NGŨ NHẪN

NGŨ NHẪN

Giáo sư: Ngọc Việt Thanh

I- NHẪN NHỤC

          -Nhẫn là nhịn là chịu đựng phần kém phần thiệt thòi về mình.

          -Nhục là hèn kém đáng xấu hổ.

          Như vậy nhẫn nhục là chịu đựng sự hèn kém nhục nhã đáng xấu hổ. 

          Trong trường hợp nào chúng ta phải chịu đựng và sự chịu đựng ấy được coi là nhẫn nhục? 

          Chúng ta thường nhẫn nhục trong trường hợp bị xúc phạm bởi người bằng mình hoặc dưới mình. 

          Ví dụ :

          Như chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi một người nhỏ hơn mình lại hỗn láo với mình. Nhưng khi bị xúc phạm chúng ta vẫn bình thản chịu đựng không có sự phản ứng gì trước sự xúc phạm ấy. Như thế là chúng ta đã nhẫn nhục.

          Hoặc một người "bằng vai phải lứa" với chúng ta lại nặng lời hoặc tỏ ra lấn át chúng ta nhưng lúc ấy chúng ta không phản ứng phải chịu đựng phần thiệt thòi về mình đó cũng là sự nhẫn nhục. 

          Hoặc chúng ta là người nhỏ bị người lớn chèn ép tước đoạt hết quyền lợi phải gánh chịu những vất vả cực nhọc cho người khác. Sự chịu đựng đó được gọi là nhẫn nhục. 

          Hoặc chịu đựng nhẫn nhục khi rơi vào những hoàn cảnh khốn khó. Chẳng hạn gặp lúc thiếu thốn đói khổ chúng ta không bi quan, không ngã gục mà phải chịu đựng để vượt qua. Sức chịu đựng ấy cũng được coi là nhẫn nhục. 

          NHẪN NHỤC VỚI NHỮNG TÂM TRẠNG KHÁC NHAU

Nếu bị người khác xúc phạm chúng ta không giữ được bình tĩnh thì sẽ rơi vào tâm sân( nóng nảy). Nhẫn nhục không phải là phản nghĩa của nóng nảy. Nóng nảy là mất bình tĩnh là đưa ra những phản ứng mạnh. Trong khi đó nhẫn nhục là chịu đựng sự xúc phạm mà không phản ứng. Người vượt lên tâm sân sẽ giữ được trầm tĩnh không phản ứng. Nhưng thái độ trầm tĩnh ấy chưa hẳn là nhẫn nhục. Vì ẩn sau vẻ ngoài trầm tĩnh ấy thường có nhiều tâm trạng khác nhau như:

          Như sự thâm hiểm. Chúng ta biết rằng người có lòng dạ thâm hiểm luôn tỏ ra bình tĩnh không phản ứng trước sự xúc phạm của người khác. Nhưng họ nuôi trong lòng sự oán hận, nuôi ước muốn trả thù. Đây là trường hợp rất chấp ngã, và rất nguy hiểm. 

          CẦN TRÁNH HIỂU LẦM KHÔNG PHẢI NHẪN NHỤC

          Như lầm do nhu nhược.

Như trường hợp bị hiếp đáp, bị xúc phạm nhưng người ta không phản ứng. Mặc dù bên ngoài họ có vẻ như trầm tĩnh nhưng thực chất bên trong họ mang tâm trạng sợ hãi. Đó không phải là nhẫn nhục mà là nhu nhược. 

          Hoặc lầm do nhẫn nhục khác với những tâm lý ấy.

Nhẫn nhục là chịu đựng mọi việc với tâm tha thứ không nhu nhược cũng không nuôi sự giận ghét trong lòng. Vì vậy khi gặp trường hợp bên ngoài trầm tĩnh chúng ta phải xét nội tâm bên trong để đánh giá. Cần phân biệt rõ đâu là nhẫn nhục đâu là thâm hiểm đâu là nhu nhược yếu đuối. 

          Lầm do Nhẫn nhục khác với nhu nhược yếu đuối. Chính vì sự nhu nhược yếu đuối nên khi ta lầm lỗi có người góp ý nhưng  ta vẫn trơ ra không biết hối hận không biết lỗi vẫn tiếp tục làm. Đó không phải là nhẫn nhục mà gọi là trơ lì, vô tâm, không biết hổ thẹn. 

          Ví dụ:

           Như khi bị phát hiện một người có tật ăn cắp vặt vẫn im lặng tỏ ra bình tĩnh không hổ thẹn coi như không có gì xảy ra. Sự im lặng đó không phải là nhẫn nhục mà trơ lì. 

          Người vô tàm là người khi mắc phải lỗi lầm được người khác chỉ lỗi vẫn không mắc cỡ không hổ thẹn. Theo ngôn ngữ của người đời đó là người "mặt dày". Những người này thường không biết thiện ác tội lỗi Nhân Quả gì cả, là người rất đáng sợ. 

          Trong cuộc sống chúng ta gặp những trường hợp tương tự như nhẫn nhục nhưng thực chất đó là người không có lòng tự trọng, họ vì cầu danh lợi nên chịu hèn kém nịnh bợ luồn cúi. Đó là hạng người vô liêm sỉ không có tiết tháo. Trường hợp này thường xảy ra ngoài đời. Chẳng hạn có người thấy người khác giàu sang bèn lân la kết thân. Khi người giàu tỏ ra khinh thường sai làm hết việc này sang việc khác thậm chí chửi mắng họ cũng cười trừ coi như chẳng có gì quan trọng. Như vậy không thể gọi là nhẫn nhục của người chơn tu mà là sự cầu cạnh, luồn cúi nịnh bợ. Vì nhẫn nhục của người chơn tu là không có sự cầu cạnh điều gì cho mình. 

          Những người chịu đựng nhục nhã hạ thấp phẩm giá để mong được ích lợi cho mình mà dân gian gọi là " chịu đấm ăn xôi" là người không có liêm sỉ là kẻ tiểu nhân với tư cách tầm thường hèn hạ. Biểu hiện bên ngoài của hạng người này rất giống nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không phải. Chúng ta cần chú ý phân biệt cho đúng. Bởi vậy khi tiếp xúc với những người giàu có quyền thế chúng ta phải kiểm soát tâm mình. Nếu bị người ta đối xử không đàng hoàng mà mình vẫn nhịn phải xét lại tâm mình xem việc mình nhịn là nhẫn nhục hay nịnh bợ muốn cầu cạnh điều gì. 

          Có trường hợp người ta không phản ứng lại việc người khác chèn ép hay xúc phạm mình, không phải vì yếu thế mà vì không muốn sự việc trở nên phức tạp để lại hậu quả xấu. Như thế gọi là người biết nhẫn nhục.

Tới đây, tôi xin kể một câu chuyện về hai đứa bé với một cái bóp nhặt được trên đường là một ví dụ. 

