TTBP 18. DIỆU PHÁP ĐÀI

   

 

 

               D. Diệu Pháp Đài

 

                   a)- Thuần Dương Nhị Bộ

 

                   b)- Mật tâm Vô Vi Diệu Pháp Đài

 

                   c)- Hình đồ Tiểu châu thân

 
   

 

                    D/ DIỆU PHÁP ĐÀI

               Quang Minh Đàn, Tý thời 25-01 Quý Sửu (1973)

                                        Mật Đàn Diệu Pháp

BỘ PHẬN HIỆP THIÊN ĐÀI

Trí Đức Thanh

ĐK

Ngọc Thể Hương

ĐT

Ngọc Liên Hương

 

Ngọc Minh Hương

ĐG

Trí Huệ Thanh

 

Máy ghi âm

TB

Trí Pháp Thanh

 

NN 50 vị

 

Trí Cao Thanh

   
 

Trí Hòa Thanh

   
 

Trí Hoa Thanh

   

                                      THI

                  HIỆPnghi Đạo Pháp trợ tiên phuông,

                  THIÊNsắc Thầy ban vững lập trường.

                  ĐẠIkiếp hữu duyên giờ gặp gỡ,

                  ĐẾminh linh nhiệm hóa siêu thường.

        HIỆP THIÊN ĐẠI ĐẾlâm đàn chào mừng nguyên căn linh vị trước bửu đài. Giờ thành tâm trang nghiêm cầu khẩn được ứng chuyển cơ duyên. Vì trong thời kỳ chuyển biến, cơ Pháp đã tựu điểm được lập thành Tàng Thơ Bí Chỉ.

                                      THI

                  Sắc tứ linh căn vững Đạo truyền,

                  Đạt thành quy luật của Cơ Thiên.

                  Chuyển vào tâm pháp lưu kim cổ,

                  Sẽ được tổng quy bát nhã thuyền.

        Vậy Lão có đôi hàng báo tin có Đức KHỔNG THÁNH giáng đàn. Nguyên vị khá tiếp cầu trang nghiêm. Lão hồi thần bút.

                                                                                         Thăng./…

                                TIẾP ĐIỂN

                                      THI

                  Chơn thường KHỔNG lộ hiện trào châu,

                  Hiệp lại THÁNH nhân bước nhịp cầu.

                  Hóa hiện VĂN minh ngời bản thể,

                  Truyền cơ TUYÊN vị vững tâm cầu.

       

        KHỔNG THÁNH VĂN TUYÊN, giờ Tôn Sư hạ đàn, mừng chung chư đồ đệ khá tọa an nghe phần điểm chuyển.

        Các môn đồ nghe rõ, bởi lý hư vô rất là mầu diệu. Dầu núi cao rừng thẳm vẫn còn muôn vạn linh căn luôn vững một niềm tin chờ đạt điển lành vận chuyển trong ngày Quy Linh Hiệp Nhứt. Cơ Nho Giáo ra đời vẫn muôn đời tồn tại, dù lắm khi chìm ẩn, cũng nhiều lúc thạnh hành, đó là sứ mạng kỳ công để bảo toàn trong cơ Thượng Nguơn Thánh Đức.

        Tất cả các nguyên căn nghe rõ, sau đây là phần Thánh Lịnh đại điểm hồng ân được ban truyền ĐứcKIM MẪU. Tất cả phận sự Hiệp Thiên Đài chuyển lập đàn Tuất thời Nhị thập cửu nhứt, chánh ngoạt, Quý Sửu niên, tại Khổng Thánh Miếu Quang Minh Đài. Đức Kim Mẫuban truyền Tàng Thơ Bửu Pháp phần Diệu Pháp Đài và Thông Thiên Đài.

        Chuyến hành hóa đặc biệt nầy gồm những người trong cơ Pháp được điểm danh sau đây: Trí Pháp Thanh, Trí Cao Thanh, Trí Đức Thanh, Trí Hòa Thanh, Bạch Liên Hoa, Bạch Liên Ý, Bạch Liên Minh, Trí Huệ Thanh, Trí Trung Thanh, Ngọc Thể Hương, Ngọc Linh Châu Và Ngọc Liên Hương.

