NGHI LỄ HTCĐCM - TTLC

 

NGHI LỄ

 

MỤC LỤC

TT

TT

BÀI

TR

   

KÍNH TỰA

3

   

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI THÁNH CAO ĐÀI CHIẾU MINH - TÒA THÁNH LONG CHÂU

5

I

 

PHẦN NGHI LỄ CƠ BẢN

12

 

1.1

NGHI LỄ

 
   

- Ý NGHĨA NGHI LỄ

 
 

1.2

Ý NGHĨA LỄ NHẠC ĐẠO CAO ĐÀI

13

   

- NHẠC LỄ CAO ĐÀI

 
   

- Ý NGHĨA LỄ NHẠC

14

   

- BÁT HỒN VẬN CHUYỂN

15

 

1.3.

NGHI LỄ HỘI THÁNH CĐCM - TTLC

18

 

1.4.

CÁCH CHẤP TAY VÀ XÁ, LẠY

 
   

- Ý NGHĨA VÀ CÁCH CHẤP TAY

 
   

- Ý NGHĨA KHI QUỲ VÀ LÚC ĐỨNG LÊN

20

   

- Ý NGHĨA VÀ CÁCH XÁ

 
   

- Ý NGHĨA VÀ CÁCH LẠY

 
 

1.5.

THỈNH THÁNH

21

   

- Ý NGHĨA THỈNH THÁNH

 
   

- CÁCH THỈNH THÁNH

 
 

1.6.

LÔI ÂM CỔ

 
   

- KỆ LÔI ÂM CỔ ĐẠI ĐÀN

 
 

1.7.

BẠCH NGỌC CHUNG

22

   

- KỆ BẠCH NGỌC CHUNG ĐẠI ĐÀN

 
   

- KỆ BẠCH NGỌC CHUNG TIỂU ĐÀN

23

   

- KỆ BẠCH NGỌC CHUNG BÃI ĐÀN CỦA ĐẠI ĐÀN VÀ TIỂU ĐÀN

 
 

1.8.

THANH CHUNG

24

   

- PHÂN BIỆT 3 LOẠI CHUNG

 
   

- CÁCH HẦU CHUNG HÀNH LỄ

 
   

- CÁCH ĐÁNH CHUNG HÀNH LỄ

 
       
 

1.9.

LỄ PHẨM THIÊN BÀN VÀ CÁC BÀN THỜ

25

   

- BIỂU ĐỒ KHUÔN THỜ VÀ LỄ PHẨM

 
   

- BIỂU ĐỒ Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG 9 MÓN LỄ   PHẨM TRÊN THIÊN BÀN

 
   

- PHÂN ĐỊNH VỊ TRÍ ÂM DƯƠNG

30

 

1.10.

CAO ĐÀI BÁT QUÁI

31

   

- THỨ TỰ CÁC QUẺ TRONG BÁT QUÁI CĐ

31

   

- CAO ĐÀI BÁT QUÁI & HẬU THIÊN BÁT QUÁ

32

 

1.11.

KHUÔN THỜ TẠI HỘI THÁNH VÀ HỌ ĐẠO

33

   

- THỜ NƠI BÁT QUÁI ĐÀI

 
   

- THỜ NƠI CỬU TRÙNG ĐÀI

34

   

- THỜ NƠI HIỆP THIÊN ĐÀI

35

   

- THỜ NƠI THIÊN PHONG ĐƯỜNG

37

 

1.12.

NGHI THỨC THỜ PHƯỢNG TẠI TƯ GIA

38

   

- KHUÔN ẢNH TRÊN THIÊN BÀN

 

II

 

PHẦN KINH TÙY THEO LỄ

39

 

2.1.

LỄ THƯỢNG PHƯỚN

 
   

- CÁCH SẾP ĐẶT

 
   

- KINH NIỆM HƯƠNG

40

   

- KỆ DÂNG HOA

 
   

- KỆ DÂNG TỬU

 
   

- KỆ DÂNG TRÀ

41

   

- KINH THƯỢNG PHƯỚN

 
 

2.2.

LỄ HẠ PHƯỚN

42

   

- CÁCH SẾP ĐẶT

 
   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- KỆ DÂNG HOA

 
   

- KỆ DÂNG TỬU

43

   

- KỆ DÂNG TRÀ

 
   

- KINH HẠ PHƯỚN

 
 

2.3.

LỄ CÚNG CỬU HUYỀN THƯỜNG LỆ

44

   

- KỆ NGUYỆN HƯƠNG

 
   

- KINH DÂNG RƯỢU I

 
   

- KINH CÚNG CỬU HUYỀN( Bài 1)

 
   

- KINH DÂNG RƯỢU II

45

   

- KINH CÚNG CỬU HUYỀN   (Bài 2

 
   

- KINH DÂNG RƯỢU III

46

   

- KINH CÚNG CƠM TIÊN LINH

 
   

- KINH DÂNG TRÀ

47

 

2.4.

LỄ TIỂU ĐÀN

 
   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH CÚNG GIỜ TÝ

48

   

- KINH CÚNG GIỜ NGỌ

 
   

- KINH CÚNG GIỜ MẸO

49

   

- KINH CÚNG GIỜ DẬU

 
   

- NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ TÂM KINH

50

   

- DIÊU TRÌ KIM MẪU TÂM KINH

51

   

- NGÔI HAI GIÁO CHỦ TÂM KINH

52

   

- NHỊ THIÊN GIÁO CHỦ TÂM KINH

53

   

- KỆ DÂNG HOA NGHI

54

   

- KỆ DÂNG TỬU BÔI

 
   

- KỆ DÂNG TRÀ NGHI

 
   

- LỜI NGUYỆN CHUNG

 
   

- KINH CẦU AN CHO BÁ TÁNH

55

   

- KINH NGUYỆN CHUNG

 
   

- KINH NGŨ NGUYỆN

56

 

2.5.

LỄ TẮM THÁNH

 
   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH TẮM THÁNH

57

 

2.6.

LỄ NHẬP MÔN

58

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ NHẬP MÔN CẦU ĐẠO  

 
   

- LỜI MINH THỆ

59

   

- KINH NHẬP MÔN

 
   

- KINH GIẢI OAN

60

 

2.7.

LỄ NHẬP MÔN CHO VONG LINH

61

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ NHẬP MÔN CHO VONG LINH  

62

   

- KINH GIẢI OAN

 
 

2.8.

- LỄ BÁI MẠNG CHỨC SẮC TÂN PHONG

63

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- LỜI TUYÊN THỆ

64

   

- KINH BÁI MẠNG THỌ PHONG

 
 

2.9.

LỄ CẦU GIẢI BỆNH

65

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ CẦU LÀNH BỆNH

 
   

- KINH CẦU LÀNH BỆNH

66

   

- KINH CỨU KHỔ

67

 

2.10.

LỄ CẦU AN DỊCH BỆNH

68

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ CẦU AN DỊCH BỆNH  

 
   

- KINH CẦU ÂN XÁ

69

   

- KINH CỨU KHỔ      

70

 

2.11.

LỄ CẦU AN - SAO HỘI

71

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ CÚNG SAO

 
   

- KINH CÚNG SAO

72

 

2.12.

LỄ ĐẠI ĐÀN

73

   

- NGHI TIẾT ĐẠI ĐÀN

74

   

- VÀO LỄ

76

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH CÚNG GIỜ TÝ

77

   

- KINH CÚNG GIỜ NGỌ

 
   

- NGỌC HOÀNG TÂM KINH

78

   

- DIÊU TRÌ KIM MẪU TÂM KINH

79

   

- PHẬT GIÁO TÂM KINH

80

   

- TIÊN GIÁO TÂM KINH

81

   

- NHO GIÁO TÂM KINH

82

   

- NGÔI HAI GIÁO CHỦ TÂM KINH

83

   

- NHỊ THIÊN GIÁO CHỦ TÂM KINH

83

   

- KỆ HOA NGHI

84

   

- KỆ TỬU BÔI

85

   

- KỆ TRÀ NGHI

 
   

- LỜI NGUYỆN CHUNG

86

   

- SỚ ĐẠI ĐÀN

 
   

- KINH NGŨ NGUYỆN

87

 

2.13.

LỄ CÚNG ANH LINH TIỀN BỐI

88

   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH DÂNG RƯỢU TUẦN I

 
   

- KINH DÂNG RƯỢU TUẦN II

89

   

- KINH DÂNG RƯỢU TUẦN III

 
   

- KINH CÚNG ANH LINH TIỀN BỐI

 
   

- KINH DÂNG TRÀ

90

 

2.14.

- LỄ TỄ CHIẾN SĨ

91

   

- NGHI TIẾT TẾ CHIẾN SĨ

 
   

- VÀO LỄ

93

   

- BÀI NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH THỈNH VONG

 
   

- NHỨT KỲ SIÊU KINH

94

   

- HIẾN NHỨT TUẦN TỬU

95

   

- NHỊ KỲ SIÊU KINH

 
   

- HIẾN NHỊ TUẦN TỬU

96

   

- HIẾN CHUNG TUẦN TỬU

96

   

- VĂN TẾ CHIẾN SĨ

97

   

- PHỤNG HIẾN TRÀ NGHI

98

 

2.15.

HỘI YẾN BÀN ĐÀO DIÊU TRÌ CUNG

99

   

- CHUẨN BỊ

 
   

- NGHI TIẾT HÀNH LỄ

100

   

- VÀO LỄ

103

   

- LỜI NGUYỆN PHẬT MẪU

 
   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ HỘI YẾN BÀN ĐÀO DIÊU TRÌ CUNG

104

   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

105

   

- KINH VÍA ĐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU

 
   

- BÀI CHÚC VĂN ĐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU

106

   

- DÂNG HOA

107

   

- DÂNG BỒ ĐÀO

108

   

- DÂNG TRÀ

 
   

- ĐỨC CỬU THIÊN HUYỀN NỮ

 
   

- LỜI NGUYỆN NHỨT NƯƠNG

109

   

- KỆ CÚNG NHỨT NƯƠNG

 
   

- LỜI NGUYỆN NHỊ NƯƠNG

 
   

- KỆ CÚNG NHỊ NƯƠNG

 
   

- LỜI NGUYỆN TAM NƯƠNG

110

   

- KỆ CÚNG TAM NƯƠNG

 
   

- LỜI NGUYỆN TỨ NƯƠNG

 
   

- KỆ CÚNG TỨ NƯƠNG

 
   

- LỜI NGUYỆN NGŨ NƯƠNG

111

   

- KỆ CÚNG NGŨ NƯƠNG

 
   

- LỜI NGUYỆN LỤC NƯƠNG

 
   

- KỆ CÚNG LỤC NƯƠNG

 
   

- LỜI NGUYỆN THẤT NƯƠNG

112

   

- KỆ CÚNG THẤT NƯƠNG

 
   

- LỜI NGUYỆN BÁT NƯƠNG

113

   

- KỆ CÚNG BÁT NƯƠNG

 
   

- LỜI NGUYỆN CỬU NƯƠNG

 
   

- KỆ CÚNG CỬU NƯƠNG

 
   

- KINH THỈNH CHƯ THIÊN HỘI YẾN

 
   

- KINH ĐƯA TIỄN ĐỨC MẸ

114

 

2.16.

LỂ THƯỢNG TƯỢNG

115

   

- CHUẨN BỊ

 
   

- CHÚ GIẢI TẠI THIÊN BÀN

 
   

- BÀI CẦU NGUYỆN

116

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

116

   

- SỚ THƯỢNG TƯỢNG    

 
   

- KINH THƯỢNG TƯỢNG

118

 

2.17.

LỄ CÚNG TỨ THỜI ĐIỆN THỜ PHẬT MẪU

119

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH CÚNG GIỜ TÝ

 
   

- KINH CÚNG GIỜ NGỌ

120

   

- KINH CÚNG GIỜ MẸO

120

   

- KINH CÚNG GIỜ DẬU

121

   

- KINH XƯNG TỤNG ĐỨC KIM MẪU

122

   

- PHẬT MẪU CHƠN KINH

 
   

- KINH TÁN TỤNG CÔNG ĐỨC DTKM

124

   

- KỆ DÂNG HOA

125

   

- KỆ DÂNG BỒ ĐÀO

 
   

- KỆ DÂNG TIÊN TRÀ

126

   

- NGŨ NGUYỆN

 
 

2.18.

- LỄ THỌ PHÁP

 
   

- BÀI CÚNG MINH SƯ THIÊN PHỔ

 
   

- BÀI GIẢI OAN (Lãnh Thần Đạo)

127

   

- BÀI THỆ LÃNH THẦN ĐẠO

128

   

- BÀI ĐẠI THỆ

129

   

- BÀI TẠ THẦY MÃN BÁ NHỰT

 
   

- BÀI CÔNG PHU TỨ THỜI

131

   

- BÀI HỌA ĐỒ THẦN ĐẠO

132

 

2.19.

- LỄ TIỄN CHƯ THÁNH TRIỀU THIÊN

136

   

- LỜI CẦU NGUYỆN

 
 

2.20.

- LỄ THỈNH CHƯ THÁNH NGÀY XUÂN

 
   

- LỜI CẦU NGUYỆN

 
   

- VĂN RƯỚC TIÊN LINH NGÀY XUÂN

137

III

 

PHẦN HÔN LỄ

 
 

3.1.

ĐÁM CƯỚI TRONG ĐẠO CAO ĐÀI

 
   

- QUAN NIỆM HÔN NHÂN TRONG Đ CAO ĐÀI

 
   

- ĐÁM CƯỚI TRONG ĐẠO CAO ĐÀI TẠI TÒA THÁNH HOẶC CÁC CƠ SỞ HỌ ĐẠO

138

 

3.2.

