04...KỶ YẾU TỌA ĐÀM VĂN HÓA TRONG ĐẠO CAO ĐÀI TPCT

04...

ĐẠI ĐẠO  TAM KỲ  PHỔ ĐỘ

NĂM ĐẠO THỨ 89

BAN QUI ƯỚC ĐẠO CAO ĐÀI TP.CẦN THƠ

KỶ YẾU

TỌA ĐÀM

VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN

ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

 TRONG ĐẠO CAO ĐÀI

Cần Thơ, ngày 22 tháng 10 năm 2014

 

         CHƯƠNG TRÌNH

TỌA ĐÀM VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN

ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG ĐẠO CAO ĐÀI

                          ( Ngày 22 / 10 / 2014 )

 

NGHI THỨC:

-Tuyên bố lý do

-Giới thiệu đại biểu, khách mời

  -Niệm danh hiệu Đức Chí Tôn

-Tưởng niệm Bác Hồ kính yêu và các bậc Tiền Bối quá vãng 

NỘI DUNG: -

      1. Diễn văn khai mạc

      2. Tham luận

        *Tham luận đề dẫn của Ban Qui Ước

        *Các Tham luận:

           -Thánh Tịnh Long Thành

           -Cao Đài Thượng Đế

           -Thánh Thất Đông Thuận

           -Thánh Tịnh Trước Mai

           -Thánh Tịnh Chiếu Minh Minh Nguyệt

           -Cố vấn Ban Qui Ước

      3. Phát biểu của Thường Trực Mặt Trận Thành Phố

          Phát biểu của các Ngành, các Tôn Giáo

BẾ MẠC: -

           -Đáp từ của Ban tổ chức

           -Niệm danh hiệu Đức Chí Tôn

  -Mời dùng cơm chay thân mật.

 

 

 

LỜI KHAI MẠC TỌA ĐÀM

VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN

ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG ĐẠO CAO ĐÀI

                                                                                                                           BAN QUI ƯỚC

            Kính thưa…

          Hôm nay được sự cho phép của UBND Thành Phố Cần Thơ, sự ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi của các Ngành, các Cấp, Ban Qui Ước Đạo Cao Đài Thành Phố Cần Thơ tổ chức Tọa đàm chủ đề: Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc trong Đạo Cao Đài.

          Đây là một chủ đề lớn, vì văn hóa là một khái niệm không dễ định nghĩa. Định nghĩa văn hóa đã khó, mà xác định phạm vi của lãnh vực văn hóa cũng chẳng dễ. –Cái gì thuộc về văn hóa, cái gì không thuộc về văn hóa? Nhiều người quen gắn văn hóa với sách vở, kiến thức, học vấn. Tuy nhiên Đức Giáo Tông Thái Bạch dạy: “Đừng nên hạn hẹp hai tiếng văn hóa trong khuôn khổ, văn chương, chữ nghĩa, hay một số môn học đạo đức, mà phải quan niệm cho thật rộng, đúng nghĩa của nó”.

          Lời dạy trên cho thấy rằng, văn hóa có phạm vi rất rộng lớn, bao gồm rất nhiều lãnh vực. Định nghĩa nầy được Tylor (1832 – 1917) nhà nhân chủng học người Anh đưa ra lần đầu tiên vào năm 1871. Ông dùng từ văn hóa để nói đến toàn bộ một phức hợp bao gồm: “Trí thức, Tín ngưỡng, nghệ thuật, luật lệ phong tục và bất kỳ những khả năng, tiềm năng, bẩm sinh và tập quán mà con người xã hội có được…”.

          Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 trong lòng dân tộc Việt Nam. Do đó, khi đã có cộng đồng Tôn Giáo Cao Đài, thì có một nền văn hóa Cao Đài gắn liền với văn hóa Dân Tộc. Đức Giáo Tông Thái Bạch dạy tiếp: “Văn hóa dân tộc nói lên được tất cả những gì cao quí tốt đẹp của một dân tộc, từ văn học, triết học, nghệ thuật, phong tục, tập quán đến quốc túy, quốc hồn của dân tộc ấy”.

          Trong Tọa Đàm Văn Hóa Cao Đài và làm nổi bậc tryền thống dân tộc hôm nay, cho thấy rằng văn hóa Cao Đài không chỉ đơn thuần tiếp nối phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, mà trái lại văn hóa Cao Đài còn phục hồi để bảo tồn và phát huy những gì do hoàn cảnh, một số giá trị tốt đẹp đã bị lãng quên hay mai một.

          Những bài Tham luận trong cuộc Tọa đàm hôm nay, sẽ nêu lên một góc nhìn nét đẹp văn hóa Cao Đài trong nền Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc.

          Với tinh thần trên, T/m Ban Tổ Chức tôi xin tuyên bố khai mạc Tọa Đàm: Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc trong Đạo Cao Đài.

          Xin trân trọng kính chào và cám ơn quí vị.

LỜI KHAI MẠC TỌA ĐÀM

VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN

ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG ĐẠO CAO ĐÀI

                                                                                                                           BAN QUI ƯỚC

            Kính thưa…

          Hôm nay được sự cho phép của UBND Thành Phố Cần Thơ, sự ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi của các Ngành, các Cấp, Ban Qui Ước Đạo Cao Đài Thành Phố Cần Thơ tổ chức Tọa đàm chủ đề: Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc trong Đạo Cao Đài.

          Đây là một chủ đề lớn, vì văn hóa là một khái niệm không dễ định nghĩa. Định nghĩa văn hóa đã khó, mà xác định phạm vi của lãnh vực văn hóa cũng chẳng dễ. –Cái gì thuộc về văn hóa, cái gì không thuộc về văn hóa? Nhiều người quen gắn văn hóa với sách vở, kiến thức, học vấn. Tuy nhiên Đức Giáo Tông Thái Bạch dạy: “Đừng nên hạn hẹp hai tiếng văn hóa trong khuôn khổ, văn chương, chữ nghĩa, hay một số môn học đạo đức, mà phải quan niệm cho thật rộng, đúng nghĩa của nó”.

          Lời dạy trên cho thấy rằng, văn hóa có phạm vi rất rộng lớn, bao gồm rất nhiều lãnh vực. Định nghĩa nầy được Tylor (1832 – 1917) nhà nhân chủng học người Anh đưa ra lần đầu tiên vào năm 1871. Ông dùng từ văn hóa để nói đến toàn bộ một phức hợp bao gồm: “Trí thức, Tín ngưỡng, nghệ thuật, luật lệ phong tục và bất kỳ những khả năng, tiềm năng, bẩm sinh và tập quán mà con người xã hội có được…”.

          Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 trong lòng dân tộc Việt Nam. Do đó, khi đã có cộng đồng Tôn Giáo Cao Đài, thì có một nền văn hóa Cao Đài gắn liền với văn hóa Dân Tộc. Đức Giáo Tông Thái Bạch dạy tiếp: “Văn hóa dân tộc nói lên được tất cả những gì cao quí tốt đẹp của một dân tộc, từ văn học, triết học, nghệ thuật, phong tục, tập quán đến quốc túy, quốc hồn của dân tộc ấy”.

          Trong Tọa Đàm Văn Hóa Cao Đài và làm nổi bậc tryền thống dân tộc hôm nay, cho thấy rằng văn hóa Cao Đài không chỉ đơn thuần tiếp nối phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, mà trái lại văn hóa Cao Đài còn phục hồi để bảo tồn và phát huy những gì do hoàn cảnh, một số giá trị tốt đẹp đã bị lãng quên hay mai một.

          Những bài Tham luận trong cuộc Tọa đàm hôm nay, sẽ nêu lên một góc nhìn nét đẹp văn hóa Cao Đài trong nền Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc.

          Với tinh thần trên, T/m Ban Tổ Chức tôi xin tuyên bố khai mạc Tọa Đàm: Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc trong Đạo Cao Đài.

          Xin trân trọng kính chào và cám ơn quí vị.

BÀI THAM LUẬN:                                                                                   

VĂN HÓA TÔN GIÁO CAO ĐÀI

TRONG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM 

                                                      Giáo Hữu: Ngọc Việt Thanh

                                                                                          CHT Thánh Tịnh Long Thành

Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được các Nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hóa khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Hiện nay vẫn được duy trì gìn giữ và phát triển mạnh mẽ, kịp tiến hóa theo trào lưu xã hội, vì văn hóa  là sức mạnh mọi mặt về đời sống vật chất và tinh thần của con người, văn hóa luôn hổ tương đầy đủ trong mọi lĩnh vực trong xã hội.

Con đường phát triển tuy khác nhau của văn hóa bản địa tại các khu vực mỗi nơi ở thời nguyên thủy đầu tiên của Việt Nam,đã có những bộ lạc riêng từng bước phát triển thành dân tộc. Nhiều dân tộc thiểu số được gắn liền thành một dân tộc Việt Nam hào hùng: Hào hùng của thời xưa chống giặc và đắp giữ đê; trồng lúa; hào hùng của thời phá ách đô hộ giặc Nguyên; hào hùng của thời chống Pháp, chống Mỹ xâm lược để khí phách Việt Nam luôn ngời linh tỏ rạng.

Qua chiến tranh, Việt nam đã trãi hơn1000 đấu tranh với giặc Tàu, 100 năm đấu tranh với giặc Tây, và 30 năm đấu tranh với giặc Mỹ, do thời gian quá dài đã báo động tình trạng văn hóa nước ngoài xâm nhập tràn lanSự xâm nhập ồ ạt, khó kiểm soát của những luồng văn hóa ngoại lai diễn ra trên hầu hết các khía cạnh của đời sống văn hóa đã và đang dẫn đến nhiều nguy cơ đe dọa việc kế thừa;việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên,Việt Nam đã kết hợp rất nhiều tinh hoa Tôn Giáo của nhiều đất nước. Tôn Giáo là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Tôn Giáo ảnh hưởng lớn đối với đời sống, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội và tâm lý, Đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc.

Nhờ biết kết hợp tinh hoa của mỗi Tôn Giáo nên Việt Nam là một đất nước có rất nhiều Tôn Giáo, Việt Nam là quốc gia đa Tôn Giáo nên rất giàu lòng Đạo dức. Tinh thần Đạo đức dân tộc Nhờ có Tôn giáo lưu giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thểlàm cho văn hoá các dân tộc được bảo tồn. Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người mà tín ngưỡng, Tôn Giáo đã tô đậm nét vàng son cho văn hoá dân tộc ngày thêm rực rở.

