TTBP 9. ẤN CHƯƠNG - PHẨM HIỆU

 

   

 

 

                   a)- Những Ấn chương, Phẩm hiệu Siêu Nhiên

 

                              1- Dây Thiêng liêng sắc lịnh

 

                              2- Huy hiệu Siêu Nhiên

 

                              3- Ấn phẩm

 

                              4- Ấn ngọc

 

                              5- Ấn sắc Cửu Nguyên

 

                              6- Ấn chương

 

                              7- Bát Quái Tiên Thiên Hồng Mông Chi Khí

 

                              8- Huy hiệu Phẩm Nguyên

 

                              9- Đốc Thiên Từ Huệ

 

                            10- Tượng ấn Siêu Nhiên

 

                            11- Pháp ấn Siêu Nhiên

 

                              9- Đuốc Thiên Từ Huệ

 
   

 

               a/-NHỮNG ẤN CHƯƠNG PHẨM HIỆU NSIÊU NHIÊN

Quang Minh Đàn, Tý thời 17-01 Quý Sửu (1973)

Mật Đàn Diệu Pháp

BỘ PHẬN HIỆP THIÊN ĐÀI

Trí Đức Thanh

ĐK

Ngọc Giác Tâm

ĐT

Ngọc Hòa Tâm

 

Ngọc Minh Tâm

ĐG

Trí Huệ Thanh

 

Ngọc Linh Tâm

TB

Trí Thanh Thanh

 

Máy ghi âm

 

Trí Linh Thanh

Trí Hòa Thanh

 

Trí Tâm Thanh

VõĐ

Trí Cao Thanh

 

Trí Ngộ Thanh

NN 72 vị

        HÀ TIÊN CÔbáo tin …………………………………

……………………………………………………Thăng./.

                               TIẾP ĐIỂN

        CỬU PHẨM TIÊN NƯƠNGbáo tin…………………….………

                                                                                               Thăng./…

                               TIẾP ĐIỂN

                  Từ lành Mẹ hạ điển quang,

        Mừng con nam nữ nghiêm trang trước đài.

                  Xe mây lướt gió nhẹ hài,

        Hàng hàng Tiên nữ cung Tây tiếp đàn..

                  Dừng chân chuyển bút Minh Quang,

        Tiếp khai Bửu Pháp ẩn tàng Tàng Thơ.

                  Các con linh vị đang chờ,

        Hồn xuân của đạo từng giờ sáng trong.

                  Nhìn con Mẹ gởi tấc lòng.

        Mật Đàn Diệu Pháp con không trễ thuyền.

                  Nơi đây tất cả cơ duyên,

        Bảy mươi hai vị Đại Hiền, Mẹ phong.

                  Đầu tiên nghe pháp sáng lòng,

        Càng thêm tinh tấn phi phong nét huyền.

        Đây Mẹ giảng tiếp về pháp nhiệm Siêu Nhiên Vô Vi. Khi các con đã biết dùng tư tưởng biến ra hành động là thế nào rồi thì một ngày không xa, các con sẽ được sự kêu gọi bước vào ngưỡng cửa Huyền Linh Đài rồi thì chừng ấy mới thấy Đài báu to rộng khôn cùng, muôn vàn mầu nhiệm. Đây chính là một kho tàng báu vật mà tự con tìm lấy, vì những vật báu ấy Mẹ ban chung cho những ai cố gắng thọ trì pháp đạo. Bước đầu là 12 động tác Thuần Dương Nhứt Bộ. Kế tiếp theo thọ Nhất Nguyên Đại Tịnh tuần hoàn chi nhựt, mang ấn chứng Giáo Sư Nhứt Nguyên Huyền Linh Đài.