KINH CHÚC HÔN

140

IV

 

PHẦN ĐÁM TANG

 
 

4.1.

CHẨN BỊ TÂN CỐ

 
 

4.2.

VIỆC TẨN LIỆM

142

 

4.3.

- PHỦ QUAN

144

 

4.4.

- CẦU SIÊU TANG LỄ

147

 

4.5.

- LIÊN ĐÀI

148

 

4.6.

LỄ AN TÁNG

148

 

4.7.

- LỄ XIN TỘI CHO NGƯỜI LIỄU ĐẠO

150

   

- KỆ CẦU NGUYỆN

 
   

- KINH LÀM LỄ XIN TỘI

 
 

4.8.

LỄ CẦU LINH HỒN

 
   

- CHÚ CẦU LINH HỒN

 
   

- KINH CẦU LINH HỒN

151

 

4.9.

LỄ ĐƯA LINH HỒN

151

   

- KINH ĐƯA LINH HỒN (Số 1)

 
   

- KINH ĐƯA LINH HỒN (Số 2)

152

 

4.10.

LỄ TẨY TRẦN THI

153

   

- CHÚ TẨY TRẦN THI

 
   

- KINH TẨY TRẦN THI

 
 

4.11.

LỄ SƠ CHUNG THÔNG SỰ

154

   

- LỜI NGUYỆN CẦU

 
   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ SƠ CHUNG THÔNG SỰ    

155

   

- KINH SƠ CHUNG THÔNG SỰ

156

 

4.12.

LỄ PHẠT MỘC

 
   

-CHÚ PHẠT MỘC

 
 

4.13.

LỄ TẨN LIỆM

 
   

- CHÚ NHẬP MẠCH

 
   

- CHÚ PHỔ AM

158

   

- LỜI CẦU NGUYỆN

 
   

- KINH TẨN LIỆM (bài 1)

 
   

- KINH TẨN LIỆM (bài 2)

159

   

- LỜI CẦU NGUYỆN ĐẤP PHỦ QUAN

 
 

4.14.

LỄ THÀNH PHỤC

160

   

- LỜI LẬP NGUYỆN

 
   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ THÀNH PHỤC    

 
 

4.15.

LỄ CÁO TỪ TỔ THỌ TANG

162

   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

 
   

- LỜI CẦU NGUYỆN

 
   

- KINH CÁO TỪ TỔ THỌ TANG

 
   

- KINH CÚNG TỪ TỔ

163

   

- LỜI CẦU NGUYỆN ĐẤT ĐAI VIÊN TRẠCH

 
 

4.16.

LỄ THÀNH PHỤC PHÁT TANG

164

   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH THÀNH PHỤC PHÁT TANG

 
   

- KINH DÂNG RƯỢU (bài 1)

165

   

- KINH DÂNG RƯỢU (bài 2)

 
   

- KINH DÂNG RƯỢU (bài 3)

 
   

- KINH TẤN PHẠN

166

   

- KINH DÂNG TRÀ

 
   

- CHÚ NGUYỆN

 
   

- CHÚ PHÁT TANG

167

 

4.17.

LỄ TRÌNH THẦY ĐIẾU TANG

167

   

-KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

-KINH CẦU SIÊU

168

 

4.18.

LỄ ĐIẾU TANG

169

   

-KỆ ĐIẾU TANG

 
   

-KINH ĐIẾU TANG (bài 1)

 
   

-KINH ĐIẾU TANG (bài 2)

 
 

4.19.

- LỄ CÚNG ÔNG BÀ

171

   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH CÚNG TIÊN LINH

 
 

4.20.

LỄ CÚNG VONG

172

   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH CÚNG VONG (Bài 1)

 
   

- KINH DÂNG RƯỢU(1)

 
   

- KINH CÚNG VONG (bài 2)

173

   

- KINH DÂNG RƯỢU(2)

174

   

- KINH CÚNG VONG (bài 3)  

 
   

- KINH DÂNG RƯỢU(3)

175

   

- KINH TẤN PHẠN

 
   

- KINH DÂNG TRÀ

176

 

4.21.

LỄ THIẾT ĐÀN TỤNG KINH

 
   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH THỈNH PHẬT THÁNH TIÊN

 
   

- KỆ KHAI CHUNG

177

   

- KỆ KHAI MỎ

 
   

- SỚ KHAI KINH

 
   

- CHÚ DIỆT TỘI

179

   

- KINH CẦU SIÊU (Bài 1)

 
   

- KINH CẦU SIÊU (Bài 2)

181

   

- KINH CẦU SIÊU (Bài 3)

182

   

- BÀI KHAI KINH

183

   

- SỚ KHAI KINH

 
 

4.22.

LỄ CÁO ĐẠO LỘ

184

   

- KỆ NGUYỆN

 
   

- LỜI CẦU NGUYỆN

184

   

- KINH CÁO ĐẠO LỘ   (bài 1)

185

   

- KINH CÁO ĐẠO LỘ   (bài 2)

 
 

4.23.

LỄ CÁO THỦY THẦN

186

   

- KỆ CÁO THỦY THẦN

 
   

- KINH CÁO THỦY THẦN

 
 

4.24.

LỄ PHỤNG MINH SANH

 
   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

186

 

4.25.

LỄ PHỤNG MS HIẾN TẤU THIÊN BÀN

187

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH PHỤNG MINH SANH HIẾN TẤU THIÊN BÀN

 
 

4.26.

LỄ PHỤNG MINH SANH CÁO TỪ ĐƯỜNG

188

   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH PHỤNG MS CÁO TỪ ĐƯỜNG

 
   

- KINH DƯNG BA TUẦN RƯỢU

189

 

4.27.

LỄ PHÁT HÀNH ĐỘNG QUAN

 
   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

190

   

- KỆ TỪ GIẢ

 
   

- LỜI GỌI

 
   

- KỆ ĐỘNG QUAN

 
   

- KINH ĐỘNG QUAN

191

   

- KINH ĐƯA LINH CỬU (Bài 1)

 
   

- KINH ĐƯA LINH CỬU (Bài 2)

192

   

- KINH ĐƯA LINH CỬU (Bài 3)

193

 

4.28.

LỄ CÁO HẬU THỔ

194

   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

 
   

- LỜI CẦU NGUYỆN HẬU THỔ

 
   

- SỚ CÁO HẬU THỔ   

 
   

- KINH CÁO HẬU THỔ

195

   

- KỆ HẠ RỘNG

196

   

- KINH HẠ RỘNG

 
 

4.29.

- LỄ DẪN VONG VỀ

197

   

- KINH TỪ GIẢ MỘ PHẦN

 
   

- KINH DẪN VONG VỀ

 
 

4.30.

LỄ AN VỊ VONG LINH

198

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ AN VỊ VONG LINH   

 
   

- KINH AN VỊ VONG LINH

200

 

4.31.

LỄ PHẢN KHÓC CÚNG TIÊN LINH

201

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH PHẢN KHÓC (Tiên Linh)

 
 

4.32.

LỄ CÚNG VONG AN VỊ

202

   

- KỆ NIÊM HƯƠNG

 
   

- KINH CÚNG VONG AN SÀNG

 
   

- KINH CÚNG VONG PHẢN KHÓC

203

   

- KINH DƯNG RƯỢU (Bài 1)

204

   

- KINH DƯNG RƯỢU (Bài 2)

 
   

- KINH DƯNG RƯỢU (Bài 3)

205

   

- KINH TẤN PHẠN

205

   

- KINH DÂNG TRÀ

 
   

- KINH ĐƯA VONG

206

 

4.33.

LỄ KHAI MỘ

 
   

- HƯỚNG DẪN

 
   

- SỚ KHAI MỘ      

207

   

- KINH KHAI MỘ (Bài 1 )

 
   

- KINH KHAI MỘ (Bài 2 )

208

   

- LỜI DẶN CHÚ GIẢI

209

   

- CHÚ

 
 

4.34.

LỄ HỎA TÁNG

210

   

- KỆ NIỆM HƯƠNG HỎA TÁNG

 
   

- KINH HỎA TÁNG

 
   

- CHÚ VÃNG SANH

211

V

 

PHẦN LÀM TUẦN

212

 

5.1.

LỄ VÀO ĐÁM

 
   

- THẦN CHÚ ĐỐT NHANG

 
   

- CHÚ NIỆM HƯƠNG

 
   

- THỈNH BẠCH THỦY TRẤN THẦN

213

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH THỈNH PHẬT THÁNH TIÊN

214

   

- KỆ KHAI CHUNG

 
   

- KỆ KHAI MỎ

 
   

- SỚ VÀO ĐÁM CẦU SIÊU

215

   

- CHÚ DIỆT TỘI

216

   

- KINH KHAI CỬU

 
   

- KINH ĐỆ NHỨT CỬU

217

   

- KINH ĐỆ NHỊ CỬU

 
   

- KINH ĐỆ TAM CỬU

218

   

- KINH ĐỆ TỨ CỬU

 
   

- KINH ĐỆ NGŨ CỬU

 
   

- KINH ĐỆ LỤC CỬU

219

   

- KINH ĐỆ THẤT CỬU

 
   

- KINH ĐỆ BÁT CỬU

220

   

- KINH ĐỆ CỬU CỬU

220

   

- KINH TIỂU TƯỜNG

221

   

- KINH ĐẠI TƯỜNG

 
   

- KINH THỈNH VONG NHẬP ĐÀN

 
   

- KINH CẦU SIÊU (Bài 1)

122

   

- KINH CẦU SIÊU   (Bài 2)

123

   

- KINH CẦU SIÊU (Bài 3)

125

 

5.2.

LỄ CÁO TIÊN LINH

226

   

- KÊ NGUYỆN HƯƠNG

 
   

- CÁO TIÊN LINH

 
   

- KINH CÁO TIÊN LINH

 
 

5.3.

LỄ CÚNG VONG

227

   

- KỆ NGUYỆN HƯƠNG

 
   

- KINH THỈNH VONG (Người có đạo)

 
   

- KINH THỈNH VONG (Người không đạo)

228

   

- KINH CÚNG VONG (Bài 1)

 
   

- KINH DƯNG RƯỢU (Bài 1)

229

   

- KINH CÚNG VONG   (Bài 2)

 
   

- KINH DƯNG RƯỢU (Bài 2)

230

   

- KINH CÚNG VONG   (Bài 3)

 
   

- KINH DƯNG RƯỢU (Bài 3)

231

   

- KINH TẤN PHẠN

 
   

- KINH DÂNG TRÀ

 
 

5.4.

LỄ CÚNG THỜI NGỌ

232

 

5.5.

LỄ THỈNH VONG NHẬP ĐÀN

 
   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

 
   

- BÀI THỈNH VONG

 
 

5.6.

LỄ KHAI KINH

233

   

- BÀI CẦU NGUYỆN

 
   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ KHAI KINH   

 
   

- CHÚ DIỆT TỘI

235

   

- KINH CẦU SIÊU (Bài 1)

 
   

- KINH CẦU SIÊU (Bài 2)

237

   

- KINH CẦU SIÊU (Bài 3)

238

   

- BÀI KHAI KINH

239

 

5.7.

LỄ CÚNG ÂM NHƠN

 
   

- CHUẨN BỊ

 
   

- KỆ

240

   

- KINH CÚNG ÂM NHƠN

 
   

- CHÚ VÃNG SANH

241

 

5.8.

LỄ HUỜN KINH

242

   

- KINH NIỆM HƯƠNG

 
   

- SỚ HUỜN KINH   

243

   

- CHÚ DIỆT TỘI

 
   

- BÀI HUỜN KINH (Số 1)

 
   

- BÀI HUỜN KINH (Số 2)

 
   

- BÀI TỐNG THÁNH (Số 3)

 
   

- SỚ TRỪ PHỤC

244

   

- ĐƯA VONG

 
 

5.9.

LỄ CÚNG CỬU HUYỀN

245

   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH CÚNG TIÊN LINH

246

 

5.10.

LỄ CÚNG VONG TRỪ PHỤC

 
   

- KỆ NIỆM HƯƠNG

 
   

- KINH DƯNG RƯỢU (Bài 1)

247

   

- KINH DƯNG RƯỢU (Bài 2)

 
   

- KINH DƯNG RƯỢU (Bài 3)

 
   

- KINH CÚNG VONG

 
   

- KINH TẤN PHẠN

248

   

- KINH DƯNG TRÀ

249

   

- BÀI CÚNG VONG (Trừ phục)

 
   

- KINH TRỪ PHỤC

250

   

- KINH CÚNG ĐẠI TƯỜNG TRỪ PHỤC

 
   

- KỆ

251

   

- BÀI GIẢI PHỤC

252

   

- KỆ

 
 

5.11.