                                      

                                        THI

                  Mật chỉ huyền linh đáo nhiệm kỳ,

                  Ban hành cho rõ chẳng màng chi.

                  Bao phen nặng gánh vì duyên nghiệp,

                  Lòng vẫn khen lòng Đạo pháp tri.

        Đệ tử TRÍ PHÁP THANHTRÍ CAO THANH nghe Tôn Sư truyền bài thơ điểm nhuận sau đây:

                                           *

                                         *  *

                  CHO hay phận sự nặng lo lường,

                  TRÍ Đạo can trường chẳng nệ đương.

                  PHÁP nhiệm Nguyên Sinh thành rạng rỡ,

                  THANH mầu chiếu diệu tợ kim chương.

                                           *

                                         *  *

                  CHO tường bổn nhiệm lập kỳ công,

                  TRÍ huệ huyền cơ lý Đại Đồng.

                  CAO phẩm siêu thừa kỳ vận chuyển,

                  THANH danh đuốc pháp rạng tâm không.

                                          

                                   THI BÀI

                  Càng lo Đạo gia trung càng nhiệm,

                  Mức tột cùng càng luyện tâm minh,

                           Bởi trong nguyên vị thâm tình,

        Không còn thay đổi sự bình phục duyên.

                  Trong giác ngộ gặp thuyền Đạo mở,

                  Trong tâm thành gặp chỗ hồng ân,

                           Quang Minh sứ mạng đang cần,

        Làm xong Bửu Pháp, xong phần lịnh ban.

                  (Phần điểm danh…..).

        Vậy truyền Đồng Tử, Đọc Giả phải đến Quang Minh Đàn trước ba ngày tịnh khẩu, tịnh tâm và thọ quả lại thời Ngọ. Phần Pháp Thế Minh Kinh cũng được Tôn Sư kiểm duyệt và ban hành trong toàn thể bổn Đạo.

        Thôi ít hàng cho tất cả môn đồ làm nhiệm vụ đại công.

                                    NGÂM

                  Huyền linh mật nhiệm soi đường,

        Nho Tông chuyển thế lập trường là đây.

                  Giả chung tất cả trước đài,

        Hồng ân chuyển tứ, giờ Thầy phi thăng.

                                                                        Thăng./…

                Quang Minh Đàn, Tý thời 29-01 Quý Sửu (1973)

                                   MẬT ĐÀN DIỆU PHÁP

BỘ PHẬN HIỆP THIÊN ĐÀI

Trí Pháp Thanh

ĐK

Ngọc Thể Hương

ĐT

Ngọc Liên Hương

 

Ngọc Kỳ Tâm

ĐG

Trí Huệ Thanh

 

Máy ghi âm

TB

Trí Đức Thanh

 

NN 14 vị

 

Trí Hòa Thanh

   
 

Trí Trung Thanh

   
 

Trí Linh Thanh

   

       a/THUẦN DƯƠNG NHỊ BỘ

Thiện Tài Đồng Tửbáo tin ………………………………….

…………………………………………………………..… Thăng./.

                                TIẾP ĐIỂN

                                      THI

                  DIÊUđàiGiánghạ để cùng con

                  TRÌniệmNGỰtâm dạ sắt son.

                  KIMthạchTRUNGương từ vạn kỷ,

                  MẪUtừHÒAái trẻ năng bòn.

                  giaQUANGđức bình chơn lý,

                  CỰCchỉMINHtài định liệu toan.

                  TỪnghĩaĐÀNcơ muôn kiếp tạo,

                  TÔNthờ PHÁPĐạo gắng lo tròn.

        Nầy tất cả các con ! Các con hãy nhìn lên một vòng tròng sáng thật, các con sẽ được nhiếp thọ phần điển huệ nơi đây, và các con sẽ được nghe phần giảng truyền Tàng Thơ Bửu Pháp.

        Vì tất cả đại căn duyên giác đang là nhiệm trách hướng về cơ Thượng Nguơn Thánh Đức, nhằm thực hiện Chơn Lý Nguyên Sinh là một ánh sáng Đại Đồng qua sứ mạng cao cả nầy.