          Ở đây muốn nhấn mạnh về Văn Hóa Tôn Giáo chính là một lý thuyết về đời sống tâm linh, về sự tôn kính, thờ phụng, nguyện cầu riêng, hay gọi là một quy ước văn hóa riêng của mình.

Ở đây cũng muốn nhấn mạnh về Văn Hóa Tôn Giáo Cao Đài. Đây là một Tôn Giáo nội sinh được Đức Thượng Đế Chí Tôn hình thành trên tinh thần Quy Tam Hiệp Ngũ. Tinh thân ấy chính là sự kết hợp tinh hoa của Đạo Phật, Đạo Tiên, Đạo Thánh, Đạo Thần, Đạo Nhân.

Đạo Cao Đài có nhiều Chi Phái, mỗi Chi Phái đều thờ riêng một vị Giáo Chủ của mình, nhưng tất cả các Chi Phái đều thờ chung Đấng tối cao là Đức Thượng Đế Chí Tôn và Đức Phật Mẫu

Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn dùng huyền cơ diệu bút thành lập tại Việt Nam Thánh Địa từ năm Bính Dần 1926, tính đến nay đã tròn 90 năm.  Toàn Đạo Cao Đài có một Truyền thống yêu nước vô cùng lớn lao rộng khắp,

Nền Đại Đạo đang được khai sáng trong lòng dân tộc, chỉ nhìn thoáng qua cũng khái niệm được về Đạo phục của người Đạo Cao Đài là một màu trắng tinh nguyên thể hiện sự trong sáng và tổng hợp sắc màu; và giữ nguyên kiểu dáng áo dài truyền thống của Việt Nam để toàn thể bổn Đạo dù đi đến nơi đâu cũng nhớ về quê hương đất tổ, nhớ về cội nguồn truyền thống dân tộc của mình. Chơn lý Đạo Cao Đài được Đức Chí Tôn dẫn dắt trên tinh thần phụng Đạo yêu nước, như Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Đức Chí Tôn dạy:

Vào vòng huynh đệ khá thương nhau,
Một đức trổi hơn một phẩm cao.
Quyết chí Thiên Ðường men bước tới,
Phải nhiều máu thịt mới đồng bào.

Nên nhiều Hội Thánh Chi Phái trong Đại Đạo luôn gắn bó với dân tộc trong suốt chặng đường lịch sữ đấu tranh giành độc lập cho đất nước.

Chỉ nhìn qua cách xưng hô trong nền Đại Đạo cũng thấy rằng Đức Chí Tôn thành lập Đạo để ban rãi cho toàn khắp nhân sanh một cách đồng đều, đồng đều trong sự  yêu thương, trong tình nhân loại, trong nghĩa Đạo Đời, như Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Đức Chí Tôn dạy:

Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng nhau một Ðạo tức cùng Cha.
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn nhau cho đặng chữ hòa.

          Tinh thần Đại Đạo là tinh thần rộng lớn được Đức Chí Tôn thể hiện qua tình thương yêu rộng lớn của Ngài mà dẫn dắt nhân sanh. Đức Chí Tôn là Đấng Cha chung của toàn nhân loại, Nhưng khi giáng trần khai mở Đạo, Ngài vẫn hạ mình xưng bậc Tiên Ông, là ý dạy cho đàn con trẻ về đức khiêm cung hòa ái. Vì tất cả là con cái của Ngài và Đức Phật Mẫu nên tất cả là anh em ruột thịt với nhau, dù một em bé mới lớn lên hay một cụ già 90 tuổi cũng gọi Ngài là Thầy, gọi Đức Kim Mẫu là Mẹ như nhau, nên tất cả chúng sanh tuy chênh lệch về tuổi tác nhưng cũng đồng anh em ruột thịt với nhau vậy.

Để giữ Đạo hạnh lễ nghĩa cho đúng cách của người Đạo Cao Đài, thì có nhiều cách cần được phân định rõ ràng như các bậc anh chị lớn cấp Hội Thánh của mình thì gọi là Anh Lớn, Chị Lớn. còn các bậc trưởng thượng khác hoặc lớn hơn nhiệm hành thì gọi là Đại Huynh Đại Tỷ. Ngoài ra còn có nhiều từ thay thế để tùy duyên áp dụng cho đúng cách như Sư Huynh Sư Tỷ, Đạo huynh Đạo Tỷ, Hiền huynh Hiền tỷ, Hiền đệ Hiền muội, hay Tiểu Đệ Tiểu Muội v.v… dù tùy duyên áp dụng  trong cách xưng hô với nhau như thế nào cũng luôn giữ nguyên vẹn những từ ý chung nhất là Huynh, Tỷ, Đệ, Muội, vì đó là nghĩa từ rốt ráo nhất mà Thầy đã phú cho. Nhờ cách xưng hô như thế nên mọi người ai cũng được nhắc nhở với nhau trong tình cốt nhục; càng thắm sâu trong nghĩa Đại Đồng, mặn nồng trong tình Đại Đạo; càng thắm thiết trong tình yêu thương của Thầy Mẹ.

Qua cách xưng hô và Đạo phục của người Đạo Cao Đài cũng như sự hạ mình của Thầy là ý tứ sâu sắc trong tình thương yêu của Thầy luôn điểm nhuận hồng ân cho toàn nhân loại; là nét Văn Hóa Đạo ngời linh, cũng như nguồn ân minh triết tuyệt vời của Đạo Cao Đài.

Do nguồn gốc phát xuất Đạo Cao Đài từ Cơ Bút nên trong thời Khai Đạo, có rất nhiều Cơ Sở Đạo được thành lập bộ phận Hiệp Thiên Đài, để Ơn Trên dùng huyền cơ diệu bút mà giảng Đạo, truyền Kinh, ban Luật. cho nên khi nói đến Thánh Ngôn Thánh Giáo Cao Đài là một kho tàng văn hóa vô giá vô tận. Thầy dạy: “Thánh Ngôn Thánh Gíao Cao Đài, đem ra chuyên chở một chài nào lưng”.

Các Đấng Vô Vi đã ban truyền Kinh, Luật, Luận không thiếu, Thánh ngôn Thánh Giáo có thừa. và có rất nhiều tác giả viết về Cao Đài cũng không ít.Hiện nay Đạo Cao Đài đã được Nhà nước cấp bằng pháp nhân cho rất nhiều Hội Thánh, Nhiều bằng di tích lịch sử cấp Quốc Gia; và nhiều bằng pháp nhân độc lập, Nên tất cả mỗi Cơ Sở Đạo nói riêng, toàn Đạo Cao Đài nói chung càng phải nhận thấy về ý thức Văn Hóa Đạo rộng lớn đáng tự hào, thì cần phải hết mình gìn giữ và phát huy cho thật đúng mức.  Muốn phát huy mạnh mẽ trong mọi hình thức hoạt động Đạo sự, thì nhất định phải rút kết kinh nghiệm thật nhiều trong những việc làm còn hạn chế, còn tồn động. Tìm được cái nguyên nhân  hạn chế, tồn động vẫn chưa đủ, mà còn phải phát huy bằng tâm giác ngộ, bằng ý chí cải cách, bằng nghị lực bản lĩnh, và bằng cả ý thức trí tuệ v.v…

Sự hạn chế trong nền Văn Hóa Đạo Cao Đài cho đến hiện nay như có một số tác giả nghiên cứu về ngày Khai Đạo vẫn chưa được thống nhứt một cách toàn diện. Về mặt khác, có những việc việc tồn động như ở Cần Thơ, Hậu Giang vẫn còn một vài Cơ sở Đạo đang gặp khó khăn về bộ phận đầu máy như đang dậm chân tại chổ, thậm chí đi lui, làm mất đi niềm tin trong cơ Đạo, nếu sự việc càng kéo dài, càng gây ảnh hưởng bất lợi rất lớn cho sự phát triển trong cơ Đạo, mà nguyên nhân chánh yếu chính là nhân sự, muốn cải cách về nhân sự của cả một bộ phận đầu máy là một điều rất khó trong mọi hình thức sửađổi. Dù sửa đổi nhưng chưa thật đúng mức thì chẳng khác nào còn dậm chân, còn chậm tiến. Vậy những ai là người Đạo Cao Đài thì không thể không chạnh lòng lo lắng trước cái nhìn những Cơ Sở Đạo nào còn đang vướng mắc những điều như thế, làm sao củng cố lại mọi mặt cho được vẹn toàn, để không phụ lòng những bậc Tiền Bối, Tiền Hiền đã ra công gầy dựng, bằng nhứng công sức và trí tuệ mới có được Cơ Sở Đạo bền vững cho đến ngày hôm nay, và bằng cả xương máu trong chiến tranh gian khổ mới có được bằng di tích lịch sử, có dược uy tín rộng lớn cả Đạo và Đời. Đây cũng là sự lo lắng của các cấp chính quyền, của Ban Qui Ước Đạo Cao Đài Thành Phố Cần Thơ mà toàn Đạo đang đặt niềm tin được sự hổ trợ thật nhiều cho việc cần được củng cố Đạo sự còn hạn chế nêu trên.

Hôm nay "Soi" vào lĩnh vực Văn hóa như được nhìn xa trông rộng, Văn hóa giúp nhận định về những điểm ưu, điểm khuyết được rõ ràng hơn. Nơi nào có nếp sống văn hóa cao là có nhiều uy tín, có tình yêu thương, có sự đoàn kết và có cả tinh thần nghị lực phấn đấu. Ngược lại, nơi nào còn hình thức cá nhân, còn tranh chấp đủ điều, còn thị phi lắm việc, thì nơi đó còn rất kém cõi về văn hóa, nên cần phải khắc phục, sửa sai, để kịp thời tiến hóa, khi nền văn hóa việt Nam đang đà phát triển toàn diện để kịp theo sự tiến hóa của toàn cầu. Chỉ có văn hóa là đại diện cho ánh sáng để đẩy lùi bóng tối. Như vừa qua tại biến đông, Khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, Việt Nam chỉ sử dụng bằng văn hóa, chiếu theo luật biển 1982 kêu gọi hòa bình, cuối cùng Trung Quốc cũng phải rút giàn khoan trái phép về nước. Đây chính là sự thắng lợi bằng văn hóa.của toàn quân, và toàn dân Việt Nam ta.