          Một thằng bé trông cũng to con đang đi trên đường chợt thấy cái bóp của ai đó đánh rơi. Nó vừa nhặt lên xem thì một đứa bé khác nhỏ hơn nó ở đâu chạy tới đòi chia đôi số tiền có trong bóp. Nó không chịu vì muốn trả lại cho người bị mất. Đang dùng dằng bỗng nó nhìn thấy một người đàn ông loay hoay tìm kiếm một vật gì. Hỏi ra biết cái bóp nhặt được là của ông ta nó vui vẻ trả lại. Người đàn ông mừng quá mở ra xem. Tất cả tiền bạc giấy tờ trong bóp vẫn còn nguyên. Ông bèn lấy ra năm chục ngàn để "hậu tạ" nó. Thằng bé dứt khoát không lấy. Nó giải thích ngắn gọn: Nếu con muốn thì đã lấy hết rồi con không trả lại chú đâu. Nghe vậy ông ta cảm ơn nó rối rít rồi đi. Người đàn ông vừa đi khỏi thằng bé nhỏ hơn nói: 

          -Mày đưa tao 25 ngàn. Thằng lớn hỏi:

          - Tiền gì ?  Thằng nhỏ hơn nó:

          - Vì tao với mày cùng nhặt được, ông ta cho năm chục thì phải chia đôi mày 25 tao 25. Thằng lớn nói:

          - Lúc nãy mày không thấy tao trả lại hết cho ông ta rồi à? Thằn nhỏ hơn nói:         

          - Tao không cần biết, ông ta cho 50 tức mày 25 tao 25 còn trả là việc riêng của mày tao không biết.

          Hai đứa cứ cãi qua cãi lại như vậy một lúc. Thằng nhỏ hơn đòi đánh thằng lớn vì không đưa tiền cho nó. Thằng lớn bỗng đâm đầu chạy. Người ta hỏi nó: "Chẳng lẽ con không đánh lại nó hay sao mà bỏ chạy ?". Nó trả lời: "Đâu có nếu con đánh lại là nó chết con phải chạy để đừng đánh nó". 

          Đó chính là sự nhẫn nhục đúng nghĩa. 

          Như vậy người có khả năng mà vẫn chịu đựng không phản ứng không trả đũa là người có sức nhẫn nhục rất cao. Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp chịu đựng bởi không dám hoặc không đủ sức phản ứng nhưng trong lòng vẫn nuôi ấm ức chờ cơ hội phục thù: Tuy bên ngoài  im lặng nhưng trong lòng lại  nói " rồi sẽ biết tay ta". Thì đó không còn là nhẫn nhục của hàng chơn tu. 

          Nói đến đây tôi xin kể một câu chuyện chuyện về: "Tây Thi- Nữ hoàng Ngô quốc".

Kính thưa quí vị, Thời đó Ngô Vương Phù Sai đem quân đánh chiếm nước Việt (không phải Việt Nam bây giờ) và bắt Việt Vương Câu Tiễn về làm nô lệ. Đó là mối nhục lớn đối với một vị vua. Việt Vương Câu Tiễn ngày ngày vẫn hầu hạ vua Ngô một cách chu đáo tận tuỵ. Thậm chí một lần Phù Sai bị bệnh rất nặng các Thái y hoang mang không biết phải làm thế nào Câu Tiễn đã xin được nếm phân Phù Sai để định bệnh. Việc làm của Câu Tiễn khiến vua Phù Sai và các quan trong triều vô cùng cảm phục. Ngô Vương Phù Sai tin rằng vua nước Việt đã hoàn toàn quy phục không còn ý định trả thù. Sau khi khỏi bệnh Phù Sai cho Câu Tiễn trở về nước. Việt Vương Câu Tiễn hằng năm vẫn dâng cống phẩm đều đặn cho vua Ngô. Lúc đầu là vàng bạc châu báu sau là các loại gỗ quý để vua Ngô xây Cô Tô đài, cuối cùng là tiến cống mỹ nhân để vua vui chơi giải trí. Trong số các mỹ nhân được dâng nạp có nàng Tây Thi sắc đẹp "nghiêng thành đổ nước". Một mặt vua Câu Tiễn dặn những người đẹp phải làm cho Ngô Vương Phù Sai mê đắm suốt ngày vui chơi trong Cô Tô đài mà quên hết mọi công việc triều chính. Một mặt ông củng cố binh lực và rèn luyện ý chí bằng cách "nằm gai nếm mật". Khi thời cơ đến quân đội của Câu Tiễn kéo sang đánh Phù Sai không kịp trở tay. Cả thành Cô Tô chìm trong biển lửa và Phù Sai cũng chết một cách bi thảm. 

          Kính thưa quí vị, qua câu chuyện trên đây, chúng ta thấy giai đoạn làm nô lệ cho Phù Sai, Câu Tiễn đã nhẫn nhục chịu đựng một cách đáng khâm phục. Nhưng đó là sự nhẫn nhục của cuộc đời, vì trong cuộc đời có nhiều sự phải kiên nhẫn để chờ thời cơ chiến thắng lại kẻ thù chớ không phải là sự nhẫn nhục của hàng chơn đạo. bởi trong sự nhẫn nhục đó có sự thâm hiểm nhằm mục đích trả thù. 

          Nói đến đây tôi cũng xin kể một câu chuyện khác, chuyện về Hàn Tín.

Hàn Tín, ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng thiên bẩm. Ông rất giỏi về quân sự, nghiên cứu binh thơ đồ trận, gặp ai cũng bàn bạc. Một lần ra chợ ông ta gặp một kẻ du côn. Hắn đứng dạng chân và yêu cầu ông phải chui qua nếu không hắn sẽ giết. Hàn Tín suy nghĩ một lát rồi chui qua. Người kia cười đắc chí. Hắn cho rằng như vậy không phải anh hùng. Nếu thực sự là anh hùng thì thà chết chứ không chịu nhục. Hắn không biết rằng Hàn Tín là con người nuôi chí lớn. Con người ấy sẵn sàng nhịn nhục để bảo toàn thân mình tránh rắc rối với những việc trước mắt dấu diếm khả năng võ nghệ siêu phàm của mình để sau này còn làm được việc lớn trong thiên hạ. Về sau ông được làm tướng chẳng những không giận ông còn thưởng cho người kia. Ông muốn cho thiên hạ biết mình không phải là kẻ tiểu nhân. Đây là trường hợp người có chí lớn nên nhịn được những điều nhỏ nhặt. 

          Tiếp theo về sự nhẫn nhục, tôi cũng xin kể một trường hợp về  Mạc Đĩnh Chi của nước ta

Mạc Đỉnh Chi cũng là tấm gương về nhẫn nhục. Ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo cha chết sớm bản thân lại xấu xí. Tuy vậy ông vẫn cố gắng học hành và đỗ Trạng nguyên. Khi đi sứ bên Tàu ông được vua nước ấy nể phục và phong làm Trạng nguyên. Như vậy ông được làm Trạng nguyên cả hai nước . Sự chịu đựng gian khổ để học thành tài của Mạc Đĩnh Chi tuy còn vì mục đích cầu sự nghiệp nhưng tâm ông tốt không làm điều gì ác nên cũng là tấm gương kiên nhẫn, nhẫn nhục của người học đạo.

