Bàn tay 6

BÀN TAY 6

HÀ ĐỒ

          Thiên: Dương

          Địa: Âm

          Số lẻ: Dương

          Số chẳn: Âm

          A- Hà Đồ

          Hà Đồ do vua Phục Hy gặp Long Mã tại sông Hà nhìn thấy tren lưng có những điểm chấm mà nghiệm ra.

          -Số ( o )

          -Dưới số o = 1

          -Trên số o = 2

          -Trái số o = 3

          -Phải số o = 4

          -Cộng số o giữa = 5

          5 + 1 = 6   (bên dưới số o )

          5 + 2 = 7   (bên trên số o )

          5 + 3 = 8   (bên trái số o )

          5 + 4 = 9   (bên phải số o )

          5 + 5 = 10 (bên giữa số o )

          Bên dưới số o = Thiên nhứt sanh thủy Địa lục thành chi.

          Bên trên số o = Địa nhị sanh hỏa Thiên thất thành chi.

          Bên trái số o = Thiên tam sanh mộc  Địa bát thành chi.

          Bên phải số o = Địa tứ sanh kim thiên cửu thành chi.

          Bên giữa số o = Thiên ngũ sanh thổ Địa thập thành chi.

Thơ Hà đồ

                                      Hà đồ vận chuyển lý tri kỳ,

                                      Long Mả, sông Hà, thuở Phục Hy.

                                      Bát Quái, Tứ giai và Chánh vị,

                                      Ngũ hành, nhứt khí lại hàm nghi.

                                      Tương sanh kỉ thổ thổ thông định,

                                      Tương khắc, huỳnh trung rõ lối đi.

                                      Ngũ đức, ngũ nguơn đều hội đủ,

                                      Hậu thiên chơn đạo ứng cơ quy.

Cộng tất cả con số = 55

thơ  LẠc Thư

                                      Tứ hải tam sơn hội bát tiên,

                                      Cửu long, ngũ hổ, nhứt đoàn viên.

                                      Nhì thất cơ hòa lục kiết,

                                      Trung ương mổ kỉ kết nguơn điền.

*

*    *

                                      Lạc thư bát quái thượng đồ thiên,

                                      Đại Vũ tìm Qui tại Lạc xuyên.

                                      Tứ hải tam sơn tâm bát nhã,

                                      Cửu long, ngũ hổ, nhứt đoàn viên.

                                      Nhì nghi thất phẩm thông toàn lục,

                                      Ngũ nhập kỳ trung ứng tựu điền.

                                      Đối vị Đông Tây, phân biệt điển,

                                      Rõ ràng điểm định nhị nguyên truyền.

          -Cộng mỗi hàng đều ra số 15 (3 x 15 = 45

         

          *Lạc Thư do vua Đại Vũ gặp Thần Quy tại sông Lạc nhìn thấy trên lưng có những điểm chấm mà nghiệm ra.

          *Số 55 Hà Đồ+ 45 Lạc thư = 100 (100 là con số vạn hữu trong trời đất)

Hình đồ Thái Cực, lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Tiên Thiên, Hậu Thiên

Hà Đồ, Lạc thu hợp nhất

HÀ ĐỒ

LẠC THƯ

  1. HÀ ĐỒ

          Tương truyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa, cách đây khoảng 4000 năm. Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sông Hoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có 55 chấm đen trắng.

          Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo đúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây. Ở chính giữa là hai số 5 và 10. Ngài gọi là Hà Đồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà.

          Hà Đồ có hai vòng trong và ngoài với các con số chỉ bốn phương Đông Tây Nam Bắc: Đông bên trái, Tây bên phải, Nam ở trên và Bắc bên dưới. Số dương/cơ (thiên) gồm các con số lẻ có chấm tròn trắng như số: 1, 3, 5, 7, 9. Cộng được 25 gọi là số trời. Số âm/ngẫu (địa) là các con số chẵn có chấm tròn đen: 2, 4, 6, 8, 10. Cộng lại thành 30 gọi là số đất. 

