TTBP 19. THÔNG THIÊN ĐÀI

   

 

 

               Đ. Thông Thiên Đài

 

                   a)- Thuần Dương Tam Bộ

 

                   b)- Mật tâm Vô Vi Thông Thiên Đài

 

                   c)- Thượng trung hạ đẳng kim khuyết đồ

 

                   d)- Minh Châu Hồng Mông Vô Cực

 
   

  

                                    Đ/THÔNG THIÊN ĐÀI

                     Quang Minh Đàn, Tý thời 1-02 Quý Sửu (1973)

                                    MẬT ĐÀN DIỆU PHÁP

BỘ PHẬN HIỆP THIÊN ĐÀI

Trí Đức Thanh

ĐK

Ngọc Thể Hương

ĐT

Ngọc Liên Hương

 

Ngọc Thiên Hương

ĐG

Trí Huệ Thanh

 

Máy ghi âm

TB

Trí Pháp Thanh

 

NN 14 vị

 

Trí Cao Thanh

VõĐ

Bạch Liên Ý

 

Trí Hòa Thanh

NN 50 vị

 

Trí Hoa Thanh

   

                                     

                                     THI

                  Lập CỬU Nguyên danh độ vạn linh,

                  Tầm NƯƠNG chơn Đạo vẹn nguồn sinh.

                  Tiêu DIÊU ngoạn mục tâm nhàn hạ.

                  TRÌ điểm CUNG son rạng điển huỳnh.

                                           *

                                         *  *

                  BÁO đức THỌ ân đoạt điểm truyền,

                  TIN ban HÀNH pháp chuyển Thông Thiên

                  DIÊU dung Ý pháp khai tâm thọ,

                  CUNG nữ LỊNH phong thị bửu liên.

                                           *

                                         *  *

                  Toàn chung túc kỉnh ĐỨCDIÊU CUNG,

                  CỬU PHẨM báo tin giã điện trung.

                  Phục chỉ xe loan thuyền chánh đức,

                  Hồi quy siêu điển rạng muôn trùng.

                                                                          Thăng./…

                                 

                                 TIẾP ĐIỂN

                                      THI

                  DIÊU đức GIÁNG trần CHUYỂN Đại công

                  TRÌ kinh NGỰ pháp LẬP thần phong.

                  KIM thơ QUANG sắc KHAI tòa báu,

                  MẪU huấn MINH cơ ẨN phép thông.

                  GIẢNG giải NHO gia NGUỒN đức độ,

                  PHÁP quy TÔNG bổn CỘI Hoa Long.

                  THÔNG truyền ĐẠI kiếp CĂN cơ thọ,

                  THIÊN mạng HỘI chung BẢN luật đồng.

        Nầy tất cả con nam nữ trước bệ tiền, giờ lành Mẹ ngự siêu linh bút pháp để giảng về Thông Thiên Đài Báu. Vậy các con đồng tọa an thính pháp.

        Các con ơi! Biển đời phong ba nhồi dập, bao nhiêu sự cuồng si đảo lộn cũng vì danh lợi bạc tiền, nhân duyên nghiệp quả, tất cả sự ràng buộc cho điều nô lệ kiếp tạm mượn giả có, giả không.

        Vì thế trước hồng ân đại điểm nơi miên hạ giới được lập Đài Thông Thiên kịp ngày tuyển chọn căn cơ duyên giác mà trở về để tiếp lo vận hành truyền ẩn máy nhiệm vô vi cho hoàn thành sứ mạng thiên ân trong thời kỳ Thượng Nguơn Thánh Đức.

        Vậy các con nghe Mẹ giảng về pháp số 3 (Tam Bộ) Thông Thiên Đài. Trước hết là 12 Động Tác Thuần Dương Tam Bộ.

       a/THUẦN DƯƠNG TAM BỘ

        Theo ấn hiệu của Thuần Dương Tam Bộ vẫn y như 12 Động Tác Thuần Dương Nhị Bộ. Nhưng mỗi động tác có kèm theo nghi thức nhập khí, tựu thần, khai tinh, chuyển đức là hoàn thành trách nhiệm vô vi, hữu vi. Vì trách nhiệm vô vi do đức Từ Tôn Kim Mẫu làm chủ đề Di Lạc ngự đài Nguyên Sinh đảm truyền cơ Thượng Nguơn Thánh Đức, Đông Phương Chưởng Quản làm Hộ Pháp.

        Vì trách nhiệm hữu vi, thời Vô Vi Pháp do Chưởng Quản Tam Đài là người đại diện cho Cơ Pháp gồm Huyền Linh Đài, Diệu Pháp Đài và Thông Thiên Đài. Mỗi Đài có 9 bậc Sĩ Nguyên Giáo Sư Vô Vi Pháp.