Thế nên:

          -Nhẫn nhục để dập tắt giận dữ chứ không phải dùng nhẫn nhục để gây thù kết oán về sau. Vì Nhẫn nhục để gây thù kết oán là nhẫn nhục tham sân si. 

          -Nhẫn nhục là để làm nhẹ bớt bản ngã của mình không phải để làm tăng bản ngã. 

          -Người chơn tu luôn nhẫn nhịn được mọi điều, từ điều nhỏ đến điều lớn. Chúng ta nhẫn nhục không phải để cầu mong sự nghiệp, mong danh dự. Vì chúng ta quan niệm cái ta này không có thật nên nhẫn nhục của học đạo vẫn khác so với nhẫn nhục của người đời. Nhưng nếu nghĩ sâu hơn chúng ta có chí lớn là cầu thành Phật thì những chuyện khác là nhỏ nhặt cần bỏ qua. 

          Trong kinh pháp cú dạy rằng:

          -Lấy không giận thắng giận

          -Lấy thiện thắng không thiện 

          -Lấy thí thắng xan tham 

          -Lấy chơn thắng hư ngụy 

          -Với hận diệt hận thù, đời này không có được. 

          -Không hận diệt hận thù, là định luật ngàn thu 

Vậy hãy nghiên cứu nhẫn nhục thế nào cho đúng ? 

          Nói tới đây tôi cũng xin kể một câu chuyện về sự không nhẫn nhục nhưng cũng đúng nghĩa.

Đây là trường hợp vua Trần Thái Tông ở Việt Nam.

 Khi Trần Thái Tông mới lên ngôi, Mông Cổ kéo quân sang xâm lược nuớc ta. Lịch sử còn ghi lại vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ cây không mọc được đến đó. Quân Mông Cổ rất hùng mạnh. Chúng đem quân xâm chiếm khắp nơi từ châu Á đến châu Âu. Bởi vậy khi nghe tin Mông Cổ sắp đem quân sang đánh nước ta, vua Trần Thái Tông rất lo sợ. Ngài nghĩ rằng nếu đương đầu với chúng chắc chắn sẽ đẳm máu không biết bao nhiêu sinh linh vô tội. Ngài bàn với Thái sư Trần Thủ Độ nên đầu hàng cho muôn dân thoát khỏi cảnh núi xương sông máu. Ông Trần Thủ Độ trả lời một cách cương quyết : " Nếu Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần đi đã". Lúc đó ông Trần Thủ Độ cương quyết chiến đấu vì ông có niềm tin là mình sẽ chiến thắng. Dù có quyết đoán và đôi khi thủ đoạn nhưng quyết tâm của ông đã giúp chúng ta chiến thắng quân Mông Cổ mở ra một trang sử oai hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Cho đến bây giờ thế giới vẫn chưa hết băn khoăn không hiểu vì sao một đất nước nhỏ bé như Việt Nam lại chiến thắng được quân Mông Cổ. Người ta đặt vấn đề nghiên cứu lại những bài học chiến thắng quân Mông Cổ của Việt Nam. 

Như vậy việc Trần Thủ Độ cũng như các đời vua Trần sau này quyết tâm chiến đấu chống Mông Cổ mà không nhẫn nhục là đúng hay sai? Phải chăng hành động chống lại ngoại xâm một cách ngoan cường như vậy là không đúng với hạnh nhẫn nhục của hàng chơn đạo nhưng chúng ta cần lưu ý một điều ở vào hoàn cảnh của các vị ấy thì không thể nghĩ đến cá nhân nữa, mà phải đặt vấn đề đại thể, vấn đề của quốc gia dân tộc. Cho nên các vua Trần quyết đánh cũng vì dân chứ không phải vì sự nghiệp của riêng mình.

Vẫn biết rằng nhẫn nhục là Đạo đức cao quý mà mỗi chúng ta phải tu tập rèn luyện, nhưng không phải trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng nhẫn nhục. Chúng ta cần lưu ý đến quyền lợi của nhiều người mà có thái độ ứng xử phù hợp. Với bản thân mình một khi đã tu hạnh vô ngã, khiêm hạ, thì chúng ta sẽ nhẫn nhục được. Nhưng khi biết thái độ quyết định của mình có liên quan đến quyền lợi của mọi người thì chúng ta phải cân nhắc. Trong đánh giá người khác cũng vậy chúng ta phải xem thái độ ứng xử của họ liên quan đến lợi ích cá nhân hay quyền lợi của nhiều người không được đánh giá một cách phiến diện một chiều.

II- NHẪN KIÊN

          Có lẽ đức tính được người đời ca tụng nhiều nhất là tính kiên nhẫn. Từ kiên nhẫn có nhiều nghĩa hơi khác nhau tùy theo từng ngữ cảnh. Khi thì nó có nghĩa kiên trì,

Hoặc không bỏ cuộc

Hoặc không quá nóng lòng chờ kết quả,

Hoặc cứ bình tĩnh chờ thời gian đến

Hoặc có nghĩa nhẫn nhục chịu đựng khó khăn.

Tùy theo ý nghĩa khác nhau, chúng ta có luyện tập kiên nhẫn khác nhau.

  1. Kiên nhẫn là biết thời gian tính. Đây là kiên nhẫn người ta nói đến thường nhất, thực tế nhất, và cần ít công phu nhất.

Bất cứ điều gì trên đời cũng cần thời gian. Nếu nấu cơm cũng cần có thời gian để cơm chín, Kiên nhẫn là biết thời gian đòi hỏi cho một vấn đề, chờ thời gian đó đến. Đây thuần túy là kiến thức và kinh nghiệm.

          Mỗi vấn đề, mỗi công việc, đều có những chu trình riêng và những mốc thời gian cho chu trình. Người hiểu vấn đề thì kiên nhẫn đợi thời gian, làm việc theo chu trình thời gian. Người không hiểu thì bồn chồn nóng nảy “Tại sao chưa thấy gì?” và làm thêm điều gì đó chưa nên làm, vì vậy mà hỏng chuyện. Cho nên, việc gì chưa biết chưa rành, thì học người có kinh nghiệm hơn chỉ lại.

Lại như:

          Chú sư tử rình mồi, biết là dòng suối này thường có nai đến uống nước, cho nên cứ kiên nhẫn nằm trong bụi rậm, hết trưa đến chiều đến tối, hôm nay chưa có, ngày mai cũng phải có. Căn bản thời gian tính này mà còn không biết, và không hành động theo thời gian, thì nhất định là phải đói.

