Tham luận Van Hóa Cao Đài

BÀI THAM LUẬN:                                                                                   

VĂN HÓA TÔN GIÁO CAO ĐÀI

TRONG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM

Giáo Hữu: Ngọc Việt Thanh

                                                                                                                     CHT Thánh Tịnh Long Thành

Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được các Nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hóa khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Hiện nay vẫn được duy trì gìn giữ và phát triển mạnh mẽ, kịp tiến hóa theo trào lưu xã hội, vì văn hóa  là sức mạnh mọi mặt về đời sống vật chất và tinh thần của con người, văn hóa luôn hổ tương đầy đủ trong mọi lĩnh vực trong xã hội.

Con đường phát triển tuy khác nhau của văn hóa bản địa tại các khu vực mỗi nơi ở thời nguyên thủy đầu tiên của Việt Nam,đã có những bộ lạc riêng từng bước phát triển thành dân tộc. Nhiều dân tộc thiểu số được gắn liền thành một dân tộc Việt Nam hào hùng: Hào hùng của thời xưa chống giặc và đắp giữ đê; trồng lúa; hào hùng của thời phá ách đô hộ giặc Nguyên; hào hùng của thời chống Pháp, chống Mỹ xâm lược để khí phách Việt Nam luôn ngời linh tỏ rạng.

Qua chiến tranh, Việt nam đã trãi hơn1000 đấu tranh với giặc Tàu, 100 năm đấu tranh với giặc Tây, và 30 năm đấu tranh với giặc Mỹ, do thời gian quá dài đã báo động tình trạng văn hóa nước ngoài xâm nhập tràn lanSự xâm nhập ồ ạt, khó kiểm soát của những luồng văn hóa ngoại lai diễn ra trên hầu hết các khía cạnh của đời sống văn hóa đã và đang dẫn đến nhiều nguy cơ đe dọa việc kế thừa;việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên,Việt Nam đã kết hợp rất nhiều tinh hoa Tôn Giáo của nhiều đất nước. Tôn Giáo là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Tôn Giáo ảnh hưởng lớn đối với đời sống, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội và tâm lý, Đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc.

Nhờ biết kết hợp tinh hoa của mỗi Tôn Giáo nên Việt Nam là một đất nước có rất nhiều Tôn Giáo, Việt Nam là quốc gia đa Tôn Giáo nên rất giàu lòng Đạo dức. Tinh thần Đạo đức dân tộc Nhờ có Tôn giáo lưu giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thểlàm cho văn hoá các dân tộc được bảo tồn. Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người mà tín ngưỡng, Tôn Giáo đã tô đậm nét vàng son cho văn hoá dân tộc ngày thêm rực rở.

          Ở đây muốn nhấn mạnh về Văn Hóa Tôn Giáo chính là một lý thuyết về đời sống tâm linh, về sự tôn kính, thờ phụng, nguyện cầu riêng, hay gọi là một quy ước văn hóa riêng của mình.

Ở đây cũng muốn nhấn mạnh về Văn Hóa Tôn Giáo Cao Đài. Đây là một Tôn Giáo nội sinh được Đức Thượng Đế Chí Tôn hình thành trên tinh thần Quy Tam Hiệp Ngũ. Tinh thân ấy chính là sự kết hợp tinh hoa của Đạo Phật, Đạo Tiên, Đạo Thánh, Đạo Thần, Đạo Nhân.

Đạo Cao Đài có nhiều Chi Phái, mỗi Chi Phái đều thờ riêng một vị Giáo Chủ của mình, nhưng tất cả các Chi Phái đều thờ chung Đấng tối cao là Đức Thượng Đế Chí Tôn và Đức Phật Mẫu

Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn dùng huyền cơ diệu bút thành lập tại Việt Nam Thánh Địa từ năm Bính Dần 1926, tính đến nay đã tròn 90 năm.  Toàn Đạo Cao Đài có một Truyền thống yêu nước vô cùng lớn lao rộng khắp,

Nền Đại Đạo đang được khai sáng trong lòng dân tộc, chỉ nhìn thoáng qua cũng khái niệm được về Đạo phục của người Đạo Cao Đài là một màu trắng tinh nguyên thể hiện sự trong sáng và tổng hợp sắc màu; và giữ nguyên kiểu dáng áo dài truyền thống của Việt Nam để toàn thể bổn Đạo dù đi đến nơi đâu cũng nhớ về quê hương đất tổ, nhớ về cội nguồn truyền thống dân tộc của mình. Chơn lý Đạo Cao Đài được Đức Chí Tôn dẫn dắt trên tinh thần phụng Đạo yêu nước, như Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Đức Chí Tôn dạy:

Vào vòng huynh đệ khá thương nhau,
Một đức trổi hơn một phẩm cao.
Quyết chí Thiên Ðường men bước tới,
Phải nhiều máu thịt mới đồng bào.