        Còn luyện đủ Nhị Nguyên thì đạt ấn phẩm Giáo Sư Nhị Nguyên Huyền Linh Đài, Tam Nguyên Đại Tịnh thì Giáo Sư Huyền Linh Đài Sơ Đẳng, để tổng quát đảm nhiệm Tịnh Tâm Tối Thượng Vô Vi, Lục Nguyên Đại Tịnh thì đạt phẩm Giáo Sư Lục Nguyên Huỳnh Đạo để đảm nhiệm việc Đại Tịnh tuần hoàn chi nhựt, còn Cửu Nguyên Đại Tịnh thì cửu cửu tuần hoàn chi nhựt, là Giáo Sư Tổng Quát Huyền Linh Đài, là ấn chứng cao cả tột bực của Huyền Linh Đài.

        Từ ấn phẩm Giáo Sư Nhứt Nguyên và Nhị Nguyên là mang dây Sắc Lịnh màu thanh thiên (màu xanh da trời) tượng trưng cho Siêu Nhiên gọi là màu Thuần Dương (hòa an). Một huy hiệu Siêu Nhiên gắn ở ngay Trung Điền, và phía Hậu Trung Điền gắn hình Bát Quái Tiên Thiên Hồng Mông Chi Khí. Các hàng Giáo Sư Tổng Quát cũng mang dây Sắc Lịnh, Huy Hiệu, Hình Đồ y như vậy, nhưng mỗi vị có thêm một ấn hiệu khác nhau ở chữ Huyền Linh Đài, Diệu Pháp Đài hay Thông Thiên Đài.

        Tổng Quát Tam Nguyên Huyền Linh Đài là Đồng Nguyên.

        Lục Nguyên có ấn ngọc Huỳnh Đạo.

        Cửu Nguyên có ấn sắc Tổng Quát Huyền Linh Đài, Diệu Pháp Đài hay Thông Thiên Đài.

        Toàn thể Giáo Sư Siêu Nhiên đều mặc đạo phục Đại y Sa (chi chi đồng cửu lập thành quy định)để thấy rằng tất cả các Sĩ Nguyên tuy tùy theo Phẩm Đạo cao thấp khác nhau, nhưng cùng giống nhau ở bậc Đại Thừa nên thọ ân phẩm hữu hình như nhau là mặc đại phục thanh thiên, có huy hiệu Vô Vi Pháp, Hình đồ Bát Quái Tiên Thiên Hồng Mông Chi Khí và dây Thiêng Liêng Sắc Lịnh, chỉ khác nhau ở Ấn Phẩm, Ấn Ngọc, Ấn Sắc.

        1-Dây Thiêng Liêng Sắc Lịnh

...................................................................................................

        2-Huy Hiệu Siêu Nhiên

...................................................................................................

        Thể theo phương châm hành Đạo của Vô Vi Pháp là thể hiện tình thương Chân Lý Đại Đồng theo dấu hiệu Đại Đồng.

        3-Ấn Phẩm

...................................................................................................

        Tổng Quát Tam Nguyên Huyền Linh Đài coi Huyền Linh Đài Sơ Đẳng gọi là Đồng Nguyên.

        4-Ấn Ngọc

...................................................................................................

        Nếu từ Phẩm Lục Nguyên trở lên thì có thêm Ấn Ngọc gọi là Huỳnh Đạo, chăm coi từ Lục Nguyên trở lên.

        5-Ấn Sắc Cửu Nguyên

...................................................................................................

        Nếu đến Cửu Nguyên là tột bực Huyền Linh Đài, chăm coi Tổng Quát Huyền Linh Đài.

        6-Ấn Chương

...................................................................................................

        Đây chính là Bát Quái Tiên Thiên Hồng Mông Chi Khí được định theo Chánh Vi: Càn đối Khôn, Ly đối Khảm. Cấn giống Chấn. Đoài giống Tốn nhưng ngược chiều nhau. Ở Càn Đoài đủ Dương thì đối lại Khôn Cấn đủ Âm, còn Ly Chấn thiếu Âm thì đối lại Khảm Tốn thiếu Dương.