          Các con số chỉ bốn phương: Đông = 3; Tây = 4; Nam = 2, Bắc = 1 và Trung cung = 5.

          Nếu lấy các số của bốn hướng Đông(3), Tây(4), Nam(2), Bắc(1) cộng với Trung cung(5).

          Đông 3 + Trung cung 5 = 8

          Tây 4 + Trung cung 5 = 9

          Nam 2 + Trung cung 5 = 7

          Bắc 1 + Trung cung 5 = 6

          Trung cung 5 + Trung cung 5 = 10





          Vua Phục Hy ngửa xem tượng trời, cúi xem phép tắc dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi của trời đất. Gần thì lấy thân mình, xa thì lấy ở vật, thế rồi mới làm ra Bát quái để thông suốt cái đức của thần minh và phân loại các tính của vạn vật.


          Sau đó vua Phục Hy kết hợp 8 quái thuộc Tiên thiên Bát quái thành một hệ thống 64 quẻ kép gọi là Hy Dịch. Hệ thống Hy Dịch chỉ gồm những ký hiệu không có văn tự (tuy nhiên, đồ hình Tiên thiên Bát quái và hệ thống 64 quẻ của vua Phục Hy chỉ được công bố vào đời Tống; kinh Dịch truyền từ đời Hán đến trước Tống không có đồ hình Tiên thiên Bát quái và hệ thống quẻ Hy Dịch,

          Đến đời vua Đại Vũ (2205 năm trước CN), là vị vua khai sáng nhà Hạ của Trung Quốc. Tương truyền ngài đi trị thủy đến sông Lạc bắt được con rùa thần trên mai có ghi một đồ hình kỳ bí, ngài chép lại gọi là Lạc thư. Trên cơ sở Cửu cung của Lạc thư, ngài lập ra Hồng phạm cửu trù. Hiện tượng đầu tiên của thuyết Ngũ hành xuất hiện ở trù thứ nhất của Hồng phạm cửu trù.



Hệ từ thượng, chương XI trong kinh Dịch chép:

“Thị cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi, thiên địa biến hóa, thánh nhân hiệu chi; thiên thùy tượng, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi”.



Với đoạn văn trên hầu hết các sách nghiên cứu về kinh Dịch từ thời Hán đến nay đều hiểu như sau:



“Trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến hoá thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng”; riêng câu “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi” được hiểu rằng Hà là sông Hoàng Hà; Lạc là sông Lạc Thủy; bởi vậy nên được hiểu là: “Bức đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà, hình chữ hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo” (*).



* Chú thích: Còn một cách hiểu thứ hai cho câu này, liên quan đến một cuốn kinh điển khác của Nho giáo. Xin được trình bày rõ hơn ở phần sau .



Theo Khổng An Quốc – một danh nho thời Tây Hán, cháu 12 đời của Khổng tử – người phát hiện ra những sách cổ được coi là kinh điển của Nho giáo trong vách nhà Khổng tử và là người đầu tiên chú giải kinh Dịch, viết về sự liên hệ giữa Bát quái với Hà đồ như sau:



“Đời vua Phục Hy có con Long Mã xuất hiện trên sông Hà. Nhà vua bèn bắt chước theo những vằn của nó để vạch Bát quái; gọi là Hà đồ”.





Người đầu tiên viết về vua Đại Vũ tìm được Lạc thư và những vấn đề liên quan, cũng là Khổng An Quốc. Ông ta viết:



“Đời vua Vũ có con thần quy xuất hiện trên sông Lạc. Nhà vua bèn nhân đó mà xếp đặt để làm thành 9 loại, gọi là Lạc thư”.