Nhà nước ta luôn quan tâm việc bồi dưỡng kiến thức cho các Tôn Giáo, hằng năm các cấp từ Trung Ương đến Địa Phương đều có mở ra nhiều khóa học nhằm cung cấp về Chính sách pháp luật nhà nước cho toàn Đạo được thông suốt. Các Tôn Giáo cũng đã và đang phấn đấu bồi dưỡng kiến thức Đạo sự cho trong bổn Đạo của mình. Gần đây Ban Qui Ước Đạo Cao Đài Thành Phố Cần Thơ cũng mở ra nhiều khóa học nhằm bồi dưỡng kiến thức Đạo sự cho toàn Đạo Cao Đài trong Thành phố. Các Thánh Thất, Thánh Tịnh đều có chương trình riêng trong những ngày cúng thường lệ hằng tháng để ôn học giáo lý. Càng thấu hiểu về triết lý Cao Đài nhìn nhau là anh em ruột thịt, càng yêu thương giúp đở hổ trợ nhau trong nghĩa Đạo tình Đời.

BÀI THAM LUẬN:                                                                                   

CAO ĐÀI CHÂN LÝ

THỰC HIỆN VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM

                                                      Giáo Sư: Ngọc Hoằng Thanh

                                                                                          CHT: Thánh Thất Đông Thuận

Kính thưa Quý vị !

Khi nói đến Đạo Cao Đài thì nhắc đến năm Bính Dần 1926, cũng là lúc nhân dân chịu lầm than thống khổ. Từ khi Đức Chí Tôn giáng trần lập Giáo tính đến nay gần tròn một Thế kỷ. Tuy cơ Đạo trãi qua quá trình xây chuyển đổi thay, trong nền Đại Đạo cũng phân hóa ra nhiều Chi, nhiều Phái. Ví như nước từ sông rạch đỗ về biển cả, rồi từ biển cả phản hồi lại trăm sông ngàn rạch để bù đắp phù sa.Tuy có lớn có nhỏ, cạn sâu do thời tiết thổ nhưng khác vùng miền, nhưng vẫn vượt qua mọi khó khăn của cuộc đời và Cơ Đạo, đến nay vẫn xanh cành nhuận lá trong quá trình hình thành và phát triển.

Tính đến nay có nhiều Phái Cao Đài đã được NNước, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công nhận pháp nhân, xây dựng hiến chương hành Đạo. Về phần nghi thức thờ phượng và hành lễ từng chi tiết có khác, nhưng các Hội Thánh Cao Đài đồng tin nhận Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế là Cha chung tất cả.Thế nên các tín đồ Cao Đài đồng thực hiện tôn chỉ Tam Giáo Qui Nguyên, thể hiện Từ Bi Bác Ái Công Bình, Hiệp Nhứt Ngủ Chi qua phương cáchhòa đồng Tôn Giáo, hòa hợp Dân Tộc, bài trừ mê tín, xóa bỏ kỳ thị, nhìn nhận các Tôn Giáo đồng là nguồn cội phát sinh, bởi Đức Thượng Đế vì sứ mạng cứu thế đđời.

Trước sự hiện diện Quý cấp Cơ quan lãnh đạo, Đảng NNước, Mặt Trận Tổ Quốc, cùng quí đạo tâm nam nữcho phép tôi thay mặt họ Đạo Cao Đài Chơn Lý kính chúc quý vị lời chúc mừng nồng nhiệt nht.

Kính thưa quí vị!

Trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhất là qua 2 cuộc  kháng chiến trường kỳ anh dũng. Nhìn chung các đồng bào, các Tôn Giáo ở Việt Nam đều có lòng yêu nước nồng nàn, đã có nhiều công sức đóng góp máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tdo thống nhất Tổ Quốc, có nhiều tchức và cá nhân đạt nhiều thành tích v vang, cũng là những tấm gương cho những thế hệ kế thừa, vì lòng dũng cảm cũng như sự hy sinh to lớn của những người đi trước.

Khi nói đến thời kỳ lập giáo của từng Tôn Giáo có khác, nhưng đối với Tôn Giáo Cao Đài đã trãi qua những thăng trầm, biến đổi của thời kỳ khai Đạo, chuyển Đạo và thành Đạo trong thời gian có khác, nhưng cũng vì lòng háo sanh của Thượng Đế, Tôn Giáo Cao Đài nói chung được v vang như ngày hôm nay! Cũng như nhiều Chi, nhiều Phái lập nhiều thành tích đấu tranh trong 2 cuộc kháng chiến, đó là những thành quả đạt được.Cho đến nay cũng nhờ sự quan tâm của Đảng và NNước, Mặt Trận Tổ Quốc thể hiện niềm tin của người Đạo Cao Đài nói riêng, của Tôn Giáo nói chung, an tâm phấn khởi, tạo sự đoàn kết gắn bó, tương thân tương trợ, đoàn kết giúp đời, thể hiện đúng theo tôn chỉ, mục đích của từng Tôn Giáosứ mạng cứu thế đđời.Xuất phát từ mục đích chung, đem tình yêu thương huynh đệ Đại Đồng, đoàn kết giúp đỡ nhau, thể hiện sự hòa hợp thương yêu, thực hiện các chủ chương của Đảng, tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống mang lại hạnh phúc cho mọi  người; đồng thời phát huy những giá trị văn hóa đạo đức của các Tôn Giáo, cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng và văn minh.

Kính thưa quí vị!

Thực tế cho thấy trong quan niệm văn hóa đạo đức Tôn Giáo, hầu hết các Tôn Giáo đều có qui điều chuẩn mực, “Nhơn hư Đạo bất hư”. Việt Nam là quốc gia đa Tôn Giáo, nhiều Dân Tộc, nhiều Tôn Giáo nhưng dẫn giữ được cơ bản như: Ngũ Giới Cấm, Tứ Đại Điều Qui, Nhơn quả trả vay, Cải ác tùng lương, Cải tà qui chánh…..Từ đó tôn trọng lẫn nhau, phát huy vai trò, xóa bỏ định kiến hoặc đối xử không tôn trọng lẫn nhau, không làm điều trái pháp luật, vì lợi ích của đất nước, của dân tộc, và Đức Lý cũng có nói: “Nước Nam rất hu hạnh được Ơn Trên chọn làm nơi mở Đạo Trời”, để được ân xá của Thầy ban, cũng nhằm giải được các oan nghiệt tiền khiên mà đem ra khỏi kiếp luân hồi, và cũng có thể do hạnh đức tu hành của mình mà đem đến Phẩm Vị Thiêng Liêng, cuộc sống an lành hạnh phúc.

Thánh giáo có câu:

Mỗi con biết kỉnh lời Thầy dạy,

Thì có đâu Đạo thất chơn truyền;

       Một đời mình sống ráng kiên,

      Ngày sau có thác Phật Tiên cũng gần.

Tôi xin kết thúc tham luận, trân trọng kính chàoXin cảm ơn !

BÀI THAM LUẬN:

BỔN PHẬN NGƯỜI TÍN ĐỒ

ĐẠO CAO ĐÀI TIÊN THIÊN

VỚI NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ

                                                            Giáo Sư: Thượng Nghiệm Thanh

   Trưởng Ban Đại DiệnCao Đài Tiên Thiên TPCT

Kính thưa hội nghị, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ được gọi tắc là Đạo Cao Đài ra đời năm Binh Dần 1926 đến nay là 89 năm, chia tách thành lập rất nhiều chi hệ phái.

Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên là một trong những Hội Thánh lớn hiện nay. Cao Đài Tiên Thiên tổ chức rất nhiều lễ hội, tô đậm nét văn hóa đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Chúng tôi xin nêu một số nét tiêu biểu như: Tổ chức nghi lễ, nhạc cụ, nhạc công, lễ sĩ, chức sắc, chức việc, tín đồ…

Năm 1970 Hội Thánh Tiên Thiên tổ chức Đại Lễ Cầu Nguyện Hòa Bình lập đài Ngưỡng Thiên tại Thánh Tịnh Ngọc Sơn Quang được Nhà Nước công nhận Di Tích Lịch Sử cấp Quốc Gia.

Các tiêu biểu trên thể hiện rất nhiều cho nền văn hóa Miền Trung và Nam Bộ.

Sau đây chúng tôi xin nêu đôi nét đặc biệt của người tín đồ khi Nhập Môn vào Đạo Cao Đài nói chung, Hội Thánh Tiên Thiên nói riêng, phải thực hiện các qui định của người tín đồ có nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư như sau:

-Nhập Môn vào Đạo thì người tín đồ phải lập minh thệ, câu minh thệ như sau: -“Từ đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Địa lục”.

*Lời minh thệ có 3 ý:

-Ý thứ nhất:

+Về mặt Đạo: là bắt buộc người nhập môn phải trung thành tuyệt đối với đấng Chí Tôn cao cả, nhất quán trước sau như một, không đổi dạ thay lòng, tạo cho vị tín đồ có một quan điểm lập trường kiên định, quyết đi là phải đi đến cùng.

+Về mặt Đời: Trung thành tuyệt đối với chế độ hiện hành, làm tròn bổn phận công dân, có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam mà nhiều đời qua ông cha ta đã gầy dựng.

+Về mặt cộng đồng, khi quan hệ láng giềng, chữ tín làm đầu trong mọi giao dịch, lời nói phải đi đôi với việc làm, khi hứa thì phải thực hiện cho bằng được, tạo niềm tin cho nhau nhằm thể hiện mình là một công dân có Đạo (Qui y Phật).

-Ý thứ 2: Hiệp đồng chư môn đệ, có nghĩa là khi vào Đạo rồi xem tất cả là con một cha, trò một thầy, dạy dỗ và dìu dắt lẫn nhau, chia ngọt xẻ bùi, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia, giúp nghèo, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, chị ngã em nâng, nếu kém khuyết thì động viên nhắc nhở. Đức Chí Tôn có dạy: “Sự thương yêu là chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh”, hòa thuận là lễ hiến cho Thầy rất trọng (Qui y Tăng).

-Ý thứ 3: Gìn luật lệ Cao Đài, Đạo Cao Đài có Tân Luật Pháp Chánh Truyền, hiện nay Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên được thể chế hóa thành Hiến Chương gồm : 12 chương, 49 điều.

Người tín đồ khi sống và làm việc theo Hiến Pháp, pháp luật là phải thực hiện tốt Hiến Chương của giáo hội, luật pháp của nhà nước, trong Hiến Chương có qui định cụ thể người tín đồ không đi ngoài đường lối đó.

