TTBP 15. ĐẠI TỊNH
e/ THUẦN DƯƠNG ĐẠI TỊNH Quang Minh Đàn, Tý thời 19-01 Quý Sửu (1973) MẬT ĐÀN DIỆU PHÁP
CỬU NƯƠNG báo lịnh ………………………………… ………………………………………………………Thăng./. TIẾP ĐIỂN Nơi cảnh thượng từng trên Mẹ giáng, Mừng các con trước án kim tiền; Quang Minh Đàn hiệp căn duyên, Nguyên Sinh Đạo Chuyển tiếp liền Tàng Thơ. Truyền CỬU NƯƠNG kịp giờ thính pháp, Miễn lễ chung cùng các con hiền; Mẹ đây Vô Cực Thỉ Nguyên, Vì thương nên mới điểm duyên Sĩ Đài. Vậy các con nghe Mẹ dạy về phần Đại Tịnh và Mật Tâm Vô Vi Huyền Linh Đài được sắp thành lịch Đại Tịnh gồm có: 1/ Phần đại tịnh cơ bản:
2/ Lịch đại tịnh cơ bản:
3/ Lịch đại tịnh tấp tốc:
Nếu Đại Tịnh Cấp Tốc thì trong suốt thời gian chín ngày phải thọ quả lạt thời ngọ, và luôn Tịnh khẩu, Tịnh tâm. Tịnh tâm sẽ mở đầu cho động tác của mỗi thời tịnh, kể cả Mật Tâm Vô Vi. Mỗi buổi chiều phải tắm bằng nước ấm, thêm chút muối và rượu, chân không đụng đất. Khi học qua phần Đại Tịnh từ Cơ Bản cũng như trường hợp có lịnh điểm dạy tinh Cấp Tốc thì sẽ được sắp rành theo Lịch Đại Tịnh từ Nhứt Cửu đến Đại Cửu hầu đạt phần Phẩm Nguyên cao cả. Từ đó, thường xuyên trau luyện Thuần Dương chia ra từng giờ mỗi ngày cho thuần thuộc cũng như phần Tịnh Tâm và vận hành hô hấp. Thỉnh thoảng cũng vào Đại Tịnh Cơ Bản một lần. Ngoài Đại Tịnh Cơ Bản, Đại Tịnh Cấp Tốc còn có Đại Tịnh Thường Lệ. 4/ Lịch đại tịnh Thường lệ:
Cách Đại Tịnh Thường Lệ chỉ dành cho những Sĩ Nguyên nào có đạt được lần đầu tiên qua phần Đại Tịnh Cơ Bản. Đại Tịnh Thường Lệ hạn chế bớt những quy luật, nhưng hàm chứa đủ cách kết hợp vận chuyển những động tác trong phần Đại Tịnh Cơ Bản. Lịch Đại Tịnh Thường Lệ giống như Đại Tịnh Cơ Bản. Nhưng chỉ có phần khác hơn là: -Ba ngày Thuần Dương, mỗi ngày hai thời, mỗi thời sáu động tác. -Ba ngày Mật Tâm giống như Cơ Bản Đại Tịnh (không rời phòng tịnh). Trong cơ vận chuyển Pháp Đạo Nguyên Sinh việc Đại Tịnh Cấp Tốc (ngắn hạn)cũng gọi là tịnh Hợp Thức Hóa Phẩm Nguyên, khi người hành pháp đạt Phẩm Nguyên không do hành thứ tự của phương pháp Đại Tịnh, mà do luyện Tịnh Tâm hoặc Thuần Dương lâu ngày cộng lại thành Phẩm Nguyên mà chẳng qua phương thức Đại Tịnh, hoặc do tịnh những Pháp Đạo nào khác, giờ được cộng lại điểm Đạo ấn chứng đối chiếu thành hình thức Phẩm Nguyên, hoặc do cộng điểm từ những công đức lớn khi làm việc Đại Đồng, khi trợ duyên Đại Tịnh, khi độ người về Cơ Pháp để làm sứ mạng trong cơ Mật Nhiệm Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt. Khi đạt được Phẩm Nguyên do tiến trình sẵn có của Pháp khác vẫn được cộng dồn lại, dầu đó là qua những Thần Đạo chưa được tập trung đúng mức. Việc cộng Phẩm Đạo do Ơn Trên hoặc những Phẩm Nguyên đã đạt phần Thị Hiện xem biết rõ ràng. Khi biết rõ Phẩm Đạo cần được đối chiếu với Phẩm Nguyên thì phải qua 9 ngày Hợp Thức Hóa Phẩm Nguyên để hoàn thành một Giáo Sư Nguyên Sinh Gương Mẫu. Mỗi bước tiến đạt thành Phẩm Nguyên đều có quy định đủ phần để các Giáo Sư Nguyên Sinh chiếu theo đây mà làm nhiệm