Qua gần 3000 năm, kể từ thời vua Phục Hy đến cuối đời nhà Ân Thương, vua Chu Văn Vương (có niên đại khoảng 1200 năm trước CN) là một chư hầu của Ân Thương; khi bị cầm tù ở ngục Dữu Lý, đã nghiên cứu Tiên thiên Bát quái. Vua Văn Vương đã dựa trên đồ hình Lạc thư của vua Đại Vũ sắp xếp lại vị trí 8 quái trong Tiên thiên Bát quái của vua Phục Hy thành Hậu thiên Bát quái. Sau dó, ông kết hợp 8 quái của Hậu thiên thành một hệ thống 64 quẻ kép Hậu thiên và viết rõ nghĩa lại từng quẻ gọi là Soán từ. Tiếp theo, đời con của ông là Chu Công Đán viết rõ nghĩa từng hào trong quẻ kép gọi là Hào từ (mỗi quái có 3 vạch, mỗi vạch gọi là một hào, mỗi quẻ có 6 hào gồm 2 quái). Đến đây, bộ Chu dịch (hiểu theo nghĩa là Dịch của nhà Chu) được căn bản hoàn thành. Tương truyền khái niệm Âm dương xuất hiện vào thời nhà Chu. Nhưng trong Soán từ và Hào từ được coi là của Chu Văn Vương và Chu Công làm ra, không nói đến Âm dương.
Sau đó gần 700 năm, vào cuối thời Xuân Thu đầu đời Chiến quốc – cũng theo Khổng An Quốc – Khổng tử (551 – 479 trước CN) tiếp tục diễn giải Chu Dịch gồm Thoán truyện (thượng, hạ), Tượng truyện (thượng, hạ), Hệ từ truyện (Thượng, hạ), Văn ngôn, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái; gọi chung là thập Dực.
Khái niệm Âm dương và Thái cực xuất hiện trong thập Dực này.


          Hệ từ thượng, chương V có đoạn viết:

          “Nhất Âm, nhất Dương vị chi đạo”;

          Chương XI viết:

          “Thị cố dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái”


          Bộ kinh Dịch được hoàn chỉnh và lưu truyền đến nay là bộ Chu Dịch được coi là của Chu Văn Vương gồm: hệ thống 64 quẻ thuộc Hậu thiên Bát quái và lời kinh văn của Chu Văn Vương, Chu Công và Khổng tử viết. Tuy nhiên, người ta vẫn ghi nhận công lao của vua Phục Hy là người đầu tiên vạch quái. Những tác giả làm ra kinh Dịch theo cổ thư chữ Hán nói trên được gọi là tứ Thánh. Các thầy bói ngày xưa khi gieo quẻ và luận đoán thường nói: “Theo quẻ này thì thánh nói rằng…”, tức là muốn nói đến các vị được coi là tác giả Dịch học nói trên.
Việc lưu truyền bản Chu Dịch từ sau Khổng tử đến thời Hán còn được cổ thư ghi rõ như sau:


          Cổ thư chép rằng: “Khổng tử truyền Dịch cho Thương Cù, Tử Mộc. Tử Mộc truyền cho Kiều Tý, Tử Dung nước Lỗ. Tử Dung truyền cho Hàn Tý, Tử Cung miền Giang Đông. Tử Cung truyền cho Châu Xú, Tử Gia nước Yên. Tử Gia truyền cho Tôn Ngu, Tử Thừa đất Đông Võ. Tử Thừa truyền cho Điền Hà, Tử Trang nước Tề. Điền Hà ở đầu đời Hán lại truyền cho Vương Đồng, Tử Trung đất Đông Võ và Châu Vương Tôn đất Lạc Dương, Đinh Khoan, Trai Phục Sinh người nước Lương. Vương Đồng truyền cho Vương Hà tự Thúc Nguyên đất Tri Xuyên. Thúc Nguyên truyền cho Kinh Phòng. Kinh Phòng truyền cho Lưu Khâu Hạ. Khâu Hạ truyền cho Tử Lâm. Tử Lâm truyền cho Ngự sử đại phu Vương Tuấn. Đinh Khoan lại truyền riêng cho Điền Vương Tôn. Vương Tôn truyền cho Thi Xưu, Mạnh Hỉ. Thi Xưu truyền cho Trương Vũ. Trương Vũ truyền cho Bành Tuyên. Mạnh Hỉ truyền cho Tiêu Diên Thọ. Kinh Phòng lại học Dịch ở Tiêu Diên Thọ. 