Nếu tín đồ có công lao với Đạo, thành tích với đất nước, được giáo hội xét đề nghị khen thưởng, truy tặng, bằng ngược lại không tuân thủ luật lệ Đạo, luật lệ của đất nước, di phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an tòan xã hội, ảnh hưởng đến chế độ, ảnh hưởng giáo hội, thì giáo hội căn cứ Thập điều luật, Ngũ điều pháp mà thi hành, nếu Chức Sắc thì cách chức, bãi nhiệm, tín đồ thì trục xuất khỏi Đạo trả về cộng đồng trở thành công dân không có Đạo, sẽ được xử phạt theo pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Trong cộng đồng người tín đồ thực hiện nếp sống có văn hóa lành mạnh, có qui chế, qui định, qui ước của cộng đồng dân cư, thôn ấp, xã phường có trách nhiệm lẫn nhau, bảo vệ, giữ gìn, phát huy những văn hóa tốt đẹp, đẩy lùi tệ nạn xã hội, thói hư, tật xấu làm ảnh hưởng đến  nếp sống văn hóa lành mạnh của cả cộng đồng đang sinh sống, đó cũng là làm tròn câu minh thệ: gìn luật lệ Cao Đài, nếu sau có lòng hai thì Thiên tru Địa lục. Câu Thiên tru Địa lục là câu cuối của lời minh thệ, tức là Trời không dung, Đất không tha cho bất cứ ai mà ăn ở hai lòng (Qui y Pháp).

Kính thưa hội nghị: Bổn phận người Cao Đài Tiên Thiên phải giữ tròn lời minh thệ cho đến lúc lâm chung. Khi giữ tròn và thực hiện tốt lời minh thệ, phần Thiên Đạo sẽ đắc được phẩm vị Địa Thần, còn Thế Đạo là thể hiện được nếp sống có văn hóa truyền thống lâu đời của ông cha từ ngàn xưa cho đến nay, lập trường kiên định trước sau như một.

Nền văn hóa có trật tự, kỷ luật, kỷ cương trên dưới, lớn nhỏ có tổ chức hệ thống, đậm nét tôn sư trọng đạo, trên dạy dưới lấy lễ, dưới giáng trên đừng thất khiêm cung, trước mặt sau lưng cũng đồng một bực, đừng kính trước rồi lại khi sau…(trong Tứ đại điều qui).

Cùng chung sống với một cộng đồng xã hội biết thương yêu lẫn nhau, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn kỷ cương, phép nước.

Bổn phận công dân có Đạo thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi chính đáng của mình nhằm góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xây dựng giáo hội có hệ thống tổ chức lãnh đạo có một nền Văn Hóa Việt Nam Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc, tổng hợp sức mạnh trong cộng đồng dân cư, phát huy tốt vai trò người có Đạo

Kính thưa hội nghị, trên đây bài Tham Luận đôi nét về văn hóa của người tín đồ Cao Đài Tiên Thiên sống trong cộng đồng dân cư hiện nay. Xin chân thành cám ơn hội nghị đã để tâm lắng nghe.

Xin kính chào./.

BÀI THAM LUẬN:                                                                                   

ĐẠO CAO ĐÀI THỰC HIỆN

VĂN HÓA VIỆT NAMTIÊN TIẾN

ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

Giáo Hữu: Ngọc Vân Hương

                                                                          CHT Thánh Tịnh Chiếu Minh Minh Nguyệt

Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát

Kính thưa quý Đại Biểu!

Như chúng ta đã biết, đời sống con người có 2 mặt: một là vật chất hai là tinh thần, nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống, thì văn hóa đạo đức là nền tảng căn bản của tinh thần, vậy văn hóa rõ ràng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Nghị quyết hội nghị TW 5 khóa VIII đã xác định nền văn hóa của ta xây dựng là nền “Văn Hóa Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc”


VĂN HÓA TRONG ĐẠO CAO ĐÀI

Kính thưa quý vị! Đạo Cao Đài là Tôn Giáo nội sinh do Đức Chí Tôn  sáng lập chính thức vào năm 1926 tại Việt Nam, thể hiện văn hóa  đặc trưng tiêu biểu độc đáo tiến bộ của dân tộc Việt Nam, thể hiện qua từ hình thức lẫn nội dung như sau:


A. HÌNH THỨC VĂN HÓA VẬT THỂ TRONG ĐẠO CAO ĐÀI:

Đạo Cao Đài tạo ra nét văn hóa  qua Kiến Trúc từ Tòa Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh, với hai lầu chuông trống, đều có tam đài (Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Bát Quái Đài).

Một điểm mang tính toàn cầu là thờ Thiên Nhãn không phân biệt dân tộc nào, là ngôi Thái Cực Thánh Hoàng, tượng trưng cho ánh sáng tỏa khắp Vũ Tru,  còn biểu hiện sự soi xét biết rõ những hành vi ở thế gian, để con người không dám làm những chuyện khuất lấp…

Người Đạo Cao Đài ăn mặc theo truyền thống việt nam áo dài khăn đóng, bộ bà ba trắng, (chiếc áo dài  mang nét đẹp truyền thống, biểu tượng văn hóa dân tộc chứa đựng tâm hồn dân tộc, vừa duyên dáng vừa kín đáo,  luôn là niềm tự hào, là quốc phục của người  việt nam).

Kinh, Lễ, Nhạc của Đạo Cao Đài cũng mang âm hưởng của dân gian Nam Bộ với điệu nam xuân, nam ai, thể thơ song thất lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, dễ đọc dễ thuộc rất xúc tích.

B. NỘI DUNG VĂN HÓA TINH THẦN TRONG ĐẠO CAO ĐÀI

Đạo Cao Đài có đầy đủ hệ thống Giáo Lý, hệ thống Giáo Pháp, hệ thống Giáo Luật, hệ thống Giáo Quyền, hệ thống Giáo Phẩm.

I. NHỮNG ƯU ĐIỂM MANG TÍNH TIẾN BỘ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI



1. Đạo Cao Đài chủ trương tôn trọng tín ngưỡng của các Tôn Giáo, quan niệm rằng các Tôn Giáo trên thế giới đều từ một gốc mà ra, với chủ thuyết “Tam Giáo Đồng Nguyên Vạn Giáo Nhất Lý” Người tín đồ Cao Đài không thể dị ứng với các giáo lý, tín ngưỡng khác. Nên mang tính toàn cầu hóa, làm đa dạng và phong phú hơn về mặt tư tưởng giáo lý, nhằm đưa  con người đến chân thiện mỹ, qua năm bước đường hành đạo từ: (Hiền, Thần, Thánh, Tiên, Phật), tùy theo căn cơ trình độ.

2. “Thế Đạo Đại Đồng Thiên Đạo Giải Thoát”

 -Thế Đạo Đại Đồng: Về mặt Thế Đạo nhìn nhau con một Cha, thể hiện đại đồng nhân loại không phân biệt, kỳ thị tín ngưỡng, văn hóa, chủng tộc....

-Thiên Đạo Giải Thoát: Về Thiên Đạo là khoa hình nhi thượng học, là pháp môn tịnh luyện để mong cầu giải thoát, nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhứt bổn.

3. Trong giao tiếp người Đạo Cao Đài xưng hô với nhau rất thân thiện, gần gũi, giản dị, khiêm tốn, không quan cách, người đứng đầu cao nhất trong Đạo là Giáo Tông cũng chỉ xưng là Anh Cả mà thôi, còn Tín Đồ là em.

4. Trong hệ thống Tổ Chức Giáo Hội, thật chặc chẻ hoàn hảo để điều hành guồng máy Hành Chánh Đạo, có chủ quyền hẳn hòi, bảo vệ quyền lợi thiết yếu của nhân sanh, mang tính hiện đại tiến bộ văn minh dân chủ, gồm ba hội: (Nhơn Sanh hội, Hội Thánh Và Thượng Hội), ba hội này hiệp lại là quyền Vạn Linh ngang hàng quyền của Đức Chí Tôn.

5. Vai trò của Nữ Phái: Đây là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử các Tôn Giáo, là Nữ phái được giữ các trọng trách trong Hội Thánh như Nam phái, nam nữ bình quyền, Chức Sắc nam nữ cùng phẩm đều ngang nhau, đều bình đẳng.

6. Niềm tự hào của Dân Tộc:

“Từ đây nòi giống chẳng chia ba,

Thầy hiệp các con lại một nhà.

Nam, Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,

Chủ quyền Chơn Đạo một mình Ta”.



-Ngay từ giữa thập niên 20 của thế kỷ 20, những người đang mang thân phận một dân tộc nô lệ dưới ách thống trị xiềng xích của thực dân Pháp, lại được Đức Cao Đài dạy mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại Việt Nam, tuy nước nhỏ, nhưng Việt Nam sẽ sớm mở hội Niết bàn, tức là sẽ có một cảnh Thiên Đàng tại thế:


 “Hảo Nam bang! Hảo Nam bang!

Tiểu quốc tảo khai hội Niết bàn”

(Tốt thay nước Nam! Tốt thay nước Nam!Nước nhỏ mà sớm mở hội Niết bàn).



7. Quan niệm của người Đạo Cao Đài đối với Chủ Nghĩa Xã Hội:

- Chủ Nghĩa Xã Hội là một chủ nghĩa công bằng, không có tình trạng người bốc lột người, xóa bỏ giai cấp, mọi người đều bình đẳng, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, tột cùng đi đến nhân loại đại đồng.

- Cũng tương tự như thế, đường lối tôn chỉ của Đạo Cao Đài là thực hiện chủ nghĩa thương yêu, để đạt mục đích đưa nhân sanh đến cơ tuyệt khổ đại đồng, mà cơ tuyệt khổ đại đồng của Đạo Cao Đài có hai mặt: giải khổ về phần Thể Xác và giải khổ về phần Linh Hồn. (giải khổ về phần thể xác tức là làm cho đời sống của con người được hoàn toàn ấm no, hạnh phúc, phải được tự do bình đẳng).

- Như vậy mục đích của Chủ Nghĩa Xã Hội cũng đồng với mục đích giải khổ về phần thể xác của Đạo Cao Đài nếu thực hiện đúng.

- Đạo Cao Đài thực hiện mục tiêu sứ mạng vi nhân, là nhập thế phụng sự đất nước, phụng sự nhân sinh, đồng hành với dân tộc, sẳn sàng chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng quê hương đất nước, thể hiện qua hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ.