vụ của mình cho được đúng vị trí đang minh định từ Phẩm Nguyên mà ra. Nhứt Nguyên Đại Tịnh lãnh nhiệm Giáo Sư Trợ Duyên Thuần Dương và Tịnh Tâm Tối Thượng Vô Vi. Nhị Nguyên Đại Tịnh lãnh nhiệm vụ Giáo Sư Trợ Duyên Thuần Dương và chỉ pháp Tịnh Tâm Tối Thượng Vô Vi. Tam Nguyên Đại Tịnh lãnh nhiệm vụ Giáo Sư chỉ dẫn Thuần Dương và Tịnh Tâm Tối Thượng Vô Vi. Lục Nguyên Đại Tịnh lãnh nhiệm Giáo sư làm lễ nhập Đại Tịnh cho các Sĩ Đài. Cửu Nguyên Đại Tịnh lãnh nhiệm Giáo Sư Tổng Quát Huyền Linh Đài, có khả năng đối chiếu thông xuất thường xuyên đến Diệu Pháp Đài. Mỗi Sĩ Nguyên tuy vẫn là Giáo Sư Phẩm Đạo, nhưng với tinh thần khiêm tốn nên đồng gọi nhau là Sĩ Đài. Dù Giáo Sư Nhứt Nguyên hay Cửu Nguyên cũng đồng phục như nhau. Chỉ có những Ấn Chương và Phẩm Hiệu của Giáo Sư Nguyên Sinh là để phân biệt trách nhiệm có khác nhau và cao hơn từng bực. Nhưng nhìn qua Đại Phục Y Sa, dây Thiêng Liêng sắc Lịnh, Huy Hiệu, Hình Đồ Bát Quái Tiên Thiên Hông Mông Chi Khí thì thấy đều giống nhau cả. Trách nhiệm chung của tất cả Giáo Sư Nguyên Sinh là thường xuyên họp mặt bàn bạc việc Hội Kiến Pháp Môn cho thống nhất mỗi tư tưởng vận hành, cùng các động tác của Pháp Đạo luôn chiếu theo Tàng Thơ Bửu Pháp mà thi hành cho đúng mức. Giáo Sư từ Ngũ Nguyên trở lại thì phần lớn là đi trợ duyên các cuộc Đại Tịnh, thường tích cực trên bước thi công, lập đức, trợ duyên Hội Kiến Pháp Môn, trợ duyên Kiểm Phòng Tịnh; gắn liền với những Giáo Sư từ Lục Nguyên trở lên đang hộ người Đại Tịnh, đảm trách việc Hội Kiến Pháp Môn, đảm trách việc Kiểm Phòng Tịnh. Kiểm Phòng Tịnh là phương pháp thăm dò việc tịnh luyện của những Sĩ Đài từ việc tịnh cho đến mọi hình thức nằm trong nguyên tắc được lập thành quy củ chuẩn thằng của người hành pháp. Kiểm Phòng Tịnh có quy định ngay giờ hay Kiểm Phòng Tịnh đột xuất bất kỳ ngày tháng nào khi cần được báo tin đến kiểm. Người hành pháp luôn tôn nghiêm chấp hành mọi chỉ dẫn của Ban Kiểm Phòng Tịnh, Vì đây là quy luật của Tàng Thơ Bửu Pháp được chiếu theo để thi hành. Phái đoàn Kiểm Phòng Tịnh từ Lục Nguyên trở lên, chọn người có Phẩm Nguyên cao nhất làm Trưởng Ban. Toàn Ban không quá chín người. Ban Kiểm Phòng Tịnh có bổn phận đôn đốc mọi việc tịnh định cho người hành pháp, giúp đỡ và hỗ trợ mọi mặt thiếu sót, phát huy và khen thưởng sự ưu điểm đáng được gương mẫu Sĩ Đài. Trong phạm vi chín người có thể kết hợp với một vài Sĩ Tài là những người có trách nhiệm bên Cơ Thế, nhằm trợ duyên về mặt vật chất làm phương tiện thuận lợi thêm cho người hành pháp, nhưng khi kết hợp phải trừ bớt số hiện diện Sĩ Nguyên, để phái đoàn vẫn còn đúng với quy định là 9 người. Người có trách nhiệm trong Sĩ Tài ít nhất cũng từ Nhất Nguyên trở lên. Mỗi Sĩ Đài là nói chung những người thọ pháp Nguyên Sinh dù Tịnh Tâm hay trải qua nhiều Đại Tịnh. Mỗi Sĩ Nguyên là nói riêng những Sĩ Đài nào đã vào Đại Tịnh đạt phẩm Giáo Sư Pháp Đạo Nguyên Sinh. Sĩ Tài là hàng trí thức bên Cơ Thế nhằm trợ duyên Cơ Pháp. Việc