* Chú thích: Nguyễn Hữu Lượng, Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992 .



          Trong sách đã dẫn, không chép cổ thư có từ bao giờ, nhưng căn cứ vào tên tuổi của những người học Dịch như: Kinh Phòng, Mạnh Hỉ, Tiêu Diên Thọ là những nhân vật thời Tây Hán, như vậy cổ thư này phải có từ sau thời Tây Hán.


          Vào cuối thời nhà Chu, các nước chư hầu đánh nhau liên miên. Năm 221 trước CN, đất nước Trung Hoa thống nhất bởi nhà Tần. Năm năm sau, Tần Thủy Hoàng ra lệnh triệt hạ Nho giáo, hầu hết sách vở đều bị đốt và cấm lưu truyền, 463 (có sách chép 464) nho sinh bị chôn sống vì trái lệnh. Bởi vậy, hầu hết những trước tác liên quan đến Nho giáo bị thất lạc. Riêng kinh Dịch vì được coi là sách bói và những sách thuốc còn được lưu truyền.


         
Đoạn trích dẫn trong Sử ký của Tư Mã Thiên, phần Tần Thủy Hoàng bản kỷ, miêu tả cuộc đối thoại giữa Tần Thủy Hoàng với thừa tướng Lý Tư dưới đây, chứng tỏ điều này:


          “…Nhưng nay Hoàng đế đã thâu tóm cả thiên hạ, phân biệt trắng đen mà định ra điều duy nhất được tôn trọng. Những kẻ học Nho theo cái học riêng của mình lại cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta. Khi nghe lệnh ban xuống thì họ đều lấy cái học riêng của mình để bàn tán. Khi vào triều, trong bụng chê bai. Ra đường, thì bàn bạc chê Vua của mình để lấy danh, làm cho khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ ở dưới phỉ báng. Nếu như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà Vua sẽ bị giảm sút; ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn. Thần xin đốt tất cả các sách sử, trừ những sách sử nhà Tần (2).Trừ những người làm chức bác sĩ, ai cất giấu kinh Thư, kinh Thi, sách vở của trăm nhà thì đều đem đến các quan thú, quan uý mà đốt đi, hai người dám bàn nhau về việc kinh Thư, kinh Thi chém giữa chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ. Quan lại biết mà không tố cáo, thì cũng bị tội. Lệnh ban ra trong ba mươi ngày không đốt sách thì khắc vào mặt cho đi thú để xây và canh giữ Trường thành. Những sách không bỏ là sách thuốc, sách bói, sách trồng cây. Ai muốn học pháp luật thì thờ quan lại làm thầy.
Chế của Vua nói: “Được”



          Đến năm 207 trước CN, nhà Hán thay thế nhà Tần. Vào cuối đời Tây Hán – Hán Vũ Đế Lưu Triệt (156 – 87 tr.CN) phục hồi lại Nho giáo. Từ đó kinh Dịch được xiển dương vì được coi là một trong 5 bộ kinh quan trọng của Nho giáo. Bản kinh Dịch lưu truyền từ đời Hán chỉ có hệ thống 64 quẻ thuộc Hậu thiên Bát quái và lời kinh văn – tức bản Chu Dịch – được coi là của Chu Văn Vương, Chu Công, Khổng tử đã trình bày ở trên. Đến đây việc nghiên cứu kinh Dịch bắt đầu. Các học giả thời Hán chia ra nhiều phái khác nhau khi tìm hiểu về lịch sử và cơ sở lý luận của Dịch. Việc nghiên cứu Dịch học phát triển đến đời Tống chia làm hai phái là Lý học của Trình Di, Chu Hy và phái tượng số học của Trần Đoàn (còn gọi là Đồ thư). Phái tượng số học có hai đại biểu nổi tiếng là Trần Đoàn Lão Tổ và Thiệu Ung – tức là Thiệu Khang Tiết.
Thời Tống là một thời kỳ rất đáng chú ý trong lịch sử kinh Dịch. Ở thời đại này các nhà Lý học nổi tiếng như Trần Đoàn Lão Tổ, Thiệu Khang Tiết công bố đồ hình Hà đồ – Lạc thư và đồ hình Tiên thiên Bát quái cùng hệ thống 64 quẻ Hy Dịch; đồng thời cũng liên hệ giữa đồ hình Hà đồ với đồ hình Tiên thiên Bát quái, đồ hình Lạc thư với Hậu thiên Bát quái. Những nhà Lý học đời Tống cũng cho rằng những phát minh này thuộc về cổ nhân, như các nhà Lý học thời Hán đã nói tới. Bạn đọc tham khảo các đoạn sau đây được trích trong cuốn Chu Dịch và Dự đoán học (Thiệu Vĩ Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin 1995):



