toà Thánh và 05 năm trở lên đối với các Họ đạo, Nhà tịnh và không vi phạm giới luật của đạo và đời.
- Về sức khoẻ, phải đủ sức khoẻ để lãnh đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Về trình độ, phải học qua các lớp giáo lý hạnh đường (sơ cấp, trung cấp, cao cấp), có trình độ giáo lý, giáo luật.
- Về đạo đức, có tinh thần đoàn kết, uy tín đối với tín đồ và quan hệ tốt với chính quyền địa phương.
Điều 64. Điều kiện bổ nhiệm, bầu cử, suy cử
Hai phẩm chức sắc cao cấp của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu là Giáo tông và Hộ pháp. Trong điều kiện hiện nay, hai phẩm Giáo tông và Hộ pháp để vô vi (thiêng liêng) hoặc suy tôn các bậc chức sắc hữu công nhất trong Đạo đã đăng tiên giữ chức Giáo tông, Hộ pháp danh dự của Hội Thánh.
Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu thực hiện luật công cử cầu phong bái mạng tuyên thệ trước Chánh điện tại Toà Thánh hay tại các Họ đạo nơi hành đạo. Ban Thường Trực Hội Thánh đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và ra quyết định công nhận.
Tuỳ theo yêu cầu bổ nhiệm phận sự hành đạo mà chưa đến kỳ công cử, Hội thánh tạm cử phẩm quyền (VD: Quyền Trưởng ban, Viện; Quyền Chánh Trị sự…) để bổ nhiệm chờ đến kỳ công cử chánh vị theo Luật Công cử cầu phong.
Các chức vụ, tín đồ muốn được công cử, cầu phong phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về mặt đạo, đời như: phải có thời gian hành đạo liên tục, làm công quả, được đào tạo theo chương trình giáo lý quy định, hiểu chính sách pháp luật nhà nước, thời gian tổ chức công cử cầu phong được tiến hành nửa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ.
Chức sắc từ phẩm Giáo sư tại các Họ đạo phải về phục vụ, hành đạo tại Hội Thánh. Trường hợp không về hành đạo tại Hội Thánh, thì chuyển sang phẩm Giáo sư an dưỡng và không còn tham gia trong Ban Cai quản Họ đạo.
Điều 65. Điều kiện, tiêu chuẩn, cách thức bầu cử, suy cử thành viên Thượng hội.
Thành viên Thượng hội có tuổi đời từ 65 trở lên. Hội Thánh tổ chức bầu chức sắc có đủ phẩm hạnh lên giáo phẩm, trở thành thành viên Thượng hội có phẩm tu từ Đầu sư trở lên, do Ban Thường Trực Hội Thánh suy cử bằng hình thức bỏ thăm kín và thiết đàn tại Bửu điện, thượng sớ tấu trình.
Hội viên Thượng hội không có nhiệm kỳ và luôn phải chấp hành chơn truyền, giới luật, khai tâm điểm đạo cho các chức sắc, chức việc và tín đồ toàn đạo.
Điều 66. Điều kiện, tiêu chuẩn, cách thức bầu cử, suy cử Trưởng Ban Thường Trực.
Sau khi Đại hội, Hội Thánh bầu được các thành viên Ban Thường Trực Hội Thánh nhiệm kỳ mới. Tại phiên họp đầu tiên, Ban Thường Trực Hội Thánh nhiệm kỳ mới tổ chức bầu cử, suy cử chức danh Trưởng ban bằng cách bầu biểu quyết bằng giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, có sự chứng dự của chức sắc Cơ quan Hiệp Thiên Đài.
Ban thường Trực Hội Thánh nhiệm kỳ mới chọn ra người có đủ đức, đủ tài, có khả năng vượt trội lãnh đạo Hội Thánh để bầu làm Trưởng ban, có phần giới thiệu của Ban Thường Trực tiền nhiệm. Trưởng ban có phẩm vị Phối sư trở lên.
Người đắc cử Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh phải đạt trên ½ số thành viên nhiệm kỳ mới tín nhiệm bằng hình thức biểu quyết tán thành hoặc bỏ phiếu kín.
Trường hợp khuyết Trưởng ban thì Ban Thường Trực Hội Thánh tổ chức hội nghị mở rộng gồm chức sắc phẩm Giáo sư trở lên, chức sắc Hiệp Thiên Đài, chức sắc Ban Thường Trực Hội Thánh, chức sắc Thượng hội để thống nhất suy cử Trưởng ban mới thay thế và trình Thượng hội phê duyệt.
Điều 67. Điều kiện, tiêu chuẩn, cách thức bầu cử, suy cử Phó Ban Thường Trực
Cũng giống như tiêu chuẩn, điều kiện, cách thức bầu cử, suy cử Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh.
Ban Thương Trực Hội Thánh nhiệm kỳ mới chọn ra người có đủ đức, đủ tài, có khả năng trong Ban Thường Trực để bầu làm Phó Ban Thường Trực. Có kèm phần giới thiệu của Ban Thường Trực tiền nhiệm, phẩm chức sắc từ Giáo sư trở lên.