        Siêu Nhiên có nhiệm vụ tìm ra Chơn Lý cho đến điểm chung nhất gọi là Nguyên Chân Lý, là phục vụ công bằng xã hội. Đó là sự chung lo xây dựng Thượng Nguơn Thánh Đức để tiếp tay cùng với Thầy Mẹ và các Giáo Chủ, các phẩm Như Lai, Bồ Tát, các hàng Đại Căn, Đại Giác khi cơ tuần hườn đã chuyển xoay đang cận ngày thi đại hội, một ánh sáng lưu danh trên đường lập Đạo vẫn lưu tồn muôn thuở.

        Thượng Nguơn Thánh Đức là một con đường Nguyên Chơn Lý cho tư tưởng của tất cả con người phải là tư tưởng Siêu Nhiên thuần nhất.

        Ý nghĩa Siêu nhiên rất là siêu nhiên kỳ diệu. Người đạt Phẩm Nguyên từ Nhất Phẩm trở lên phải thông suốt ý nghĩa nầy là được điểm nhuận hồng ân của ngày Thượng Nguơn Thánh Đức.

        Nguyên Sinh là khối điển hòa an, không phủ nhận một linh điển nào. Vì điển hòa an vẫn được thu phục từ điển cạnh tranh mà thành. Từ tư tưởng cá nhân đã biến thành hòa đồng tư tưởng. Đó chính là cái bổn nguyên đã tầm trong chơn Đạo vậy.

        Diệu Pháp đài vẫn được truyền lý pháp đến Huyền Linh Đài ở phẩm thứ 7, nhưng Thông Thiên Đài không thể truyền đại lý pháp dù ở phẩm thứ 9.

        Siêu Nhiên cũng được thay hình đổi dạng bằng sự và lý kết hợp thông đồng. Nhưng về pháp thì tuyệt nhiên không thay đổi dù cái lý thật ấy có sự ứng biến tùy duyên, nhưng định việc rốt ráo của Diệu Pháp Đài là đạt lẽ Nguyên Chân Siêu Thượng.

        Lẽ vận hành cùng sự thay đổi danh từ Nguyên Sinh là định mức tiến hóa của năm bước định luật Nguyên Chân, năm bước ấy mỗi mỗi lại có năm bước tự trong ấy của đa dạng sự tiến hóa, biến chuyển vận hành, từ sự vận hành cùng khắp đang nằm trong một lý lẽ độc nhất Nguyên Chân, thông xuất cả mọi định luật Càn Khôn Vũ Trụ, là lý giải thoát siêu tuyệt của hư linh. Nên không có lý lẽ nào khác hơn có thể đối lại lý lẽ Nguyên Chân được, Vì dù cái lý lẽ nào ấy to lớn đến đâu cũng không ngoài định luật Nguyên Chân.

        Sự hòa đồng tư tưởng ấn chứng Sĩ Nguyên thì những Phẩm Nguyên từ Thất Nguyên Huyền Linh Đài luôn luôn thể hiện bằng tất cả mọi hình thức để làm nền tảng cho Đài Diệu Pháp, như thể hiện đồng phục và chung một nhịp hành, nhưng hình thức chỉ là tạm mượn để thấy được ý nhiệm như nhau. Đồng thời bởi lý tưởng Đại Đồng là điểm không phân biệt, mà không thể phân biệt, tức chẳng có gì gọi là hình thức cả.

        Sự tượng ấn của Diệu Pháp Đài là nói đến công ơn lớn lao của Trời Đất, là nói đến Đạo Đức, mà Âm Dương là nguồn gốc Đạo, nên lấy Âm Dương định việc trái, phải. Đạo là điểm giữa dung hòa. Điểm trung hòa là con số “không” của gốc Âm Dương, con số không ấy là Chân Không Diệu Hữu, vì nó làm chủ vô tận cõi linh, vô tận cõi hữu, cũng như vô lượng con số nhỏ, vô lượng con số lớn. Nó làm gốc cho cái có và cái không, cái Âm và cái Dương, là gốc sanh ra trung điểm. Vì có Âm có Dương nên mói có số không trung điểm. Nhưng số không trung điểm lại ở giữa nên làm chủ cho Âm Dương. (3 – 2 – 1 – 0 – 0, 1 – 0, 2 – 0, 3 …) Vì thế nên mới nói rằng 1 là 3, mà 3 cũng là 1. Đạo và Âm Dương cùng một Nguyên Lý. Thế nên nói đến Phẩm Nguyên là điểm thông xuất tất cả mọi lý lẽ Âm Dương.