II.   TRONG BỐI CẢNH MỚI HIỆN NAY:


ƯU ĐIỂM:

-Đạo Cao Đài trong Thành Phố Cần Thơ, có một số Thánh Tịnh, Thánh Thất, thực hiện tốt văn hóa về hình thức lẫn tinh thần, Cơ sở Thờ Tự khang trang sạch đẹp, trang nhã, Chức Sắc Chức Việc nơi đó có đức hạnh tiêu biểu, là trung tâm đoàn kết thương yêu, được mọi người kính phục, có trình độ giáo lý căn bản, có khả năng hướng dẫn, giải thích những thắc mắc của tín đồ, hóa giải những rắc rối phiền não trong đời sống gia đình, nhắc nhở tín đồ, tự hoàn thiện hỏa bản thân mình, sống tốt Đời đẹp Đạo.



- Thường xuyên hướng dẫn tín đồ học tập giáo lý, giữ gìn luật Đạo gồm tam pháp bảo: (Ngũ Giới Cấm, Tứ Đại Điều Qui, Bài Thương Yêu). Đào tạo một số tu sĩ thừa kế tương lai, am hiểu giáo lý căn bản, bình đọc lại những đàn cơ có nội dung hay, tổ chức cấm trại vui chơi giải trí, hái hoa đạo đức, góp phần bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bỉnh đẳng nam nữ, đem lại lối sống lành mạnh, gia đình hạnh phúc nhất là trong tín đồ Cao Đài.



-  Làm công tác từ thin rất tốt, quỷ lạo phát gạo phát quà, giúp đỡ bà con nghèo khó neo đơn, hổ trợ học sinh nghèo vượt khó, đóng góp cất nhà tình thương, xây cầu đắp lộ, hốt thuốc nam, nêu cao tinh thần: mình vì mọi người, lá lành đùm lá rách.

*Những Thánh Thất Thánh Tịnh trên thật tiếu biểu đáng trân trọng, góp phần xây dựng quê hương đất nước, làm tăng vẻ đẹp Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc, góp phần làm cho Nước vinh Đạo sáng.



 KHUYẾT ĐIỂM: Còn lại một số cơ sở Đạo Cao Đài khác, rất trì trệ, thiếu văn hóa từ hình thức lẫn nội dung, kết quả những nơi ấy bổn đạo rời rạc, xuống dốc trầm trọng, không thể phát triển được, đi dần đến tiêu hoại.

NHỮNG LÝ DO HẠN CHẾ:

Chưa thể hiện hết vai trò Chức Sắc lãnh đạo, thiếu tự lực, còn ỷ lại Thiêng Liêng.Đa phần thiếu trình độ, thiếu năng lực, thiếu sự học hỏi giáo lý, thiếu đạo hạnh, mất đoàn kết nội bộ, không áp dụng triệt để luật Đạo, không hiểu luật Đời, không giữ đúng nội quy căn bản, nên khó thuyết phục nhân sanh vào Đạo, không thể phát triển tín đồ được, vì hiện nay dân trí rất cao.

Những cơ sở có tính cách gia đình, không hoạch định cho tương lai, chưa đào tạo được thế hệ kế thừa.



ĐỀ NGH:

1. Cần học tập kinh nghiệm những Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh, có hoạt động tiêu biểu, phát triển tốt.

2. Để phát huy đúng mức những ưu điểm của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, các chi phái, cần tạo điều kiện sớm thống nhứt Cao Đài, thành lập Giáo Hội Trung Ương, tạo thành sức mạnh chung, có điều kiện mở trường lớp chính quy, để cơ cấu trong hệ thống lãnh đạo, phải có nguồn kinh phí đào tạo chức sắc tu sĩ, có nơi dưỡng lão, để chức sắc chức việc phế đời hành đạo yên tâm phục vụ.

-Kính thưa quý Đại Biểu! Nói đến văn hóa tức là nói đến con người. Con người vừa là chủ thể, lại vừa là sản phẩm của văn hóa,  người Đạo Cao Đài phải ý thức rằng, hoàn thiện hóa trong hệ thống lãnh đạo rất là quan trọng, chức sắc, chức việc là người thay mặt Thượng Đế, thế Thiên hành hóa, dìu dắt Nhân Sanh cả Đạo lẫn Đời, tùy theo vị trí và quyền hành của mình mà thực hiện, Chức Sắc Chức Việc là người phải gương mẫu, có đức hạnh tốt. Cho nên khẳng định, nơi nào có con người hoàn thiện là nơi đó sẽ có sự ủng hộ cao, sẽ có được tất cả những điều kiện phương tiện cần thiết.

-Đạo Cao Đài được phát sinh trong lòng dân tộc, là một phần di sản, Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc, Đảng, Nhà Nước cần được quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, gìn giữ và phát huy, nếu không có ý thức bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc, sẽ dẫn tới đánh mất đi, trước nền văn minh hiện đại ''quốc tế hóa''.

Bài tham luận đến đây đã hết, xin trân trọng kính chào và cám ơn


Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha T
át.

 

NNNN

   

BÀI THAM LUẬN

CAO ĐÀI PHÁT TRIỂN

VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN

ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

                                                                 

Trí Chơn Thanh

Phó Hội Trưởng Thánh Tịnh Thiên trước

hậu thế noi theo cùng thừa hưởng. Vậy là những người theo sau đều tự 1. Dẫn nhập: thấy có bổn phận bảo vệ và săn sóc tinh thần truyền Truyền thống hào hùng của dân tộc chính là tinh hoa văn hóa dân tộc. Ngày nay chúng ta có trách nhiệm bảo vệ và phát huy tinh hoa văn hóa này theo hướng văn hóa tiên tiến Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như lời Ơn Trên đã dạy dù phải bách chiến thiên ma cũng bền lòng giữ vững tinh thần ấy để phát huy cho đoàn hậu thế.

2. Văn hóa dân tộc – Văn hóa tiên tiến dân tộc:

Nói về văn hóa dân tộc ĐứcLýGiáoTôngVôViĐại Đạo có dynhư sau:

1.Vănhóalàsảnphẩmtinhthầncủaxãhộidântộc.Văn hóacóảnhhưngmộtphầnrấttotáttrongxãhộinhânloại. Nótếnhịmàbaola,trmlặngmàmạnhmẽ,cóthểđưadân tộctừchỗđồitrụytrởvcuộcsốngthanhcao.….”[1]

 Vănhóadântộcnóilêưctấtcảnhngcáigìcaoquí tốt đp của một dân tộc từ văn học, triết học, nghệ thuật, phong tục tập quán đến quốc hồn quốc túy của một dân tộc ấy

Nói đến văn hóa dân tộc thì phải nói đến bản sắc văn hóa dân tộc bởi lẽ:

Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và những hoạt động thực tiễn trong lịch sử hình thành và phát triển dân tộc. Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xóm, dân tộc. Đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…

Văn hóa tiên tiến dân tộc Việt nam phải được xây dựng dựa trên những nét tinh hoa văn hóa dân tộc với nền tảng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Bản sắc văn hóa dân tộc luôn thể hiện trong mỗi tín đồ Cao đài:

Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xóm, dân tộc. Đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…

Dân tộc Việt Nam với dòng máu lạc Hồng, nòi giống Rồng Tiên để chúng ta có quyền “Tự hào hai tiếng Việt nam”.

Việt Nam ơi! Hãy nắm chặt tay
Tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng
Nào ta hát, khúc hát Việt Nam
Con cháu rồng tiên, con cháu Lạc Hồng
Tự hào hai tiếng Việt Nam.

Trong đấu tranh dựng nước và giữ nước dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm bằng ý chí và lòng yêu nước, bằng trí thông minh, tài thao lược, nhân nghĩa và văn hoá Việt Nam, tỏ rõ là một dân tộc giàu tài năng, dũng cảm, thông minh và sáng tạo. Một Lý Thường Kiệt với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên:

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lời dịch:

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Một Trần Hưng Đạo với ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên Mông xâm lược, giành thắng lợi lẫy lừng, "tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên"[2]. Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng "thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần"[3]. Một Nguyễn Trãi với việc đem “Đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Một Nguyễn Huệ với biệt tài thao lược thần tốc táo bạo “đánh cho giặc không còn một chiếc xe, một mảnh giáp quay về; đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ”. Một Hồ Chí Minh với “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”.

Đây quả là quốc hồn, quốc túy dân tộc, là tổng hợp những giá trị văn hóa truyền thống trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, những giá trị này được Ơn Trên khẳng định:… những người theo sau đều tự thấy có bổn phận bảo vệ và săn sóc tinh thần truyền thống cao đẹp của cha ông để lại, dù phải bách chiến thiên ma cũng bền lòng giữ vững tinh thần ấy để phát huy cho đoàn hậu thế”.

Rõ ràng, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết được các Đấng nhắc nhở hết sức rõ ràng, cụ thể hơn bất cứ một văn bản nào: dù phải bách chiến thiên ma cũng bền lòng giữ vững tinh thần ấy .

Tinh thần yêu nước, bảo vệ giống nòi không hề thiếu trong Đạo Cao Đài:

TrongcuộcchiếnchốngPháp,tinbốiCaoTriuPhát đứng đầu mặt trận Giồng Bốm chống giặc. Ngài đã kêu gọi,vnđộnghơnhaingàntínđồCaoĐàiMinhChơn Đạo tại CàMau,BcLiêu,RạchGiá,HàTiêntptrungvềTòa ThánhNgọcMinh đánh Pháp lập trận chiến Giồng Bốn oai hùng.

Là báo cáo đề dẫn của đạo tỷ Lễ Sanh Hương Thủy- Đại diện Ban quy ước Đạo Cao Đài TP. Cần Thơ trong ngày họp mặt Nữ phái Cao đài lần thứ 2, nhiệm kỳ 2014-2018 diễn ra vào ngày 04.8.2014 tại Thánh Tịnh Thiên trước thì số lượng nữ tín hữu Cao Đài tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua không ít. Họ là những người vợ, người mẹ, người em, người chị anh hùng trong chiến đấu, đảm đang trong lao động, xứng đáng là “Phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà”.

 Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương bao la rộng lớn, yêu gia đình, yêu làng xóm, yêu quốc gia dân tộc và kính trọng bề trên. Chính tình yêu đó được lập đi lập lại qua các thế hệ và “sự lập lại” đó đã ăn sâu vào huyết quản của mỗi con người mang dòng máu Việt Nam, yêu thương mà như không yêu thương mới gọi là yêu thương, tức là yêu thương mà không đòi hỏi có sự đáp trả lại, không có hậu ý, giống như muốn người tốt trước mình phải tốt. Và cũng chính trong sự yêu thương, kính trọng đã tạo nên một tín ngưỡng mà Đức Chí Tôn Thượng phụ chọn Việt nam là đất nước khai sáng mối đạo vàng cho nhân loại kỳ ba. Đó là một vinh dự và hạnh phúc cho dân tộc ta. Song để khai sáng ra mối đạo không phải dễ, là một công trình và các Đấng Thiêng Liêng chuẩn bị từ rất lâu. Lịch sử cho chúng ta thấy rằng có bàn tay của Thượng đế bảo vệ đất nước Việt Nam. Đúng vậy, không phải ngẫu nhiên mà một đất nước nhỏ bé về diện tích lẫn dân số mà có thể chiến thắng hết quân xâm lược này đến quân xâm lược khác (chiến thắng đô hộ giặc Tàu trên một ngàn năm, đô hộ giặc Tây hơn một trăm năm và giặc Mỹ hơn hai mươi năm). Điều kỳ diệu ở đây là khi Việt nam sắp bị đồng hóa thì thấy xuất hiện một vị tướng tài đứng ra lãnh đạo dân tộc chiến thắng kẻ thù, một sự chiến đấu không cân sức như châu chấu đá xe thật nực cười “Nực cười châu chấu đá xe”[4], nhưng chiến thắng ngoạn mục “Tưởng đâu chấu ngã ai dè xe nghiêng”[5].  Rõ ràng, có một sự sắp xếp huyền bí giữ gìn dân tộc Việt nam đến ngày nay để Đức Thượng Đế khai Đạo, để chúng ta được sáng ra trong ánh đuốc Thiêng Liêng của Thượng Đế. Một ân ban vô cùng to lớn mà không phải dân tộc nào cũng có được. Chúng ta có được hồng ân bao là này là do lòng nhân ái của chúng ta.  Thầy nói rất rõ trong lựa chọn của mình: “CácconlàdântộcVitcũngnhưcácdân tộc khác sanh trưng ti quả địa cầu này. Tình thương Tạo Hóa  cũng  ban  đồng  cho  các  con  cũng  như  các  con  kc, nhưng dân tộc các con đã đau khổ quá nhiu. Non sông TQuốccácconđãbịgiàyolâuđi,nhưngcácconđưctrội hơnchúngvềđctin,vềlòngđạođc,ngưngmThưngĐế và các Đấng Trọn Lành. Tình thương các con không thiếu, lòng hiếu hòa các con có tha; do đó, dân tộc các con mi hạnhngộĐạiĐạoTamKỳPhổĐộ.

Nói về lòng nhân ái:

Đức Chí Tôn dạy về tình thương rất cụ thể:         

 “Thầy thường nói với các con rằng Thầy là Cha của sự thương yêu. Do bởi thương yêu, Thầy mới tạo thành thế giới và sanh dưỡng các con. Vậy thì các con sản xuất nơi sự thương yêu, các con tức là cơ thể của sự thương yêu.
…Vậy Thầy cấm các con từ đây, nếu không đủ sức thương yêu nhau, thì cũng chẳng đặng ghét nhau”

Đức mẹ Diêu trì Kim mẫu dạy yêu thương rất dễ hiểu :

“Con hãy yêu thương kẻ ghét mình

Thương đời mạc kiếp khó tồn sinh

Thương thân cá chậu vòng oan nghiệt

Thương phận chim lồng chốn nhục vinh

Thương kẻ tội tình chưa thức tỉnh

Thương người mê muội mãi u minh

Thật vậy, yêu thương người yêu thương mình thì dễ làm, chứ yêu thương kẻ ghét mình nói dễ nhưng làm rất khó. Nhưng khó không có nghĩa là không thực hiện được, khó mà làm được thì công mới quý sẽ được đền bù xứng đáng.

5. Văn hóa tiên tiến dân tộc với Đạo Cao Đài:

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (khóa VIII) tháng 7 năm 1998, đã ra Nghị quyết chuyên đề về: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", xác định những quan điểm cơ bản:

 Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Năm là, văn hóa là một mặt trận. Bản sắc dân tộc và tính tiên tiến của nền văn hóa phải được thẩm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, co cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại song phải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc.

Như vậy, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau:

Xây dựng con người Việt nam theo hướng chân, thiện mĩ.

Xây dựng môi trường văn hóa đẹp

Phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật

Phát triển sự nghiệp giáo dục

Đào tạo khoa học - công nghệ

Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá dân tộc.

Xây dựng con người Việt nam theo hướng chân, thiện mĩ:

Hướng con người đến xã hội đại đồng. Đây là một xã hội đạo đức mà Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng mong mõi ở chúng ta. ĐứcQuan Thế Âm Bồ Tát có dạy:

“…Biết rằng mỗi người sanh trưởng tại Thế gian này đều có mang theo cái duyên nghiệp tốt hoặc xấu đó là lành hoặc dữ trong kiếp quá khứ. Sự mở đạo của Thượng Đế là muốn cho tất cả nhơn sanh, dầu trong thời kỳ trả quả cũ, không gây nghiệp mới bằng cách tu thân lập hạnh, bồi công lập đức để mọi người, mọi chỗ, mọi nơi đều hướng thiện, ăn ở đối xử với nhau cho phải Tình phải Nghĩa, phải Đức, phải Nhân để trong cõi đời này có một xã hội đại đồng đạo đức, tương thân, tương ái tương trợ liên kết nhau, xem hạnh phúc của mọi người như hạnh phúc của mình mà không dám làm gì tổn thương cho tha nhân. Nhìn sự đau khổ thất thoát của người như sự đau đớn thất thoát của mình, mà tìm cách che chở đỡ nâng, giúp an ủi. Nếu toàn thể nhân loại có một xã hội đại dồng đạo đức như vậy thì mọi người hưởng an lạc thái hòa biết bao.

Xây dựng môi trường văn hóa đẹp

- Đức Cao Triều: “Đại đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến chỗ đại đồng thế giới, không còn kỳ thị phân chia phù hợp xu hướng văn minh tiến bộ, tạo cảnh giới an lạc, thái bình, hạnh phúc trần gian và siêu xuất thế gian

Phát triển khoa học công nghệ:

Thánh giáo Cao Đài dạy rõ:

“Làm sứ mạng vi nhân là giữ vai trò thực hành đạo Tài thành, bớt chỗ dư, bồi chỗ thiếu để làm cho cuộc sống nơi chốn hữu hình có đầy đủ tính chất chân thiện mỹ. Trí tuệ con người thừa hưởng từ khối óc siêu việt của Đức Thượng Đế là để khám phá, phát minh,, làm nên những công trình có ích, phục vụ cho cuộc sống hạnh phúc thế gian. Trời đã tạo sẵn nguồn nguyên liệu vô hạn từ hữu hình đến vô hình để con người hợp tác tìm kiếm, chế tác ra những sản phẩm vật chất cho chính con người thừa hưởng."

Phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật:

Đức Giáo Tông Vo vi Đại Đạo đã dạy:

Vănhóalàsảnphẩmtinhthầncủaxãhộidântộc.Văn hóacóảnhhưngmộtphầnrấttotáttrongxãhộinhânloại. Nótếnhịmàbaola,trmlặngmàmạnhmẽ,cóthểđưadân tộctừchỗđồitrụytrởvcuộcsốngthanhcao.

Phát triển sự nghiệp giáo dục:

Đức Cao Triều Tiền bối dạy:

Kiểng non khéo uốn sẽ thành Rồng,

Dạy dỗ nhờ người biết cảm thông;

Phân nước đủ đầy cây trái đẹp,

Xanh cành, rậm  lá đẹp vườn hồng

          Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá dân tộc:

TrongthánhgiáoCaoĐài,ĐứcLýGiáoTôngVôViĐại Đạo có dynhư sau:

1.Bảnchấtcủa vănhóalàđạođc.Hìnhthccủanólàngôntchươngcú, giáo dục...

2.Đngnênhạnhphaitiếngvănhóatrongkhuônkhổ vănchươngchữnghĩahaymộtsốmônhọcđạođc,màphải quan nim cho thật rộng, đúng nghĩa của nó.

Vănhóađạođứccónhnggìtốtđpsâusắctronglãnh vctriếthọc,đạolý,thnlinhhọc,từnhânsinhquanđếnvũ trụquan,sựliênhệgiaTrivàconngưi,sựliênhệgia Trivàvạnvật,sựliên hệgiaconngưivà conngưi,sự liên hệgia con ngưi và vạn vật, v.v.

Vănhóadântộcnóilêưctấtcảnhngcáigìcaoquí tốt đp của một dân tộc từ văn học, triết học, nghệ thuật, phong tục tập quán đến quốc hồn quốc túy của một dân tộc ấy!

6. Tóm lại:

Văn hóa dân tộc Việt nam là tài sản vô gia của dân tộc, là kết tinh của văn hóa dân tộc trên nền tảng bản sắc văn hóa dộc tộc, nên ai ai cũng phải có nhiệm vụ bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó theo theo hướng bảo tồn và phát huy văn hóa tiên tiến của dân tộc nhất là các tín đồ Cao Đài. Thực hiện bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp không những là nhiệm vụ của công dân Việt Nam mà còn là thực hiện lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng. Là tín đồ Cao Đài chúng ta nguyện noi theo gương tiền nhân tu học hành đạo theo phương châm đạo cứu đời, làm sáng danh Thầy danh Đạo. Hãy yêu thương và giúp đở lẫn nhau, góp phần chung tay xây dựng thế giới đại đồng an lạc ấm no, hạnh phúc như lời dạy:

Đi về đâu Việt nam ơi,

Về nơi nhân bản của Trời trước kia

Non sông một dãy kia kìa,

Đừng cho ai cắt ai chia giống nòi.

Tinh thần đạo đức hằng noi,

Phát huy khắp chỗ cùng nơi hoàn cầu

Chúng con cầu xin Thầy ban ân lành cho chúng con để chúng con thực hiện được những lời dạy trên. Xin được như thế và nguyện được như thế.

BÀI THAM LUẬN:

VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN

ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

TRONG ĐẠO CAO ĐÀI

                                                                            Lê Minh Sơn

             (Phó Chủ Nhiệm Hội Đồng Tư Vấn

                                                              Công Tác Dân Tộc Tôn Giáo MTTQ Thành Phố Cần Thơ)

Đấtnước ta, Dân Tộc ta bằng ngàn năm dưới ách đô hộ Phong Kiến Tàu, hơn tám mươi năm Thực Dân Pháp cai trị, hai mươi mốt năm Đế Quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến thần thánh, đánh Tây, đuổi Mỹ, vừa mới giải phóng, nụ cười chưa dứt, lại phải nổ lực làm hai cuộc chiến tranh vệ quốc: Biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, rồi tình nguyện làm nghĩa vụ quốc tế giải phóng Cam Pu Chia thoát khỏi nạn diệt chủng. Quá trình đó, dân tộc ta vô vàn khó khăn gian khổ, một sự hy sinh cực kỳ to lớn, sự mất mát chưa từng có, có những hậu quả ảnh hưởng đến ngày nay.

