TTBP 17. HÌNH ĐỒ CHÂU THÂN

   
   

 

 

                   h)- Hình đồ châu thân luận

 

                              - Châu Thân tiền đồ

 

                              - Châu Thân hậu đồ

 
   

       h/ HÌNH ĐỒ CHÂU THÂN LUẬN

       

        Nói đến hình đồ châu thân các con phải hiểu rằng nếu được giảng riêng trong phần Pháp Đạo Nguyên Sinh thì từ Hạ Khuyết (Thần Khuyết) trở xuống là Huyền Linh Đài. Từ Hạ Khuyết trở lên Trung Khuyết (Trung Đình) gọi là Diệu Pháp Đài. Từ Trung Khuyết trở lên Thượng Khuyết (Thượng Đỉnh) gọi là Thông Thiên Đài.

        Huyền Linh Đài thì có chư Đại Đức Việt Nam và Quốc Tế thuyết pháp, là nói đến chỗ huyệt Khí Xung (Khí Hải). Chỉ rõ các nước cùng thuyết pháp gọi là Duy Đạo (huyệt Duy Đạo). Hễ tựu trung nhứt lý thì gọi là Đại Đường, mà thiếu chỗ đồng tâm thì còn vọng động (Tam Xa Lộ). Sự cảm xúc dục vọng của con người luôn luôn do thiếu sự cầu nguyện ở Tây Phương (Đài Diệu Pháp) để đem về nước Đại Đường mà cầu an sám hối.

        Diệu Pháp Đài là một bộ máy tuần hườn được vận chuyển điều hòa châu thân do đầu máy chạy đều, đầu máy đó là tâm, tức Phật. Tâm thường cầu rỗi sự bình an, nên trụ tại tâm có Đức Quan Âm từ bi cứu khổ và giải vòng nghiệp chướng. Tâm ấy là tim, là một tòa án, nên việc chi cũng phải nhờ Tòa Án Lương Tâm giải quyết. Bộ máy châu thân gồm có Tứ Chi. Lục Phủ và Ngũ Tạng. Dưới Tâm là Tỳ (bao tử), là nơi hàm chứa những món ăn vật chất, vì nó là chủ của sự thèm khát. Nếu không giúp ích cho bao tử được đầy đủ, thì sự thèm khát đói lạnh kia sẽ làm vọng động lên trên. Cho nên những oan hồn và Chiến Sĩ, Âm Nhơn ngoại đạo khuấy rối ấy chính là bao tử vậy.

        Nên phải lập Cô Hồn Miếu để có nơi cầu siêu, cầu an, cầu nguyện cho các vong hồn ấy được siêu rỗi, và lập Phong Thần Đài để cầu siêu, cầu an, cầu nguyện cho các vong hồn ấy được siêu rỗi, và lập Phong Thần Đài để cầu siêu, cầu an, cầu nguyện cho các Chiến Sĩ và Ngoại Đạo. Nhưng phải trường chay và tuyệt dục là để lòng thanh tịnh cùng sự thành niệm thì việc cầu nguyện mới có linh nghiệm.

        Còn ở phía sau của Đài Diệu Pháp tức ý nói sau của bộ máy châu thân, bên trái có 12 khớp xương gọi là 12 Sĩ Đài thuộc Dương (nam), bên phải có 12 khớp xương gọi là 12 Sĩ Đài thuộc Âm (nữ), cộng chung là 24 Sĩ Đài trong trắng tinh nguyên do sự khử trược lưu thanh, có Bát Quái thông đồng linh điển từ trên tới dưới điều chuyển bộ máy tuần hườn thêm cứng rắn. Cặp theo 24 Sĩ Đài có 24 luồng tinh điển truyền lên cung Bát Quái phía trên, tức là 12 cặp thần kinh hệ trực tiếp giao hảo điều hòa, gom điển tinh ba gởi về cung Thượng Khuyết.

        Còn ở Thông Thiên Đài là chỉ ngay từ cung Thượng Khuyết rõ ràng. Vì đầu Thượng Khuyết tức là cung Trời. Cho nên Nhựt Nguyệt Tinh đều có đầy đủ nơi đây. Vì Song Quang là Nhựt Nguyệt còn Huê Quang là Tinh, ba món báu ấy là Tinh Khí Thần vậy.