LỄ CÚNG VÕ LÂM QUÂN

 
   

- CHÚ ĐỐT TANG

253

   

- BÀI ĐƯA VONG ĐẠI TƯỜNG

 

VI

 

PHẦN KINH TÙY THEO VIỆC

254

   

- KINH NHẬP HỘI

 
   

- KINH XUẤT HỘI

255

   

- KINH VÀO HỌC

256

   

- KINH KHI ĐI NGỦ

 
   

- KINH KHI THỨC DẬY

257

   

- KINH ĐI RA ĐƯỜNG

 
   

- KINH KHI VỀ

 
   

- KINH VÀO ĂN CƠM

259

   

- KINH ĂN CƠM RỒI

 
   

- KINH KHI VỢ QUI LIỂU

260

   

- KINH KHI CHỒNG QUI VỊ

261

   

- KINH CHA MẸ QUI LIỄU

262

   

- KINH THÂN BẰNG CỐ HỮU ĐÃ QUI LIỂU

264

   

- KINH CẦU TỔ PHỤ QUI LIỄU

265

   

- KINH KHI VUA BĂNG HÀ

266

   

- KINH KHI HUYNH ĐỆ MÃN PHẦN

 
   

- KINH KHI THẦY QUI VỊ

267

   

- KINH CỨU KHỔ

268

   

- KINH DI LẠC

269

   

- KINH SÁM HỐI

273

   

- KINH VĂN TU CHƠN THIỆP QUYẾT

285

   

- NGỌC MINH KINH

297

   

- KINH CẢM ỨNG

308

   

- KINH DA TÔ GIÁO CHỦ

323

   

- KINH CHÚC TỤNG ĐỨC NGÔ ĐẠI TIÊN

324

   

- KINH DI ĐÀ

325

   

- KINH VU LAN

339

   

- KINH PHỔ MÔN

346

VII

 

PHẦN PHỤ THÊM

359

   

- NGŨ GIỚI CẤM

 
   

- TỨ ĐẠI ĐIỀU QUY

360

   

- SỰ THƯƠNG YÊU

 
   

- TRAI GIỚI

361

   

- CÁC NGÀY LỄ TẠI TÒA THÁNH

362

 

HỘI THÁNH CAO ĐÀI CHIẾU MINH

TÒA THÁNH LONG CHÂU

KÍNH TỰA

          Nghi lễ căn bản của một hệ phái Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu có cùng thời điểm Ơn Trên dùng huyền cơ diệu bút khai mở Đạo Trời tại Việt Nam Thánh Địa năm 1926. Thuở ấy vào 1928 nơi Cần Thơ  - Hậu Giang được thành hình một Toà Thánh Long Châu tiền thân từ một Nhà Đàn Thứ với tên gọi là Chiếu Minh Đàn Thạnh Mỹ do Ông Lê Minh Giác làm Chủ Nhà Đàn. (Làng Thạnh Mỹ, tổng Định Báo, quận Châu Thành, Cần Thơ (nay là ấp Thạnh Lợi A,  xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) Luôn được Đức Cao Đài giáng cơ dạy đạo. và cho biết Nghi Lễ Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu sẽ được Ơn Trên giảng dạy đầy đủ sau này.

          Đến năm 1956 Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu được Đức Chí Tôn giáng cơ thành lập và hướng dẫn tiến hành Đại lễ Ra mắt nhân sanh vào ngày 15/05 âl năm 1956, và cũng từ đó nơi đây vừa được hướng dẫn hình thành một bộ Nghi Lễ với tên gọi: “NGHI LỄ HỘI THÁNH CAO ĐÀI CHIẾU MINH - TÒA THÁNH LONG CHÂU” được kết hợp nhiều bộ kinh thuần túy Cao Đài vừa gắn kết phần dạy trực tiếp trong nghi lễ tạo thành sự hoàn mỹ lễ nghi để phục vụ cho phái Chiếu Minh vừa có cơ Tịnh độ để công phu tịnh luyện theo chơn truyền của Đức Ngôi Hai (tuyển độ), và Pháp đạo Nhị Thiên (tận độ); đó cũng là cách tu Thiên đạo giải thoát; lại vừa phù hợp với cách tu Thế đạo đại đồng, có đầy đủ chức sắc, chức việc hành đạo theo Tân luật - Pháp Chánh Truyền. của một Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh long Châu đang có đầy đủ cả hai cơ là cơ Tịnh độ và cơ Phổ độ.

          Vì thế cho nên việc giữ gìn truyền thống quý báu của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Toà Thánh Long Châu. Bộ Nghi Lễ Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu kịp thời ra mắt các Hội Thánh - các Tổ chức Cao Đài cùng tòan thể chư đạo đức bốn phương, để kính dâng Mừng Đại lễ 100 Đức Chí Tôn khai sáng Đạo Cao Đài tại Việt Nam. Cùng Mốc lịch sử 98 năm Chiếu Minh Đàn Thạnh Mỹ tiền thân Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu.

          Nghi lễ Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu phần lớn dựa trên lời chỉ dạy của Đức Chí Tôn đêm 14/05 âl năm 1956, của ngày Đại lễ Lạc Thành Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu để vừa lo cơ Tịnh độ vừa lo cơ Phổ độ. Lời Đức Chí Tôn dạy như sau:

          “Đây là nhiệm vụ trọng đại của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh có cả 02 cơ là cơ Tịnh độ và cơ Phổ độ. Phần nầy các con được nghiên cứu kết hợp Theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền, và các bộ kinh được nghiên cứu kết hợp cho phù hợp với Phái Chiếu Minh phần lớn là thể kinh văn vần trong đó có trong Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo do Cơ bút Tòa Thánh Tây Ninh thành lập; kinh Tam Bảo diễn nghĩa” do cơ bút Ơn Trên giảng giải năm 1940 tại Nhà Đàn Thứ là Bửu Minh Đàn, Cần Thơ do Ông cả Nguyễn Thành Được làm Chủ Nhà Đàn; Bộ kinh Tam Nguơn Giác Thế do cơ bút Ơn Trên giảng giải năm 1953 tại Nhà Đàn Chánh, Cần Thơ do do Ông Nguyễn Văn Huỳnh là Chủ Nhà Đàn. Trong Tam Nguơn Giác thế cũng có phần kinh Cảm Ứng diễn nghĩa. Đây cũng là thời điểm Phái Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu từng bước thắm nhuần việc hành đạo dựa theo 02 bộ kinh gần gủi nhất là Tam Nguơn Giác Thế và Tam Bảo Diễn Nghĩa nầy.

          Lưu ý: Kinh Tam Nguơn Giác Thế do các Đấng giáng đàn thành lập tại Nhà đàn Chánh, chủ đàn là ông Nguyễn Văn Huỳnh (Cần Thơ) có diễn nghĩa về kinh Cảm ứng, cùng các phần kinh quan, hôn, tang, tế. Nên Tam Nguơn Giác Thế chỉ giảng giải những phần kinh thuộc về cơ Phổ độ, không có bài nào dạy về công phu luyện đạo. Đây là báo hiệu của Phái Chiếu Minh do Đức Ngô Minh Chiêu thành lập đã sắp xếp cho Nhà Đàn Chánh - Nguyễn Văn Huỳnh, Nhà Đàn Thứ Bửu Minh - Nguyễn Thành Được, Nhà Đàn Thứ Chiếu Minh Đàn Thạnh Mỹ - Lê Minh Giác làm trách nhiệm Chiếu Minh cơ Tịnh độ có đầy đủ cả về cơ Phổ Độ.

          Từ đó Chúng tôi luôn kết hợp tuyển chọn trong các bộ kinh nầy để thực hiện trong Nghi lễ Hội Thánh Cao đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu. Còn Phần Chức sắc, Chức việc nhiệm hành của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh thì dựa trên nền tảng lớn của Tân Luật Pháp Chánh truyền để thực hiện..

CHÁNH PHỐI SƯ – NGỌC LỄ THANH

 

 

 

 

QUÁ TRÌNH

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

HỘI THÁNH CAO ĐÀI CHIẾU MINH

TÒA THÁNH LONG CHÂU

         

          Nghi lễ rất quan trọng trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói chung, trong các Chi Phái đạo nói riêng. Mỗi Chi Phái đều có giữ gìn truyền thống riêng biệt của mình.

          Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn dùng huyền cơ diệu bút thành lập vào năm 1926 (Bính Dần). Thuở ấy, nơi vùng quê, xa xôi hẻo lánh, vào ngày 15/01 Mậu Thìn (1928), ông Lê Minh Giác ở Rạch Sỏi,  làng Thạnh Mỹ, tổng Định Báo, quận Châu Thành, Cần Thơ (nay là ấp Thạnh Lợi A,  xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) cùng gia đình đến hầu đàn tại Chiếu Minh Đàn là Nhà Đàn Chánh. ở Cần Thơ. Ông được Ơn Trên cho về lập đàn để độ nhơn sanh. Ông rất lo ngại, e không thể gánh vác nổi trọng trách này thì có hai ông là Hồ Vinh Quí (tự Phán Quí) và ông Nguyễn Văn Huỳnh là hai đệ tử luôn gắn liền với Đức Ngôi Hai tại Cần Thơ, khuyên ông Giác hãy vững tin như lời Ơn Trên đã dạy và sẽ được ban ơn. Ông Giác liền chuẩn bị để được lập đàn tại nhà. Đến ngày 20 tháng 4 (Mậu Thìn) ông Lê Minh Giác khai đàn tại nhà với sự tham dự của ông Phán Quí. ông Đốc Học Đặng Khắc Kỷ, ông Tư Thìn (đắc vị: Thủ Trì Tôn Thần), ông Tám Tỵ và nhiều đồng đạo. Từ đó nơi đây được ban danh Nhà đàn Chiếu Minh, thường xuyên được lập đàn Ơn Trên về dạy đạo.

          Sau đó nơi đây có nhiều người vào đạo ngày một đông, chủ đàn được nhiều Mạnh thường quân công quả xây dựng Nhà đàn rộng rãi khang trang đủ điều kiện cho nhân sanh đến dự đàn, cúng bái. Các mạnh thường quân gồm có  ông Hồ Vinh Quí, ông Nguyễn Văn Huỳnh, ông Lê Minh Giác, ông Đặng Khắc Kỷ, ông Tư Thìn, Ông Tám Tỵ, ông Trần Văn Lược (Đắc vị: Huệ Minh Kim Tiên), ông Nguyễn Văn Sảnh và nhiều đồng đạo.

          Trong thời điểm cơ bút nơi đây mỗi tháng có từ hai đến 3 lần lập đàn cơ được Ơn Trên dạy rất kỷ về Nghi Lễ Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh cần được kết hợp giữ gìn truyền thống của một Hội Thánh Chiếu Minh vừa lo cơ Tịnh Độ vừa lo cơ Phổ Độ cho được đủ đầy phương tiện để hoằng pháp độ sanh.

          Lúc bấy giờ khắp nơi vùng sông Tiền, sông Hậu đều do Ơn Trên thành lập các Nhà đàn.  có 01 Nhà đàn Chánh và nhiều Nhà đàn Thứ như sau: ⁽ [1]

Người khai Đạo

 Ngô Văn Chiêu

  Qui vị 13/03/1932).

 Cần Thơ

Người truyền bá

 Hồ Vinh Quí

 

 Cần Thơ

Chủ Đàn Chánh

 Nguyễn Văn Huỳnh

 

 Cần Thơ

Chủ Đàn Thứ

Lê Nghĩa Phương 

 

 Cần Thơ

Chủ Đàn Thứ

Nguyễn Quang Diệu

Tân Quới

 Vĩnh Long

Chủ Đàn Thứ

Nguyễn Hữu Vẹn 

Tân Quới

 Vĩnh Long

Chủ Đàn Thứ

Nguyễn Đăng Vinh 

Thành Lợi

 Cần Thơ

Chủ Đàn Thứ

Lê Phú Hữu 

Tân Lược

 Vĩnh Long

Chủ Đàn Thứ

Lê Minh Giác 

Thạnh Mỹ

 Cần Thơ

Chủ Đàn Thứ

Võ Hồng Sa 

Tân Thới

 Cần Thơ

Chủ Đàn Thứ

Trần Văn Chất 

Mỹ Khánh

 Cần Thơ

Chủ Đàn Thứ

Nguyễn Văn Khá 

Long Tuyền

 Cần Thơ

Chủ Đàn Thứ

Nguyễn Văn Trượng

Nhơn Nghĩa

 Cần Thơ

Chủ Đàn Thứ

Trần Hữu Phú 

Phong Hòa

 Cần Thơ

Chủ Đàn Thứ

Huỳnh Văn Bửu 

Vĩnh Hòa Hưng

 Rạch Giá

          Đến năm 1940 Bửu Minh Đàn được thành lập cũng là một Nhà đàn Thứ tại Ô Môn do chủ Nhà đàn là Ông Nguyễn Thành Được. Nơi đây được Thầy ban lập đàn cơ liên tục trong Tam ngoạt để các Đấng Thiêng Liêng về dịch bộ kinh Phật từ văn xuôi Nho tự chuyển thành Bộ kinh văn vần bằng từ ngữ Việt gồm kinh Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Kim Cang), và cơ bút từ Tòa Thánh Long Châu của thời điểm ngày đầu thành lập Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu luôn nhắc nhở chỉ dạy phải nghiên cứu, tuyển chọn, kết họp những bộ kinh Thuần túy Cao Đài nêu trên sắp xếp cho phù họp với một Phái đạo vừa lo cơ Phổ độ vừa lo cơ Tịnh độ và giữ gìn truyền thống lâu đời

          Trên đây là một số Nhà Đàn Thứ đã được thành lập trong giai đoạn đầu sơ nguyên khai Đạo Chiếu Minh tại Cần Thơ - Hậu Giang. Hiện nay có một số nơi được nâng cấp từ Nhà đàn thành Thánh Tịnh, một số giữ nguyên, một số bị hư hoại không có người nối truyền.

