THUẦN DƯƠNG TƯ TƯỞNG

Đề luận:                       

THUẦN DƯƠNG TƯ TƯỞNG

                                                              Giáo sư: Ngọc Việt Thanh

                                                              (Thánh Tịnh Long Thành)

Trong con người có loại tư tưởng vô hình, Tư tưởng là gì. Ý thức hay tư tưởnglà hệ thống các mục đích và quan niệm giúp điều chỉnh mục tiêu trong những dự tính của con người. Sự làm việc thường xuyên cho tư tưởng là năm bộ phận của cơ thể con người gồm các cơ quan Thị giác,Thính giác, Vị giác, Khứu giác và Xúc giác ... Đó làTrực giác. Trực giác ghi nhận những gì đã thấy và Thính giác ghi nhận những gì đã nghe, thấy và nghe được đưa vào cho tư tưởng làm việc, có những việc đưa vào tư tưởng chưa kịp ghi nhận hoặc xóa hết thì lại tồn lắng vào tận phía trong sâu thẩm sự ẩn chứa của Tiềm thức. Nếu giữa tiềm thức do thính giác cùng trực giác gặp lại nhau và truyền đến tư tưởng, cả hai đều hòa hợp như nhau thì tư tưởng được thơ thới nhẹ nhàn, bằng ngược lại thính giác báo một đàng, trực giác báo một ngã đến khi đối diện với nhau thì cả hai truyền đến cho tư tưởng sự phản ảnh kia sẽ làm đảo lộn nơi tâm hồn nỗi niềm đau thương  trong Tiềm thức.

I-                  NHỮNG ẨN SÂU TRONG TƯ TƯỞNG

Sự ẩn sâu trong tư tưởng là do sức mạnh của Tiềm thứcsẽ giúp ta làm được tất cả điều đó.Tiềm thứclà phần ẩn sâu trong tâm trí mà chúng ta không thể nhận biết được hết.Tiềm thức hình thành từ những kí ức sâu kín nhất mà ở cấp độ ý thứckhông thể nhận biết được. nó được xem như một tảng băng trôi.Tiềm thức giống như phần chìm của một tảng băng trôi, nó không lộ diện, khó mà nhìn thấy được nhưng lại chính là yếu tố quyết định tảng băng sẽ đi về đâu.

Khoa học ngày nay cho biết: "Không có cái gì thuộc về trực giác nằm ngoài tầm với ... Với sự hỗ trợ của các thiết bị đo, thị giác của chúng ta không còn bị giới hạn trong vùng ánh sáng khả hiến, thính giác không còn gặp phải giới hạn siêu âm.

Trong bầu hư linh vũ trụ có vô lượng vô biên thế giới, mỗi thế giới ấy lại có sự vận hành theo nguyên lý âm dương thì cũng như châu thân con người có hằng sa tinh tử, mỗi hạt tinh tử nằm theo kẻ tóc chân lông để ý thức theo đó mà điều động, vì  ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ sự tương cảm nơi cơ thể.

Sự đảo lộn nơi tư tưởng được diễn ra lại thường do sự phản ảnh  của trực giác và thính giác. Nhưng khi thính giác báo tin cho tư tưởng những điều sắp đến là tốt đẹp, là cao cả, tư tưởng rất phấn khởi và nuôi hy vọng, nhưng đến lúc trực giác báo tin thì sự thấy khác hẳn điều nghe, khi tất cả đều đi ngược lại bao hy vọng ước mơ. Tư tưởng càng nuôi hy vọng lớn tới đâu thì sự hụt hẩn làm đau khổ nhiều tới đó.

Sau đây  xin  kể một câu chuyện về Trương Chi Mị Nương  có ý nghĩa tương tự như thế.

Ngày xưa, Mị Nương là một cô gáixinh đẹp con của một vịquan đại thần. Nàngsốngmà như conchimbị giam lỏng bởi chiếclồngkhổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôinhànhỏ ở bên consôngcạnh nhà để nàng ra đó thư giãn.

Nàng vẫn thường ra căn nhà đóthêuthùa, đọcsáchvà say đắm một tiếng sáo trên dòng sông. Tiếng sáo ấy là của Trương Chi, một anhthanh niênlàng chàiven sông, thổi sáo hay nhưngtướng mạovô cùng xấu xí.

Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện và Mị Nương do quá thương nhớ tiếng sáo mà sinhbệnh. Đã rất nhiều vịđại phuđược cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra nguyên nhâncăn bệnh.

Một hôm, vô tình cha nàng biết được tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính lànguyên nhâncủa căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị Nương. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô cùng xấu xí. Nàng tỏ ý lạnh nhạt, bảo Trương Chi đi ra, và không còn mê tiếng sáo của chàng như trước kia nữa.

Trương Chi kể từ khi về nhà đã thầm yêu Mỵ Nương. Một hôm chàng tìm đến nhà của Mị Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng nàng từ chối. Trương Chi thất vọng và đau buồn cho thân phận nghèo hèn của mình, mang bệnh tương tư, rồi chết. Những người bạn cùng làng chài vớtxácchàng và đem chôn. Đến khibốc mộmọi người thấy mộtkhối cầu, to bằng quảcam, trong suốt nhưpha lêbèn đem gắn vàomạnchiếc thuyền cũ của chàng.

Một lần tình cờ, cha Mị Nương đi ra bếnsông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi saithợ ngọclàm thành chiếcchénuốngtrà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mị Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng Trương Chi, tức thì tiếng sáo năm xưa hiện lên như than như trách. Mỵ Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén và chiếc chén tan ra thành nước. từ đó nàng cũng bệnh nặng và chêt.

Ôi! chuyện đau lòng vừa nghe qua bởi trước đây nàng Mị Nương chỉ yêu tiếng sáo mà hình dung chàng Trương Chi là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vì lúc đó những sự nghe của nàng do thính giác nàng nhận được chớ chưa từng gặp gở, đến khi gặp nhau thì những gì trực giác của nàng chứng kiến là sự phản ảnh rất lớn nơi tâm trí.

Qua câu chuyện trên cũng giúp chúng ta định nghĩa về tư tưởng rõ ràng hơn để chúng ta có cách vun đấp cho tư tưởng của mình luôn được tinh anh ngời sáng.

II/ THUẦN DƯƠNG TƯ TƯỞNG

Phàm con người nhờ có tư tưởng tốt cũng do ảnh hưởng tác động những cái tốt ở bên ngoài. Chỉ có những người đạt tịnh chơn như dù ở chỗ phồn hoa náo nhiệt hay những nơi khủng khiếp kinh hòang, hoặc những sự quyến rũ của dục tình mà tư tưởng vẫn an nhiên không một chút xao động. Đó chính là thuần dương tư tưởng.

Cơ thể con người củng chính là nguồn máy tự chuyển khi con người cho tư tưởng làm việc xuyên suốt nhưng không bị ảnh hưởng lẫn lộn sự vọng động nào chen vào thì đó cũng chính là thuần dương tư tưởng.

Nguồn bản tư tưởng con người như nhau, nhưng sự chứa đựng trong tư tưởng con người có khác nhau, đó là những tư tưởng được hình thành trong Tam giáo, xã hội, thời đại… Người tu hành mong muốn trờ về với tư tưởng thuần nhất là tìm về với chân như thuần dương minh triết.

III-            KẾT LUẬN

Thế gian này tuy muôn người muôn mặt nhưng chín người thì đến mười ý, tất cả đều do sự chứa đựng trong tư tưởng con người quá đa dạng. trong đó có những tư tưởng lớn nuôi tư tưởng nhỏ như Tư tưởngtriết học âmdương đã vun đấp cho biết bao tư tưởng khác

Có người cho rằng khái niệm Âm Dương:  Cànthuầndươngvà Khônthuầnâm; là hai nguồn gốc của sự tương ứng một năng lượng tự nhiên, Trong tự nhiên cũng có chuyển Nhựt Nguyệt Tinh một cách thuần toàn trong tư tưởng tạo hóa, con người là tiểu vũ trụ cũng có nhựt nguyệt tinh là Tinh khí thần thì cũng có cách từ những pháp đạo để đều chuyển tinh khí thần một cách thuần dương nơitư tưởng.