TTBP 20. BÁT QUÁI
e/BÁT QUÁI TIÊN THIÊN HỒNG MÔNG CHI KHÍ ..................................................................................... Chiếu theo các quy luật vận chuyển luân hành trong càn khôn vũ trụ được hình thành một vòng biểu đồ tổng quy các hình thức của sự tiến hóa, đó là vòng Bát Quái Tiên Thiên Hồng Mông Chi Khí.
Vòng Bát Quái được phân định Càn, Khôn, Ly, Khảm, Cấn, Chấn, Đoài, Tốn theo sự cân xứng trên dưới và trái phải. Lấy cung Càn hợp cung Khôn làm nền Thượng Đức, Lấy cung Ly hợp cung Khảm để hóa hiện toàn Chơn, dùng 4 phép Càn Khôn, Ly Khảm làm Tứ Chánh Vị, dùng 4 phép Cẩn Chấn, Đoài Tốn làm Tứ Phụ Giai ngẫu, dùng Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn làm Giai Do Duyên Khởi. Khi nhận định ở Chánh Vị là minh định luật đối vị rõ ràng, còn xem xét phần chi ngẫu để thông đồng luật cảm có chỗ giống nhau (nhất Thể), và tầm rõ nguyên nhân của luật biến sanh là trở về điểm chuyển duyên khởi.
Âm Dương linh minh tuyệt nhiệm kỳ diệu ẩn hiện hòa giao tạo thành sức hóa cảm điều chuyển từ tối đến sáng, từ thấp đến cao, từ điểm nhỏ li ti đến tận cùng của sự rộng lớn, nhưng lúc nào những nguyên nhân “bất đồng đều” ấy vẫn còn mãi trong quy luật rộng khắp. Vì sự rộng khắp phải có đủ phần cao thấp, lớn nhỏ, tối sáng, động tịnh, trược thanh, chơn giả khác nhau nên nó được đồng thông tất cả. Đó là lý của sự “Bất đồng đều” thành sự “đồng đều”. Sự giao hòa đầy đủ của Chấn, Cấn, Đoài, Tốn tạo nguồn sinh lực cho mầm sống hữu vi, thì nguồn bản vô vi Càn, Khôn, Ly, Khảm càng rực ngời khí lực cho sự sống vô vi. Sự tương ứng của 8 cung luôn giao hòa hỗn hiệp thông xuất vận hành từ điển lực, khí lực và động lực.
Cung Ly, cung Khảm là nguyên nhân cảm xúc giao hão hóa sanh của Đất Trời và muôn loài vạn vật. Con người được sanh ra là do sự cảm xúc từ thận thủy đến tâm hỏa. Thủy tốt thì tinh chất dồi dào, hỏa tốt thì thần khí tốt. Chủ yếu là con người và muôn vật biết “Chiết khảm điền ly” là hiệp với lẽ Trời, đồng thông cả đất, vì nguồn gốc của Ly Khảm là sự biến của Đất Trời, nên việc luyện Đạo được chỉ dẫn tường tận phương hướng, là hướng về nguyên lý duyên khởi, Hãy lấy “Trung Hư” của Ly mà đối qua “Trung Mãn” của Khảm thì Ly trở thành Càn, Khảm trở thành Khôn: (.......) và (.......) Biến thành (.......) và (.......)
Bí quyết siêu nhiên của Ấn Chương Bát Quái Tiên Hồng Mông Chi Khí là điểm đạt cơ mật của Thiên điều. Cơ Mật đó cũng không ngoài sự kết hợp tìm nghiệm luật vận hành của vòng Bát Quái: 2 – 4 – 6 – 8 – 10 – 12. Cho nên con số 12 là số biến chuyển cũng như sự vận hành của vòng Nguyên Sinh Vô Cực: 1 – 3 – 6 – 9 = 12 – 15. Số 15 là điểm phục huờn.
Thử xem chiếc đồng hồ cũng có đủ những quy định cơ bản từ những con số lẻ, những con số chẵn, mà sắp theo giáp vòng 12 số, mỗi số trải qua 60 lần phút, sư phân định 4 góc cơ bản vẫn là: 3, 6 , 9 , 12 đã lập thành quy định.
Trong sự thanh lọc Âm Dương, khí Âm đã rút hết trong Dương thì gọi là Thuần Dương (.......), khí Dương đã rút hết trong Âm thì gọi là Thuần Âm (.......) Khi thì Âm Cực dọn đường cho Dương sinh, khi thì Dương khí thịnh hành cũng biến lối cho Âm sinh. Âm Dương khi hợp hồi tan, khi tròn đầy lúc thời hao thiếu cũng không ngoài việc sanh biến đổi dời luân lưu trong vũ trụ.
Nguyên Lý duyên khởi của Bát Quái Tiên Thiên Hồng Mông Chi Khí lúc nào cũng phải lấy điểm Hồng Mông Vô Cực làm duyên do bổn chuyển mới có sự phân định Âm Dương. Những nơi nào tròn đầy Dương khí thì đối lại với cái tròn đầy Âm khí. Hễ đủ Dương đối lại đủ Âm, còn thiếu Dương thì đối lại thiếu Âm. - Đủ Dương thêm Dương = = Càn - Đủ Dương thêm Âm = Đoài - Thiếu Dương thêm Dương = Ly - Thiếu Dương thêm Âm = Chấn - Thiếu Âm thêm Dương = Tốn - Thiếu Âm thêm Âm = Khảm - Đủ Âm thêm Dương = Cấn - Đủ Âm thêm Âm = Khôn
Điểm chỉ trên đây tìm rõ nguyên nhân của việc lập định vị Càn Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn trong mỗi luật hệ Âm Dương không đồng đều nhau ở hai bên thì cũng có điểm đồng đều ở trên dưới. Nhờ thế mới có đầy đủ sự biến hóa vô cùng tận, trong vô cùng lớn, vô cùng nhỏ để đổi lại vô cùng sự trang bằng, là Nguyên Lý Siêu Việt của Nguyên Sinh để tự minh chứng về Bát Quái Tiên Thiên phía trên vận hành bao nhiêu thì ý thức cho ta thấy Bát Quái Hậu Thiên phía dưới cũng vận hành bấy nhiêu. Hậu Thiên lúc nào cũng đi từng bước một theo quy luật tiến hóa: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Hễ 8 bước đi của Tiên Thiên thì được ráp lại với một bước đi của Hậu Thiên, đã lập thành đủ đầy tất cả sự biến hóa vô cùng, mà Dịch Lý Âm Dương là nguồn bản thông xuất mối vận hành nhiệm mầu trong Càn Khôn Vũ Trụ.
|