          Nhà Đàn Thứ nơi đây do Ông Lê Minh Giác (Đắc vị Bá Giám Tôn Thần ngày 13/03/1957) là chủ đàn và được đặt tên là Nhà đàn Chiếu Minh Đàn Thạnh Mỹ, tại Ấp Thạnh Mỹ, (hiện nay là Ấp Thạnh Lợi A). xã Tân Phú Thạnh, Châu Thành A, Hậu Giang). sau đổi tên là Nhà đàn Chiếu Minh Tự. Đến ngày 09 tháng Giêng, năm Bính Thân (1956) đàn cơ Đức Chí Tôn giáng dạy nơi đây được ban danh hiệu là Toà Thánh Long Châu. Toàn thể bổn đạo phải tranh thủ tiếp tục lo sửa sang xây dựng lại hoàn thiện ngôi Tam Đài cho kịp ngày rằm tháng 05 Bính Thân sắp đến làm lễ lạc thành.

          Trích Thánh giáo Đức Chí Tôn dạy như sau:

THI

                             “Cao thượng hoằng khai mối đạo hùynh,

                             “Đài tiền sùng bái độ nhân sinh.

                             “Chiếu ban cứu thế vui an lạc,

                             “Minh gọi toàn linh hưởng thái bình.

                             “Tòa đạo ra đời cơ phổ độ,

                             “Thánh nhân xuất thế hướng quang minh.

                             “Long hoa hội tựu nhân hiền đức,.

                             Châu báu luyện giồi mới sáng xinh”

          Và trích đoạn thi bài Thầy dạy:

………………………………………………………………….

                                      " vậy các con nghe truyền cụ thể,

                                      "Tổ chức lo đại lễ Lạc Thành;

                                                "Tam Đài Thánh Thể lưu danh,

                             "Là ngày  Toà Thánh định rành Long Châu.

                                      "Ngày Hội Thánh lần đầu phân bổ,

                                      "Tịnh độ lo, Phổ độ cũng lo;

                                                "Lạc Thành tam nhựt cơ phò.

                             "Chánh lễ Thập ngũ, ngũ do ngoạt đề.

                                      "Niên Ất Mùi Thầy phê sắc Chỉ,

                                      "kể từ đây còn Quí, con Hùynh,

                                                "Hoàn thành trong cuộc hành trình,

                             "Trao cho Minh Giác giữ gìn triển khai.

                                      "Thiên Huyền Tâm Trùng Đài thực hiện,

                                      "Ngọc Minh Khai đảm nhiệm Hiệp Thiên;

                                                "Hội trưởng nữ phái đang tìm,

                             “Thầy trao Từ Lý cố chuyên phận hành.

                                      “Nay Chơn truyền Chiều Minh phải giữ,

                                      “Các Trưởng nơi Đàn Thứ phải lo,

                                                “Là cơ Tuyển độ nghe trò,

                             “Về sau Tận độ có đò Nhị Thiên.

                                      “Pháp Ngôi Hai Thầy truyền tuyển độ,

                                      “Vì quá cao nên khó tùy duyên;

                                                “Nhị Thiên tá thế cao nhiên,

                             Lập cơ tận độ Thầy truyền hôm nay”…

          Vâng lịnh Đức Chí Tôn nơi đây được diễn ra lễ lạc thành Tam Đài trong 3 ngày thật là trọng thể. Ban tổ chức đảm trách cuộc lễ theo chương trình chỉ dẫn của Ơn trên rất đủ đầy mọi thứ...

          Đêm 14 của ngày đại  lễ nầy Đức Chí Tôn giáng đàn dạy nơi đây là Tòa Thánh Long Châu cũng là Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh nên hôm nay Thầy giáng điển sắc phong Chức Sắc Chức việc cho các con có căn cơ sứ mạng để  kịp thời bái mạng thọ phong vào Ngọ thời trong ngày chánh lễ lạc thành.

         

          Trích đàn Thánh giáo Đức Chí Tôn dạy như sau:

THI

                             “Ngọc quý gìn tâm  luyện báu châu,

                             “Hoàng ân soi sáng lý cao sâu.

                             “Thượng tôn luật pháp con gìn đạo

                             “Đế khuyết khai môn điểm diệu mầu.

                             “Thành tâm giữ đạo gốc Cao Đài,

                             “Lập chí nhân hoà ứng bổn lai.

                             “Hội ngộ phước duyên cơ phổ độ,

                             “Thánh ân  huệ đức hội duyên mai.

                             “Cao  linh ứng hoá tùy duyên chuyển,

                             “Đài nhiệm siêu thừa được triển khai.

                             “Chiếu sắc Ngọc kinh Thầy điểm đạo,

                             “Minh cơ diệu bút tuyển nhân tài.

          “Thầy linh hồn các con, Thầy mừng các con nam nữ, các con an toạ nghe Thầy truyền chỉ.

          “Hôm nay trong ngày Đại lễ Lạc Thành Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu để vừa lo cơ Tịnh độ vừa lo cơ Phổ độ.

          “Về phần Chức sắc, Chức việc lãnh đạo Hội Thánh các con nghe Thầy Phong Sắc để kịp thời làm lễ bái mạng thọ phong trong ngày chánh lễ Lạc thành, Ngọ thời Thập ngũ nhựt, Ngũ ngoạt, Bính Thân niên, nối tiếp là lễ cắt băng Lạc Thành”...

          “Về phần Chức sắc, Chức việc lãnh đạo Hội  Thánh.  Phần Phong sắc như sau:

          “1.Ngọc Minh Khai thế danh Lê Hữu Lộc thọ lãnh nhiệm vụ Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài.

          “2.Thiên Huyền Tâm đã thọ phong danh Thánh tại Tổ Đình Chiếu Minh trong Thập Nhị Thiên Huyền, thế danh Nguyễn Văn Tự, nay thọ lãnh nhiệm vụ Chưởng Quản Cửu Trùng Đài.

          “3 .Từ Lý thọ lãnh nhiệm vụ Hội Trưởng Nữ phái.

          “Phần Lục Viện Hội Thánh được thành lập hôm nay để gắn liền với Nhơn sanh - Xã hội lập nhiều thành quả lớn lao cho Di tích lịch sử Tòa Thánh Long Châu sau nầy. Lục viện Hội Thánh, hôm nay Thầy sắc phong gồm có:

          1. Nội viện: Lê Quang Đẩu (Ngọc Minh Quang)

          2. Lễ viện: Huỳnh Văn Nở (Ngọc Minh Chương)

          3. Nông viện: Nguyễn Văn Nông

          4. Học viện trưởng: Đặng Văn Tảo, Học viện phó: Nguyễn Văn Giác

          5. Phước, Y viện: Huỳnh Thiện Công

          6. Ngoại, Hòa viện: Nguyễn Văn Hòa

          “Đây là nhiệm vụ trọng đại của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh có cả 02 cơ là cơ Tịnh độ và cơ Phổ độ. Phần nầy các con được nghiên cứu kết hợp Theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền, và các bộ kinh: Kinh Tam Nguơn Giác Thế, Kinh Thiên Đạo Thế Đạo, kinh nghĩa Tam Bảo. (Năm 1940 Bửu Minh Đàn cũng là một Nhà đàn Thứ tại Ô Môn do chủ Nhà đàn là Nguyễn Thành Được. Nơi đây được Thầy ban lập đàn cơ liên tục trong Tam ngoạt để các Đấng Thiêng Liêng về dịch bộ kinh Phật từ văn xuôi Nho tự chuyển thành Bộ kinh văn vần bằng từ ngữ Việt gồm kinh Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Kim Cang), và một số kinh luật thuộc cơ bút từ Tòa Thánh Long Châu của thời điểm ngày đầu thành lập Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu để giữ gìn truyền thống lâu dài.

          “Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu nay chính thức lập thành 02 cơ là cơ Tịnh Độ và cơ Phổ Độ. Về cơ Tịnh Độ được chia ra 02 phần là Hình nhi Thượng học, và Hình nhi Hạ học. Về cơ Phổ Độ chia ra 02 phần. Phần Chức sắc, Chức việc được nghiên cứu kết hợp thực hiện theo Tân Luật Pháp Chánh truyền của Đại Đạo, còn phần Nghi lễ được nghiên cứu kết hợp thực hiện dựa theo các Bộ kinh: Kinh Tam Nguơn Giác Thế, kinh Thiên Đạo - Thế Đạo, kinh Tam Bảo Diễn Nghĩa và Nghi thức  truyền thống từ cơ bút Tòa Thánh Long Châu giai đoạn sơ nguyên.

          “Phái đạo  Cao Đài Chiếu Minh - Toà Thánh Long Châu nghi thức Thiên bàn có phần đặc biệt riêng để đảm đương hai cơ Tịnh độ và Phổ độ là Tam bửu (rượu, trà, bạch thủy) để bên ngoài ngũ hành (lư hương). Còn cách chấp tay khuyết ấn Tý thì khi lạy xuống cũng giữ luôn ấn Tý nên cách chấp tay thẳng ngón, khi lạy thì hai bàn tay ngữa ra, ngón tay dương (trái) gát 1/3 trên ngón tay âm (phải). khi chấp tay thì ngón cái tay âm khuyêt ấn Dần của bàn tay dương.

          (Tiếp theo là Thi Bài phần điểm danh................................

NGÂM

                                      "Giả con nam nữ đàn tiền,

                             Ngọc kinh Thầy trở, diệu huyền ban chung.

                                                                                                         Thăng".

          

       Như lời dạy trên, Lễ Lạc Thành được tổ chức 03 ngày là 14 – 15 – 16 tháng 5 năm Bính Thân (1956) Dù đường bộ đường sông chật hẹp nhưng có trên 30 cơ sở đạo nhiều nơi về tham dự, và hằng ngàn nhân sanh, tín đồ dự lễ thật đông vui).

          Như vậy Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu chính thức ra mắt nhân sanh năm 1956, nhưng mốc lịch sử tiền thân phải tính từ năm 1928 từ Nhà Đàn Thứ do chủ đàn là Ông Lê Minh Giác, còn gọi là Nhà Đàn Thạnh Mỹ hay Nhà đàn Chiếu Minh Rạch Sỏi…

          Trên đây là những chứng minh và giới thiệu Bộ sách Nghi Lễ Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu được  Ơn Trên hướng dẫn qua Cơ bút tại Toà Thánh Long Châu thuở sơ  khai lập Toà Thánh và được lựa chọn kết hợp một số kinh luật thuần túy trong Đạo Cao Đài, để Nghi lể của một Hội Thánh Phái Chiếu Minh vừa lo cơ Tịnh độ cũng vừa lo cơ  Phổ độ, được sắp xếp lại vừa đầy đủ vừa gọn nhẹ để thực hiện phù hợp  trong nhị cơ nầy.

          Các nghi thức thờ phượng, hành lễ, đến kinh luật trong Quan,  Hôn,  Tang, Tế của Đạo Cao Đài vừa nhất thể vừa đa dạng nên mỗi Hội Thánh đều có điểm giống nhau và khác nhau, nhưng cũng không ngoài  những bài kinh thuần túy được Ơn Trên điểm truyền bằng từ ngữ Nho tự. Như bài Cửu thiên.  bài Đại la. kinh Cảm ứng, kinh Tam giáo. Sau đó Ơn Trên cũng chuyển một số kinh văn Nho tự thành kinh văn vần từ ngữ Việt như Kinh Phật Mẫu, kính Cảm Ứng, 3 bài kinh Tam Giáo là phật Giáo tâm kinh, Tiên Giao tâm kinh, Thánh Giáo tâm kinh, 5 bài  kinh Tam Bảo là Di Dà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Kim Cang. Có một số kinh còn giữ nguyên văn Nho tự như Kinh Cửu Thiên, Kính xưng tụng Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Di Lạc chơn kinh v.v...

          Phái Chiếu Minh phần lớn chọn đọc những bài kinh văn vần diễn nghĩa để thực hiện trong Nghi lễ.

                                                                                     

BẢO PHÁP – TRẦN NGỌC LÀNH

 

 

 

NGHI LỄ HỘI THÁNH CAO ĐÀI CHIẾU MINH

TÒA THÁNH LONG CHÂU

 

I/- PHẦN NGHI LỄ CƠ BẢN

1.1. NGHI LỄ

 

- Ý NGHĨA NGHI LỄ

Nghi: là nghi thức, phép tắc phải theo, là những phương thức biểu lộ sự cung kính một cách trang nghiêm đối với các đấng vô vi bề trên và để tôn thờ, xưng tụng, tôn kính, nhớ ơn…

 

Lễ: Những ngày có tổ chức hội tựu lớn, có ý nghĩa, truyền thống, nhớ ơn, hoặc kỷ niệm, thành lập, mừng, chúc v.v…Lễ cũng là đạo đức chung về nhân phẩm, nhân cách vốn có của con người, gọi là đạo đức con người. Thành ngữ có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nên mọi hình thức sinh họat truyền thống có giá trị tâm linh nhằm đánh dấu những thời điểm quan trọng trong tiểu sử cuộc đời hay lịch sử chung nhân loại.

 

Nghi lễ: Là những quy định và trật tự khi tiến hành một cuộc lễ. Tất có quy định mẫu mực từ những khuôn thước lễ nghi được sắp thành bài bản để theo đó mà thực hiện.

 

          Nghi lễ trong dân gian là đạo đức truyền thống, coi trọng tình cảm và huyết thống gia đình. Có những phong tục tập quán nghi lễ luôn được lưu giữ và trường tồn, nhiều nghi lễ quan hôn tang tế không thể thiếu trong các nền Tôn giáo. Trong Nghi Lễ đặc biệt là phần kinh cúng tứ thời, người đạo Cao Đài xem đây là một pháp môn vô cùng trọng đại.