        Những người trong Cơ Pháp nói chung gọi là Sĩ Đài. Những người trong Cơ Pháp đạt phẩm Đại Thừa nói riêng thì gọi là Sĩ Nguyên, hay tất cả Sĩ Nguyên gọi là Sĩ Đài cũng được, vì Sĩ Đài là tiếng gọi chung cho những người trong Cơ Pháp nầy.

        Vì cơ Vô Vi Pháp thuộc về Cơ Pháp, bên cạnh còn có phần trợ duyên của Cơ Thể đắc lực. Cơ Thể có nhiệm vụ khai thông nguồn Lý, Pháp, Đạo do Chưởng Quản Tam Dân xem xét trong trách nhiệm Đại Đồng Thiên Ân Sứ Mạng.

        Vì Mục Đích của Vô Vi Pháp do Từ Tôn Kim Mẫu ban truyền là một pháp Tổng Quy gồm nhiều Pháp Đạo kết thành, để ứng dụng cơ Quy Pháp, là phương pháp để tạo Tiên tác Phật, chứng ngộ vô vi và tùy duyên làm nhiệm vụ, phục vụ cơ Thượng Nguơn Thánh Đức.

        Vì Tôn Chỉ của cơ Vô Vi Pháp luôn chiếu theo Đài Nguyên Sinh mà luyện Đạo. Lấy Đài Siêu Nhiên cỡ lớn tượng trưng hình đồ Đại Châu Thân Tạo Hóa, Đài Siêu Nhiên cỡ nhỏ tượng trưng hình đồ Tiểu Châu Thân Con Người mà mình định lý pháp.

        Cũng vì tất cả những ý nhiệm trên, nên các Sĩ Đài cần phải tập trung nhiệm vụ của mình về Cơ Pháp để làm hoàn thành sự điểm chuyển của Mẹ Thầy bằng cách là những con nào đang thọ Pháp Siêu Nhiên phải cần được thâu gọn trong những thời cúng bằng bài Siêu Nhiên Minh Kinh. Nếu có Đại Tịnh thì thêm bài Thuần Dương.

        Người hộ tịnh và trợ duyên cho người Đại Tịnh là được hồng ân cao cả.

       

      Người tu pháp cần được hạn chế công trình, công quả mà luôn luôn hướng về công phu, công đức soi sáng gương lành Pháp Đạo.

        Ở đây, Mẹ giảng thêm phần công trình, công quả, công phu và công đức cho các con được rõ ràng hơn:

        CÔNG QUẢlà các con đem sức lực của mình để làm sự ích cho Đạo, cho Đời, nó là động lực thúc đẩy, mạnh mẽ hữu vi trong kế hoạch Dân Sanh, làm nổi bật sự sống, phương tiện vật chất, của cải, bạc tiền, đem lại sự no ấm, yên vui, hạnh phúc cho nhân loại, những thuận lợi cho cơ nghiệp Đạo, Pháp ngày thêm vững mạnh.

        CÔNG TRÌNH là việc cần được thể hiện qua Trí Đạo cao cả, nhận định, truy tầm, nghiên cứu và thuyết giảng những lý nhiệm, hầu mở rộng tầm kiến thức Nguyên Chân, cũng như những lý pháp thâm diệu của Ơn Trên truyền chỉ. Đây cũng là một Khí Lực được thành tựu lớn rộng qua đường hướng Dân Trí, một ý thức nguồn ân cao cả.

        CÔNG PHU là việc cần được soi sáng tận chí thành tâm pháp, nhằm khai thác tiềm năng Điển Lực. Là phương pháp luyện kết Tam Bửu Ngũ Hành rạng phần Kim Thân Thánh Thể, đắc Đạo quả cao siêu tùy theo sự cố gắng chuyên trì hành luyện.

        CÔNG ĐỨC là cần được kết hợp tam công, dẫn hướng chỉ đàng cho người tầm Nguyên Lý, tầm Pháp Đạo mà đạt đến sự cao cả Phẩm Nguyên, là đại công, đại độ. Người thực hiện Công Đức cũng được thay vào những bước ân chuyển mà đạt Phẩm Đạo, thay vì phải nhập Đại Tịnh để đạt Phẩm Nguyên.

        Tất cả các Phẩm Đạo dù ở phương pháp nào đều được cộng lại bằngPhẩm Nguyên Thuần Dương, cũng như điểm diệu truyền linh thông Mật Tâm huyền nhiên siêu xuất.

       

        `Trời Đất và Người là những Mật Tâm gắn liền nhau của Thượng Đế. Con người tiêu diệt lẫn nhau thời ngôi vị Thượng Đế cũng rung chuyển vì những tế bào không kịp chuyển mình trong muôn vạn hào khí của Hư linh.