          2. Kiên nhẫn cho đến lúc thành công. Đây là mức cao hơn của kiên nhẫn, và là yếu tố số một của thành công trong các dự án. Nếu ta có một mục đích, và mắt ta không rời mục đích đó, cứ gắng công đi đến mục đích dù mưa gió bão bùng hay động đất, thì ta sẽ đến mục đích một ngày nào đó. Đây thuần túy là vấn đề ‎y’ chí. Chúng ta đã nói đến vấn đề này trong bài Kiên trì—Yếu tố số một của thành công.

Kiên trì ở đây, ngoài yếu tố “đi hoài cũng tới đích”, nó còn hàm ‎y’ nghị lực chiến thắng 3 lọai tiêu cực trên đường đi là:

-Tiêu cực từ chính mình

-Tiêu cực từ hoàn cảnh

-Tiêu cực từ người khác.


.

          -Tiêu cực từ chính mình là không tự tin vào mình, không tin là mình có thể có tài năng, không tin là mình có thể thành công. Người không tin vào mình thì không bao giờ đến đích vì họ không bao giờ đi, vì họ tin là họ không đủ sức đi. Đây là chưa đánh đã thua.

Tiêu cực từ chính mình còn là ngượng ngùng, ngại ngùng, không dám đứng dậy, nổi bật lên, chỉ muốn chìm vào đám đông cho thoải mái, cho nên không dám làm điều gì vượt trội.

          Muốn tự tin vào chính mình thì chỉ phải lăn vào chiến trận để biết là mình thực ra cũng không tồi. Như học trò học võ, cách duy nhất để tự tin là ra sân đấu. Mấy hôm đầu ăn đòn hơi nhiều, mấy hôm sau ăn đòn ít hơn, và lại thấy mình cũng cho đối phương ăn được vài đòn. Thế là có tự tin.

Nếu cứ để sợ hãi trong lòng mình níu mình lại, không cho mình vào chiến trận, không cho mình ăn đòn, thì mình sẽ sợ hãi và thiếu tự tin cả đời.

          -  Tiêu cực từ hoàn cảnh là đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nhà tôi nghèo, tôi có tật, tôi không được thông minh… Cứ mang cái yếu của mình ra để biện minh cho sự thiếu thành công của mình.

          Thành công không lệ thuộc vào cái yếu của mình, mà chỉ lệ thuộc vào cái mạnh của mình.

Ví dụ: Giải vô địch toán không biết nhà mình nghèo hay giàu, mà chỉ biết cái đầu mình giỏi toán đến mức nào. Vậy thì, đừng nói nhà tôi nghèo, mà hãy nói tôi có cái đầu nhạy toán.

Một thí vụ khác: Giải vật tay không biết họ bị mất một chân, mà chỉ biết họ có cánh tay vô địch. Vậy thì đừng nói tôi mất một chân, hãy nói tôi có cánh tay lực lưỡng.

Vậy nên, việc đổ lỗi cho những yếu kém của hoàn cảnh là suy nghĩ thiếu luận l‎ý.“Thành công của họ không biết đến các điểm yếu của họ, mà chỉ biết chiều theo sức mạnh của họ.” 

Vậy thì, đừng nói đến các điểm yếu của hoàn cảnh của mình, mà hãy chú tâm đến những điểm mạnh của mình mà phát triển.

          -Tiêu cực từ những người khác là những chê bai, chế giễu, chống đối, cười cợt… Nếu ta có một‎ ý tưởng thật siêu, thì chỉ có một mình ta, và một thiểu số cực kỳ nhỏ, biết nó là ‎siêu. Đa số người còn lại không thể biết đó là ‎ý siêu, vì nếu đa số biết đó là ý siêu, nó nhất định phải là ý xoàng.

Cái thật hay, chỉ một số nhỏ người có thể thấy. Vì vậy, ta sẽ bị đám đông chế nhạo. ta có đủ tự tin để phe lờ họ và đi suốt con đường không?


          3. Kiên nhẫn do gắn liền giửa nhẫn nhục và nhẫn nhịn là ý nghĩa cao nhất của kiên nhẫn. Đây không còn là thành công trong vài dự án, và là hoàn toàn làm chủ tâm mình, làm chủ đời mình, thành công cho cả đời mình.

Khi không còn “cái ta” vì mình khiêm tốn, mình nhẫn nhục, kiên kiên nhẫn… mình  làm chủ tâm mình. mình có thể có được những kỹ năng sống khác một cách tự nhiên.

III- NHẪN NHỊN

          -NHẪN NHỮNG ĐIỀU GÌ / MÀ NGƯỜI ĐỜIKHÔNG THỂ NHẪN NHỊN ĐƯỢC ! 

          -LÀM NHỮNG ĐIỀU GÌ MÀ NGƯỜI ĐỜI KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC ! 

- Tất cả để làm chi vậy ? Đó là để cho TÂM thường an lạc .TÂM được bình ( trái nghĩa với từ LOẠN ). 

          VẬY THÌ : NHẪN LÀ GÌ ? Cơ-bản đó là nhẫn nhục ,nhẫn nhịn ,nhẫn nại .Một sự nhường nhịn ,nhún nhường mà không NHỤC .Bởi vì theo PhẬT -PHÁP thì CÁI TA ( BẢN NGÃ ) sẽ được DIỆT đi .Lúc ấy TA không còn là TA ( cá-nhân bản thể ) ,mà TA là một phạm trù theo ý -nghĩa của ngôi thứ nhất số ít -hiện hữu giữa đời này mà thôi .Nói tóm lại lúc đã DIỆT BẢN NGÃ rồi thì ta không còn kiêu -căng ,hay giận hờn ,oán trách nữa

          .Đó là lúc ta học được chữ NHẪN thành công rồi đấy ! LÀM hay còn gọi là hành động, hành sự, hoạt động.

Ai không biết nhẫn nhịn kẻ đó chỉ có thất bại mà thôi!

          Nói đến nhẫn nhịn không ít người nghĩ ngay đến hình ảnh một kẻ yếu đuối cúi đầu cam chịu một kẻ khác đang lăng nhục, xỉ vả mình. Đó là một cách hiểu giản đơn, nông cạn. Nhẫn nhịn là phẩm chất lớn của con người được tôi luyện trong thực tiễn khắc nghiệt, làm cho nó trở thành kẻ mạnh. Đó là phẩm chất mà con người có được trong cuộc chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội và chinh phục chính bản thân mình.