nhập Đại Tịnh dù lần đầu tiên hay mỗi lần tăng thêm số lần Đại Tịnh, kể cả Đại Tịnh Cơ Bản và Cấp Tốc đều có làm lễ nhập xuất rõ ràng, nghi thức đó được trình dâng lên Thầy Mẹ bằng một sớ dâng Đại Tịnh đó là phần Đạo, còn phần gia Đạo cũng phải trình Cửu Huyền Thất Tổ. Mỗi lần nhập Đại Tịnh cần được trãi qua Hội Kiến Pháp Môn và Lễ Trấn Phòng Tịnh. Sự trợ duyên tinh thần cần tập trung những phần kinh sách có liên quan đến Pháp Đạo, Phẩm Nguyên. Nơi Cốc Tịnh hoặc Phòng Tịnh phải thật trang nghiêm, thoáng mát và đủ phần ánh sáng, nhưng không được dưới tầm mắt nhìn của người bên ngoài, để không chen điển động tâm vào. Sự chen điển động tâm vào phòng tịnh không chỉ làm ảnh hưởng đến nguồn điển bên trong, những phần đáng kể là việc vô tình thêm phần tội lỗi cho người bên ngoài, vì đối với việc hộ tịnh hoặc trợ duyên Đại Tịnh còn có phần trợ duyên linh điển của Vô Vi rất nhiều, Nên hiểu rõ điều ấy để tránh việc thất lễ với vô vi. Điều quan trọng cần được nhắc nhở cho những ai lần đầu tiên nhập Đại Tịnh thì phải cố gắng làm sao cho trọn vẹn 81 ngày. Chỉ cần đạt được dự thi khóa đầu tiên thì những khóa kế là việc tu bổ cho Phẩm Đạo ngày thêm nhiều hơn. Nên nhân duyên đầu tiên nhất định không thể lỡ dời được. THI Bước đường thi tuyển tạo kỳ công, Có được Phẩm Nguyên mới vững lòng. Từ đó điểm tô ngày tháng trãi, Hầu sau chung sức với cơ Đồng. * * * Đồng Nguyên tỏ rạng khắp mười phương, Đồng thể cơ quy vạn lối đường. Đồng lý diệu thường chung nhất bổn, Đồng hòa vì bởi một tình thương. * * * Ngọc đài KIM vị mỗi kỳ duyên, Thủy khí MẪU trao các trẻ hiền. Lấy điểm DIÊU dung làm điểm rộng, Sáng ngời TRÌ niệm ở nguơn điền. Vậy các con đã thông suốt ý nhiệm của việc chuẩn trang vào Đại Tịnh cũng như việc thọ hành Thuần Dương Bí Chỉ. Giờ hãy tiến hành làm lễ Minh Thệ để lãnh Điều Quy và tiếp thọ Thuần Dương. 4/ Minh thệ Nay đệ tử thọ hành bí chỉ Cửa Huyền Linh lãnh ý được vào; Quy Điều Thập Nhị lãnh trao, Nguyện cùng Diêu Mẫu một màu gìn tâm Con nguyện quyết thường chăm hành pháp, Giữ quy điều chẳng khác ý trên; Nhờ ơn từ huệ trước đền, Ban cho con trẻ vững bền tâm tu. Nếu con trẻ mờ lu ý cả, Đem lòng mình thấp hạ cho đời; Quy điều chẳng giữ tới nơi, Phải đành muôn kiếp Luật Trời xử phân. Vì bán rẻ cái chân lý Đạo, Trước tòa nghi hoài bão nơi tâm; Huyền Linh Pháp Nhiệm tay cầm, Siêu thừa mật chỉ nhứt tâm luyện rèn. (Trong phần lập Minh Thệ còn được tùy duyên có thể tập trung nghi thức trong phần sớ thọ Thuần Dương Đại Tịnh). 5/ Sớ thọ Thuần Dương Đại Tịnh -Nam Mô Thái Cực Thuần Dương Siêu Nhiên Điểm Chuyển. -Nam Mô Hồng Mông Chi Khí Biến Hóa Tam Nguơn. Cẩn Nguyện Đệ tử thọ Thiên Ân Sĩ Nguyên: ……………………… Kính trình Ân Thiên tiếp nhận Sĩ Đài: ………………. xin thọ truyền Thuần Dương Đại Tịnh lần thứ: ……….. điểm tại:…………………………………kể từ: …...nguyện cố gắng rèn luyện điển quang cho ngày thêm tươi sáng. Nhờ Ơn Trên điểm ban từ huệ. Nếu (tên Sĩ Đài thọ lãnh) …………… chẳng gìn giữ Pháp Nguyên, chẳng nghiêm thiết hành