Người đắc cử Phó Ban Thường Trực Hội Thánh phải đạt trên ½ số thành viên Ban Thường Trực nhiệm kỳ mới tín nhiệm bằng hình thức biểu quyết tán thành hoặc bỏ phiếu kín.
Trường hợp khuyết, Ban Thường Trực Hội Thánh họp thống nhất suy cử, bầu bổ sung, thay thế và trình Thượng hội phê duyệt.
Điều 68. Điều kiện, tiêu chuẩn, cách thức bầu cử, suy cử Chánh Từ hàn Hội Thánh
Cúng giống như tiêu chuẩn, điều kiện, cách thức bầu cử, suy cử Phó Ban Thường Trực Hội Thánh.
Ban Thường Trực Hội Thánh nhiệm kỳ mới chọn ra người có đủ đức, đủ tài, có khả năng, trình độ nhất định trong Ban Thường Trực để bầu làm Chánh Từ hàn. Có kinh nghiệm làm công việc văn phòng (Từ hàn) từ 03 năm trở lên. Khả năng sử dụng máy tính văn phòng thành thạo, trình độ học vấn 12/12 trở lên.
Chánh Từ hàn do Trưởng ban giới thiệu, Ban Thường trực quyết định, chức sắc từ phẩm Giáo sư trở lên.
Người đắc cử Chánh Từ hàn Hội Thánh phải đạt trên ½ số thành viên Ban Thường Trực nhiệm kỳ mới tín nhiệm bằng hình thức biểu quyết tán thành hoặc bỏ phiếu kín.
Điều 69. Tiêu chuẩn xét tiến đạo
Tín đồ của Phái Đạo Cao Đài Chiếu Minh Long Châu gồm có:
- Đạo tâm
- Tín đồ
- Trưởng, Phó các Ban chuyên môn
- Trưởng ban chuyên môn
- Phó ban chuyên môn
- Viện trưởng, Viện phó của các Ban chuyên môn
Là người đã thực hiện nghi thức Tắm Thánh, có tinh thần mộ đạo, góp phần công đức và có chí hướng tu hành.
Là người đã thực hiện các thủ tục nhập môn theo quy định của Hội Thánh.
Tín đồ của Cao Đài Chiếu Minh Long Châu là những người nam, nữ đã xuất gia hay còn tại gia, tuân thủ pháp luật và thực hiện theo Hiến chương của Hội Thánh.
Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên, nếu dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ, đã hiểu rõ mục đích, tôn chỉ, lập trường, nguyên tắc hoạt động của Cao Đài Chiếu Minh Long Châu, có quyền xin hoạt động đạo (gọi là đạo tâm) và nhập môn (gọi là tín đồ) với sự giới thiệu của hai tín đồ Cao Đài Chiếu Minh Long Châu. Tín đồ vì lý do nào đó xin ra khỏi đạo, khi muốn trở lại vẫn được tái nhập môn theo quy định như là một tín đồ mới.
Điều 70. Điều kiện, tiêu chuẩn, cách thức bầu cử, suy cử Trưởng, Phó các Ban chuyên môn và các Viện trưởng, Viện phó các Viện của Hội Thánh
Là thành viên trong Ban Thường Trực, được Ban Thường trực đề xuất, tiến cử, có phẩm chức sắc từ Giáo sư trở lên, được Hội Thánh đồng ý, phê duyệt.
Không nhất thiết là thành viên trong Ban Thường Trực, được Trưởng ban chuyên môn đề xuất, tiến cử, có phẩm chức sắc từ Giáo hữu trở lên, được Hội Thánh đồng ý, phê duyệt.
Các Viện trưởng, Viện phó của các Ban chuyên môn được các Trưởng ban chuyên môn đề xuất, tiến cử, có phẩm chức sắc từ Giáo hữu trở lên, được Hội Thánh đồng ý, phê duyệt.
Điều 71. Điều kiện, tiêu chuẩn, cách thức bầu cử, suy cử Trưởng Ban Đại diện Hội Thánh tại các tỉnh, thành phố
Trưởng Ban Đại diên Hội Thánh tỉnh, thành phố có phẩm chức sắc từ Giáo sư và tương đương trở lên.
Trưởng, Phó Ban Đại Diện tại các tỉnh, thành phố do Ban Thường Trực Hội Thánh bổ nhiệm. Thư ký và thành viên Ban Đại Diện do Trưởng Ban Đại Diện đề nghị trình Ban Thường Trực Hội Thánh phê chuẩn.
Nhiệm kỳ Ban Đại Diện Hội Thánh là 05 năm, nếu trong nhiệm kỳ có khuyết thì Hội Thánh bổ nhiệm chức sắc thay thế.
Điều 72. Cách thức bầu cử tại Đại hội Đại biểu Nhơn sanh nhiệm kỳ toàn đạo
Đại hội Đại biểu Nhơn sanh nhiệm kỳ toàn đạo là Đại hội tổ chức 05 năm một lần nhằm bầu Ban Thường Trực Hội Thánh và bổ sung thành viên Thượng hội.