Nên nhiều Hội Thánh Chi Phái trong Đại Đạo luôn gắn bó với dân tộc trong suốt chặng đường lịch sữ đấu tranh giành độc lập cho đất nước.

Chỉ nhìn qua cách xưng hô trong nền Đại Đạo cũng thấy rằng Đức Chí Tôn thành lập Đạo để ban rãi cho toàn khắp nhân sanh một cách đồng đều, đồng đều trong sự  yêu thương, trong tình nhân loại, trong nghĩa Đạo Đời, như Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Đức Chí Tôn dạy:

Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng nhau một Ðạo tức cùng Cha.
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn nhau cho đặng chữ hòa.

          Tinh thần Đại Đạo là tinh thần rộng lớn được Đức Chí Tôn thể hiện qua tình thương yêu rộng lớn của Ngài mà dẫn dắt nhân sanh. Đức Chí Tôn là Đấng Cha chung của toàn nhân loại, Nhưng khi giáng trần khai mở Đạo, Ngài vẫn hạ mình xưng bậc Tiên Ông, là ý dạy cho đàn con trẻ về đức khiêm cung hòa ái. Vì tất cả là con cái của Ngài và Đức Phật Mẫu nên tất cả là anh em ruột thịt với nhau, dù một em bé mới lớn lên hay một cụ già 90 tuổi cũng gọi Ngài là Thầy, gọi Đức Kim Mẫu là Mẹ như nhau, nên tất cả chúng sanh tuy chênh lệch về tuổi tác nhưng cũng đồng anh em ruột thịt với nhau vậy.

Để giữ Đạo hạnh lễ nghĩa cho đúng cách của người Đạo Cao Đài, thì có nhiều cách cần được phân định rõ ràng như các bậc anh chị lớn cấp Hội Thánh của mình thì gọi là Anh Lớn, Chị Lớn. còn các bậc trưởng thượng khác hoặc lớn hơn nhiệm hành thì gọi là Đại Huynh Đại Tỷ. Ngoài ra còn có nhiều từ thay thế để tùy duyên áp dụng cho đúng cách như Sư Huynh Sư Tỷ, Đạo huynh Đạo Tỷ, Hiền huynh Hiền tỷ, Hiền đệ Hiền muội, hay Tiểu Đệ Tiểu Muội v.v… dù tùy duyên áp dụng  trong cách xưng hô với nhau như thế nào cũng luôn giữ nguyên vẹn những từ ý chung nhất là Huynh, Tỷ, Đệ, Muội, vì đó là nghĩa từ rốt ráo nhất mà Thầy đã phú cho. Nhờ cách xưng hô như thế nên mọi người ai cũng được nhắc nhở với nhau trong tình cốt nhục; càng thắm sâu trong nghĩa Đại Đồng, mặn nồng trong tình Đại Đạo; càng thắm thiết trong tình yêu thương của Thầy Mẹ.

Qua cách xưng hô và Đạo phục của người Đạo Cao Đài cũng như sự hạ mình của Thầy là ý tứ sâu sắc trong tình thương yêu của Thầy luôn điểm nhuận hồng ân cho toàn nhân loại; là nét Văn Hóa Đạo ngời linh, cũng như nguồn ân minh triết tuyệt vời của Đạo Cao Đài.

Do nguồn gốc phát xuất Đạo Cao Đài từ Cơ Bút nên trong thời Khai Đạo, có rất nhiều Cơ Sở Đạo được thành lập bộ phận Hiệp Thiên Đài, để Ơn Trên dùng huyền cơ diệu bút mà giảng Đạo, truyền Kinh, ban Luật. cho nên khi nói đến Thánh Ngôn Thánh Giáo Cao Đài là một kho tàng văn hóa vô giá vô tận. Thầy dạy: “Thánh Ngôn Thánh Gíao Cao Đài, đem ra chuyên chở một chài nào lưng”.

Các Đấng Vô Vi đã ban truyền Kinh, Luật, Luận không thiếu, Thánh ngôn Thánh Giáo có thừa. và có rất nhiều tác giả viết về Cao Đài cũng không ít.Hiện nay Đạo Cao Đài đã được Nhà nước cấp bằng pháp nhân cho rất nhiều Hội Thánh, Nhiều bằng di tích lịch sử cấp Quốc Gia; và nhiều bằng pháp nhân độc lập, Nên tất cả mỗi Cơ Sở Đạo nói riêng, toàn Đạo Cao Đài nói chung càng phải nhận thấy về ý thức Văn Hóa Đạo rộng lớn đáng tự hào, thì cần phải hết mình gìn giữ và phát huy cho thật đúng mức.  Muốn phát huy mạnh mẽ trong mọi hình thức hoạt động Đạo sự, thì nhất định phải rút kết kinh nghiệm thật nhiều trong những việc làm còn hạn chế, còn tồn động. Tìm được cái nguyên nhân  hạn chế, tồn động vẫn chưa đủ, mà còn phải phát huy bằng tâm giác ngộ, bằng ý chí cải cách, bằng nghị lực bản lĩnh, và bằng cả ý thức trí tuệ v.v…