 

Nghi lễ là một phương tiện dẫn dắt đời sống tinh thần con người đạt đến nguồn chánh tín cứu cánh, hoằng pháp lợi sanh, là mẫu mực chung cho các cuộc lễ nghi, tụng niệm, cũng như phương thức thờ cúng, cách hành lễ, sinh hoạt trong  phạm vi tín ngưỡng của tùy theo mỗi Tôn giáo khác nhau, vì bất cứ một Tôn giáo nào cũng phải có những hình thức nghi lễ để tiêu biểu tinh thần đạo vị của mình, mặc dù trên hình thức âm điệu của mỗi Đạo giáo có phần khác nhau nhưng mục đích vẫn là sự chí thành cầu nguyện, tán thán vị giáo chủ mà mình đã tín ngưỡng tôn thờ.

 

Mỗi khi hành lễ, muốn được sự hoà điệu âm thanh nhịp nhàng, tăng phần trang nghiêm cảm ứng, đưa người trở về trong tâm thức của ý nghĩa đạo pháp cao cả, chúng ta cần phải có những pháp khí để làm phương tiện hỗ tương trong những chương trình đại lễ như  Lôi âm cổ, Bạch Ngọc Chung, Thanh chung, nhịp xanh, nhạc công, cùng âm giọng bổng trầm của Ban đồng nhi từ câu kinh tiếng kệ hòa theo các thể điệu truyền thống Việt Nam như Nam Ai, Nam Xuân, Đảo Ngũ Cung …

 

Phải thành kính trong khi hành lễ, thành và kính là hai yếu tố cần phải có trong một buổi lễ. Phải thận trọng trong cử chỉ và hành động, tâm phải chuyên chú hướng đến Thiên bàn để tạo sự trang nghiêm trong buổi lễ, không làm mọi người chung quanh mất tập trung tâm ý thành kính hiến dâng.

 

Khi thực hiện một nghi thức hành lễ chúng ta phải theo đúng quy định Nghi lễ của Hội Thánh ban hành, dù là một buổi lễ đơn giản. Điều cần thiết là phải nói lên được tinh thần buổi lễ và có sự tín tâm chí thành của mọi người chung quanh.

 

Hình thức Nghi lễ đối với Đạo Cao Đài rất nhiều, nhưng riêng Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu được tóm lược và quy định trong Lễ Bổn nầy có đủ các phần nhưBottom of Form trong Nghi thức các phần tế lễ được lập thành nhiều nghi tiết như: Nghi tiết Đại lễ Đức Chí Tôn, Nghi tiết Đại lễ Hội Yến Bàn Đào Diêu Trì Cung, Nghi tiết lễ Tế Chiến Sĩ, Nghi tiết lễ Kỷ niệm Tri ân Chư vị Tiền Bối quá vãng v.v…

 

Là người tín đồ Đạo Cao Đài chúng ta phải luôn luôn tinh tấn tụng niệm. Mục đích chính là hướng dẫn con người trở về cảnh giới an vui giải thoát. Do đó học và hiểu rõ giá trị nghi lễ, để áp dụng đúng với ý nghĩa của nó, ngoài ra còn phải hiểu rõ được các nghi thức cũng như lễ phẩm đặc thù áp dụng một phương tiện tốt đẹp cho công việc tu dưỡng bản thân, và cảm hoá mọi người, đưa mọi người vào đạo một cách tốt đẹp, cũng như làm cho tổ chức ngày một thăng tiến.

 

   1.2. Ý NGHĨA LỄ NHẠC

 

ĐẠO CAO ĐÀI

 

- NHẠC LỄ CAO ĐÀI

 

Nhạc lễ Đạo Cao Đài mang tính hài hòa, trật tự và thành kính vì nếu không có sự đồng thông, đồng âm, đồng điệu, hòa nhịp, hòa duyên cùng nhau thì không thể thành nhạc, nên trong nhạc phải có hòa. Khi trong tâm hồn có sự điều hòa là trừ được tư tâm, phàm ngã, luôn thể hiện lòng thành kính, kính dâng, cũng như sự trọng thể của lễ nghi. Nên trong lễ có nhạc, trong nhạc có hòa, trong hòa có lễ.

 

Lễ và Nhạc còn bao hàm ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm trong Bát hồn vận chuyển. Nhạc đại biểu cho trạng thái hoà thuận êm ấm nhất của vạn vật trong trời đất; Lễ đại biểu cho tình thái trật tự tốt nhất của vạn vật trong trời đất. Có được hòa thuận êm ấm cho thì vạn vật mới được tự nhiên tư sinh hoá dục. Nguồn gốc nhạc lễ được khởi nguyên từ lý âm quang và sanh quang bát hồn vận chuyển, ngũ hành vận hành nghĩa lý rất sâu xa mầu nhiệm. Nên dùng lễ nhạc để kính dâng lên các đấng Thiêng Liêng sẽ tiếp nhận được nhiều hồng ân cao cả.

 

Khi vào làm lễ, lúc Nhạc Tấu Huân Thiên; tức là lễ hiến dâng sự sống cho Ðức Chí Tôn là Thầy của cả càn khôn vạn vật, tất cả phải đứng ngay ngắn, nghiêm chỉnh. Nhạc là hưởng ứng của cả khối sanh quang, của càn khôn vạn vật đồng thinh.

 

Các vật vô năng mà nói đặng, lại có trật tự niêm luật hòa nhau ấy là đạt đạo, hiệp lại với tiếng kinh mình đọc là âm thinh, nghĩa là con người cùng vạn vật đồng thinh hiến lễ. Nơi Thầy ngự là Ngọc Hư Cung có đôi liễn: Bát hồn vận chuyển ca Huỳnh lão, Vạn vật đồng thinh niệm Chí Tôn. Đây là tâm pháp cao siêu chỉ rõ từ Khối Đại Linh Quang chiết sanh ra các Tiểu Linh quang, trong đó còn gọi là Bát hồn vận chuyển, mà nguồn khởi nguyên từ âm thinh đầu tiên trong vũ trụ. Âm thinh là khởi điểm biến sanh đầu tiên trong vô tận.

 

 Nhạc Cao Đài luôn sử dụng theo nhạc cổ điển Việt Nam không pha chế, hòa trong Pháp khí kinh điển Cao Đài tạo thành âm nhạc để thiết cúng, mục đích nhạc lễ là để nương theo âm điệu hoà với tiếng kinh để tất cả đều tập trung một cách chí thành hiến dâng các đấng Thiêng Liêng trong giờ hành lễ.

 

- Ý NGHĨA LỄ NHẠC

Qua bài thuyết đạo của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ngày 01/08 Đinh Hợi 1947 tại đền Thánh ⁽ [1] ⁾ có nêu trích Thánh giáo Ðức Lý Giáo Tông dạy rằng trên Ngọc Hư Cung có hai câu liễn :


Phía hữu : Bát hồn vận chuyển ca Huỳnh Lão.

 

Phía tả    : Vạn vật đồng thinh niệm Chí Tôn.

 

Kể từ phôi thai càn khôn vạn vật nầy, Chí Tôn là khối sanh quang, biến thành hai khối sanh khí, hai khối ấy trụ lại thành một khối lớn tương hiệp nhau mới nổ sanh tiếng âm, người ta gọi là nổ ầm, hay nghe tiếng Ni, Ðạo Phật sửa lại thành Úm ( Úm ma ni bát rị hồng ) nhờ tiếng nổ ấy bát hồn mới vận chuyển biến sanh vạn vật và loài người.'

 

Tiếng ấy bay ra nghe đến đâu thì khí sanh quang đến đó tức là có sự sống đến, bằng chẳng nghe được thì nơi ấy tiêu diệt nghĩa là chết mất mà thôi.

 

'Bởi cớ nên dùng những vật bát âm, nó đã chết đi rồi như cái trống chẳng hạn là tấm da trâu đã chết mà với sự khôn ngoan của loài người nó mới có tiếng kêu được tức là làm cho nó sống lại được, nghĩa là bát hồn ấy vận chuyển sống lại mà đảnh lễ Ðức Chí Tôn, vì cớ nên khi nghe Nhạc Tấu Huân Thiên là có âm thinh sắc tướng, song hiểu xác lý: Khi dâng lễ Chí Tôn quy pháp định, thấy và nghe cả Bát Hồn vận chuyển dâng cái sống cho Ngài”.

Nên chi từ đây, khi Nhạc Tấu Huân Thiên chúng ta xem quý hơn dâng Tam Bửu, dầu phải lỡ đi nửa chừng trong Ðền Thờ, nghe đến đó phải dừng lại, cấm không được đi lộn xộn để khỏi giảm điều kính trọng dâng cho Chí Tôn mà không nên.

 

Lễ Nhạc do nơi âm thinh, bởi thế nên chúng ta thấy dù khắp muôn nơi từ nghìn xưa đến giờ phút nầy, dầu văn minh thế nào mà hiểu đặng nền tăng tiến lễ nhạc thì đều khen ngợi. Từ xưa danh Ðức Khổng Tử chỉnh đốn hoàn bị nền lễ nhạc có phương thế làm môi giới là khí cụ cho toàn vạn quốc đương buổi nầy, lấy tư cách lễ độ làm ngoại giao, nên Nhạc lễ Cao Đài tôn vinh Đức Thánh Khổng Tử làm vị Thánh Tổ.

 

Nhạc được sản xuất trong tinh thần, mà tinh thần mới thiệt là Ðạo. Tại sao Nhạc là Lễ ? Dù cho nhiều loại đờn, kèn, trống âm thanh khác nhau, nhưng hòa âm cùng nhau đều giống nhau ở nhịp trường canh, ở nơi âm điệu, ở sự bổng trầm khoan nhặt, khi thì sâu lẳng, lúc vút tận trời mây do sự đồng điệu hòa lẫn tạo thành không hề riêng rẻ.

 

Trong khuôn khổ hòa điệu với nhau ấy là lễ. Cho nên lễ nhạc do nơi kết hợp hòa âm gọi là nhạc hòa, vì nhạc mà không hòa thì không thể thành nhạc.

 

- BÁT HỒN VẬN CHUYỂN

 

+ Kim thạch hồn

 

          +Loài Kim thạch có sự sống chưa thể hiện rõ rệt, nó chỉ là sự liên kết của các tế bào tạo thành tinh thể rắn chắc. Loài kim thạch hoàn toàn không có tri giác.

 

+ Thảo Mộc hồn

 

Thảo mộc hồn, được Thượng Đế ban cho một điểm nguyên hồn để làm Sanh hồn, tạo nên sự sống. Điểm nguyên hồn nầy được Đấng Thượng Đế rút ra từ khối Đại hồn (Đại Linh Quang) của Ngài.

 

Loài Thảo mộc chỉ có sự sống mà chưa có tri giác.

 

Loài Thảo mộc cấp cao thì lá biết khép lại khi đêm xuống hay khi bị đụng chạm, như cây su đũa, cây mắc cỡ; vài loại Thảo mộc có cánh hoa phát ra mùi thơm để dụ côn trùng bay đến rồi khép các cánh hoa ấy lại đặng bắt côn trùng mà hút thịt và máu. Như thế, chúng đã có chút ít tri giác nhưng rất thô sơ, gần như chỉ là những phản xạ tự nhiên.

 

Từ Vật chất Hồn tiến lên một bậc trong nấc thang tiến hóa đó là Thảo Mộc Hồn.

 

Như thế, ý nghĩa đầu tiên của sự tồn tại của Thảo Mộc Hồn là học hỏi về sự sinh tồn trong thiên nhiên được Thượng Đế ban thêm cho một điểm nguyên hồn nữa để làm Giác hồn, tạo ra sự hiểu biết, như đau đớn biết la, sợ hãi biết chạy trốn, biết đi tìm thức ăn thích hợp, biết tìm chỗ ẩn trú an toàn, biết nuôi con, có chút ít trí nhớ nhưng rất sơ sài.

 

+ Thú cầm hồn

 

Các loài động vật xuất hiện ban đầu chỉ có một hình thức là động vật ăn thực vật. Nhưng trong quá trình sinh sống và phát triển thì có những khu vực mà nơi đó các loài động vật phát triển quá nhanh, làm cho số lượng thực vật giảm đi, để cho cân bằng sinh thái thì các loài động vật ăn thịt xuất hiện.

 

+ Nhân hồn

 

Nhân hồn thuộc Nhơn loại, là đẳng cấp cao nhứt của chúng sanh, được Thượng Đế ban thêm cho một điểm nguyên hồn nữa để làm Linh hồn, lúc đó sự hiểu biết mới được hoàn toàn.

 

Nhờ linh hồn, con người có được sự hiểu biết, sự suy nghĩ, phán đoán, biết được lẽ phải trái và có tính linh. Đến đây, con người có đủ Tam Hồn là: Sanh hồn, Giác hồn và Linh hồn. Nhân hồn có 3 dạng người: Hóa nhân, Nguyên nhân, Chân nhân.

 

+ Thần hồn

 

Từ Nhơn Hồn mà biết làm lành lánh dữ, học hỏi cho trí thức tinh thần phát triển và làm những việc hợp lẽ Đạo đối với cuộc sống thì sẽ đạt được phẩm Thần Hồn hay Thánh Hồn tùy theo công nghiệp nhiều hay ít.

 

+ Thánh hồn

 

Từ Thánh Hồn cũng từ làm lành lánh dữ, học hỏi cho trí thức tinh thần phát triển và làm những việc hợp lẽ Đạo đối với cuộc sống thì sẽ đạt được phẩm Thần Hồn hay Thánh Hồn tùy theo công nghiệp nhiều hay ít.

 

Thần Hồn thành Thánh Hồn thì cũng lo điều đình những việc xảy ra trong vũ trụ.