          Trước thiên nhiên, con người là một sinh vật nhỏ bé. Người nông dân một nắng hai sương, dựng nhà, làm vườn, gieo trồng hoa màu. Một trận bão tràn qua, nhà đổ, vườn tan, cánh đồng mất trắng. Người nông dân lặng lẽ nhặt nhạnh vật liệu, dựng lại nhà, sửa sang vườn tược, trồng cây chống đói, chuẩn bị mùa sau. Nhẫn nhịn sẽ thai nghén trí tuệ, nảy sinh sáng tạo. Từ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, con người vươn tới chinh phục thiên nhiên. Xã hội là do các nhóm người, các cá nhân họp lại mà thành. Các nhóm người và các cá nhân khác nhau đủ thứ. Trong gia đình, muốn yên ấm con cái nhẫn nhịn cha mẹ, anh em nhẫn nhịn nhau....tự nhiên có được gia đình đoàn tụ. Trong xã hội, muốn duy trì quan hệ tốt đẹp con người thường nhẫn nhịn, tự kiềm chế. Nhẫn nhịn là chất keo kết dính mọi người, làm nảy sinh các phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha, đức hy sinh, tình chung thuỷ, ý thức chuộng tín nghĩa. Bất kỳ lúc nào người khác làm tổn thương mình nhẫn nhịn là cách giải quyết tốt đẹp nhất. Người xưa nói:

"nhịn nhất thời gió yên sóng lặng.

Lùi một bước trời biển mênh mông". 

Người nông nổi không biết kiềm chế, thường đẩy các quan hệ vào ngõ cụt, tạo thành những kết cục xấu. Quan hệ người và người vốn rất mong manh.

Một lời nói sơ suất, một cái nhìn chế nhạu nỗi đau người khác, một lần phản bội, đều vô tình phá vỡ quan hệ và thai nghén các mâu thuẫn, xung đột. Kẻ xúc phạm người khác là kẻ yếu và trước sau sẽ bị cô lập.

          Bản thân mỗi người cũng phải biết nhẫn nhịn. Muốn đi chơi nhưng việc chưa xong, phải kìm nén ham muốn lại. Muốn học cao, giàu sang, nhưng thời cơ chưa tới, đều phải đợi chờ. Con người sinh ra có số phận khác nhau. Người đẹp kẻ xấu, người yếu kẻ mạnh, có người không may lại bị tật nguyền. Mỗi người phải tự chấp nhận thực tế của chính mình mà đi lên. Trong cùng một hoàn cảnh, người nhẫn nhịn chịu thương chịu khó, phấn đấu liên tục, có lý tưởng cao đẹp, nghịch cảnh biến thành thiên đường. Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục.

Nói tóm lại, nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào. Nhẫn nhịn là học phí phải trả để có được thiên nhiên, xã hội và cả bản thân mình. Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa!

          Có lẽ những gì mình nói ở đây chỉ là một góc nhỏ của câu "Nhẫn nhịn” Nhưng mình vẫn nói lên suy nghĩ của mình, hi vọng sẽ giúp một phần nhỏ để cho mỗi chúng ta hiểu được ta đang ở vào trong hoàn cảnh nào, và tự giải quyết được chuyện chính mình.

Nhẫn nhịn là gì ? muốn nhẫn nhịn phải làm gì ?

 Câu trả lời hay nhất:  

          -NHẪN NHỮNG ĐIỀU GÌ / MÀ NGƯỜI ĐỜI KHÔNG THỂ NHẪN NHỊN ĐƯỢC ! 

          -LÀM NHỮNG ĐIỀU GÌ MÀ NGƯỜI ĐỜI KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC ! 

- Tất cả để làm chi vậy ? Đó là để cho TÂM thường an lạc .TÂM được bình.                    ( trái nghĩa với từ LOẠN ). 

          VẬY THÌ : NHẪN LÀ GÌ ? Cơ-bản đó là nhẫn nhục ,nhẫn nhịn ,nhẫn nại .Một sự nhường nhịn ,nhún nhường mà không NHỤC .Bởi vì theo PhẬT -PHÁP thì CÁI TA ( BẢN NGÃ ) sẽ được DIỆT đi .Lúc ấy TA không còn là TA ( cá-nhân bản thể ) ,mà TA là một phạm trù theo ý -nghĩa của ngôi thứ nhất số ít -hiện hữu giữa đời này mà thôi .Nói tóm lại lúc đã DIỆT BẢN NGÃ rồi thì ta không còn kiêu -căng ,hay giận hờn ,oán trách nữa

          .Đó là lúc ta học được chữ NHẪN thành công rồi đấy ! LÀM hay còn gọi là hành động ,hành sự ,hoạt động .Người thường có dám đem người nghèo khổ vào nhà cho ăn mặc đầy đủ ,nấu cơm nước cho ăn no đủ không ? Nhưng người Phật-tử giác ngộ ,họ lại làm được .Một đứa bé lở loét có ai nhận chăm sóc không ? Nhưng ni-cô ,chú tiểu ....làm được . Khi làm điều tốt .Khi nhịn nhục được .Con người ta sẽ thấy mọi khó -khăn đều đi qua nhẹ nhàng .Một tên say rượu ,cầm dao chửi bới ta .Ta lặng lẽ như không hề hay biết ,ta lặng lẽ âm thầm bỏ đi .Cuối cùng người khác chạy đến gây hấn với tên say kia ,và họ dùng dằng lấy dao đâm chết hắn .Như thế người kia bị tù đày ,còn kẻ say phải chết ! Vậy 2 người kia -TÂM có an lạc không ? Còn về TA ,người nhẫn nhịn -có an lạc không ?

Ai không biết nhẫn nhịn kẻ đó chỉ có thất bại mà thôi!

          Nói đến nhẫn nhịn không ít người nghĩ ngay đến hình ảnh một kẻ yếu đuối cúi đầu cam chịu một kẻ khác đang lăng nhục, xỉ vả mình. Đó là một cách hiểu giản đơn, nông cạn. Nhẫn nhịn là phẩm chất lớn của con người được tôi luyện trong thực tiễn khắc nghiệt, làm cho nó trở thành kẻ mạnh. Đó là phẩm chất mà con người có được trong cuộc chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội và chinh phục chính bản thân mình.

          Trước thiên nhiên, con người là một sinh vật nhỏ bé. Người nông dân một nắng hai sương, dựng nhà, làm vườn, gieo trồng hoa màu. Một trận bão tràn qua, nhà đổ, vườn tan, cánh đồng mất trắng. Người nông dân lặng lẽ nhặt nhạnh vật liệu, dựng lại nhà, sửa sang vườn tược, trồng cây chống đói, chuẩn bị mùa sau. Nhẫn nhịn sẽ thai nghén trí tuệ, nảy sinh sáng tạo. Từ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, con người vươn tới chinh phục thiên nhiên. Xã hội là do các nhóm người, các cá nhân họp lại mà thành. Các nhóm người và các cá nhân khác nhau đủ thứ. Trong gia đình, muốn yên ấm con cái nhẫn nhịn cha mẹ, anh em nhẫn nhịn nhau....tự nhiên có được gia đình đoàn tụ. Trong xã hội, muốn duy trì quan hệ tốt đẹp con người thường nhẫn nhịn, tự kiềm chế. Nhẫn nhịn là chất keo kết dính mọi người, làm nảy sinh các phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha, đức hy sinh, tình chung thuỷ, ý thức chuộng tín nghĩa. Bất kỳ lúc nào người khác làm tổn thương mình nhẫn nhịn là cách giải quyết tốt đẹp nhất. Người xưa nói:

"Nhịn nhất thời gió yên sóng lặng.