Sự hạn chế trong nền Văn Hóa Đạo Cao Đài cho đến hiện nay như có một số tác giả nghiên cứu về ngày Khai Đạo vẫn chưa được thống nhứt một cách toàn diện. Về mặt khác, có những việc việc tồn động như ở Cần Thơ, Hậu Giang vẫn còn một vài Cơ sở Đạo đang gặp khó khăn về bộ phận đầu máy như đang dậm chân tại chổ, thậm chí đi lui, làm mất đi niềm tin trong cơ Đạo, nếu sự việc càng kéo dài, càng gây ảnh hưởng bất lợi rất lớn cho sự phát triển trong cơ Đạo, mà nguyên nhân chánh yếu chính là nhân sự, muốn cải cách về nhân sự của cả một bộ phận đầu máy là một điều rất khó trong mọi hình thức sửađổi. Dù sửa đổi nhưng chưa thật đúng mức thì chẳng khác nào còn dậm chân, còn chậm tiến. Vậy những ai là người Đạo Cao Đài thì không thể không chạnh lòng lo lắng trước cái nhìn những Cơ Sở Đạo nào còn đang vướng mắc những điều như thế, làm sao củng cố lại mọi mặt cho được vẹn toàn, để không phụ lòng những bậc Tiền Bối, Tiền Hiền đã ra công gầy dựng, bằng nhứng công sức và trí tuệ mới có được Cơ Sở Đạo bền vững cho đến ngày hôm nay, và bằng cả xương máu trong chiến tranh gian khổ mới có được bằng di tích lịch sử, có dược uy tín rộng lớn cả Đạo và Đời. Đây cũng là sự lo lắng của các cấp chính quyền, của Ban Qui Ước Đạo Cao Đài Thành Phố Cần Thơ mà toàn Đạo đang đặt niềm tin được sự hổ trợ thật nhiều cho việc cần được củng cố Đạo sự còn hạn chế nêu trên.

Hôm nay "Soi" vào lĩnh vực Văn hóa như được nhìn xa trông rộng, Văn hóa giúp nhận định về những điểm ưu, điểm khuyết được rõ ràng hơn. Nơi nào có nếp sống văn hóa cao là có nhiều uy tín, có tình yêu thương, có sự đoàn kết và có cả tinh thần nghị lực phấn đấu. Ngược lại, nơi nào còn hình thức cá nhân, còn tranh chấp đủ điều, còn thị phi lắm việc, thì nơi đó còn rất kém cõi về văn hóa, nên cần phải khắc phục, sửa sai, để kịp thời tiến hóa, khi nền văn hóa việt Nam đang đà phát triển toàn diện để kịp theo sự tiến hóa của toàn cầu. Chỉ có văn hóa là đại diện cho ánh sáng để đẩy lùi bóng tối. Như vừa qua tại biến đông, Khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, Việt Nam chỉ sử dụng bằng văn hóa, chiếu theo luật biển 1982 kêu gọi hòa bình, cuối cùng Trung Quốc cũng phải rút giàn khoan trái phép về nước. Đây chính là sự thắng lợi bằng văn hóa.của toàn quân, và toàn dân Việt Nam ta.

Nhà nước ta luôn quan tâm việc bồi dưỡng kiến thức cho các Tôn Giáo, hằng năm các cấp từ Trung Ương đến Địa Phương đều có mở ra nhiều khóa học nhằm cung cấp về Chính sách pháp luật nhà nước cho toàn Đạo được thông suốt. Các Tôn Giáo cũng đã và đang phấn đấu bồi dưỡng kiến thức Đạo sự cho trong bổn Đạo của mình. Gần đây Ban Qui Ước Đạo Cao Đài Thành Phố Cần Thơ cũng mở ra nhiều khóa học nhằm bồi dưỡng kiến thức Đạo sự cho toàn Đạo Cao Đài trong Thành phố. Các Thánh Thất, Thánh Tịnh đều có chương trình riêng trong những ngày cúng thường lệ hằng tháng để ôn học giáo lý. Càng thấu hiểu về triết lý Cao Đài nhìn nhau là anh em ruột thịt, càng yêu thương giúp đở hổ trợ nhau trong nghĩa Đạo tình Đời.

Home Đề tài thuyết trình Tham luận Van Hóa Cao Đài