đúng Thập Nhị Điều Quy thì chịu tội với Cơ Thiên, chịu trách nhiệm hình phạt trước Tòa Thượng Giáo. Đệ tử thành tâm kính bái. ………….. ngày / / Kính Chiếu Trình Người Thọ Lãnh Đệ Tử thọ Thiên Ân: ……………………. Sĩ Đài:………….. Sĩ Nguyên: ………… 6/ Thập nhị điều quy Khi bước vào ngưỡng cửa Huyền Linh Đài phải thi hành đúng theo Thập Nhị Điều Quy sau đây: 1-Phải trường chay, tuyệt dục. 2-Phải thường được tịnh tâm, tịnh khẩu. 3-Mỗi tháng phải tự chọn hai ngày làm cơ bản để ôn luyện Mật Tâm. Ngày ấy chỉ Tịnh quả lạt thời Ngọ. 4-Mỗi ngày phải tự chọn hai thời làm cơ bản để ôn luyện Thuần Dương. 5-Mỗi thời tịnh từ một hương trở lên được hướng về bộ trầm hương khai môn điểm xuất. 6-Các Pháp Môn khác, nếu trước đã có sẵn, nay luyện Thuần Dương thì cũng được tùy duyên khi cần phải xả thệ. 7-Phải trung thành với Pháp Nguyên Sinh. 8-Phải thông thuộc Đơn Thơ Sắc Lịnh, Pháp Đạo Nguyên Sinh. 9-Phải thân tâm thường tịnh, không mừng, giận, yêu, ghét, buồn, vui, sợ. 10-Phải chế giảm công quả, mà thường xuyên công trình, công phu. 11-Khi nhập Đại Tịnh Cơ Bản, mỗi thời tịnh phải trang hoàng Đạo phục. Mỗi ngày đều rửa gội thân thể bằng nước ấm thêm chút muối và rượu, không đi chân đất, không rời xa phòng tịnh. 12-Mật Pháp Huyền Linh Đài cũng như Thập Nhị Điều Quy nầy là những bí quyết thành công, nên phải thiết thực gương mẫu. * * * Vậy giờ mãn điển, truyền rạng nhựt Tý thời sẽ được nối tiếp chương trình qua bài giảng Thuần Dương Nhứt Bộ. Mẹ từ giã các con nam nữ. NGÂM Bửu đài nghi ngút khói hương, Mẹ về cảnh báu diệu thường hồi cung. Thăng./… Quang Minh Đàn, Tý thời 20-01 Quý Sửu (1973) MẬT ĐÀN DIỆU PHÁP
NHỨT PHẨM TIÊN NƯƠNG báo tin……………………… ………………………………………………………Thăng./. TIẾP ĐIỂN THI Đại Đồng chuyển lập hạnh DIÊU dung, Khai Đạo kỳ ba Lão MẪu trùng. Tông phái chuyển thành luôn Tá thế, Môn đường vận khứ tại Lâm trung. Thiên gia báo trọng cơ Quangđiển, Bảo quốc minh kỳ Đạo ĐỨc chung. Diễn đạt siêu nhiên khai Thánh hội, Truyền thông yếu chỉ hóa Tòa cung. Mẹ linh hồn các con, Mẹ miễn lễ các con đồng tọa an thính pháp nghe giảng truyền Tàng Thơ kế tiếp. THI Chơn lý gìn tâm chẳng để rời, Đó là lý pháp của muôn nơi. Chơn tinh Thiên Mạng con gìn luyện, Sẽ thấy hồng ân của Đất Trời. PHÚ THỨ TỰ Đường Đạo đức vận hành trong muôn ngã, Để chuyển thành tất cả Đại hồng ân. Vì thương con còn nặng nghiệp dương trần, Nên bao sự kiếp nhân còn vay trả. Nếu để tự con lo phần nhân quả, Đến kiếp nào con trả nghiệp cho xong? Mượn trả xong nhiều kiếp lại xoay vòng, Trả chưa dứt, mượn thêm càng thêm nặng. Sách Bửu Pháp chiếu vào tâm phẳng lặng, Kinh Tàng Thơ Mẹ dặn, Đại Hồng Ân Để tự con rèn luyện kết châu thân, Mà kịp trở về gần nơi cung ngọc. Đây Mẹ giảng những thâm tình con học, Học nghe con! phương pháp Mẹ đề ra Nhằm tạo Tiên, tác Phật, ngộ chương tòa Đài pháp báu chính là châu thân đó Tiểu châu thân mỗi con đều sẵn có Hãy nhìn trong, con rõ máy Càn Khôn Lập Tân Dân Minh Đức để bảo tồn, Cho tâm pháp vững bền trong muôn thuở.
|