Lùi một bước trời biển mênh mông". 

Người nông nổi không biết kiềm chế, thường đẩy các quan hệ vào ngõ cụt, tạo thành những kết cục xấu. Quan hệ người và người vốn rất mong manh. Một lời nói sơ suất, một cái nhìn chế nhạu nỗi đau người khác, một lần phản bội, đều vô tình phá vỡ quan hệ và thai nghén các mâu thuẫn, xung đột. Kẻ xúc phạm người khác là kẻ yếu và trước sau sẽ bị cô lập.

          Bản thân mỗi người cũng phải biết nhẫn nhịn. Muốn đi chơi nhưng việc chưa xong, phải kìm nén ham muốn lại. Muốn học cao, giàu sang, nhưng thời cơ chưa tới, đều phải đợi chờ. Con người sinh ra có số phận khác nhau. Người đẹp kẻ xấu, người yếu kẻ mạnh, có người không may lại bị tật nguyền. Mỗi người phải tự chấp nhận thực tế của chính mình mà đi lên. Trong cùng một hoàn cảnh, người nhẫn nhịn chịu thương chịu khó, phấn đấu liên tục, có lý tưởng cao đẹp, nghịch cảnh biến thành thiên đường. Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục.

Nói tóm lại, nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào. Nhẫn nhịn là học phí phải trả để có được thiên nhiên, xã hội và cả bản thân mình.

         

IV- NHẪN NHƯỢNG

Nhẫn, nhường” không phải hèn yếu mà là khí chất của người quân tử

Trong “Luận ngữ” của Khổng Tử, Tử Cầm hỏi Tử Cống rằng:“Thầy Khổng đi qua các nước đều được tham dự việc chính sự của các nước ấy. Đó là do người ta chủ động yêu cầu hay là do thầy cầu xin vậy?”

Tử Cống nói: “Thầy Khổng ôn hòa, lương thiện, cung kính, cần kiệm, khiêm tốn nên được tư cách như vậy. Nhưng phương pháp cầu của thầy có lẽ cũng khác với phương pháp cầu của người khác.”

Ôn nhu, lương thiện, cung kính, cần kiệm, khiêm nhượng là năm loại mỹ đức. Người ôn hòa thì tướng mạo hiền lành, người hiền lương thì tâm thiện, người cung kính thì bên trong nghiêm túc, thanh sạch, người cần kiệm thì không xa hoa lãng phí, người khiêm nhượng là biết nhường nhịn. Người có năm loại mỹ đức này thì ở thời khắc nào, nơi chốn nào cũng giúp người, làm việc thiện.

Trong “Lễ Ký” cũng viết: Người học rộng biết nhiều mà có thể khiêm nhường, đối với việc thiện thì không bê trễ, người như vậy được xưng là quân tử. Người quân tử không yêu cầu người khác mà ở bất cứ lúc nào, việc nào đều tự yêu cầu bản thân mình tốt, không làm việc có lỗi, như thế giao tình mới có thể được duy trì.

NHƯỜNG NGÔI VỊ


Xin kể lại chuyện
Đế Nghiêu đi thị sát thiên hạ

Đế Nghiêu tên là Phóng Huân, là người cung kính, tiết kiệm, đi khắp bốn phương, hết mình quan tâm đến dân chúng thiên hạ. Ông là vị Hoàng đế có đạo đức thuần khiết, ôn hòa và khoan dung.

Trong bảy mươi năm tại vị, ông luôn để ý tìm người tài đức để truyền lại ngôi vị. Vì vậy, ông công khai để tất cả mọi người đều có thể đề cử, ngay cả người có địa vị thấp kém nhưng có tài đức cao.

Về sau này, có một người nghèo khổ, tên là Ngu Thuấn, là người hết mực hiếu tâm hiếu thuận với cha mẹ. Ngu Thuấn mồ côi mẹ từ sớm. Ông có một người cha hồ đồ, người mẹ kế nói lời không thành thật, người em trai ngạo mạn vô lễ, nhưng Ngu Thuấn vẫn hòa thuận ở cùng.

Đế Nghiêu gả hai người con gái của mình cho Ngu Thuấn để quan sát đức hạnh của ông. Sau ba năm bàn việc chính sự với Đế Nghiêu thì ông được truyền ngôi. Nhưng Ngu Thuấn một mực không chịu, muốn truyền tặng cho người có đức cao. Đến một ngày tháng giêng, Ngu Thuấn mới tiếp nhận ngôi vị.

ĐẠO NHÚN NHƯỜNG


Lễ nhượng có ý nghĩa rất rộng lớn, nhưng có thể hiểu theo nghĩa thông thường là nhún nhường, nhường nhau theo nghi lễ…

Trong “Tả truyền” viết: Nhường là đứng đầu trong lễ. Trong “Lễ ký” cũng viết: Người quân tử cung kính, tiết kiệm, thoái nhường bởi vì thấu hiểu lễ.

Người xưa cũng viết: Có điều ức mà không dám bất chấp thì chính là tổn (tổn là ước thúc, khắc chế bản thân), có hạn định mà không dám vượt qua thì đó là lễ tiết. Ý nói, người quân tử ngoài đối với người khác phải cung kính thì đối với bản thân phải biết khắc chế, dùng thái độ khiêm nhượng để chứng tỏ lễ tiết của mình.

Trong “Dịch. Khiêm” viết rằng: “Khiêm khiêm quân tử, ti dĩ tự mục dã”, ý nói người quân tử lấy thái độ khiêm tốn để giữ mình, tu dưỡng mình, cho mình là thấp hơn người khác.

Trong “Lễ ký” cũng viết: “Trưởng giả vấn, bất từ nhượng nhi đối, phi lễ dã”, ý nói rằng khi người bề trên mà hỏi, nếu không khiêm nhường một chút mà trả lời thì sẽ không hợp lễ.

Trong đó cũng viết: “Phàm dữ khách nhập giả, mỗi môn nhượng vu khách”, ý nói khi cùng khách vào cửa thì phải nhường người khách vào cửa trước, ấy mới là hợp quy định của lễ.

Trong “Tự hối” ghi rằng: “Tiên nhân hậu kỷ vị chi nhượng”, tức là người trước mình sau thì được gọi là nhượng (nhường).

ĐỨC HẠNH NHẪN NHƯỜNG

          Trong “Tả truyền” viết: “Trung, đức chi chính dã; tín, đức chi cố dã; ti nhượng, đức chi cơ dã”, ý nói “trung” (trung thành, trung thực, hết lòng) là đức hạnh thuần chính. “Tín” là đức hạnh kiên trung, tin tưởng vững chắc. “Khiêm nhượng” là nền tảng, là cơ sở của đạo đức.