Hình thức bầu cử là toàn Đại hội biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số đại biểu tham dự đồng ý tín nhiệm.
Mỗi Họ đạo đề cử từ 07-15 đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Nhơn sanh nhiệm kỳ (theo kế hoạch của Hội Thánh).
Điều 73. Cách thức bầu cử tại Đại hội nhiệm kỳ cấp cơ sở Họ đạo
Đại hội nhiệm kỳ cấp cơ sở Họ đạo là Đại hội tổ chức 05 năm một lần do Hội Nhơn sanh cấp cơ sở tại Họ đạo công cử Bầu ra Ban Cai Quản và Ban Trị Sự của Họ đạo. Ban Cai Quản có từ 05-07 người, Ban Trị Sự từ 02-05 người.
Hình thức bầu cử là toàn thể chức sắc, chức việc, tín đồ biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số chức sắc, chức việc, tín đồ tham dự đồng ý tín nhiệm, nếu trong nhiệm kỳ bị khuyết thì công cử bổ sung.
Điều 74. Cách thức bầu cử chức danh Chánh Hội trưởng, Phó Hội trưởng, Thư ký (Từ hàn) của Ban Cai Quản Họ đạo
Toàn thể tín đồ nhơn sanh của Họ đạo lựa chọn biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số tham dự đồng ý biểu quyết tán thành việc chọn Chánh Hội trưởng, Phó Hội trưởng và Chánh Trị sự, nếu trong nhiệm kỳ bị khuyết thì công cử bổ sung. Sau đó trình Hội Thánh phê duyệt.
Chánh Hội trưởng và Chánh Trị sự của các Họ đạo phải có phẩm chức sắc từ Lễ sanh trở lên.
Điều 75. Thẩm quyền phong phẩm, bổ nhiệm
Ban Thường Trực Hội Thánh có thẩm quyền phê chuẩn, xét duyệt việc phong phẩm, bổ nhiệm, suy cử, bàu cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc giáo phẩm. Nếu có Thượng hội thì trình đến Thượng hội xem xét quyết định.
Trưởng các Ban chuyên môn, Trưởng Ban Đại Diên tại tỉnh, thành phố, Chánh Hội trưởng các Họ đạo có thẩm quyền đề nghị việc phong phẩm bổ nhiệm, suy cử, bầu cử, thuyên chuyển, cách chức bãi nhiệm chức sắc, chức việc, tín đồ tại địa bàn phụ trách để trình Ban Thường Trực Hội Thánh xem xét.
Điều 76. Thẩm quyền tuyên dương khen thưởng và kỷ luật
Chức sắc, chức việc và tín đồ nam nữ giữ tròn qui giới, nêu cao gương hạnh đạo đức, làm tròn trách nhiệm Hội Thánh và Họ đạo giao phó, được Hội Thánh xem xét tuyên dương, bằng khen và ghi vào hồ sơ tu tiến hành đạo.
Hằng năm, họp xét khen thưởng trước ngày 15/09 Âm lịch do Văn phòng Ban Thường Trực Hội Thánh tập hợp chuẩn bị hồ sơ, danh sách khen thưởng tập thể, cá nhân trong đạo. Các Họ đạo tập hợp phúc trình thành tích của tập thể Họ đạo, Phòng, Ban và cá nhân chức sắc, chức việc, đạo hữu đến Ban Đại Diện hoặc Hội Thánh để xét tặng khen thưởng nhưng phải có thành tích nổi bật hoặc xuất sắc vượt trội mới đề nghị khen thưởng. Trường hợp ngoại lệ phải được Ban Thường Trực hay Thượng hội phê chuẩn.
Chức sắc già yếu, quy liễu có nhiều công lao với đạo được xét khen thưởng, truy phong 01 cấp, nhưng nếu mới đắc cử thì không truy phong. Chức sắc có thành tích đặc biệt xuất sắc, lập công lớn vì nền đạo được nhơn sanh ghi nhận có thể xét khen thưởng ban phong phẩm trước niên hạn.
Chức sắc, chức việc hay tín đồ nào mà vi phạm pháp luật, qui giới của đạo được nhắc nhở ít nhất 03 lần, Hội Thánh góp ý xây dựng nhiều lần không sửa đổi vẫn tiếp tục vi phạm hoặc phạm trọng tội thì Ban Thường Trực Hội Thánh xử lý nghiêm minh theo luật đạo có quyền cách chức, bãi nhiệm hoặc trục xuất người vi phạm ra khỏi đạo (căn cứ Thập Điều luật, Ngũ Điều pháp).
Nếu tại các Họ đạo, người nào vi phạm luật nhẹ thì Ban Cai Quản Họ đạo có quyền phân xử và phạt răn quỳ hương, tụng kinh sám hối. Trong cuộc sống đời thường, người đạo có xích mích, bất hoà với nhau thì cũng phải đến Ban Cai Quản Họ đạo hoặc Hoà viện phân giải. Nếu phạm trọng tội thì phải trình về Hội Thánh để đưa ra Ban Thường Trực Hội Thánh phán xét.