        Vậy lập đặng hình đồ Trời, Đất và Người là biết đặng máy huyền cơ.

                                      THI

                  Huyền ẩn đại không, tối đại không,

                  Linh minh Đạo Pháp nhứt tràng không.

                  Thiên chương như ý thông duyên hữu,

                  Bửu nhiệm kim chuyên thoát cả không.

                  Siêu đẳng vô vi thường biệt niệm,

                  Xuất đàn không tự ẩn không vân.

                  Linh châu tỏ chiếu muôn trùng cảnh

                  Mật chỉ diệu thường trác tuyệt không.

        Khi thông xuất đặng Tổng Quát Đại Cửu Tuần Huờn Chi Nhựt Thông Thiên Đài cũng có đủ 12 động tác Thuần Dương, tuy giống nhau danh từ động tác và từng ý nghĩa của mỗi danh từ, là chủ yếu của việc thọ hành pháp thân đại viên minh Chánh Đẳng, Chánh Giác. Về ấn chứng thì sự biến chuyển của mỗi động tác hẳn nhiên có sự thay đổi, đó cũng là sự ấn chứng riêng biệt của mỗi Sĩ Nguyên. Nhưng Tàng Thơ Bửu Pháp vẫn không hề thay đổi ấn phẩm Thông Thiên Đài là pháp lý diệu thường, hay là tâm thức siêu nhiên của hàng duyên giác. Vì cơ mật của Thiên điều được chứng nghiệm một cách siêu phàm, tối đại không, viên minh Chánh Đẳng Chánh Giác, nên gọi rằng Phẩm vị Phật, Thánh, Tiên, Thần, Nhân rất là cao cả.

       b/MẬT TÂM VÔ VI THÔNG THIÊN ĐÀI

                           Đại không, tối đại không,

                           Đạo Pháp nhứt tràng không.

                           Vô Vi thường biệt niệm,

                           Không tự ẩn không vân.

       c/THƯỢNG TRUNG HẠ ĐẲNG KIM KHUYẾT ĐỒ

        Chiếu theo luật luân chuyển của Nguyên Sinh, Nguyên Tử thì dụng cái thiếu xoay tròn qua cái đủ, thời hai bên sẽ phát ra nguồn tín hiệu của tất cả những luật định Âm Dương, vì Âm Dương luôn điều chuyển như thế. Tín hiệu của Siêu Nhiên, Siêu Việt tuy khác nhau hình thể, nhưng giống nhau một nguồn điển siêu linh tuyệt nhiệm.

       Xem Thượng Trung Hạ Đẳng Kim Khuyết Đồ để thông hành luân chuyển giữa Siêu Nhiên và Siêu Việt. Phương pháp nầy từ Thông Thiên Đài tự nhiên thấy được sự trợ duyên của các bậc hữu vi điều động trong toàn bộ máy tuần huờn Thiên Địa.

        Trong số Thập Nhị Thuần Dương gồm có những phần chú ý: Lấy chơn không làm gốc, điểm tuệ chí tạo nền viên dung là cách đốn thiền tọa ngọa thời tựu tại Vĩ Lư, hành trụ thì Kim Tương, Huỳnh ấn.

        Lấy pháp bảo Minh Châu diễn đạt thành lý viên minh đạt thuyết phúc âm cho các thời viễn tịnh.

        Lập chánh tâm vận hành Diệu Giác, khai mật nhiệm nhiếp thọ Đại Duyên, Kỳ Trung.

                                      THI

                  Kỳ Trung mật chỉ nhiếp tinh đăng,

                  Tối Đại Không trung Đạo hóa hoằng.

                  Nhất thiết xoay thành viên ngọc bửu,

                  Bằng chân diệu giác rõ tiền căn.

         d/MINH CHÂU HỒNG MÔNG VÔ CỰC

        Từ cõi Thượng Giới, Trung Giới, Minh Châu Hồng Mông Vô Cực luôn chiếu sáng ánh dương, một sức sáng tinh anh vi diệu nơi các cõi trời, cũng như những địa, cầu đã được tiến hóa. Khối điển ấy nhờ sự tiếp nối các mạch điển trong toàn khắp những hành tinh, là đầu mối của các nguồn điện tuyến. Khối điển ấy ở giữa cung Nhựt Nguyệt là ở ngay khoảng đường từ Thiên Môn đến Huỳnh Khiếu Hạ Giới, khối ấy là tia sáng của Huỳnh Khiếu vậy.

        Minh Châu Hồng Mông Vô Cực, cực tỏa ánh dương. Tuy nói một màu trắng tinh nguyên, nhưng trong ấy tự có Âm, có Dương, có sự luân chuyển của ngôi Vô Cực và Thái Cực vậy.

 
Home Kinh pháp TTBP 19. THÔNG THIÊN ĐÀI