Khi xây dựng quê hương đất nước, Đảng, Chính Phủ rất quan tâm xây dựng nền Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc, bài trừ văn hóa đồi trụy, ngoại lai, lạc hậu. Đảng, Chính Phủ ra hết văn bản này, tới văn bản khác, phát động nhiều phong trào học tập, xây dựng văn hóa, đặc biệt Nghị Quyết Trung Ương V khóa VIII, và đã tổng kết 15 năm, triển khai phát động học tập thực hiện như: Đăng ký xây dựng Con Người văn hóa, Gia Đình văn hóa, Cơ Quan văn hóa, Khu Phố văn hóa, Chợ văn minh, nơi Thờ Tự tiên tiến, Xã, Phường, Thị Trấn văn hóa, nơi Di Tích Lịch Sử văn hóa, cấp Tỉnh, Thành, cấp Quốc Gia v.v…nhằm phát huy đạo đức truyền thống văn hóa lành mạnh tốt đẹp của con người và xã hội. Đây nói lên quyết tâm của Đảng và Chánh Phủ, khi nước nhà được giải phóng hòa bình độc lập, xây dựng cuộc sống mới vật chất, phải chú trọng mặt xã hội đạo đức văn hóa, vì con người lo cho con người, xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Những việc thực hiện đó, đem lại nhiều kết quả tốt, lợi ích cho con người, cho xã hội, nhiều người, nhiều nơi phấn khởi an lành. Bên cạnh, cũng còn nhiều trì trệ hạn chế trong con người, trong xã hội có những điều, vụ việc phát sinh mới, hết sức nguy hại cho gia đình và xã hội, trở thành tệ nạn, quốc nạn khó lường, nhứt là đạo đức xuống cấp, bạo lực gia dình, tệ nạn xã hội.

Trong sự việc chung đó người Đạo Cao Đài chúng ta như thế nào? Chúng ta bình tỉnh khách quan để tâm vô tư nhận xét đánh giá từng phái Đạo Cao Đài, từng Thánh Thất , Thánh Tịnh, từng vị Chức Sắc đứng đầu, cái gì được, cái gì chưa, thuận lợi, khó khăn, tác hại cho nền Đạo, cho xã hội, cái nào do nhận thức chưa hiểu, cái nào do cố ý, trên cơ sở đó, để khắc phục, sửa sai, tu dưỡng, hướng tới quyết tâm thực hiện cho tốt.

Kính thưa quí vị!

Văn Hóa Tôn Giáo là một bộ phận trong Văn Hóa Dân Tộc như: Văn hóa là nơi Thánh Thất, Thánh Tịnh, văn hóa Thờ Cúng, văn hóa Lễ Đạo, văn hóa Tu Hành, văn hóa Hành Đạo, văn hóa Con Người…Nơi thờ khang trang sạch đẹp, màu sắc dịu hiền, cảnh quang tươi mát, yên tịnh,, tinh khiết, không ô uế nhãm nhí, mê tín dị đoan…Lễ đạo đoàn kết, tiết kiệm, trật tự an lành, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Thiên Phong Đường, các công trình, Tam Quan, Cổng Chào trang nhã xinh đẹp, khẩu hiệu trang trí văn chương, văn hóa, đại chúng tốt Đời đẹp Đạo, vì đây là trong vòng Tứ Tượng, có Tam Đài hình thể Thánh Thể Đức Chí Tôn; Chức Sắc là người thế Thiên hành Đạo, phải tiêu biểu đoàn kết đạo đức: “Dĩ đức phục nhân, Giáo dân vi thiện”. Hiện nay trong Thành phố Cần Thơ, các phái Đạo Cao Đài tham gia Ban Qui Ước có những Thánh Thất, Thánh Tịnh thực hiện văn hóa bước đầu rất tốt như Thánh Tịnh Trước Mai, Thánh Tịnh Thiên Trước, Thánh Tịnh Long Thành, Thánh Tịnh Bửu Pháp Đàn, Thánh Tịnh Chiếu Minh Minh Nguyệt, Thánh Thất Đông Thuận. Nhưng cũng có một số nơi trong Đạo Cao Đài ở Thành Phố, thời gian dài chưa nhận thức được xây dựng văn hóa là động lực phát triển, nên lơ là, thiếu quan tâm, để nơi thờ tự xãy ra nhiều vụ việc không đúng gíao lý, luật Đạo, thiếu minh bạch dân chủ, không đồng thuận, thái độ ứng xử không tốt; cũng có nơi Chức Sắc thiếu trách nhiệm, thiếu công tâm, gây bất đồng trong Đạo, hạn chế nhiều mặt tiến lên cần phải làm, cũng có người từ tâm bản ngã, gây mất văn hóa, nhiều khó khăn cho Hội Thánh và Nhân Sanh, từ đó xảy ra nhiều vụ việc kiện tụng, bất đồng, ảnh hưởng lớn cho nền Đạo, ảnh hưởng an ninh trật tự xã hội; cũng có Phái đã có nhiều công lao thành tích được được xếp hạng Di Tích Lịch Sử Văn Hóa cấp Tỉnh, nhưng rồi thiếu lo bồi đắp, để lu mờ; cũng có những phái Đạo Cao Đài, một số người tự đặt ra: Người lãnh đạo Hội Thánh, phải tu pháp tịnh luyện,. vấn đề nầy luật Đạo không qui định, cái cần hơn là có đức, có tài, trình độ năng lực, uy tín, trách nhiệm nhiệt tình, đó là tiêu chuẩn cần phải có để thực thi nhiệm vụ.

Theo nghiên cứu, ở nước ta hiện có nhiều Tôn Giáo ngoại nhập, Tôn Giáo nội sinh, các Tôn Gíao ra đời từng thời kỳ khác nhau, ở nhiều châu lục trên thế giới, theo bối cảnh đặc điểm tình tình, phong tục  tập quán…nên giáo luật, lễ nghi, thờ cúng,, chay lạc, sinh hoạt, có cái không giống nhau miễn sao độ dẫn được con người, có công lao thành tích, đức độ hiền hòa, tài năng uy tín, công cao quả đậm, tốt Đời đẹp Đạo thì được thành công viên mãn, như:

-Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Thiền Trúc Lâm Yên Tử, yêu Đạo yêu Đời, dẹp giặc độ chúng sanh, làm vua làm Phật.

-Hòa Thượng Thich Thiện Hào, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: “Vai mang bức tượng Di Đà, Chữ trung chữ hiếu nước nhà vẹn phân”.

-Hòa Thượng Thích Pháp Thân chùa Hội Linh Cần Thơ, nuôi chứa bảo vệ nhiều cán bộ, cất giấu vũ khí, giặc phát hiện bắt tra tấn tù đày, khi ra tù bệnh chết được nhà nước truy tặng liệt sĩ, chùa được xếp hạng Di Tích Lịch Sử Văn Hóa cấp Quốc Gia.

-Ni trưởng Huỳnh Liên, Thành phố Hồ Chi Minh: “Nguyện dâng hiến trọn đời mình, Cho nguồn Đạo pháp, cho tình quê hương:.

Trong Phật Giáo Nam Tông có:

-Ông Ma Ha Huỳnh Cương, Phó Chủ Tịch Quốc Hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam, hiện nay Thành Phố Cần Thơ có con đường đặt tên Huỳnh Cương.

-Ông Ma Ha Thông, tức ông Mười Tăng, khu ủy viên khu Tây Nam Bộ;

-Ông Hòa Thượng Hưu Nhem, khi viên tịch được chính Phủ công trợ hơn một tỷ đồng để xây tháp tại Cà Mau

-Hòa Thượng Thạch Som tham gia hoạt động yêu nước, có công với đời, với Đạo được Nhà nước đáp lại làm con lộ 2, 3 cây số, khi Hòa Thượng tịch, xe nhà nước đống chốt người đưa đến viếng suốt đám tang và tiếp đải chu đáo.

-Hòa Thượng Sơn Vọng, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng miền Tây Nam Bộ. Hòa Thượng Thạch Khiêng, Hòa Thượng Thạch Chương tỉnh Hậu Giang cũ, các vị là bậc cao tăng chơn tu, yêu nước.

-Chùa Nam Nhã Đường Bình Thủy, Cần Thơ nuôi chứa bảo vệ cán bộ lãnh đạo, được xếp hạng Di Tích Lịch Sử Văn Hóa cấp Quốc Gia.

Đạo Cao Đài có:

-Giáo Tông Phan Văn Tòng phái Tiên Thiên, được Nhà nước phong tặng Liệt Sĩ.

-Ông Đặng Văn Huẩn tức chín Huẩn làm Phó Chủ Nhiệm Mặt Trận Việt Minh Liên Việt tỉnh Cần Thơ, sau đó làm Quyền Giáo Tông Cao Đài Tiên Thiên.

--Cụ Cao Triều Phát Chức sắc cao cấp Cao Đài Minh Chơn Đạo, Đại biểu Quốc Hội Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khóa I, làm Chưởng Quản Cửu Trùng Đài Hội Thánh Cao Đài Duy Nhất và Hội Trưởng Ban Chấp Hành Cao Đài 12 Phái hiệp nhứt cứu quốc Trung ương, có quyển sách ngợi khen ”Huyền Thoại Cao Triều Phát”.

-Ông Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương Cao Đài Ban Chỉnh Đạo có 2 con tham gia kháng chiến chống Tây, 1 người bị Tây bắt ông đấu tranh, có tuồng cải lương “ Sống mãi với quê hương”, và có quyển sách: “Đêm trắng Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương” ca ngợi thành tích.

-Ông Ngô Tâm Đaọ Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài Cao Đài Minh Chơn Đạo, Phó Chủ Tịch Mặt Trận Dân Tộc GP khu Tây Nam Bộ, Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tỉnh Ủy Viên, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Tỉnh Minh Hải, sau là Hộ Pháp Minh Chơn Đạo và có quyển sách “ Đời Đạo hai vai”.