Điều 77. Cách thức cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc
Chức sắc, chức việc, tín đồ Cao Đài Chiếu Minh Long Châu vi phạm Hiến chương, luật lệ hay quy định của đạo, tuỳ theo mức độ và hoàn cảnh vi phạm sẽ bị xử lý theo giới luật (căn cứ Thập Điều Luật, Ngũ Điều Pháp).
Trường hợp có hoạt động và hành vi vi phạm pháp luật Hội Thánh sẽ xử lý theo giới luật và tuỳ mức độ vi phạm pháp luật, Hội Thánh sẽ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý theo pháp luật.
Các cá nhân là chức sắc, chức việc ở các cấp bậc, giữ cương vị trong: Thượng hội, Ban Thường Trực Hội Thánh, các Ban chuyên môn, Cơ quan Hiệp Thiên Đài, Ban Đại Diện, Ban Cai Quản Họ đạo nếu bị mất quyền công dân đương nhiên sẽ mất tư cách chức vụ đang đảm nhận.
Các lỗi vi phạm xét thấy phải cách chức, bãi nhiệm, hạ cấp phẩm hoặc trục xuất khỏi đạo do các Ban trình lên Ban Thường Trực Hội Thánh xem xét quyết định và trình lên Thượng hội để chuẩn y.
Điều 78. Điều kiện phục hồi giáo phẩm
Chức sắc, chức việc, tín đồ trong thời gian bị giáng chức kỷ luật, nếu biết ăn năn hối cải, không tái phạm, quỳ hương sám hối, có công quả, đươc Ban Thường Trực xem xét chuẩn phê được phục hồi giáo phẩm.
Điều 79. Điều kiện tuyên dương, khen thưởng
Các chức sắc, chức việc, tín đồ có nhiều đóng góp công đức với đạo, có thành tích đối với xã hội, địa phương sẽ được xét khen thưởng (nêu gương) trong toàn đạo và ghi danh vào sổ vàng của Hội Thánh, là phần thưởng danh dự cao quý. Việc tuyên dương, khen thưởng do Trưởng các ban chuyên môn đề xuất trình Ban Thường Trực Hội Thánh, Thượng hội phê chuẩn.
Điều 80. Thăng thưởng chức sắc
Việc thăng thưởng chức sắc Cửu Trùng Đài được tiến hành theo Luật công cử Chức sắc Cửu Trùng Đài. Lễ thọ phong giáo phẩm chức sắc Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài tổ chức trọng thể theo từng phẩm cấp. Nghi thức tổ chức do Hội Thánh hướng dẫn, Ban Nghi Lễ thực hiện.
Việc thăng thưởng Chức sắc Hiệp Thiên Đài tiến hành theo “Quy chế tuyên cử chức sắc Hiệp Thiên Đài”
Điều 81. Đào tạo chức sắc, chức việc
Hằng năm, Hội Thánh mở các khoá giáo lý hạnh đường từ sơ cấp đến cao cấp, các lớp bồi dưỡng hành chánh - nghi lễ, các lớp đào tạo thư ký văn phòng (có giấy chứng nhận để làm cơ sở tiêu chuẩn công cử cầu phong chức sắc, chức việc).
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN, CÁCH THỨC GIẢI THỂ TỔ CHỨC TÔN GIÁO THÀNH LẬP, CHIA TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, GIẢI THỂ TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC
Điều 82. Điều kiện thành lập Ban Đại Diện tỉnh, thành phố
Tại tỉnh, thành phố có từ 03 Họ đạo trở lên được thành lập một Ban Đại Diện Hội Thánh với số lượng từ 03 đến 05 vị
Trưởng Ban Đại Diện có phẩm vị Giáo sư và tương đương.
Phó Ban Đại Diện có phẩm vị Giáo hữu và tương đương trở lên.
Các thành viên Ban Đại Diện có phẩm vị từ Lễ sanh trở lên.
Điều 83. Thẩm quyền, cách thức thành lập Ban Đại Diện tỉnh, thành phố
Khi đáp ứng đủ điều kiện thành lập Ban Đại Diện Hội Thánh tỉnh, thành phố. Chánh Từ hàn làm hồ sơ trình Ban Thường Trực Hội Thánh xem xét và trình Thượng hội quyết định về việc thành lập Ban Đại Diện.
Điều 84. Điều kiện, thẩm quyền, cách thức thành lập Họ đạo
Địa phương nào có nhu cầu thành lập Họ đạo mới cần phải có 01 vị phẩm lễ sanh, có từ 300 tín đồ trở lên được lập một Họ đạo, xây dựng một Thánh Tịnh làm ngôi thờ tự để chức sắc, chức việc, tín đồ đồ thực hiện nghi thức thờ phượng theo quy định của Hội Thánh.
Khi đáp ứng đủ điều kiện thành lập Họ đạo, Chánh Từ hàn làm hồ sơ trình Ban Thường Trực Hội Thánh xem xét và Trình Thượng hội quyết định về việc thành lập Họ đạo.
Điều 85. Điều kiện, thẩm quyền chia, tách Họ đạo
Họ đạo có nhu cầu chia, tách đáp ứng các điều kiện sau:
- Số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ trên 600 người có nhập môn vào Đạo.