        Bát Quái được sắp từ trong ra ấy là Vô Cực, Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái để vận chuyển Nguyên Lý Hà Đồ.

        Khi minh giải vị trí được lập thành của Bát Quái là lấy ngoài nhìn vào, lấy dưới nhìn lên hướng về sự quy nhứt với Vô Cực gọi là Vạn Thù Quy Nhứt Bổn.

        7-Bát Quái Tiên Thiên Hồng Mông Chi Khí

...................................................................................................

        8-Huy Hiệu Phẩm Nguyên

...................................................................................................

        9-Đuốc Thiên Từ Huê

...................................................................................................

       

        Các Phẩm Nguyên là một Sĩ Nguyên được thể hiện một tấm gương sáng gọi là Đuốc Thiên Từ Huệ ánh sáng ngọn đuốc thiêng liêng là ánh sáng chơn như khắp muôn nơi.

        Mỗi Sĩ Nguyên phải lập tượng thờ Đuốc Thiên Từ Huệ nơi Cốc Tịnh hoặc phòng tịnh được gắn liền trong sự vận chuyển là vòng Siêu NhiênKhối Đại và sách Tàng Thơ Bửu Pháp Mật Truyền Siêu Nhiên Vô Vi.

        Sự tiến đến Thuần Dương hay Đại Tịnh thì mỗi Sĩ Đài cũng phải ghi nhớ mật thiết trong mỗi động tác Tịnh Tâm, vì Tịnh Tâm là nền tảng để tiến đến Thuần Dương Đại Tịnh.

        Mỗi thời hành Thuần Dương trước tiên là Tịnh Tâm dầu trong một ngày thường hay những ngày Đại Tịnh, hoặc những ngày Mật Tâm theo quy lệ đều mở đầu bằng phương pháp Tịnh Tâm.

        Pháp Tịnh Tâm là phương pháp luyện tâm mình cho được thanh tịnh. Phương pháp ấy nhằm khử trược lưu thanh. Lắng tâm động, dưỡng tâm thanh, để tâm được an nhiên trong sáng, Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt kết thể Kim Thân hầu tấn hóa lên trên, thành Tiên, Phật vậy.

       Tịnh Tâm, một ý pháp thâm trầm vi diệu, trình độ nào cũng có thể tịnh được, không phân biệt chay giới hoặc hèn sang, hoặc nam nữ, trẻ già. Nhưng sự ấn chứng cao cũng tùy theo mức độ của người hành pháp. Ví dụ người hành pháp Tịnh Tâm mà trường chay thì ấn chứng cao hơn người hành pháp Tịnh Tâm mà chỉ giữ mức độ chay kỳ vậy.

        Sự đắc nhứt cao cả ở Tịnh Tậm 25 phẩm sẽ bằng một Phẩm Nguyên Đại Tịnh. Nhưng muốn hợp thức về mặt hữu vi cho đúng mức cũng phải nhập Đại Tịnh Cấp Tốc (9 ngày) để từ Phẩm Đạo Vô Vi được đối chiếu với hình thức Cơ Bản Đại Tịnh hữu vi được đủ phần trách nhiệm của một Sĩ Nguyên. Sĩ Nguyên thể hiện tấm gương ngời sáng của một ngọn Đuốc Thiên Từ Huệ.

        Đây phần Đuốc Thiên Từ Huê, vòng Siêu Nhiên Khối Đại và sách Tàng Thơ Bửu Pháp.

        Trong tượng hình Đuốc Thiên Từ Huệ, phía trên có đề chữ: Siêu Nhiên Vô Cực.

        Hai bên có đôi liễn:

                  - Nhứt Âm Huyền Linh hương Trúc Địa,

                  - Nhứt Dương Diệu Pháp chuyển Thông Thiên.

                                      THI

                  Đuốc Huệ Từ Thiên chiếu khắp nơi,

                  Thiêng Liêng điểm chỉ sáng soi đời.