        Siêu Nhiên luôn vận hành theo 5 vòng tiến hóa đã được hiển hiện từ Siêu Nhiên Khối Đại, mới lấy số 1 gọi là Nguyên, số 5 gọi là Phẩm, số 25 gọi là Đơn. Nên việc cộng Phẩm Đạo thì phải nắm vững 1 Nguyên có 5 Phẩm, 1 Phẩm có 5 Đơn, 25 Đơn tức bằng 1 Phẩm Nguyên.

        Phẩm là số lớn, Đơn là số nhỏ, Nguyên là điểm chung nhất giữa lớn và nhỏ. Nên đạt một Phẩm Nguyên bằng 25 Phẩm nhỏ.

        Khi 5 Đơn chưa hiệp lại thì còn gọi là Ngũ Khí, đến khi hiệp lại thành phẩm rồi thì gọi là Triều Nguơn.

        Ngũ Khí Triều Nguơn là điểm thông xuất từ Ngũ Hành, Ngũ Tạng của Tiểu Châu Thân con người, hay Đại Châu Thân Tạo Hóa.

        Sự ứng hiện khiếu quang cũng có hệ thống duy nhất trong bộ máy tuần hoàn Thiên Địa. Môi trường có Tiểu Thể hay Đại Thể chính là bộ máy tuần hườn. Phương pháp luyện rèn khí công hô hấp và vận chuyển Tinh Khí Thần là tạo sức mạnh và vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của tâm linh. Nhưng chỗ tuyệt đỉnh là đem lại hơi thở đều hòa bên trong, phục vụ và dung dưỡng cho các động cơ được kết tinh đầy đủ một kim thân bằng Tam Bửu Siêu Nhiên.

        Phương pháp xuất hiện chơn thần là nhờ trãi qua 9 thời kỳ vận chuyển Tam Bửu ở Đài Siêu Nhiên. Khi được thâu gọn những phần Mật Tâm, là yếu tố kịp thời phục vụ cho Thuần Dương quán triệt.

        Trường hợp sự vận chuyển bên ngoài đã được thu vào trong tư tưởng thuần nhất từ lúc khối óc luôn được mở ra. Khí Tiên Thiên tinh tường thường được ban xuống cho nơi khiếu giác.

        Trí tuệ của con người do sự an nhiên và trong sạch từ các mạch máu, và thần kinh. Sự nhận thức của con người được bắt nguồn từ cảm giác. Những nguồn cảm giác tuy phân tách nhau giữa hai từng (Huyền Linh và Thông Thiên), nhưng vẫn liên hệ thông đồng nhau. Chỉ khi nào không có điển của khiếu giác thì mới có sự tách rời chẳng thông đồng nhau.

        Nếu biết nguồn máy theo phương pháp tư tưởng thuần nhất ấy chính là thể hiện được trí tuệ và tượng ấn khiếu quang, là cởi được lớp giả phương tiện của những động tác Phẩm Nguyên ở từng thứ nhất mà tiến đến phương pháp tối nhiệm, tối linh sau.

        Khi biết xoay xát động cơ bằng tư tưởng của bộ máy châu thân là ấn phẩm được chiếu sáng thành những màu sắc không trung, là chơn như đạt Đạo.

        Theo quy định giờ giấc cho bộ máy châu thân để nghiêm thiết trong sự làm việc của Ngũ Tạng và Lục Phủ nên cần phải đem Tiên Thiên Khí vào trong cho đúng Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu vào những mùa Thu Phân miền Hạ Giới càng hòa hợp khí Tiên Thiên.

        Còn sự tiếp chuyển tân dịch cũng chính là một phương pháp quan trọng cho những Sĩ Đài ở từng Diệu Pháp.