- Đảm bảo về tài sản, tài chánh sau khi chia tách.
- Đủ điều kiện xây dựng Thánh Tịnh hoặc Nhà Tịnh mới theo quy định của Hội Thánh.
- Được sự thống nhất của toàn thể chức sắc, chức việc, tín đồ tại Họ đạo. Khi đáp ứng đủ điều kiện chia, tách Họ đạo. Chánh Hội trưởng Ban Cai Quản Họ đạo làm hồ sơ trình Ban Thường Trực Hội Thánh xem xét và trình Thượng hội quyết định về việc chia, tách Họ đạo.
-
Điều 86. Điều kiện, thẩm quyền sáp nhập, hợp nhất Họ đạo
Họ đạo có nhu cầu sáp nhập, hợp nhất đáp ứng các điều kiện sau:
- Không đảm bảo về nhân sự lãnh đạo và chức sắc, chức việc, tín đồ tu hành tại Họ đạo.
- Hoạt động không đạt hiệu quả theo quy dịnh của Hội Thánh trong 05 năm trở lên.
- Chức sắc, chức việc, tín đồ thống nhất sáp nhập, hợp nhất với Họ đạo khác.
- Khi đáp ứng đủ điều kiện sáp nhập, hợp nhất Họ đạo. Chánh Hội trưởng Ban Cai Quản Họ đạo làm hồ sơ trình Ban Thường Trực Hội Thánh xem xét và trình Thượng hội (nếu có) quyết định về sát nhập, hợp nhất Họ đạo.
Điều 87. Điều kiện giải thể Ban Cai Quản Họ đạo
Ban Cai Quản Họ đạo bị giải thể một trong trường hợp sau đây:
- Không tổ chức hoạt động theo quy định của Hiến chương và giáo luật của Hội Thánh.
- Không thực hiện theo giới luật của Hội Thánh.
- Không có chức sắc Chánh Hội trưởng Ban Cai Quản Họ đạo trong 03 năm.
- Không chấp hành, tuân thủ theo hướng dẫn hoạt động Tôn giáo của Hội Thánh.
- Xúc phạm thành phần giáo phẩm và vi phạm pháp luật Nhà nước nghiêm trọng và khi có trên 2/3 tổng số chức sắc, chức việc, tín đồ tại Họ đạo đề nghị giải thể Ban Cai Quản Họ đạo.
Điều 88. Thẩm quyền, cách thức giải thể Ban Cai Quản Họ đạo
Thượng hội hay Ban Thường Trực Hội Thánh có thẩm quyền quyết định việc giải thể Ban Cai Quản Họ đạo.
Chánh Hội trưởng Ban Cai Quản Họ đạo có thẩm quyền đề nghị Ban Thường Trực Hội Thánh về việc giải thể Ban Cai Quản Họ đạo thông qua biểu quyết hơn 50% đồng ý nhất trí.
Điều 89. Điều kiện giải thể Ban Thường Trực Hội Thánh
Ban Thường trực Hội Thánh bị giải thể trong trường hợp sau đây:
- Không tổ chức hoạt động theo quy định của Hiến chương và giáo luật của Hội Thánh.
- Không thực hiện theo giới luật của Hội Thánh.
- Thành viên Ban Thường Trực Hội Thánh mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Hội Thánh.
- Không tuân thủ nguyên tắc hoạt động, sự lãnh đạo của Thượng hội.
- Xúc phạm thành phần giáo phẩm và vi phạm pháp luật Nhà nước nghiêm trọng và khi có trên 2/3 tổng số thành viên Thượng hội đề nghị giải thể Ban Thường Trực Hội Thánh.
Điều 90. Thẩm quyền, cách chức giải thể Ban Thường Trực Hội Thánh
- Thượng hội có thẩm quyền quyết định việc giải thể Ban Thường Trực Hội Thánh.
- Cơ quan Hiệp Thiên Đài có thẩm quyền xem xét, thẩm định, kiểm tra và đề nghị Thượng hội quyết định việc giải thể Ban Thường Trực Hội Thánh.
- Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh có thẩm quyền đề nghị Thượng hội về việc giải thể Ban Thường Trực Hội Thánh.
- Việc giải thể Ban Thường Trực Hội Thánh thông qua biểu quyết hơn 50% của đại diện nhơn sanh toàn phái đạo.
Điều 91. Điều kiện giải thể Ban Đại Diện tỉnh, thành phố
Ban Đại Diện tỉnh, thành phố bị giải thể trong trường hợp sau đây:
- Không tổ chức hoạt động theo quy định của Hiến chương và giáo luật của Hội Thánh.
- Không thực hiện giới luật của Hội Thánh.
- Không có chức sắc Trưởng Ban Đại Diện trong 03 năm.
- Không chấp hành, tuân thủ theo hướng dẫn hoạt động Tôn giáo của Hội Thánh.
- Xúc phạm thành phần giáo phẩm và vi phạm pháp luật Nhà nước nghiêm trọng.