                  Từ ban yếu lý con gìn giữ,

                  Huệ điểm chơn như trẻ chớ rời.

                                           *

                                         *  *

                  Vận hào kết hợp biến luân đều,

                  Trên có Tiên Thiên chánh vị nêu.

                  Dưới chuyển Hậu Thiên tùy nhịp bước,

                  Giáp vòng định luật rực mầu siêu.

                                           *

                                         *  *

                  Nguồn bản là Khôn vững móng nền,

                  Âm Dương thông số rõ đề tên.

                  Ngày giờ năm tháng theo quy luật,

                  Nối tiếp muôn đời chẳng bỏ quên.

                                           *

                                         *  *

                  Ngũ Tạng, Ngũ Hành hoặc Ngũ Chi,

                  Người cùng Trời Đất chẳng sai di.

                  Gom bầu Nhựt Nguyệt nơi nhơn thể,

                  Đầy đủ vận hành tự nghiệm suy.

                                           *

                                         *  *

                  Đại Đồng Nguyên Lý ứng chơn nhiên,

                  Luật giải rành minh vững chí nguyền.

                  Lọc điển tinh thuần bằng cách luyện,

                  Kết tinh đầy đủ tại nguơn điền.

                                           *

                                         *  *

                  Đuốc Thiên Từ Huệ ấy linh tòa,

                  Hiển hiện chơn thần của chính ta.

                  Điểm nhuận ân lành từ cảm hóa,

                  Nơi phần khối đại kết tinh hoa.

        Người đạt ấn chứng ở phẩm Tịnh Tâm không những trong phạm vi của phương pháp nầy mà thôi, mà còn vượt trên tầm mức cao nhứt ở Huyền Linh, Diệu Pháp hay Thông Thiên Đài, đó là trường hợp người hành pháp được Ơn Trên hộ tịnh mà không hay, mặc dù về phần Đại Tịnh chưa đi đúng theo tuần tự ở những phương pháp của tầng trên.

        Tuy nhiên, phương pháp nầy còn được tượng ấn Phẩm Đạo khiếu quang, tất bằng một Phẩm Nguyên Đại Tịnh, nhưng đó là do vô vi chấm (25 Phẩm Tịnh Tâm bằng một phẩm Thuần Dương Đại Tịnh). Nhờ được soi rọi cộng điểm của vô vi từ nguồn máy của Bộ Phận Siêu Thiên thì hữu vi mới biết, hoặc sự cộng Phẩm Đạo, ấy do những Sĩ Nguyên cao cấp trong phần Kim Tiên Thị Hiện thì mới cộng được đúng mức ở những Phẩm Đạo đã đạt được của những Sĩ Nguyên, Sĩ Đài. Khi được cộng bằng 25 Phẩm Tịnh Tâm thì mới có tiến hành việc Đại Tịnh Cấp Tốc để hợp thức hóa Phẩm Nguyên, bằng chẳng có được như vậy mà muốn xin nhập Đại Tịnh thì chỉ có Đại Tịnh Cơ Bản đúng theo nguyên tắc quy định cơ bản. Đó cũng là Thuần Dương Cơ Bản.

        Muốn đạt được sự mầu nhiệm của 12 động tác Thuần Dương Nhứt Bộ, tất nhiên đã vào Đài Nguyên Sinh rồi. Vậy phải chuyên trì, giữ giới điều, quy luật sau đây thì mới mong hoàn thành trách nhiệm.

        Phải lập minh thệ trước Thiên Bàn thọ lãnh Thập Nhị Điều Quy mà giữ gìn cái thân tâm được trong sáng mãi. Vậy hãy minh thệ, thọ lãnh Thập Nhị Điều Quy mà tiến đến Thuần Dương Đại Tịnh.

 

 

Home Kinh pháp TTBP 9. ẤN CHƯƠNG - PHẨM HIỆU