Trang 14: Thuyết Tiên thiên Bát quái là từ triều Tống tạo ra. Trước triều Tống chỉ có Bát quái và 64 quẻ. Các học giả đời Tống căn cứ vào “thiên địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thủy hỏa bất tương xạ” (Trời đất phân rõ, núi sông thông suốt, sấm gió yếu đi, nước lửa ít va chạm) trong “Thuyết quái” mà tạo ra “hình Tiên thiên Bát quái”.



Trang 16: Thuyết Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái từ sau đời Tống tranh luận mãi không thôi, tức là trước Tống căn bản không tồn tại thuyết Tiên thiên. Trước Tống, đời Hán và Đường, không thể chỉ ra được ai là người đề ra “phương vị Tiên thiên”,đến đời Tống các đạo gia mới đưa ra “Hình Tiên thiên”. “Hình phương vị Bát quái của Phục Hy” là dựa theo hình Tiên thiên của Thiệu Ung, gọi là “Phương vị Tiên thiên Bát quái”. Hình phương vị Bát quái của Văn Vương còn gọi là “Phương vị Hậu thiên Bát quái” như sẽ thấy ở “Thuyết quái”.


          Hình Tiên thiên Bát quái mà ngày nay ta nhìn thấy là từ hình Tiên thiên của Thiệu Ung đời Tống mà ra. Còn hình Hậu thiên Bát quái là từ “Thuyết quái”, người đời Tống cho là do Văn Vương tạo ra. Ngày nay, rất nhiều học giả đưa ra nhiều cách phỏng đoán, vì sao Văn Vương đã sửa Tiên thiên Bát quái thành Hậu thiên Bát quái. Họ cho rằng: thời nhà Hạ băng tuyết tan, nước biển dâng lên, ngập chìm những khoảng đất lớn, khắp nơi bị ngập nước. Đến đời nhà Chu, hoàn cảnh tự nhiên thay đổi, vận khí trời đất không còn thống nhất với Tiên thiên Bát quái nữa, cho nên Chu Văn Vương đã sửa Tiên thiên Bát quái thành Hậu thiên Bát quái.


          Khi dự đoán, Thiệu Khang Tiết dùng hình Hậu thiên Bát quái, còn số là của Tiên thiên Bát quái, rất kỳ diệu. Nhưng vì sao Thiệu Khang Tiết lại dùng hình của Hậu thiên Bát quái và số của Tiên thiên ngày nay vẫn chưa rõ nguyên do. Ngày nay khi gieo quẻ theo thời gian và dự đoán theo “sáu hào” thì đều phối hợp hình này với số của Tiên thiên.


          Về việc Tiên thiên Bát quái do ông Thiệu Khang Tiết công bố vào đời Tống, cũng được ghi nhận trong sách Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương của giáo sư Nguyễn Huy Lượng cũng viết như sau:

          “Về Dịch học của đời Tống, ta thấy có Thiệu Ung. Họ Thiệu lấy Châu Dịch làm Hậu thiên Dịch, lấy Bao Hy Dịch làm Tiên thiên Dịch. Họ Thiệu cũng làm Tiên thiên quái vị đồ để phát huy thuyết trên”.