 

Nhiệm vụ của  Thánh vị là giúp đỡ, hộ trì cho loài người và các phẩm thấp hơn trước thế lực cường quyền của tà quái, của lực lượng đối kháng cùng Thượng Đế.

 

+ Tiên hồn

 

Thần hồn và Thánh hồn khi lập công bồi đức, tạo được nhiều thiện nghiệp, học hỏi thêm nhiều điều về trí thức tinh thần, vẹt được thêm phần nào lớp màn vô minh, hoàn thành được sứ mạng của mình, dẫn dắt được con người hướng về cửa Đạo. Khi ấy thì phẩm vị sẽ được thăng lên phẩm Tiên Hồn. Bên cạnh đó, có những bậc tu hành đạt Đạo, vẫn còn mang thể xác phàm, nhưng Chơn hồn đã lên đến phẩm Tiên hồn được gọi là Tiên nhân.

 

Lên đến phẩm Tiên hồn là đã vào hàng Trọn lành, lo việc đào luyện về trí thức, tinh thần, đạo đức cho các phẩm thấp hơn.

 

+ Phật hồn.

 

Sự Tiến hóa đi lên của Nhơn hồn, khi đã đến Phật hồn rồi thì chưa phải là đến mức tận cùng của nấc thang tiến hóa. Phật hồn còn phải tiếp tục tu luyện để tiến hóa lên mức tận cùng tối cao là Thiên hồn, tức là Đại hồn của Thượng Đế.

 

Tới đây mới giáp một chu trình tiến hóa của Vạn linh, bởi vì Vạn linh xuất phát từ Thiên hồn (Đại Hồn, Đại Linh Quang, Thái Cực), đi chu du một vòng tiến hóa, trải qua Bát hồn, nay trở về hiệp nhập vào Đại hồn của Thượng Đế là đúng một chu trình tiến hóa.

 

Qua tìm hiểu sâu xa trong ý nghĩa nhạc lễ Cao Đài mang âm hưởng văn hóa của dân gian Nam Bộ với điệu Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung; Thể thơ Song thất lục bát, Tứ tuyệt, Bát cú khi hành lễ. Người Đạo Cao Đài luôn có Ban lễ nhạc với các dụng cụ âm nhạc truyền thống như đàn cò, đàn kìm, phách, sáo, nhị v.v… cũng như các thể điệu truyền thống Việt Nam như Ba nam, Sáu bắc, Bảy bài …và luôn luôn sử dụng từ cây đàn cò làm đàn chánh,

 

Đây cũng là phương cách siêu độ mà Ơn Trên đã dạy cho người tín hữu Cao Đài thực hiện trong thời Tam Kỳ Phổ Độ này .

 

Đây cũng chính là lễ mà các chơn hồn mới giác ngộ còn đang ở trong cõi âm quang  được tiếp dẫn ra khỏi cảnh nầy để đi tu học, hoặc các chơn hồn đã giác ngộ nay lại lập thêm được nhiều công hạnh mới nên được thăng hoa lên phẩm vị cao hơn...Các chơn hồn giác ngộ này đã được Ơn Trên ví như những cánh hoa Trời xinh đẹp.  Chơn giác đồng đăng Thiên hoa đài vị;  có nghĩa là các chơn hồn giác ngộ đều được thăng lên ngự trên đài hoa Trời do Thượng Đế ban trong Tam Kỳ Phổ Độ .

 

1.3. NGHI LỄ HỘI THÁNH CAO ĐÀI CHIẾU MINH

TÒA THÁNH LONG CHÂU

 

Phải giữ gìn chuẩn mực cho mọi hình thức hoạt động đạo sự Quan Hôn Tang Tế, được sắp xếp gọn nhẹ phù hợp với một phái đạo vừa lo cơ Phổ độ vừa lo pháp đạo cơ Tịnh độ, nhưng tương đối đầy đủ về kinh lễ, kinh luật, nhạc, lễ, hòa. Về việc thờ phượng và kệ kinh luôn dựa trên nền tảng truyền thống lâu đời của Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu. 03 Nhạc, Lễ, Đồng nhi trong Ban Nghi Lễ khi đến các nơi tùy theo yêu cầu để làm nhiệm vụ đảm trách trong tang tế sự, tuyệt đối không nhận bất cứ một vật lễ nào của gia đình, người thân đáp tạ.

 

Nghi lễ là một trong những trọng tâm của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Nghi lễ đã được quy định những nét căn bản trong việc Quan hôn tang tế, biểu tượng thờ phượng, ý nghĩa cách cúng lạy v.v… Nghi Lễ Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh - Tòa Thánh Long Châu cũng là một công trình chung cho toàn phái đạo nầy. Lập thành Lễ Bổn được Hội Thánh kiểm duyệt và toàn đạo nhất trí cao để cùng thực thi trên đường hành đạo phụng sự nhơn sanh.

 

1.4. CÁCH CHẤP TAY VÀ XÁ, LẠY

 

          -Ý NGHĨA VÀ CÁCH CHẤP TAY

 

          Khi hai tay chấp lại, thì ngón tay cái của bàn tay trái khuyết ấn tý trong bàn tay trái, còn ngón tay cái của bàn tay phải thì chỉ vào khuyết Dần của bàn tay trái. Hai bàn tay chấp úp lại với nhau (hoa sen nở), khác cách chấp tay óp tròn (hoa sen búp).

 

 

          Dù đang đứng, quỳ, xá, lạy hay đang đánh chuông thì tay trái vẫn luôn luôn khuyết ấn tý trong bàn tay trái.

 

 

 

          Khi lạy xuống thì hai bàn tay ngửa ra, tay trái giữ nguyên khuyết ấn tý và nằm 1/3 trên bàn tay phải, tức trên 2 ngón Áp và Út của bàn tay phải.

 

          Ngón tay cái của bàn tay trái là Dương cực ở bàn tay Dương (bàn tay trái là bàn tay Dương) để khuyết ấn Tý là cung chỉ về “Thiên Khai ư Tý”, tức Trời khai vào Hội Tý. Còn dùng ngón tay cái của bàn tay phải là Âm Cực (bàn tay phải là bàn tay Âm) chỉ vào khuyến Dần của bàn tay trái (Nhơn sanh ư Dần: Người sanh vào hội Dần). Như vậy Âm cực chỉ vào khuyết Dần, Dương cực chỉ vào khuyết Tý là sự biểu hiện Người đang dâng lên Trời vậy.

 

          Đặc biệt: Người tu tịnh Phái Chiếu Minh trong việc lễ nghi cách chấp tay, xá, lạy luôn giữ khuyết ấn Tý một cách toàn diện. Nghĩa là dù khi xá hay khi lạy xuống, thì bàn tay trái vẫn luôn giữ khuyết ấn Tý. Hoặc lúc tay phải đang cầm dùi đánh chuông, thì bàn tay trái vẫn giữ xòe thẳng lên, để nơi ngực và khuyết ấn Tý.

 

- Ý NGHĨA KHI QUỲ VÀ LÚC ĐỨNG LÊN

 

          Khi đứng vào vị trí hành lễ hướng về Thiên bàn xá 3 xá rồi quỳ, Cách quỳ Nam bước chân trái tới, chân phải quỳ, chân trái quỳ theo. Nữ bước chân phải tới, chân trái quỳ, chân phải quỳ theo. Còn khi cúng xong lúc đứng lên thì Nam chân trái dựng lên trước rồi đứng lên. Nữ chân phải dựng lên trước rồi đứng lên, xá 3 xá rồi Nam Nữ đều theo hướng tay trái mà quay về phía sau xá 1 xá. Xong bước ra hai bên, nam theo nam, nữ theo nữ. sắp hàng thẳng hướng về Chánh điện. Chờ chuông xá đàn và mãn lễ.

 

          Cách quay về phía sau xá 1 xá, nghi nầy chỉ có tại Hội Thánh, Thánh Tịnh, Nhà Tịnh, Điện thờ Phật Mẫu vì những nơi nầy phía sau có bàn thờ Hộ Pháp còn Điện Thờ Phật Mẫu tuy phía sau không có bàn Hộ Pháp nhưng để tưởng nhớ khí Sanh quang của Đức Mẹ là nguồn sinh dưỡng luôn che chở và bảo vệ các con. Còn cúng tại Tư gia thì khỏi quay về phía sau để xá.

 

          - Ý NGHĨA VÀ CÁCH XÁ

 

          Việc xá lúc đứng hay quỳ hoặc khi lạy đều phải giữ đúng ý nghĩa Thiên Địa Nhân như sau: chấp tay đưa lên (Thiên), đưa xuống (Địa), rồi rút vào ngực (Nhân). Khi đưa lên hay đưa xuống không cần quá cao hay quá sâu mà chỉ cần có thể hiện tượng trưng là đủ.

 

          - Ý NGHĨA VÀ CÁCH LẠY

 

          + Khi lạy thì hai bàn tay ngửa ra và luôn giữ khuyết ấn tý trong bàn tay trái, Đồng thời, bàn tay trái (Dương) nằm 1 phần 3 trên bàn tay phải (Âm).

 

          + Lạy Thầy (Đức Chí Tôn) 12 lạy, (tức 3 lạy, mỗi lạy 4 gật) vì Thầy làm chủ Thập Nhị Khai Thiên.

 

          + Lạy Mẹ (Đức Phật Mẫu) 9 lạy. (Tức 3 lạy, mỗi lạy 3 gật) Vì Đức Mẹ làm chủ Cửu Thiên Khai Hóa).

 

          +Lạy Phật Tiên 9 lạy. (Tức 3 lạy, mỗi lạy 3 gật) Vì chư Phật Tiên trong hàng Cửu Thiên Khai Hóa).

 

          + Lạy Thánh Thần 3 lạy (Vì Thánh Thần vào hàng thứ 3 trong 5 bậc tiến hóa.

 

          + Lạy người sống 2 lạy (Vì 1 lạy Âm, 1 lạy Dương. Âm Dương là nguồn bản sự sống)

 

          + Lạy Vong linh 4 lạy (Vì 1 lạy Âm, 1 lạy Dương và 2 lạy Vong linh).

 

 

 

          1.5. THỈNH THÁNH

 

-Ý NGHĨA THỈNH THÁNH

 

          Thỉnh Thánh là lời thỉnh nguyện đầu tiên khi hành lễ trước Thiên bàn để trình các Đấng Vô Vi gồm lấy dấu Phật, Pháp, Tăng và 5 câu nguyện theo quy định của Phái đạo.

 

-CÁCH THỈNH THÁNH

 

          Thỉnh Thánh bao gồm sự kỉnh Phật, Pháp, Tăng và và 5 câu nguyện các Đấng như sau:

 

          + Hai tay chấp lại đưa lên trán niệm   : Nam mô Phật.

 

          + Đưa qua trái                                    : Nam Mô Pháp

 

          + Đưa qua phải                                    : Nam mô Tăng.

 

Rồi đưa lên trán từ từ xá xuống niệm:

 

          + Nam Mô Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Đại Thiên Tôn.

 

          + Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn.

 

          + Nam Mô Tam Giáo Tổ Sư, Tam Trấn Oai Nghiêm.

 

          + Nam Mô Ngôi Hai Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn.

 

          + Nam Mô Nhị Thiên Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn.

 

 

 1.6. LÔI ÂM CỔ

          Lôi Âm Cổ (trống chầu) để thực hiện các lễ nghi nơi Hội Thánh, Thánh Tịnh vào các kỳ Vía lớn hoặc ngày rằm nguơn thường lệ mới cúng Đại Đàn hoặc Trung Đàn.

 

          Các lễ Trung Đàn có dâng sớ nhưng khỏi Lễ sĩ đi dâng.

 

          Mỗi kỳ Đại Đàn hay Trung Đàn thì có đánh Lôi Âm Cổ và Bạch Ngọc Chung, còn Tiểu Đàn chỉ có Bạch Ngọc Chung mà thôi.

 

          Lưu ý: Trước khi đánh Lôi Âm Cổ hay Bạch Ngọc Chung cũng phải giỗ nhè nhẹ 2 tiếng để báo tin trước.

 

- KỆ LÔI ÂM CỔ ĐẠI ĐÀN

 

(Đọc 4 câu, mỗi câu 1 tiếng như sau):

 

+ Lôi âm thánh cổ triệt hư không.                 (1 tiếng)

 

   + Truyền tấu Càn Khôn thế giái không.       (1 tiếng)

 

   + Đạo pháp đương kim dương chánh giáo.   (1 tiếng)

 

+ Linh quang chiếu diệu Ngọc kinh cung.     (1 tiếng)

 

* HỒI TRỐNG THỨ NHỨT

 

+Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng tiếng cho đến 7 tiếng, rồi đánh nhồi 2 tiếng thành 9 tiếng.

 

+Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng tiếng cho đến 10 tiếng, rồi đánh nhồi 2 tiếng thành 12 tiếng.

 

+Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng tiếng cho đến 22 tiếng, rồi đánh nhồi 2 tiếng thành 24 tiếng.

 

* HỒI TRỐNG THỨ NHÌ

 

+Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng tiếng cho đến 10 tiếng, rồi đánh nhồi 2 tiếng thành 12 tiếng.

 

+Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng tiếng cho đến 22 tiếng, rồi đánh nhồi 2 tiếng thành 24 tiếng. Rồi đánh liên thinh đổ vót.

 

* HỒI TRỐNG THỨ BA

 

+Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng tiếng cho đến 10 tiếng, rồi đánh nhồi 2 tiếng thành 12 tiếng.