        Tinh Khí Thần thường chi phối ra ba điểm khác nhau. Tinh thì ở nơi hai lỗ tai (lầu chuông và lầu trống). Tiếng gọi âm vang truyền đi gọi là Ngần Giao thuộc Khí (nơi miệng), nơi giao hảo thông đồng. Còn Thần thì tại Mục (là mắt) xem thấy rõ mỗi việc. Nếu biết ôn Tinh. Dưỡng Khí, tồn Thần thì gọi là An Lư, và gởi Tam Bửu trụ về Kim Đảnh thì gọi là Lập Đảnh.

        Trên Kim Đảnh lại gắn vòng Kim Cang Vô Cực (gọi là vòng Kim Chuyên Như Ý) để cho chư thiện nam tín nữ (tức chơn tâm) thấy được sự khuôn viên đầy đủ hầu có cầu siêu, cầu an, cầu nguyện, sám hối vô vi. Còn ở ngay giữa cung Thượng Khuyết có Bộ Chỉ Huy Điều Động (bộ óc tinh nguyên), nơi ấy có thờ các bậc chơn tu, nghĩa là đầu óc chỉ chứa đựng Chơn Lý Tuyệt Đối.

        Còn Thượng Đình, Tiển Đảnh, Tín Hội, Thương Tinh, Thần Đình và Huê Quang là 6 Sĩ Đài (đồng nam) ở phía trước. Bá Hội, Hậu Đảnh, Cường Gian, Não Bộ, Phong Phủ và Á Môn là 6 Sĩ Đài (đồng nữ) ở phía sau. Những Sĩ Đài ấy trực tiếp giao hảo điển lành ở ngoài vòng cung Thượng Khuyết (gọi là cung Ngọc Chẩm). Như vậy Bát Quái đã thông đồng từ Diệu Pháp tới Thông Thiên gồm 36 Sĩ Đài để vận hành thông đồng linh điển.

        Trên Đài Thông Thiên chỗ nào có Thánh Giá (.........) thì dành riêng cho phái nam, còn chỗ nào chữ Vạn (.........) thì dành riêng cho phái nữ. Có nghĩa là nam Càn, nữ Khôn, vì Càn qua thể tượng tam liên (.........) là chỗ Thái Cực sang Lưỡng nghi thành chữ thập, còn Khôn (.........) lục đạn là 6 nhánh của chữ Vạn biến sanh.

        Còn điển Tiên Thiên, Trung Thiên và Hậu Thiên ở Đài Bát Quái là để thay thế cho 3 bộ óc: óc già hay óc giác, óc lỏng hay óc linh, óc non hay là óc mê. Ở Bát Quái Đài có trụ phướn vàng, tức nói đường về Thông Thiên từ cung Thượng Khuyết được khai mở có ánh sáng Huỳnh Đạo làm ấn chứng khi được khiếu quang khai mở. Nhờ khiếu quang ấy hoát khai nên có phướn thần làm hiệu cho sự tượng ấn của châu thân đắc thành phẩm vị.

                                      THI

                  Máy nhiệm Càn Khôn rất tuyệt vời,

                  Con người cũng vậy dẫu muôn nơi.

                  Hình hài xương cốt rành nhân thế,

                  Mắt mũi chân tay rõ sự đời.

                  Ngũ tạng bên trong truyền mạch cảm,

                  Lục trần chuyển ngoại định cơ ngơi.

                  Âm Dương Tam Bửu luôn hòa tựu,

                  Tợ thể nắng mưa của Đất Trời.

                                           *

                                         *  *

                  Trời Đất giao hòa mới biến sanh,

                  Lập trường tiến hóa tạo ngôi lành.

                  Đâu là bộ phận, huyền cơ phẩm

                  Đâu chỗ đơn điền, mật chỉ danh.

                  Đọa lạc muôn đời duy tại đó,

                  Siêu sanh vĩnh kiếp cũng đây thành.

                  Bánh xe tiến hóa không dừng nghỉ,

                  Trong mỗi thời cơ, mỗi vận hành.

                                           *

                                         *  *

CHÂU THÂN TIỀN ĐỒ

.......................................................................................................

CHÂU THÂN HẬU ĐỒ

.......................................................................................................

 
Home Kinh pháp TTBP 17. HÌNH ĐỒ CHÂU THÂN