        Trong tân dịch có sự hòa hợp ngũ vị, ngũ sắc, ngũ khí, nên tùy theo sự biến chất của tân dịch về với mỗi nơi riêng biệt của Ngũ Tạng. Biến chất được lọc thành hơi thanh nhẹ gọi là được khí Hậu Thiên. Nhờ khử trược lưu thanh, nên sự chuyển vận càng tăng phần linh điển.

       Sự tiếp chuyển Thập Nhị Thuần Dương của Diệu Pháp Đài cũng y như Thuần Dương Huyền Linh Đài, nhưng kết quả sẽ ấn chứng cao hơn và Mật Tâm cũng khác hơn. Nói đến Mật Tâm là chỉ ghi được bằng ký hiệu hoặc ẩn ý của văn tự, vì đây là Khẩu Thuyết Tâm Truyền vậy.

        b/MẬT TÂM VÔ VI DIỆU PHÁP ĐÀI

        Khi thống nhứt được Tổng Quát Đại Cửu Tuần Huờn Chi Nhựt Huyền Linh Đài thì bước lên Nhứt Nguyên Đại Tịnh Diệu Pháp Đài. Tuần Huờn Chi Nhựt Diệu Pháp Đài cũng có đủ 12 động tác Thuần Dương, tuy giống nhau danh từ động tác Thuần Dương của Huyền Linh Đài, nhưng khác nhau ở ý hành. Vì các động tác và từng bước ý nghĩa của mỗi danh từ là chủ yếu của việc thọ hành Pháp Đạo tạo thành Kim Thân Xá Lợi.

        Bửu Pháp vẫn có thay đổi về ấn chứng, thì sự biến chuyển của mỗi động tác hẳn nhiên phải có điều thay đổi. Đó là việc ấn chứng riêng biệt của mỗi Sĩ Nguyên. Nhưng Tàng Thơ Bửu Pháp vẫn không hề thay đổi.

        Vì ấn chứng Diệu Pháp Đài là Kim Tiên Thị Hiện, nên Pháp Thể vẫn là lý pháp, là tâm thức siêu nhiên của người hành pháp. Vì cơ mật của Thiên điều được chứng nghiệm một cách siêu phàm, nên gọi rằng Kim Tiên Thị Hiện.

        Quả giác của mỗi Sĩ Nguyên không thể tách rời từng phẩm hữu vi, vì quả giác là tượng ấn hữu thể và cũng là siêu thể.

                                           *

                                         *  *

        c/HÌNH ĐỒ TIỂU CHÂU THÂN

                            PHÚ LỐI VĂN

        Thể theo Trung ương Đài rực sáng,

        Phải bước vào trong bảng Đại Môn,

        Ấy Tam Quan kết tựu huờn đơn,

        Thông máy nhiệm Đường Kim, Dinh Phủ.

        Lập Chánh Khí thường xoay kết tụ,

        Tự nơi mình đầy đủ Kim Dinh.

        Cập Huyền Quang, Bạch Lộ tối linh,

        Được liên chuyển Đan Điền, Tam Bửu kết,

        Nhâm Đốc Mạch chuyển đều không giờ hết,

        Có nghĩa là chuyển kết chẳng hề ngưng.

        Đến Mạng Môn, Thần Khuyết chỗ ranh phần,

        Nơi giáp mối Huyền Linh và Diệu Pháp.

        Xem Bạch Lộ, Hồng Dương tùy sức ráp,

        Rõ Đại Huyền, Hùng Triết với Minh Trưng.

        Thủy Thế thông nhờ thấu suốt nhậm tân,

        Minh Trực đủ hiện Huỳnh Khai, Mạch Lạc.

        Cần nghịch vận Trung Đình Đài Diệu Pháp,

        Cần chuyển đều thường ráp tại Âm Giao.

        Mở Hội Trường thông xuất lên cao,

        Để ứng với Thương Dinh và Phủ Mạch.

        Khuyết Đại Trì, Nghinh Xuân thường được mách,

        Từ Điện Đài Hợp Quốc Trung Ương.

        Bên vệ thành: Tượng Giác đến Duyên Môn,

        Là những phủ vô cùng đặc biệt,

        Người đắc Pháp tự mình xem xét biết,

        Từ Duyên Môn có lối xuống Vũ Trì.