 

+Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng tiếng cho đến 22 tiếng, rồi đánh nhồi 2 tiếng thành 24 tiếng. Rồi nhịp nhè nhẹ và đánh mỗi lần 3 dùi, đánh đủ 4 lần là 12 dùi. Ấy là thâu Thập nhị khai thiên.

 

1.7. BẠCH NGỌC CHUNG

          - KỆ BẠCH NGỌC CHUNG ĐẠI ĐÀN

 

+ Thần chung khởi động thấu Diêm đô, (1 dùi)

 

+ Địa Tạng khai ân phóng xá cô.          (1 dùi)

+ Vận chuyển Tam kỳ châu hiển hiện,   (1 dùi)

+ Thành tâm sám hối thoát tù đồ.           (1 dùi)

 

* HỒI CHUNG THỨ NHỨT

 

+Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng dùi cho đến 7 dùi, rồi đánh nhồi 2 dùi thành 9 dùi.

        +Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng dùi cho đến 10 dùi, rồi đánh n nhồi 2 dùi thành 12 dùi.

 

* HỒI CHUNG THỨ NHÌ

+ Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng dùi cho đến 10 dùi, rồi đánh nhồi 2 dùi thành 12 dùi.

+ Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng dùi cho đến 22 dùi, rồi đánh nhồi 2 dùi thành 24 dùi. Rồi liên thinh đổ vót.

 

* HỒI CHUNG THỨ BA

+ Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng dùi cho đến 10 dùi, rồi đánh nhồi 2 dùi thành 12 dùi.

+ Nhịp nhè nhẹ rồi đánh từng dùi cho đến 22 dùi, rồi đánh nhồi 2 dùi thành 24 dùi. Rồi nhịp nhè nhẹ và đánh mỗi lần 3 dùi, đánh đủ 4 lần là 12 dùi. Ấy là thâu Thập nhị khai thiên./.

 

Cúng xong đánh chung bãi đàn.

 

          -KỆ BẠCH NGỌC CHUNG TIỂU ĐÀN

          - HỒI CHUNG THỨ NHỨT   (Kệ chung báo đàn)

(Đọc 3 câu, mỗi câu 1 dùi như sau):

 

+ Vân chung khấu hướng huệ trưởng Càn Khôn.     (1 dùi)

+ Pháp giới chúng sanh đồng đăng bỉ ngạn.               ( 1dùi)

+ Án dà ra đề dạ ta bà ha.                     (1dùi, Rồi 1 hồi vót)

 

- HỒI CHUNG THỨ NHÌ   (Kệ chung nhập đàn)

(Đọc 3 câu, mỗi câu 1 dùi như sau):

 

+ Thiết vi u ám tất giai văn.                                         (1dùi)

+ Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.                 (1dùi)

+ Án dà ra đề dạ ta bà ha.                       (1dùi, Rồi 1 hồi vót)

 

- KỆ CHUNG BÃI ĐÀN CỦA ĐẠI ĐÀN VÀ TIỂU ĐÀN

 

(Đọc 3 câu, mỗi câu 1 dùi như sau):

 

+ Đàn tràng viên mãn chức sắc qui nguyên, vĩnh mục từ ân phong đều võ thuận.                                                            (1dùi)

+ Thiên phong hải chúng quốc thới dân an, hồi hướng đàn tràn tận thâu pháp giới.                                                           (1dùi)

+ Án dà ra đế dạ ta bà ha./.                                 (1dùi),

 

Rồi 1 hồi vót, cuối cùng đánh 3 dùi là dứt./.

 

1.8. THANH CHUNG

          Thanh chung còn gọi là chuông

 

      - PHÂN BIỆT 3 LOẠI CHUNG:

          + Tiếng khắc chung, (dùi chung gõ nhẹ trên miệng chung rồi để luôn không giở lên, nghe âm thanh ngắn) là báo hiệu chuẩn bị đọc kinh, hoặc đọc sớ, hoặc khi quỳ xuống, khi đứng lên, khi lạy xong quỳ lên.

 

          + Tiếng chung vừa (gõ nhẹ, âm thanh ngân nhỏ) là báo hiệu xá, hoặc cúi đầu.

          + Tiếng chung lớn (gõ mạnh, âm thanh ngân to) là báo hiệu lạy.

 

          - CÁCH HẦU CHUNG HÀNH LỄ

          + Chung 3 tiếng báo tin chuẩn bị hành lễ

          + Chung 6 tiếng báo tin hiện diện đầy đủ.

          + Chung 9 tiếng xá đàn, bước vào vị trí.

          + Chung 12 tiếng xá, quỳ, và Thỉnh Thánh.

 

          Trong khoảng cách thời gian từ hồi chung 3, chung 6, chung 9, hoặc chung 12 không được khắc chung, không làm mất tiếng ngân của chung nầy bước sang chung khác.

 

          - CÁCH ĐÁNH CHUNG HÀNH LỄ

          + Cách đánh chung 3: Đánh 2 tiếng nhồi rồi 1 tiếng sau là chung 3.

          + Cách đánh chung 6: Đánh 2 lần chung 3 = là chung 6.

          + Cách đánh chung 9: Đánh 3 lần chung 3 = là chung 9.

          + Cách đánh chung 12: Đánh 1 tiếng rồi chung 3, đủ 3 lần như vậy là chung 12).

 

          Chung hành lễ dành cho mở đầu các lễ Đại đàn, Trung đàn, Tiểu đàn, Hoan, Hôn, Tang, Tế. Mỗi phần trong Quan, Hôn, Tang, Tế, Cúng Tứ thời hằng ngày, và các phần lễ khác như Lễ Thượng Tương, Lễ Thượng Phướn, Lễ Cầu siêu, Lễ Cầu an, v.v…

 

1.9. LỄ PHẨM THIÊN VÀ CÁC BÀN THỜ

 

-         BIỂU ĐỒ KHUÔN THỜ VÀ LỄ PHẨM

 

Khuôn ảnh thờ

       

0

       
 

3

     

1

     

2

Lễ Phẩm

       

4

       
 

9

   

7

5

6

   

8

 

          + Lễ phẫm Thiên bàn: Phần lễ phẩm Thiên bàn gồm có: 1 là Đèn thái Cực, 2 là Bình bông, 3 là Dĩa trái, 4 là Lư hương, 5 là Rượu, 6 là Bạch thủy, 7 là Trà, 8 và 9 là cặp đèn lưỡng Nghi.

 

 - BIỂU ĐỒ Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG 9 MÓN LỄ PHẨM TRÊN THIÊN BÀN

 

Số BIÊU ĐỒ

VẬT

TƯỢNG TRƯNG

PHỤ GHI

Số 1

Đèn lưu ly

Thái Cực

Tâm đăng

Số 2

Bình bông

Dương

Tiên Thiên ngũ sắc

Số 3

Dĩa trái cây

Âm

Hậu Thiên ngũ quả

Số 4

Lư hương

Ngũ Hành

Giới. Định. Huệ. Giải. Tri

Số 5

3 ly rượu

Khí

Chuyển

Số 6

Bạch thủy

Tinh

Tịnh

Số 7

Trà

Thần

Động

Số 8 và 9

Bộ chưng đèn

Lưỡng Nghi

Nhật Nguyệt

 

Trên đây là Nghi thức Thiên Bàn. Tất cả Lể phẩm trên Thiên bàn được quy định đúng với nghĩa lý cao siêu của đạo không thể thay đổi được. Thiên bàn là nơi thờ Thầy như một bản đồ lớn được vận hành trong Càn khôn vũ trụ. Tất cả các bàn thờ khác như bàn Quan Âm, bàn Quan Thánh, bàn Hộ Pháp v.v… tuy hình thức lớn nhỏ khác nhau nhưng vị trí lễ phẩm trên bàn mỗi bàn thờ đều giống như nhau không được thêm hay bớt bất cứ một lễ phẫm nào. Đó chính là giữ gìn thể pháp của Hội Thánh mình.

 

- ĐÈN THÁI CỰC đặt ở giữa gọi là Thái cực đăng, được thắp sáng liên tục trên Thiên bàn, tượng trưng cho nguồn gốc của vũ trụ, là động năng nguyên thủy và vĩnh cửu phát sinh hai năng lực Âm Dương trong trời đất để hóa sinh muôn loài, vạn vật.

 

Thái cực đăng còn tượng trưng cho tâm đăng như Kinh Đại Thừa Chân Giáo có dạy: “Ngọn đèn các con thờ chính giữa đó là giả mượn làm tâm đăng, Phật Tiên truyền đạo cũng do đó, các con thành đạo cũng tại đó...”

 

          Vậy, đèn Thái cực và hai tách nước âm dương tượng trưng Thái cực phân Lưỡng nghi, theo quan niệm về vũ trụ của người đông phương, cũng là quan niệm của Đạo Cao Đài.

- BÌNH HOAbiểu hiện cho sự xanh tươi tốt đẹp, chỉ về tinh là hình thể con người. Năm sắc hoa là tượng trưng cho năm mầu da trên thế giới: vàng, trắng, đỏ, xanh, đen.

 

- DĨA TRÁI CÂYxếp theo vị trí âm dương, trái cây tượng trưng cho Hậu thiên Ngũ vị đối với Tiên thiên ngũ khí. Trái cây cũng biểu hiện cho người tu hành được thành công đắc quả.

 

- LƯ HƯƠNG Lư hương chỉ về An Lư Lập Đảnh nên phải để ngay giữa. Ý nghĩa năm cây hương là Ngũ hành, Ngũ khí triều nguơn, hay gọi là Ngũ hương gồm: Giới hương, Định hương, Huệ hương, Giải thoát hương, Tri kiến hương.

          Đặc biệt: Người tu tịnh phái Chiếu Minh phải thể hiện Tam Bửu thoát ngoài Ngũ Hành nên Rượu, Trà, Bạch Thủy phải để bên ngoài Lư Hương cho hợp với sự chuyển vận của pháp môn nầy.

      Nhang chưa đốt thì gọi là cây nhang, khi đốt có mùi hương thì gọi là cây hương. Khi cắm 5 cây hương vào lư hương trên Thiên bàn thì cắm cây giữa (số 1) trước, rồi đến cây bên trái (số 2), rồi đến cây bên phải (số 3). Xong hàng trong thì tới hàng ngoài cắm cây bên trái (số 4) trước, rồi tới cây bên phải (số 5).

 

          Lưu ý: 2 cây hương ngoài so le với 3 cây hương trong để phía bên ngoài nhìn vào thấy rõ 5 cây hương. 5 cây hương có ý nghĩa như sau:

 

          + Giới hương: (cây hương số 1) nghĩa là phải giữ trọn giới cấm cho tâm mình trong sạch; do sợ luật luân hồi quả báo của trời, nên mới dấn thân vào đường tu niệm, khi vào đường tu niệm thì phải trọn giữ giới cấm cho tâm được trong sạch. Thuộc về Phật.

          + Định hương: (cây hương số 2) giới cấm rồi, thì phải học về Thể Pháp và Bí Pháp của đạo; lúc đó mới thiền định cho tâm thần an tịnh. Thuộc về Pháp.

 

   + Huệ hương: (cây hương số 3) nghĩa là thiền định rồi phát huệ; khi đã thiền định rồi, thì trở thành người có huệ sáng suốt, ấy là đoạt Pháp. Thuộc về Tăng.

   + Tri kiến hương: (cây hương số 4) nghĩa là phát huệ rồi gia công thêm nữa thì sẽ biết cái lẽ màu nhiệm của tạo hóa tức là đắc lục thông. Tri kiến, nghĩa là biết và thấy.

 

   Khi đoạt Pháp rồi, thì sẽ thấy được thế giới vô hình, và biết được sự mầu nhiệm của Đức Chí Tôn.

 

   + Giải thoát hương: (cây hương số 5) nghĩa là giải thoát luân hồi quả báo; được giải thoát luân hồi quả báo, tức là đoạt đến phẩm vị Phật.

 

Người tín đồ Cao Đài hàng ngày có 04 khóa lễ vào các giờ Tý, Mẹo, Ngọ, Dậu (thời Tý từ 11 giờ đêm đến 1 giờ khuya, thời Mẹo từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, thời Ngọ từ 11 giờ trưa đến 1 giờ trưa, thời Dậu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối); một ngày có 24 giờ, chia cho 12 tức là Thập Nhị Thời Thần, mỗi một thời có 2 tiếng đồng hồ.

 

+ Thời Tý: Đúng 12 giờ đêm là chính giữa của thời, là trung hoà chi đạo, là giờ giáp giới, ngày cũ hết, ngày mới bắt đầu, nên 12 giờ đêm 30 tháng 12 gọi là giờ giao thừa. Thời Tý là thời cực Âm sinh Dương, do nhất điểm Dương sinh chi thủy, vận chuyển càn khôn hóa sinh vạn loại. Cúng thời này phải dâng rượu và sẽ được hưởng khí sanh quang làm cho khí phách được mạnh mẽ, trí não sáng suốt.

 

+ Thời Mẹo: là thời Nguơn Thần, sau những giờ định tịnh mà phát khởi biến hóa, sinh trưởng muôn loài, do Âm Dương vãng lai giao thời, gọi rằng Thủy Hỏa ký tế, vạn loài hữu sinh. Cúng thời này phải dâng trà và sẽ được hưởng Thần lực làm cho Chơn Thần được khoẻ mạnh.

 

+ Thời Ngọ: là thời Nguơn Khí có đầy đủ ánh sáng Dương quang, soi thấu cả nguồn sinh khí của toàn thể muôn loài, tức là cực Dương sinh Âm, là nguồn tịnh dưỡng Nguơn Khí, nên phải cúng rượu. Khi đó sẽ được hưởng khí sanh quang nuôi dưỡng khí phách được an tịnh.