-Thánh Tịnh Ngọc Sơn Quang Cao Đài Tiên Thiên Vĩnh Long trong kháng chiến chống Mỹ tổ chức “Đại lễ cầu nguyện hòa bình”, sau giải phóng được xếp hạng Di Tích Lịch Sử cấp Quốc Gia.

 -Tòa Thánh Long Châu Cao Đài Chiếu Minh, Tỉnh Hậu Giang được xếp hạng Di Tích Lịch Sử Văn Hóa cấp Tỉnh. Nơi đây có Ông Lê Minh Lời, đạo hiệu Thanh Chơn, là Đồng Tử Phò Loan ra quyển Đại Thừa Chơn Giáo, sau là Tỉnh Ủy Viên, Trưởng Ban Quân Báo Tỉnh Cần Thơ. Ông Nguyễn Văn Gai, đạo hiệu Ngọc Tinh Vân, Phó Chưởng Quản Cửu Trùng Đài, có 7 người con đã có 6 là Đảng viên, trong 6 Đảng viên đó có 2 hy sinh là liệt sĩ, 4 người tù kháng chiến cũng đều là thương binh. Ông Gai là cơ sở Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng khu Tây Nam Bộ, Khi Phái Đạo có pháp nhân, ông làm Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh.

Đạo Cao Đài có câu:

“Vị ngôi dành kẻ có công,

Đâu dành cho đứa ăn không ngồi rồi”.

Và Giáo lý bài thương yêu Đức Chi Tôn, Ngũ Giới Cấm, Tứ Đại Điều Qui dạy về thương yêu, cấm kỵ, đối xử.

Văn hóa Phật Giáo Việt Nam:

“Hộ quốc an dân

Ban vui cứu khổ

Lợi lạc quần sanh

Đoàn kết trưởng dưỡng đạo tâm

Trang nghiêm Giáo hội

Thiền môn yên tịnh

Tứ chúng an hoà

Nguy thời hộ quốc an dân

An thời rũ áo am vân tu trì

Mái chùa che chở hồn Dân Tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”.

Phật Gíao Hòa Hão thực hiện:

Tứ Đại Trọng Ân

“Ân Tổ Tiên Cha Mẹ

Ất Đất Nước

Ân Tam Bảo

Ân Đồng Bào và Nhân Loại”.

Học Phật tu Nhân. Đặc biệt xây dựng gia đình đạo đức, hiếu thảo, hiền lành, hăng sai làm việc từ thiện, nhân đạo, xã hội, và có câu:

“Tu đền nợ thế cho rồi

Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.

Đừng chia lìa Bắc Tổ Nam Tông,

Chỉ biết giống Lạc Hồng thượng cổ.

Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên,

Quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm”.

Tịnh Độ Cư Sĩ:

Quí vị quan tâm Phước Huệ Song Tu, hoạt động Y Tế từ thiện.

Qua trao đổi văn hóa Tôn Giáo, đi sâu một số phái Đạo Cao Đài, trong đó có nêu những điển hình tiêu biểu, đó là tấm gương, tiếng gọi, lời nhủ, để chúng ta suy gẫm việc nên, việc không nên, trong tu hành, hành đạo của mình, sao cho thiết thực hiệu quả.

Trong việc thực hiện xây dựng Nền Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc, và Văn Hóa Tôn Giáo trong Đạo Cao Đài, có những kết quả ưu điểm đáng trân trọng, nhất là tinh thần đoàn kết phụng Đạo yêu Nước, nhưng trong một số phái Đạo Cao Đài còn những mặt hạn chế đáng kể như: một bộ phận chức sắc lãnh đạo có hiện tượng chế độ huynh trưởng, có dấu hiệu gia đình, cá nhân, thiếu công tâm minh bạch dân chủ, không phát uy vai trò tập thể, lề lối làm việc, phân công phân nhiệm không rõ ràng, không đồng thuận, từ đó không thâu phục được nhân tâm, không thuyết phục được lực lượng đức tài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng phái đạo, các Tịnh Đàn ngày càng sa sút, chưa tập trung đúng mức trong việc thực hiện xây dựng văn hóa Họ Đạo, nên xảy ra nhiều việc khó lường, hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân:

Thiếu học tập quán triệt chù trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà Nước, nhất là tấm gương đạo đức Hồ chí Minh.

Chưa tìm hiểu về Đạo Cao Đài, nhất là luật Đạo, Giáo lý, Hiến chương, nguyên tắc, lề lối làm việc, nhiệm vụ, chức năng, còn tự do, cá nhân tùy tiện, chủ quan, bảo thủ , ít lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng.

Nhìn vào cơ Đạo của Đạo Cao Đài, những người tâm đạo hiếu từ của Đức Chí Tôn, không khỏi ngậm ngùi xúc động rơi lệ, vì trong chiến tranh gian khổ ác liệt chết chốc, Đạo Cao Đài vẫn bền lòng vì Đạo, lo đời, giúp chúng sanh, có nhiều tấm gương bà mẹ Việt Nam anh Hùng, liệt sĩ, thương binh có công với Đạo, với đời, nay đất nước hòa bình độc lập lại diễn biến nông nổi, đó là chức quyền vật chất, đánh mất lý tưởng tốt Đời đẹp Đạo, đánh mất tu hiền.

Kính tưa các anh chị, các ngành,

Thưa quí vị!

Nghị quyết hội nghị lần thứ IX Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI, về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam có nói: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu động lực phát triển bền vững đất nước…” Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, có lối sống tốt đẹp…

Đối với Tôn Giáo, phát huy các giá rị nhân tố tích cực trong văn hóa Tôn Giáo, tín ngưỡng, khuyến khích các hoạt động Tôn Giáo, gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, tốt Đời đẹp Đạo, khuyến khích các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, từ thiện nhân đạo:”

Văn hóa thiên hình vạn trạng, có Tôn Gíao nêu thế nầy, Tôn Giáo nêu thế khác, có cái giống nhau, có cái không giống nhau, ngay cả luật Đạo ăn chay, không ăn chay, tu pháp, không tu pháp…

Thế đời thường nói:

“Tiên học lễ Hậu học văn

Phụ từ tử hiếu

Tam cang ngũ thường

Quân thần, phụ tử, phu thê

Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín

Nhứt ngôn khả dĩ hưng bang

Nhứt ngôn khả dĩ tán bang

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Đưa con ngườii đến Chân Thiện Mỹ, mình vì mọi người, nhất gia hữu sự bá gia ưu, nhị thập tứ hiếu, Thoại Khanh cõng mẹ tìm chồng, Dương Hương đánh cọp cứu cha v.v…

Thưa tất cả anh chị khách mời và quí vị! Trăm ý, ngàn lời chung đại nghĩa, cái gì tốt đẹp là văn hóa như: Đoàn kết, yêu nước, yêu đạo, cứu đời độ thế, lo cho xã hội, xây dựng quê hương đất nước, tình làng nghĩa xóm, hiếu đạo ông bà cha mẹ, xây dựng hạnh phúc gia đình, dạy dỗ con cháu v.v… có niềm tin lẫn nhau, nói đúng đi đôi với làm có hiệu quả thiết thực, có thể nói là văn hóa đặc biệt, đừng làm văn hoá trái chiều: Nói một đường, làm một ngã, nói Đạo cứu Đời mà gây rắc rối cho Đời, nói vì Đạo mà làm thiệt hại cho Đạo…

Văn hóa dứt khoát không tiêu cực, không tham nhũng, không phá Đời hại Đạo, không thói hư tật xấu, không vi phạm luật Đời luật Đạo, không buôn Thần bán Thánh, không gian dối, không làm đau khổ người khác v.v…

Kính thưa Bác Hồ, thưa Tổ Quốc và các anh chị!

Kính thưa các Đấng Thiêng Liêng, thưa quí vị! bài tham luận của tôi về  Văn Hóa Việt Nam Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc trong Đạo Cao Đài, tôi nói lên một phần sự thật về kết quả, ưu điểm và hạn chế khuyết điểm, nếu như tham luận nói sai sự thật thì Tổ Quốc và các Đấng Thiêng Liêng quở phạt tôi, còn tôi nói đúng thì mong Tổ Quốc, các Đấng hộ độ, các anh chị, các ngành, các cấp tích cực giúp đở, hơn ai hết là quí Chức Sắc, Chức Việc, hết sức bình tĩnh kềm chế, giữ ôn hòa, giữ uy tín cho Phái Đạo, niềm tin đối với tín đồ, không phụ lòng các Đấng Thiêng Liêng. Tình hình Đạo Cao Đài Thành Phố Cần Thơ trừ một ít phái, còn lại hết sức khó khăn, một sự cố, diễn biến chưa từng có, chính là do Chức Sắc Chức Việc tạo ra, lại hết sức bảo thủ, chủ quan, trì trệ làm cho nền Đạo suy sụp, nhơn sanh Đạo thán oán, chúng ta xây dựng văn hóa, không thể để người nhiễu hại Đạo, gây khó khăn cho chính quyền. Là người tín đồ của Đạo, là bậc Điạ Thần theo Tân Luật, là lực lượng đông đảo sống còn của nền Đạo, hãy khẩn trương nổ lực quyết tâm góp ý với Hội Thánh, với Họ Đạo, tích cực xây dựng văn hóa trong Đạo Cao Đài, nhằm triệt để xóa bỏ những gì không văn hóa, góp phần làm cho Nước vinh Đạo sáng, thực hiện tôn chỉ mục đích Đạo Cao Đài, có làm có hưởng, chư Chức Sắc, Chức Việc xây dựng nền văn hóa trong Đạo Cao Đài phát triển nhiều mặt hướng đến Chân Thiện Mỹ, thắm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn dân chủ và khoa học, văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, là sức mạnh nội sinh quan trọng. Văn hóa muốn xây dựng thành công trước hết là con người, tiếp theo là gia đình. Trong Đạo Cao Đài trước hết là Chức Sắc, văn hóa, Chức Việc văn hóa; Họ Đạo Thánh Thất, Thánh Tịnh, Nhàn Đàn văn hóa.

Bác Hồ kính yêu dạy:

-“Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết.

Thành công, thành công đại thành công”.

Giáo lý Đạo Cao Đài:

-“Dân khôn nhờ bởi dân năng học,

   Nước mạnh do nơi nước được hòa”.

Kính chúc các anh chị và tất cả Quí vị, sức khỏe, thành đạt, hạnh phúc.

Xin cảm ơn./.

 

 

 

 

Home Văn Hóa Cao Đài 04...KỶ YẾU TỌA ĐÀM VĂN HÓA TRONG ĐẠO CAO ĐÀI TPCT