          Hàn Tín lúc trẻ sống bần cùng. Một lần, có một kẻ vô lại chặn Hàn Tín lại và nói: “Ngươi mặc dù cao lớn, thường đeo kiếm nhưng kỳ thực cũng là kẻ nhát gan thôi.”

          Hắn còn ở trước mặt mọi người vũ nhục Hàn Tín rằng: “Ngươi khoác bảo kiếm làm gì? Ngươi dám sát nhân không? Có can đảm thì giết ta đi!”

Hàn Tín thầm nghĩ: Ta giết hắn là việc quá dễ dàng, nhưng sát nhân là phải đền mạng, hơn nữa cũng là việc không đáng.” Người kia liền cười to và nói: “Ngươi không dám giết ta, vậy ngươi phải chui háng ta đi nếu không đừng hòng đi qua!” Trong tiếng cười nhạo của cả đám đông bọn họ, Hàn Tín đã thực sự chui qua háng của kẻ vô lại. Ai cũng cho rằng Hàn Tín thực sự là một kẻ nhát gan.

          Sau khi Hàn Tín công thành đã triệu kiến kẻ vô lại từng vũ nhục mình năm xưa đến gặp mặt và phong cho hắn chức trung úy.

          Hàn Tín có phải là không có khả năng giết chết được kẻ vô lại kia? Kỳ thực, Hàn Tín biết được rằng giết chết kẻ vô lại ấy là không có ý nghĩa. Hàn Tín có thể nhẫn được sự vũ nhục nhất thời mà làm thành được sự nghiệp sau này.

V- NHẪN NẠI

          nhẫn nại nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 5 ý nghĩa của từ nhẫn nại. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa nhẫn nại mình

          -Chịu đựng bền bỉ. | : ''Đức '''nhẫn nại''', cần cù của dân ta

          -chịu đựng kiên trì, bền bỉ để làm việc gì nhẫn nại chờ đợi biết nhẫn nại, chịu đựng Đồng nghĩa: kiên nhẫn

          -Chịu đựng bền bỉ: Đức nhẫn nại, cần cù của dân ta.

          -Biết nhẫn nại và kiên trì

           -Nhẫn nại trường kỳ tri mã lực (ngựa chạy đường dài mới biết ngựa hay)

          -Nhẫn nại và kiên trì là hai đức tính phải qua rèn luyện mới có được. Khi bạn bắt đầu làm trang web, dường như hai đức tính này là thứ bạn cần nhất để đi đến thành công. Cho dù mục đích làm web của bạn là gì đi chăng nữa, bạn cũng cần phải nhẫn lại và kiên trì.Nói một cách hình tượng, thì làm web cũng giống như người nông dân trồng cây ăn quả vậy. Nó luôn có giai đoạn reo mầm, chăm bón, bắt sâu tỉa cảnh … càng được chăm sóc kỹ lưỡng thì sau này cây sẽ càng cho bạn nhiều trái và ngược lại. Bạn không thể hy vọng vừa reo mầm hôm nay mà đã có trái vào ngày mai.

       -Khi bạn quyết định tạo ra một trang web về một chủ đề bạn ưa thích. Cho dù mục đích của bạn chỉ là chia sẻ thông tin với mọi người. Nhưng trước khi để mọi người biết đến trang web của bạn, thì bạn phải cần xây dựng nội dung, thu thập thông tin và “chăm bón” cho trang web của bạn. Lúc này bạn sẽ cần đến chữ “Nhẫn”. Nếu bạn quá nóng vội muốn đưa trang web đến mọi người trong khi trang web chưa thực sự hoàn thiện như phần thiết kế chưa ổn, bài viết quá ít và thông tin chưa phong phú. Nóng vội ở khâu này có thể sẽ làm trang web của bạn mất điểm trong mắt người đọc.

          Nhưng nhẫn nại thôi thì chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ. Khi đã lập mục tiêu phát triển, bạn cần kiên trì làm theo kế hoạch đã vạch sẵn. Có thể trong thời gian đầu bạn viết rất nhiều mà chẳng ai đọc những gì bạn viết, chẳng có lời comment nào cho những gì bạn làm vả chẳng có ai cổ suý những đóng góp của bạn. Nhưng bạn phải biết kiên trì và tin tưởng vào sự thành công của con đường mình đã chọn. Nếu mục tiêu của bạn là sẽ ít nhất post một ngày 2 bài, thì cho dù cả vài tháng không có ai vào trang web của bạn, bạn cũng vẫn nên kiên trì làm theo những gì mình đã hoạch định. Khi bạn làm tốt điều này, một ngày nào đó sự vất vả của bạn sẽ đường đền đáp xứng đáng.

          Kết luận

          Thời gian đầu để xây dựng lên một trang web luôn là thời gian khó khăn nhất. Do đó nhiều người rất háo hức lúc đầu, nhưng chỉ sau vài tháng khi chưa gạt hái được thành công như họ mong đợi. Họ đã vội vàng bỏ cuộc và không muốn tiếp tục nữa. Tất cả là bởi vì họ không biết nhẫn nại và kiên trì, họ tưởng rằng hào quang của sự thành công sẽ lấp lánh trên người chỉ bằng một chút cố gắng. Để khác với họ và đi được đến cuối con đường bạn chọn, bạn phải biết nhẫn nại và kiên trì. Khi đã làm được hai điều này, thành công đến với bạn là điều tất yếu.

-Nhẫn nại có nghĩa là "nhịn nhục" và "nín thinh". Khi người lớn la rầy kẻ dưới, dầu rầy oan, kẻ dưới nhịn nhục không nói lại, hoặc vì lễ nghi, hoặc vì quyền lợi. Đó không phải là nhẫn nại. Trái lại, người dưới mình, nhỏ hơn mình, nói hoặc là làm những điều cho mình bực tức, mà mình không bực tức. Đó mới là nhẫn nại.

Đức Phật dạy rằng lòng nhẫn nại là nguồn gốc các pháp lành. Nếu ai làm khổ ta, ta hãy nhẫn nại mà suy xét rằng đó là cái nghiệp của ta vì kiếp trước ta đã làm khổ họ, nên kiếp này ta phải trả.

Sự nhẫn nại ví cũng như lửa, để thiêu đốt các sự oán thù sân hận, tật đố và oan trái.Phật nóiai thương Như Lai phải có lòng nhẫn nại.