Điều 92. Thẩm quyền, cách thức giải thể Ban Đại Diện Tỉnh, Thành phố
-Thượng hội hay Ban Thường Trực Hội Thánh có thẩm quyền quyết định việc giải thể Ban Đại Diện tỉnh, thành phố.
-Trưởng Ban Đại Diện tỉnh, thành phố có thẩm quyền đề nghị Ban Thường trực Hội Thánh về việc giải thể Ban Đại Diện tỉnh, thành phố.
CHƯƠNG X
VIỆC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ, ĐẠI HỘI, THỂ THỨC THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ CỦA TỔ CHỨC
Điều 93. Tổ chức Đại hội Đại biểu Nhơn sanh nhiệm kỳ toàn đạo
Đại hội Đại biểu Nhơn sanh nhiệm kỳ toàn đạo 05 năm tổ chức một lần do Ban Thường Trực Hội Thánh triệu tập, Trưởng Ban Thường Trực là chủ toạ điều hành. Thành phần tham dự Đại hội là chức sắc từ Phẩm Lễ sanh và tương đương trở lên và đại biểu do Đại hội, Hội nghị nhơn sanh ở cơ sở bầu cử đến dự.
Tại Đại hội, Ban Thường Trực Hội Thánh phúc trình kết quả hành đạo trong nhiệm kỳ qua và đề ra chương trình hành đạo nhiệm kỳ tới; bổ sung sửa đổi Hiến chương (nếu có) do Hội Thánh soạn thảo. Ban Thường Trực Hội Thánh xem xét hướng dẫn tu chỉnh và phải xin ý kiến đóng gop của Thượng hội, Hội Thánh, Hội Nhơn sanh, Hiệp Thiên Đài. Bầu Ban Thường Trực Hội Thánh nhiệm kỳ mới do Ban Thường Trực Hội Thánh đương nhiệm giới thiệu nhưng phải thông qua Hiệp Thiên Đài và trình Thượng hội xem xét phê chuẩn, đại biểu chính thức tham dự Đại hội biểu quyết hoặc bỏ phiếu tín nhiệm Ban Thường Trực nhiệm kỳ mới, người đắc cử vào Ban Thường Trực Hội Thánh mới phải đạt 2/3 số đại biểu tán thành.
Nhiệm kỳ của Ban Thường Trực Hội Thánh là 05 năm. Nếu trong nhiệm kỳ có khuyết vị nào thì Ban Thường Trực bầu bổ sung, trình Thượng hội phê chuẩn.
Điều 94. Tổ chức hội nghị Ban Thường Trực Hội Thánh
Mỗi năm 04 kỳ, Ban Thường Trực Hội Thánh tổ chức họp định kỳ gọi là “Tam cá nguyệt” (03 tháng/01 lần) vào các ngày là 13/01; 13/04; 13/07; 13/10 Âm lịch.
Ban Thường Trực Hội Thánh họp để đánh giá tình hình hoạt động đạo sự trong 03 tháng qua và đề ra kế hoạch hoạt động trong 03 tháng tới.
Điều 95. Tổ chức hội nghị của Ban Đại Diện tỉnh, thành phố và các Họ đạo
Ban Đại Diện tỉnh, thành phố và các Họ đạo tổ chức hội nghị thường niên 01 lần/năm để tổng kết thành quả hoạt động trong năm và đề ra chương trình hoạt động trong năm tới, đề bạt nguyện vọng của các chức sắc, chức việc, tín đồ ở các cơ sở trình lên Hội Thánh, góp ý về hoạt động của Ban Thường Trực Hội Thánh. Khi có Đại hội Đại biểu Nhơn sanh thì cử địa biểu về Hội Thánh tham dự.
Điều 96. Tổ chức Hội Vạn Linh
Hội Vạn Linh là Đại hội bất thường, khi nền đạo có vấn đề tối quan trọng cần giải quyết thì mới tổ chức. Triệu tập Hội Vạn Linh do ba Hội đề nghị gồm:
Thượng hội, Hội Thánh và Hội nhơn sanh nhưng phải được 2/3 nhơn sanh đồng ý. Chủ toạ Hội Vạn Linh do đại biểu tham dự bầu ra.
Điều 97. Tổ chức Đại hội Họ đạo cơ sở
Đại hội Nhơn sanh cơ sở Họ đạo do Ban Cai Quản triệu tập và do Chánh Hội trưởng chủ toạ để tổng kết 05 năm hành đạo của Họ đạo và xây dựng chương trình hành đạo 05 năm tới của Họ đạo, bầu Ban Cai Quản, Ban Trị Sự nhiệm kỳ mới do Ban Cai Quản đương nhiệm giới thiệu, đại biểu chính thức tham dự Đại hội Nhơn sanh biểu quyết hoặc bỏ phiếu tín nhiệm.
Người đắc cử vào Ban Cai Quản, Ban Trị Sự nhiệm kỳ mới phải đạt từ 2/3 đại biểu Họ đạo tham dự biểu quyết đồng ý thống nhất, đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến chương, văn kiện cho Đại hội Đại biểu Nhơn sanh tại Hội Thánh, giới thiệu nhân sự tham gia Ban Thường Trực Hội Thánh, bầu đại biểu về dự Đại hội Đại biểu Nhơn sanh tại Hội Thánh.