 

+ Thời Dậu: là thời Nguơn Thần, Âm Dương giao thời, Thủy Hỏa ký tế, vạn loại toại yên, nên phải cúng trà và sẽ nuôi dưỡng Chơn Thần an tịnh.

 

- BA LY RƯỢU là tượng trưng cho ba cõi: Hạ giới, Trung giới, Thượng giới, Khi cúng rót rượu ba phân tượng trưng cho ba bậc tu hành: Hạ thừa, Trung thừa, Thượng thừa; và ba bậc trí thức là: Hạ lưu, Trung lưu, và Thượng lưu.

 

+ Rượu: đặt ngay giữa. Rượu chỉ về Khí, Là một trong Tam bửu của các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.

 

+ Rượu Khí, nước trắng: Tinh, trà: Thầnlà Tam bửu để ngoài Lư hương là thoát Ngũ hành của Phái tu tịnh Chiếu Minh. Dĩa đựng tách nước trắng, dĩa đựng 3 ly rượu, và dĩa đựng tách nước trà để ngang nhau và gần nhau.

 

          Ba ly rượu : Khi cúng, dùng rượu trắng tinh khiết rót vào 3 ly, mỗi ly rót 3 phân rượu.

 

          Rượu tượng trưng KHÍ, mà Khí là chơn thần.

 

          Đức Chí Tôn dùng rượu tượng trưng chơn thần của chúng ta là muốn chơn thần cường liệt như rượu mạnh vậy.

          Tại sao chỉ rót 3 phân rượu vào mỗi ly ?

 

          Khi cúng đàn tại Thánh Tịnh, ly rượu do lễ sĩ dâng lên phải rót đủ 9 phân, và người tiếp lễ cầm nhạo rượu do lễ sĩ dâng lên, rót thêm vào 3 ly rượu có sẵn trên Thiên bàn cho đủ 9 phân rượu trong mỗi ly.

          Ba ly rượu đặt hàng ngang trên Thiên bàn có ý nghĩa giống như 3 cây nhang cắm hàng ngang trong lư hương (Án Tam tài), là để tượng trưng Tam tài: Thiên, Địa, Nhơn (Trời, Đất, Người).

          Ly rượu giữa tượng trưng Trời, 3 phân rượu tượng trưng Tam bửu (3 báu) của Trời là : Nhựt, Nguyệt, Tinh.

          Ly rượu bên tách trà tượng trưng Đất, 3 phân rượu nầy tượng trưng Tam bửu của Đất là : Thủy, Hỏa, Phong.

 

          Ly rượu bên tách nước trắng tượng trưng Người, 3 phân rượu tượng trưng Tam bửu của Người là : Tinh, Khí, Thần.

 

          Khi lễ sĩ dâng ly rượu và nhạo rượu lên trong lễ cúng Tiểu đàn hay Đại đàn tại Thánh Tịnh, người tiếp lễ cầm nhạo rượu lên rót thêm vào 3 ly rượu nầy cho đủ 9 phân, vì số 9 là số căn bản của Thiên Địa Nhơn:

 

          -Trời có trên hết là Tam thập lục Thiên (36 từng trời), phía dưới có Cửu Trùng Thiên (9 từng trời). Số 36 là bội số của số 9 căn bản. - Đất có Thất thập nhị Địa (72 địa cầu). Số 72 là bội số của 9. - Người thì có Cửu khiếu (9 lỗ), khi tu hành thì tiến hóa lên Cửu phẩm Thần Tiên, cũng lấy số 9 làm căn bản.

          Vả lại, theo Số học, ba số: 36, 72, 9 có ước số chung nhỏ nhất là 3, có ước số chung lớn nhứt là 9, cho nên, trước khi cúng thì rót 3 phân rượu, đến khi dâng Tam bửu thì rót rượu thêm cho đủ 9 phân rượu, có ý nghĩa như vừa trình bày. (Bội số là số lớn hơn nhiều lần, Ước số là số nhỏ hơn nhiều lần).

 

- TÁCH NƯỚC TRẮNG (bạch thuỷ): (Dương) đặt bên trái. chỉ về Tinh, là một trong Tam bửu của các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật. Nước trắng là Nước Dương là nguồn nước trên Trời mưa xuống để nuôi sống muôn loài, vạn vật.

 

          -Tách nước trắng, đặt bên tả của Thiên bàn, tượng trưng Dương. Chúng ta dùng nước thiên nhiên như: nước mưa, nước giếng, nước sông, nước phông tên. Các thứ nước nầy chỉ cần lọc cho tinh khiết, trong suốt, không nấu sôi.

 

          Còn 8 phân nước trắng tinh khiết tượng trưng Bát công đức thủy trong Ao Thất bửu nơi Cực Lạc Thế Giới ở cõi Thiêng liêng. (8 công đức của nước trong Ao Thất bửu là: lắng, sạch, trong, mát, ngọt ngon, nhẹ dịu, nhuần trơn, an hòa. Uống vào thì hết đói khát lo âu, bổ khỏe các căn của xác thân).

 

          Khi rót nước trắng hay trà, phải rót cho đủ 8 phân.

 

          Hai tách nước trắng và nước trà, tượng trưng Âm Dương, nên thường gọi chung là hai tách nước Âm Dương.

 

Nước trắng hay Bông đều chỉ về Tinh, rượu chỉ về Khí, trà chỉ về Thần. Tinh, Khí, Thần, là Tam bửu của 5 bậc tiến hóa Nhân, Thần, Tiên, Thánh, Phật.

 

          - TÁCH NƯỚC TRÀ (Âm) đặt bên phải. chỉ về Thần, là một trong Tam bửu của các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật. Nước trà là Nước Âm là nguồn nước trên Trời mưa xuống để nuôi sống muôn loài, vạn vật.Nước trà là Nước Âm là nguồn nước ở trong lòng đất, và biển cả, sông ngòi, rạch suối. Người ở miền đất cao, thì đào đất sâu xuống làm giếng lấy nước uống và nấu ăn. Người ở vùng đất thấp đồng bằng, thì dùng nước biển, sông, suối, rạch, ngòi dù mùa mưa hay nắng hạn. Người vật cũng nhờ đó mà sống, nên chén nước trà (nước đã nấu sôi) Nên dùng loại trà tốt, thơm tho để bên hữu Thiên bàn gọi là Âm.

 

         

 

          Nước trà còn có một ý nghĩa khác: nước trà tượng trưng THẦN, một trong Tam bửu của con người. Thần là chơn linh, linh hồn. Đức Chí Tôn dùng trà tượng trưng chơn linh là muốn chơn linh của ta điều hòa như trà vậy.

          Tại sao rót 8 phân nước Âm Dương ?

          Tách có 8 phân nước trắng tượng trưng 8 lượng của Nghi Dương, tách có 8 phân nước trà tượng trưng 8 lượng của Nghi Âm. Hai tách nước Âm Dương hiệp lại tượng trưng 16 lượng, tức là 1 cân, số 1 tượng trưng Thái cực. (1 cân = 16 lượng)

          Mặt khác, nước trà tượng trưng Thần tức là linh hồn của chúng ta. 8 phân nước trà tượng trưng Bát phẩm chơn hồn đầu kiếp xuống cõi trần làm chúng sanh. Như trong Phật Mẫu Chơn Kinh nêu rõ:

 

                                      "Càn Khôn sản xuất hữu

                             Bát Hồn Vận Chuyển hóa Thành Chúng Sinh".

 

          Hai tách nước trà và nước trắng nầy sau khi cúng xong có thể được Chức sắc đổ chung lại với nhau để hành pháp luyện thành Cam lồ thủy, dùng trong các bí tích: phép xác để tẩy trược chơn thần cho được trong sạch nhẹ nhàng, và phép giải bịnh để tẩy các trược khí trong cơ thể người bịnh.

 

          Tóm lại, tất cả những món đặt trên Thiên bàn đều có tính cách tượng trưng, để nói lên quan niệm về giáo lý và triết lý của Đạo Cao Đài.

 

          * Cái quan trọng của hai tách nước Âm Dương là ở chỗ nước trà và nước trắng, chớ không phải ở cái tách hay cái chung đựng nó; tách có quai hay không quai, bằng sành sứ, nhựa hay thủy tinh đều dùng được cả.

 

          * Tương tự như thế, cái quan trọng của ba ly rượu là ở chất rượu tinh khiết, chớ không phải nơi cái ly hay cái chung đựng rượu. Cái ly ấy có thể thấp hay có chưn cao, làm bằng ngọc quỳnh, sành, sứ, thủy tinh hay bằng nhựa, kể cả bằng kim loại, đều dùng được cả.

 

* Các ngày thường Thời Tý, Ngọ cúng rượu. Khi đọc bài dâng 01 trong Tam Bửu là bài dâng Tửu là đủ. Thời Mẹo, Dậu cúng nước Âm Dương tức là nước trắng và nước trà. Khi đọc bài dâng 01 trong Tam Bửu là bài dâng Trà là đủ.

 

* Còn các ngày lễ nơi Cơ sở đạo hay ngày lễ cúng trong gia đình cũng phải có Tam bửu đầy đủ.        Trong thời cúng khi đọc kinh tới phần dâng Tam bửu thì đọc bài dâng hoa (Tinh), dâng tửu (Khí), dâng trà (Thần) là đủ ý nghĩa Tam bửu.

 

- CẬP ĐÈN LƯỠNG NGHI 8 và 9 Hai cây đèn hai bên trái và phải, ngay trước bình hoa và dĩa trái cây, đây là hai cây đèn Lưỡng Nghi. Cặp đèn Lưỡng nghi ứng với đèn Thái Cực ở giữa, bên trong, tượng trưng cho nguyên tắc hóa sinh của vũ trụ “Thái cực sinh lưỡng nghi”.

 

          - PHÂN ĐỊNH VỊ TRÍ ÂM DƯƠNG

 

          Vị trí Âm, Dương – Trái, Phải trên Thiên Bàn hay mặt tiền của Cơ Sở đạo.

          Khi muốn nhận định về Âm Dương - Trái, Phải trên Thiên bàn hay mặt tiền của Cơ sở đạo thì người nhận định khi đứng trước nhìn vào Thiên bàn hay Cơ sở đạo phảinhận định được bên tay trái của Thầy là bên Dương, bên tay phải của Thầy là bên Âm.

 

1.10CAO ĐÀI BÁT QUÁI [2]

          Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu xây dựng Bát Quái Đài có khắc 8 chữ phía trên theo Cao Đài Bát Quái.

     Cao Ðài Bát quái 高臺八卦Thứ tự các quẻ trong Bát Quái Cao Ðài được Ðức Chí Tôn dạy trong Chú Giải Pháp Chánh Truyền như sau:

          Ðáng lẽ Thầy phải để bảy cái ngai của phái nam bên tay trái Thầy, tức là cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn đạo cho đủ Ngũ Chi nên Thầy buộc phải để vào Cung Ðạo là cung Ðoài cho đủ số. Ấy vậy, cái ngai của Ðầu Sư nữ phái phải để bên cung Khôn, tức là bên tay mặt Thầy."

 

          Các quẻ trong Bát Quái Cao Ðài có thứ tự giống như thứ tự các quẻ trong Bát Quái Hậu Thiên, nhưng lại chuyển theo chiều ngược lại.

 

          - Thứ tự tám quẻ khởi đầu từ Càn: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly,

Khôn, Ðoài:

 

          + Bát Quái Hậu Thiên chuyển theo chiều kim đồng hồ.

          + Bát Quái Cao Ðài chuyển theo chiều nghịch kim đồng hồ.

 

          - Cao Ðài Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái

          Bát Quái Hậu Thiên tượng trưng thời kỳ nhứt bổn tán vạn thù; Bát Quái Cao Ðài tượng trưng thời kỳ vạn thù qui nhứt bổn, nên có chiều quay ngược lại với Bát Quái Hậu Thiên.

 

          Trục Ðông Tây của Bát Quái Cao Ðài là Chấn Ðoài thì giống y trục Ðông Tây của Bát Quái Hậu Thiên.

          Trục Bắc Nam của Bát Quái Cao Ðài là Ly Khảm, ngược chiều với trục Bắc Nam của Bát Quái Hậu Thiên là Khảm Ly, để cho Thủy Hỏa trong hai Bát Quái đồ ký tế tương tác tức Âm Dương tương hiệp mà đắc đạo tại thế.

 

          Bát Quái Ðài nơi Tòa Thánh Tây Ninh là nơi để thờ phượng Ðức Chí Tôn và các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.

 

          Bát Quái Ðài xây theo hình Bát quái tức là một hình tám cạnh đều nhau, mỗi cạnh là một quẻ, xây cao 12 bực, ngoài lớn trong nhỏ, làm như bực thang đi lên, tượng trưng Thập nhị Thiên (12 từng Trời), hình thức của nó cũng giống như Cửu Trùng Thiên đặt nơi Ðại Ðồng Xã trước Tòa Thánh, nhưng Cửu Trùng Thiên chỉ có 9 bực tượng trưng 9 từng Trời.

          Trên mặt cao nhứt của đài nầy có cẩn 8 cung Bát Quái.

 


 

[1] Trích thuyết đạo, quyển 1, trang 59

 

[2]Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng (1940-2005) Bút hiệu Đức Nguyên

 

 

 


[1] Danh sách Các ngôi nhà đàn trích Tam Nguơn Giác Thế.