Phương ngôn có câugặp Phật thì tu, gặp quỷ thì trừ. Gặp Phật mà tu thì đã đành, còn gặp quỷ thì trừ. Chư thiện tín thử nghĩ xem, ta trừ quỷ bằng cách nào đây? Vậy thì câu ấy không đúng với giáo lý của nhà Phật. Phải sửa lại như vầygặp Phật thì tu, gặp quỷ thì càng phải tu nhiều hơn nữa. Vì Phật chỉ dạy ta các giáo lý chơn chánh mà thôi, duy có quỷ nó mới là cái mầm làm cho ta sanh ra các chứng tham lam, sân hận, si mê, và oán thù. Gặp quỷ ta phải ráng nhẫn nại tu nhiều hơn nữa là vậy. Ta tu tâm, tu tánh mới mong đắc được quả lành.

Xin thiện nam, tín nữ suy xét cho kỹ, tập tánh nhẫn nại, vì theo lời Phật dạy: nhẫn nại là nguồn gốc các pháp lành, nó sẽ đem lại cho thiện tín các sự an vui vĩnh viễn.

Trong kinh, Phật dạy: người thiện tín nên có pháp tánh nhẫn nại, vì tánh ấy tránh cho ta ba điều khổ là: khổ vì lòng tham lamkhổ vì lòng sân hận và khổ vì lòng si mê.

1.      Nhẫn nại với sự khổ vì lòng tham lam

Con người hay có tính ham muốn. Tham tiền của, tham sắc đẹp, tham ăn ngon, tham danh vọng. Khi có một muốn mười, có mười muốn trăm. Túi tham không đáy là vậy. Muốn thỏa lòng ham muốn, con người sanh ra trộm cướp hoặc lường gạt, hoặc bày mưu sâu kế độc. Không lúc nào tâm được an vui, mãi lo tính toán hoài. Phải khổ thân, khổ tâm, khổ trí.

Vậy ta phải dùng phép nhẫn nại diệt lòng tham muốn thì ta mới được dứt khổ.

2.        Nhẫn nại với sự khổ vì lòng sân hận

Sân hận nghĩa là nóng giận, nhiều người có tánh hay nóng giận. Vì một cử chỉ hoặc một lời nói mà cơn giận phát sanh. Khi ấy ta quên suy xét phải quấy, ta mắng nhiếc, chửi rủa, đập đồ đạc, có khi quá cơn giận đến phải chém giết người là khác. "no hết ngon, giận hết khôn" là vậy đó. Khi hết cơn nóng giận, ta ăn năn, ta thấy ta rất khổ.

Vậy ta phải dùng phép nhẫn nại diệt lòng sân hận thì ta mới khỏi khổ được.

3.      Nhẫn nại với sự khổ vì lòng si mê

Si mê là mờ ám, không phân biệt sự thật, sự giả của vạn vật. Có người học nhiều hiểu rộng, mà không sao tránh khỏi tánh si mê. Khi ta có bịnh, ta uất ức, than thở, khi gần chết ta mến tiếc nhà cửa, tiền của, danh vọng và mến tiếc xác thân của ta

Đức Thế Tôncó dạymuốn khỏi si mê, ta phải nghĩ rằng người sanh ra có thân, thì phải có già, có bịnh và có chết. Khi chết ta không thể đem theo cái gì khác hơn là "cái nghiệp của ta", nó theo ta mãi mãi. Nếu trong đời, ta tạo nghiệp lành thì ta được sanh về cõi an vui; nếu trong đời ta tạo nghiệp dữ, ta sẽ sanh về cõi khốn khổ, đau thương.

Sau đây tôi xin kể một câu chuyện để chúng ta dễ hiểu. Thuở Đức Phật còn tại thế, có ông bá hộ nọ, chôn một hũ vàng trong nhà không cho vợ con biết. Lúc ông lâm chung bệnh gần chết, ông vẫn còn mến tiếc tiền của, nhứt là hũ vàng của ông chôn. Khi chết rồi, ông đầu thai làm con chó giữ nhà cho con trai ông. Một bữa nọ, Đức Phật đi khất thực ngang qua nhà con trai ông bá hộ, con chó chạy ra sủa Phật. Phật nhận biết kiếp trước của nó, nên dừng lại nói:

- Mi còn tiếc của lắm, nên phải lên mà giữ của.

Từ đó con chó buồn bực biếng ăn. Người con trai ông bá hộ thấy con chó bỏ ăn, mới kêu người nhà hỏi nguyên cớ, chúng trả lời rằng:

Bữa nọ, ông Gotama đi ngang qua đây, không biết ông nói gì với con chó mà nó bỏ ăn mấy hôm nay.

Người con trai ông bá hộ, chờ Phật đi ngang nhà, liền đón hỏi:

Này ông Gotama, ông nói gì mà con chó của tôi bỏ ăn mấy bữa rày?.

Đức Phật day qua phía con chó mà hỏi rằng:

Vàng nhà ngươi chôn đâu, hãy chỉ cho người ta moi lên.

Con chó tức thì chạy vô nhà, đến cào chỗ chôn vàng, người nhà quả đào lên, gặp một hũ vàng.

Ôi! Cũng bởi si mê mà ông bá hộ phải đầu thai lại giữ của. Vì si mê mà ta khổ với sự già, sự bịnh hoạn và sự chết. Vậy ta phải dùng pháp nhẫn nại đặng diệt khổ bởi lòng si mê.

-Cái "nhân" sanh lòng nhẫn nại:

Nếu ta muốn cho lòng nhẫn nại được tăng thêm mãi mãi, nên suy xét như vầyngười nào nói xấu ta, mắng nhiếc ta, chửi rủa, nói lời đâm thọc để làm cho ta bực tức, ấy là người đem phước đến cho ta. Người làm cho ta khổ, là người dạy ta rán học nhiều sự nhẫn nại.

Người muốn sanh lòng nhẫn nại phải có 4 điều:                     

* Suy nghĩ về nghiệp,

* Thấy cái hại của sự thiếu nhẫn nại,

* Thấy quả báo của sự nhẫn nại,

* Thấy nhẫn nại là pháp ba-la-mật của chư Phật khi còn làm vị Bồ-tát.

-Cái "quả báo" của sự nhẫn nại:

Nếu chư thiện tín biết các kết quả tốt đẹp, quý báu của pháp nhẫn nại, thiện tín sẽ vui lòng tập rèn tánh nhẫn nại từ đây.

* Sự nhẫn nại là mầm sanh các pháp lành, nhứt là giới, định, huệ.

* Sự nhẫn nại hằng đào nhổ tận gốc các pháp dữ. Người nhẫn nại gọi là người bứng hết gốc rễ của các tội lỗi và tai hại.

* Sự nhẫn nại là vật trang điểm của các bực trí thức. Người nhẫn nại là người có lợi lộc, quyền tước, hằng được hạnh phúc là người mà chư thiện tín và nhân loại hằng thương yêu, quý mến.

* Sự nhẫn nại là vật trang điểm của các bực trí thức. Người nhẫn nại là người có lợi lộc, quyền tước, hằng được hạnh phúc là người mà chư thiện tín và nhân loại hằng thương yêu, quý mến.