Điều 98. Tổ chức hội nghị thường niên (Thượng hội, Ban Thường Trực, Hội Nhơn sanh)
Hằng năm vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, Thượng hội tổ chức Hội nghị thường niên để đề ra chủ trương trọng yếu của đạo, đề nghị Hội Thánh thực hiện và xem xét, phê duyệt chương trình hành đạo hàng năm do Ban Thường Trực Hội Thánh đệ trình và giải quyết kiến nghị của Hội Nhơn sanh trình lên. Hội nghị Thượng hội do chức sắc phẩm cao nhất Thượng hội triệu tập nhưng phải có từ 2/3 chức sắc Thượng hội có mặt.
Hội Thánh mỗi năm tổ chức hội nghị một lần vào ngày 13 tháng 10 Âm lịch do Trưởng Ban Thường Trực triệu tập. Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh chủ toạ điều hành hội nghị Hội Thánh thường niên, thành phần tham dự là chức sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài. Hội nghị Hội Thánh tổng kết việc hành đạo năm qua và đề ra chương trình hành đạo năm tới, giải quyết kiến nghị của hội nghị nhơn sanh.
Hội nghị Hội Nhơn sanh họp mỗi năm một lần vào ngày 13/07 Âm lịch, do Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh triệu tập và chủ toạ điều hành. Thành phần tham dự là phái viên nhơn sanh ở các Họ đạo. Hội nghị nhơn sanh để đánh giá kết quả hành đạo một năm qua của Hội Thánh, tiếp nhận kiến nghị của nhơn sanh từ các Họ đạo cơ sở góp phần cho Hội Thánh, phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhơn sanh để xây dựng chương trình hành đạo năm tới cho phù hợp.
Điều 99. Điều kiện tổ chức hội nghị, đại hội (Hội nghị, Ban Đại Diện, Họ đạo)
Việc tổ chức Hội nghị, Đại hội được tiến hành khi có quá bán số lượng đại biểu được triệu tập trở lên có mặt.
Các nghị quyết, quyết định trong Đại hội có giá trị khi được trêm 50% đại biểu có mặt khi đó biểu quyết chấp thuận thông qua. Hình thức biểu quyết do vị Chủ toạ Đại hội quyết định bằng cách biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
Điều 100. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ của Hội Thánh
Khi xảy ra tranh chấp nội bộ thược cấp nào sẽ do cấp trên thuộc cấp đó giải quyết theo thẩm quyền.
Nguyên tắc giải quyết là lấy lợi ích của Hội Thánh làm đầu trên tinh thần bình đẳng, cộng tác, hoà ái. Việc tranh cấp nội bộ trong Hội Thánh được Hoà viện tiến hành hoà giải, thoả thuận bước đầu. Trường hợp hoà giải thoả thuận không thành thì trình Ban Thường Trực Hội Thánh và Thượng hội xem xét, quyết định xử lý.
Điều 101. Phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của Hội Thánh
Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh có 04 phương thức giải quyết.
- Thương lượng
- Hoà giải
- Giải quyết theo luật của Hội Thánh
- Khởi tố tại Toà án
Các bên tranh chấp phải giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. Nghĩa là 2 bên tự giải quyết thoả thuận theo tinh thần bình đẳng, hào ái. Không ảnh hưởng đến danh tiếng và lợi ích của Hội Thánh.
Các bên tranh chấp không thể thương lượng được thì cấp trên thuộc cấp dó giải quyết theo thẩm quyền.
Các cấp trên của đôi bên chỉ ra được những điểm sai của mỗi người và giải thích rõ lợi ích hay tác hại của sai lầm đó, đồng thời khuyên đôi bên nên hoà giải, bỏ qua, khắc phục trên tinh thần bình đẳng, hoà ái, thương yêu.
Căn cứ nội luật của Hội Thánh và xét mức độ của người vi phạm, cũng như sự ảnh hưởng đến bổn đạo, danh tiếng của Hội Thánh. Hội Thánh có các mức độ phạt răn từ thấp đến cao như: Cảnh cáo, quỳ hương, thuyên chuyển công việc, hạ phẩm, cách chức, bãi nhiệm và trục xuất khỏi đạo.
Trường hợp người vi phạm có mức độ ảnh hưởng xấu đền Hội Thánh và toàn đạo cũng như vi phạm pháp luật Nhà nước thì Hội Thánh đề nghị Toà án xử lý theo pháp luật.
CHƯƠNG XI
QUAN HỆ GIỮA TỔ CHỨC TÔN GIÁO VỚI TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘCGIỮA TỔ CHỨC TÔN GIÁO VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC CÓ LIÊN QUAN
Điều 102. Quan hệ giữa Thượng hội với Ban Thường Trực Hội Thánh
Thượng hội chịu trách nhiệm chung về điều hành, bảo vệ, giữ gìn và xây dựng đạo thông qua Ban Thường Trực Hội Thánh.
