TẦM ĐẠO VÔ VI

Đề luận:                         

                           TẦM ĐẠO VÔ VI

                                                    Giáo sư: Ngọc Việt Thanh

                                                                     (Thánh Tịnh Long Thành)

Con người đang sống trong cõi đời giả tạo quây quần bao công việc lo ăn, lo mặc rồi lo ở, lo sự đau bệnh v.v… cuộc sống ngắn ngủi chưa làm được gì thì lại già, lại chết. Trong kiếp con người không còn đủ thời giờ đễ trãi qua cho biết hết mùi đời tục lụy, vì phía sau của thỏa mãn chỉ là sự đau khổ, nên cần tỉnh ngộ mà cần tranh thủ tầm đạo vô vi mới mong kịp tuổi đời ngắn ngủi, vì ba vạn sáu ngàn ngày thử hỏi có là bao, dù biết cách gieo nghiệp như thế nào là đúng, nhưng dẫu đúng thế nào cũng là nghiệp, cũng như  trước mắt có những điều cần phải giải quyết còn lo chưa kịp thay, huống hồ lo cho việc hiếu, việc tình mà mình đang có trách nhiệm, rồi còn phải tranh thủ để lo cho bản thân mình nữa. Như vậy phải từ lo tự độ và độ tha thì mới trọn vẹn.

Việc đạo pháp đang dồi luyện chính là sự bảo vệ cho linh hồn chúng ta được sống mãi trường tồn. Chỉ có con đường đạo pháp mới giúp sự tiến hóa cho riêng mình, tạo cho linh hồn được tinh anh thuần dương chơn điển, còn việc mưu sinh tạm thời để nuôi thân sống chỉ là giả mượn, giả làm trong một thời gian ngắn rồi cũng không còn hữu dụng được nữa. Tất cả những gì tạm mượn khi đến thời hạn thì phải trả. Ôi! Cái kiếp con người là như vậy đó!...Biết được mọi thứ trên đời là giả nhưng không thể không mượn, vì bản thân của mỗi chúng ta  cũng đang tạm mượn đó chăng? Điều quan trọng hiện nay là chúng ta phải sử dụng những gì tạm mượn cho đúng cách. Hãy biến vật chất nầy thành phương tiện trên bước đường tu học tiến hóa và tạo ra phương pháp vô vi để tầm đạo vô vi.

I-                  PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT

Phải biết dụng mưu sinh làm phương tiện cho pháp sinh, vì sự thể hiện giả thân nơi cõi tạm nầy mình đây đang được sàn lọc nơi bàn sảy giả, càng lọc lừa sàn sảy càng thấy mình tinh anh trong sáng và linh thể nhẹ nhàn hơn. Nhưng bàn sảy giả là phương pháp để nhồi luyện cái bổn linh thật của mình, còn tất cả những phương tiện khác  về cõi giả nầy cũng đều mượn lấy, nhưng đừng cho đó là điểm chính, vì nó chỉ tạm mượn cũng như tạm mượn thể xác nầy để gom tựu Tinh Khí Thần cho được dễ dàng trong phần luyện đạo.

Tuy phương tiện vật chất là một việc rất cần cho người tu hành, vì không có vật chất cũng khó giải quyết trong sự đời muôn mặt, như không có cơm ăm, áo mặt, nhà ở thì liệu có yên bề tu học đặng chăng?  Vât chất  điều chuyển trong các cuộc hành hóa, hành trình còn tạo ra các thứ phẩm vật để biểu hiện nghi lễ đủ đầy, nên phương tiện hữu hình cũng rất cần thiết để trợ duyên cho việc tầm đạo vô vi.

 Là người tu hành cần vươn lên nghị lực của mình để làm ra phương tiện vật chất mà trợ duyên cho việc tu hành, nhưng chúng ta chỉ cần vật chất để trợ duyên tu hành chớ không vì vật chất mà đánh mất đạo đức, lương tâm. Nghĩa là cần vật chất chớ không vì vật chất.

II-PHƯƠNG PHÁP VÔ VI

Hay nói đến bậc giải thoát cao hơn, tất thấu rõ cái nguyên lý của nguồn giải thoát, nên tâm linh lẫn hữu thể tránh xa điều vướn bận, quyết không vì nô lệ cho vật chất ái tình, một mực định tâm giữ trau đường lý pháp, có như thế mới trọn đủ thì giờ rèn trau bổn tánh không mãi bận tâm vì việc mưu sinh mà chuyên tâm nghiên cứu lý pháp càng nhiều càng thêm sáng ngời trí huệ, trí huệ càng khai thì càng thông thoát mãi và không có chỗ cùng tận.

Từ những hàng mới giác ngộ tâm chơn, cho đến bậc gỉai thóat hoàn toàn cũng là một cách đi vòng hay đi tắt hầu kịp trở về ngôi xưa vị cũ. Có những nguyên nhân đại nguyên nhân đầy căn cơ duyên giác do có tu hành nhiều kiếp, nhiều đời mới dễ dàng thực hiện trong việc đi tắt nầy.