        Để khai thành diệu chuyển huyền vi,

        Cũng nhờ có Hà Phong trợ giúp.

        Từ Thần Vũ, Vũ Trì, Thiên Môn tất,

        Cũng đồng thông lộ tuyến Hòa Bình.

        Nhập Hà Phong, Tượng Giác thật siêu linh,

        Hòa khiếu giác chính là hòa Tượng Giác.

        Sự trực tiếp vô cùng mẫn đạt,

        Liên hệ cùng Thính Hội, Huyền Môn.

        Hậu Huyền Linh trực chỉ thông công.

        Cũng chỉ tiếp một đường đại lộ.

                                      THI

                  Vận chuyển thông toàn máy tối linh,

                  Xem trung ương lộ sắc huỳnh huỳnh.

                  Mở tung cửa pháp tam giao đảnh,

                  Thần xuất du phương, phách giữ mình.

        Xem qua bài Khẩu Thuyết từ thể thơ phú lối văn được nêu trên nhằm ẩn pháp khai tâm, lập nền Đơn Đạo.

        Nói đến đường Bát Quái Hà Đồ vẫn không thể quên được những Dinh Môn, Trụ Tinh và Dương Huyền.

        Trên Diệu Pháp Đài thần môn ứng hóa cũng có hai nguồn tín điện thông về Tố Liêu, Ngân Giao. Chính giữa hai khối nầy là Ký Tế viên dung, Tu Ly thủy hỏa.

        Toàn thể bộ máy châu thân sự vận chuyển Tinh Khí Thần mỗi cõi Thượng, Trung, Hạ đều có phép riêng tuần tự như các vì tinh trên không trung luôn được luân hành. Sự chiếu sáng của thần khí từ hai khối điển Nhật Nguyệt vận hành chiếu tỏa.

        Ánh sáng Thuần Dương từ các Huyện, Phủ, Đường không ngừng nghỉ vận hành, nhằm kết tựu chơn điển để nuôi các tinh tử được tồn sinh và tiến hóa.

        Đạt được Diệu Pháp Đài Thuần Dương tinh anh quán triệt thì đó cũng gọi là Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt của các luồng tinh điển trong tất cả các hành tinh, các quả địa cầu và hằng sa thế giới.

        Theo sự tuyển chọn căn cơ duyên giác để thông đồng quán triệt máy nhiệm huyền cơ cũng là cột trụ vững chắc được khởi định từ Diệu Pháp Siêu Nhiên.

.................................................................................................

                                              Ấn Đường

                                  (Đại Môn – Huê Quang)

.................................................................................................

                      KHAI HỘI ĐẢNH TOÀN CHƠN HIỆN CẢ

.................................................................................................

               MỞ HỘI TRƯỜNG THỐNG XUẤT LÊN CAO

                                         THI BÀI

                  Đài Diệu Pháp Thuần Dương quán triệt,

                  Lấy Tiên Thiên từ chiết Thượng Cung;

                           Lập bào thai bởi Âm Dương,

        Thành hình đệ nhị phải tường Mạng Môn.

                  Nghe khí tỏa, nước tuôn, lửa dậy,

                  Nước càng nhiều, người thấy càng tinh;

                           Khí do nước đã xoay mình,

        Thần do lửa đã chuyển hình bừng khơi.

                  Dưỡng sinh lực cung trời Nhựt Nguyệt,

                  Bầu Thái Dương liên tiếp vận hành;

                           Kim Tân, Ngọc Dịch xoay quanh,

        Thể đồng truyền đạt pháp hành muôn nơi.

                  Thôi Từ Mẫu đôi lời chỉ giáo,

                  Truyền Hiệp Thiên tiếp tạo Tàng Thơ;

                           Ngày mai bộ Phận đúng giờ,

        Mẹ ban điển tiếp Hình Đồ Châu Thân.

                  Miễn phép chung Phật ân, Thánh vị,

                  Giữ từ con phung chỉ Siêu Nhiên;

                           Hồng ân ban xuống bệ tiền,

        Xe loan Mẹ trở, Nữ Tiên phụng chầu.

                                                                         Thăng./…

 
Home Kinh pháp TTBP 18. DIỆU PHÁP ĐÀI