Ban Thường Trực Hội Thánh có nhiệm vụ và quyền hạn trong phạm vi phụ trách nhưng có mối tương quan trách nhiệm trên nguyên tắc thống nhất chỉ đạo của Hội Thánh và điều hành hoạt động phải tuân thủ theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của Thượng hội.
Điều 103. Quan hệ giữa Hội Thánh với Ban Đại Diện tỉnh, thành phố
Ban Thường Trực Hội Thánh có thẩm quyền chỉ đạo Ban Đại Diện tỉnh, thành phố hành đạo theo quy định của Hiến chương và pháp luật của Nhà nước.
Ban Đại Diện tỉnh, thành phố là đại diện cho Hội Thánh tại khu cực, địa phương được Hội Thánh phân nhiệm, có nhiệm vụ chấp hành nghiêm túc những hướng dẫn, quyết định, chỉ đạo từ Thượng hội và Ban Thường Trực Hội Thánh.
Điều 104. Quan hệ giữa Hội Thánh với Họ đạo
Ban Thường Trực Hội Thánh có thẩm quyền hướng dẫn, chỉ đạo các Họ đạo và các tổ chức Tôn giáo trực thuộc Hội Thánh hành đạo theo quy định của Hiến chương và pháp luật Nhà nước.
Các Họ đạo và các tổ chức Tôn giáo trực thuộc có nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn, quyết định, chỉ đạo từ Ban Thường Trực Hội Thánh.
Điều 105. Quan hệ giữa Ban Đại Diện và các Họ đạo
Ban Đại Diện là đại diện cho Hội Thánh truyền đạt các chỉ đạo của Hội Thánh cho các Họ đạo và ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng của Họ đạo phúc trình về Ban Thường Trực Hội Thánh.
Các Họ đạo thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Ban Đại Diện nhằm phản ánh, báo cáo kịp thời tình hình hoạt động đạo sự của mình về Hội Thánh.
Điều 106. Quan hệ giữa Hội Thánh với tổ chức, cá nhân khác có liên quan
Ban Thường Trực Hội Thánh đại diện cho Hội Thánh giữ mỗi quan hệ tốt với chính quyền, Mặt Trận Tổ Quốc các cấp, các tổ chức Tôn giáo bạn, tổ chức cá nhân khác có liên quan trên tinh thần bình đẳng, cộng tác, hoà ái, tương thân tương ái, không can thiệp công việc nội bộ của nhau.
Điều 107. Quan hệ với tín đồ nước ngoài
Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu công nhận chức sắc, chức việc và tín đồ ở nước ngoài theo Hiến chương của Hội Thánh phù hợp với luật pháp nước sở tại và pháp luật của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Chức sắc, chức việc và tín đồ nam nữ hành đạo ở nước ngoài được Hội Thánh bổ nhiệm và công nhận khi phù hợp với luật pháp nước ngoài và phải có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, Tôn giáo có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chức sắc, chức việc thường xuyên báo cáo công việc hành đạo ở nước ngoài định kỳ về Hội Thánh.
Điều 108. Quan hệ với tổ chức Tôn giáo trực thuộc ở nước ngoài
Hội Thánh công nhận Họ đạo hoặc Tôn giáo trực thuộc ở nước ngoài, khi hội đủ điều kiện theo quy định của Hội Thánh, pháp luật của nước sở tại và chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, Tôn giáo có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Họ đạo hay tổ chức Tôn giáo trực thuộc ở nước ngoài có trách nhiệm điều hành, quản lý theo quy định của Hiến chương của Hội Thánh và báo cáo việc hành đạo thường niên về Hội Thánh.
CHƯƠNG XII
SỬA ĐỔI, BAN HÀNH HIẾN CHƯƠNG
Điều 109. Sửa đổi
Chỉ có Đại hội Đại biểu Nhơn sanh mới có quyền sửa đổi Hiến chương và phải được 2/3 đại biểu biểu quyết tán thành.
Việc sửa đổi Hiến chương do Ban Thường Trực Hội Thánh chuẩn bị đệ trình Đại hội Đại biểu Nhơn sanh quyết định.
Hiến chương này được sửa đổi, bổ sung theo quy định như sau:
- Ban Thường Trực Hội Thánh đề nghị sửa đổi và trình bản dự thảo nội dung sửa đổi Hiến chương Cao Đài Chiếu Minh Long Châu và được Thượng hội chấp thuận.
- Hiến chương sửa đổi được Đại hội Đại biểu Nhơn sanh toàn đạo biểu quyết thông qua với trên 2/3 số lượng đại biểu có mặt tán thành.
- Ban Thường Trực Hội Thánh đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc công nhận Hiến chương sửa đổi của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 110. Ban hành
Hiến chương Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu gồm có phần mở đầu, 12 Chương và 110 Điều.
Hiến chương Cao Đài Chiếu Minh Long Châu được Đại hội Đại biểu Nhơn sanh nhiệm kỳ (2020-2025) ngày 04 tháng 12 năm 2020 thông qua tại Toà thánh Long Châu và được Ban Thường Trực Hội Thánh phê chuẩn ban hành./.