Người căn duyên có sẳn ví như thuyền kia đi xuôi nguồn thuận nước giữa đất trời xanh trong mát mẻ nên phương tiện rất dễ dàng, chỉ cần cố gắng trên hướng thượng cao siêu sẽ được đắc thành sở nguyện.

Còn đối với những người thiếu căn, thiếu đức như thuyền kia ngược dòng sóng nước lại phải hiểm nguy trước điều phong ba bảo tố nên phải cố gắng kiên tâm bền chí mới mong đắc thành sở nguyện đặng đa. Nhưng đối với sự kiên tâm bền chí một mực thẳng tiến thì đương nhiên họ sẽ được về bờ giác, còn dẫu cho người có đại căn đại kiếp nhưng vì sự ỷ lại rồi bê tha chèo chóng ắt cũng phải trễ chầy mà ở lại sông mê.

Vì lẽ đó lòng giác ngộ của việc tu hành không thể chần chờ được nữa. Nếu biết dụng mưu sinh để bảo tồn thân sống thì phải biết dụng pháp sinh mà bảo vệ linh hồn. Thân sống nhờ sự ăn uống vật chất thì linh hồn được sống cũng cần được thưởng thức bằng niềm vui và sự thoải mái đó là món ăn tinh thần thuộc vô vi.

Thường thì con người qua sự ăn uống để nuôi thân sống lại tưởng rằng thể xác đó cửa động để ăn uống chớ không hiểu rằng linh hồn đó khiến thể xác cử động ăn uống. Sự thú vị hiểu biết từ điểm ngon ngọt thơm tho của miếng ăn lại tưởng rằng do cái miệng cái lưỡi biết được, nên chỉ biết được cái giả mà không rõ cái chơn, cả thể và linh chưa được phân định rõ ràng.

Nếu những miếng ăn có mùi ngon thú vị lại bảo rằng do thể xác nầy ăn và biết mùi thú vị thì thử hỏi tại sao mấy người mới chết họ cũng còn thể xác nguyên vẹn, nếu đem những món ngon để vào miệng lưỡi họ sao họ không biết gì cả.

Nếu món ăn bảo rằng do linh hồn nầy ăn và biết mùi thú vị, thì thử hỏi nếu miệng lưỡi mình không dùng đến nó thì linh hồn ăn chỗ nào.

Phải hiểu rằng khi miệng lưỡi dùng đến hay không dùng đến đều do ý điều khiển, ý đó là của linh hồn, chỉ có người chết hồn xuất ra nên thể xác không còn ai điều khiển đành phải rã tan.

Việc ăn uống là do thể xác mà biết đặng thú vị ngon ngọt hay cay đắng mặn nồng như thế nào là do linh hồn cả, vì những món thuộc về vật chất thì thể xác dùng bởi thể xác cũng bằng loại vật chất, còn mùi thú vị thuộc về vô vi nên linh hồn dùng, vì linh hồn cũng là loại vô vi, thể xác ăn bằng miếng ăn, linh hồn ăn bằng hơi. Muốn dinh dưỡng cho linh hồn đúng cách thì cần phải tầm đạo vô vi.

III-            TẦM ĐẠO VÔ VI

Người tầm đạo vô vi là tìm cách bồi dưỡng cho linh hồn bằng những phương pháp vô vi.

Nên người hành pháp là người chí tâm đi tìm cái bí quyết siêu nhiệm ở việc tư tưởng vô vi, còn phương tiện hữu hình như nhờ đến tàu, xe, máy bay mà đi tìm vô vi thì muôn đời cũng không bao giờ tìm thấy được.

Biết tầm  biện pháp để bảo vệ và dinh dưỡng cho linh hồn vô vi thì đó là sự tiến hóa cho riêng mình.

IV-           KẾT LUẬN:

Hãy suy nghiệm cho tận cái lý cao siêu của pháp đạo là tìm thọ chơn pháp nhiệm mầu để  tu luyện bản thân và kiến tạo cho linh hồn một kim thân Thánh thể để khi mãn kiếp trả lại xác phàm thì linh hồn còn có kim thân, đó mớ là thân thật của linh hồn, mới phù họp sống trong cõi vô vi mầu nhiệm khác. Việc thọ hành chơn pháp thuộc về bí quyết tâm truyền. Hiện nay trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có nhiều pháp đạo để chúng ta tìm đến thọ học, luyện Tinh Khí Thần, kiến tạo kim thân để đạt thành Thánh thể. Bí pháp luôn luôn ẩn tàng trong lý pháp đó là cái lý chơn không mà diệu hữu siêu xuất vô cùng.

Học đạo vô vi phải rán tầm,

Bởi vì thể xác có trăm năm.

Làm sao giải thoát tam đồ khổ,

Để được siêu hồn ngũ phúc âm.

Biết dụng tâm lành tầm yếu nhiệm,

Năng gìn ý niệm chỗ huyền thâm.

Nào ai thấu đáo từng cơ diệu,

Học lý siêu nhiên khỏi lạc lầm./.