CHƠN LUẬT

 

 

 

HNG ÂN S MNG

Về việc nhiệm hành cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng thì phẩm danh Chưởng Quản Tam Đài nắm quyền hành đại diện tổng quát về Huyền Linh Đài, Diệu Pháp và Thông Thiên, người đã đạt được Án Pháp từ Diệu Pháp và đối chiếu tới Thông Thiên, có sứ mạng trực tiếp cùng Ngôi Đài lớn nhất do Đức Di Lạc Phật Vương làm chủ trong sự điều động của bộ máy Thượng Nguơn Thánh Đức, ngày mà Đức Từ Tôn Kim Mẫu đã hoàn thành trách nhiệm để Đức Di Lạc Phật Vương nối truyền cao cả. Chưởng Quản Tam Đài đảm truyền ý nhiệm trong tất cả về cơ Pháp Đạo Tối Thượng. Vì ở Đài pháp ý tứ sâu sắc và cơ bản trên con đường tu học là Pháp Đạo, vì ở Đài pháp là tượng trưng cho khối linh quang tuyệt nhiệm là Pháp Đạo. Cho nên hướng về đây là hướng về cái thật của chân như, cái thật của điểm linh quang, cái thật của con đường giác ngộ. Nhìn vào Đài Pháp là nhìn vào tất cả sự giác huệ Cơ Pháp, nhìn vào Tượng Ấn rõ ràng từ Hữu Thể và Siêu Linh. Ở Siêu Linh là Pháp Đạo, còn ở Hữu Thể là tượng hình của Đài Pháp chỉ về Cơ Thế, chứng minh hữu hiệu nhất về hình thức Cơ Thế. Đó là phương tiện chung để hướng về Pháp Đạo, hướng về sự tiến hóa cao cả, Qua những biểu hiệu Đài Pháp cũng chính là chìa khóa vạn năng để mở kho tàng bí pháp. Chưởng Quản Tam Đài là đại diện cho Đài Pháp, có trách nhiệm bảo toàn Cơ Thế, vì Cơ Thế có tất cả những việc làm điều động hữu vi, để chuyển hữu vi hướng về Đài Pháp. Đài Pháp là hình đồ Tiểu Châu Thân và Đại Châu Thân, là những quy luật Khuôn Viên vạn năng, vạn đại để có được cái mẫu mực cơ bản Pháp Nguyên mà trau dồi trên bước đường tiến hóa. Chưởng Quản Tam Đài có trách nhiệm điều chuyển tổng quát về nguồn máy của Tam Đài trong Cơ Thế và Cơ Pháp, chủ yếu là Cơ pháp.

Về việc nhiệm hành cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng thì phẩm danh Chưởng Quản Tam Dân có trách nhiệm trong sự hình thành của những công cuộc về Cơ Thế. Chủ yếu là Cơ Thế nhằm đảm đương ý nhiệm nội dung điều động cho tất cả hướng về Cơ Pháp và làm nhiệm vụ phục vụ Cơ Pháp. Chưởng Quản Tam Dân xem xét việc vận hành Dân Sanh, Dân Trí, Dân Đức. Dân Sanh: Là chỉ về tất cả công việc phương tiện cho đời sống, sức mạnh cho điều phương tiện, sức mạnh cho điều vận chuyển hữu hình, sức mạnh cho những công cuộc minh định cơ đồ Thượng Nguơn Thánh Đức. Dân Trí: Đảm trách lo về nền tảng Văn Hóa Đạo. Chủ yếu là Linh Nhiên Pháp Tự, phù hợp trong tam cõi: Thượng giới, Trung giới, Hạ giới. Dân Trí sẽ đảm đương nhiều ý nghĩa trong sự phổ biến của mọi giới, mọi ngành nhằm phục vụ về trí thức. Dân Trí là một hệ thống đặc biệt ở phần Văn Hóa Đạo; trong đó được chia ra trong từng phần về trí thức đảm trách như trí thức thánh đức nghiên cứu về lịch sữ, những tấm gương Minh Triết, Đạo học, nhằm trợ duyên cho Cơ Pháp đắc lực, có những tấm gương sáng và những tư liệu qúy giá được lưu vào Bảo Tàng Nguyên Lý để phục vụ Nguyên Lý, phục vụ Lý Pháp Đạo, mà chìa khóa để mở được kho tàng vô giá kia chính là Pháp Đạo, là Phẩm Nguyên. Bên cạnh Trí Thức thánh đức có nhiều khối độc lập đứng vững ở vị thế của mình để làm nền tảng thêm phần phát triển rộng lớn cho Đài Pháp về mặt hữu vi đó là Siêu nhiên Liên giao. Liên Chi Hòa Phái, Thơ Tâm Pháp. Trách nhiệm của trí thức thánh đức từ xưa do sự kết tinh của nền tảng Tam Giáo Ngũ Chi đang vận chuyển về Đạo Pháp của các vị Giáo chủ, các bậc Tiền Bối cũng như của các bậc Siêu linh hằng ban truyền Thánh huấn đều được tuyển chọn từ ý nhiệm phù hợp trong Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt mà trợ duyên cho cơ đồ Thượng Nguơn Thánh Đức để phục vụ cho con người Siêu nhiên, phục vụ cho con đường tiến hóa Thượng Nguơn Thánh Đức. Dân Trí cũng là một nguồn máy đảm đang công cuộc vận hành Linh Nhiên Pháp Tự. Trong đó được chia ra nhiều Linh Quang Đạo Thục để phục vụ mỗi khóa học về Pháp Đạo, về Nguyên Lý, về Lý Pháp cũng như về Linh Nhiên Pháp Tự, mở rộng ý thức liên trì bửu ngọc là dấu hiệu đặc biệt của nền Văn Hóa Đạo, nền Triết Học Siêu nhiên trực tiếp và gián tiếp trợ duyên cho các phẩm Sĩ Đài.

Hay nói rằng sự thuyết giảng lý pháp là trợ duyên đắc lực cho nhị cơ Thế, Pháp.

Dân Trí là ý thức cho mỗi bậc tiến hóa, tiến bộ được nâng cao trình độ về Cơ Pháp, Cơ Thế. Người đó đủ trình độ về cơ Pháp, cơ Thế thì mới xứng đáng là người dân Thượng Nguơn Thánh Đức, xứng đáng là con người Siêu nhiên gương mẫu, đủ ý thức trách nhiệm cơ Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt, xứng đáng làm nhiệm vụ phục vụ cơ Thượng Nguơn Thánh Đức. Cho nên Dân Trí là một nền tảng Văn Hóa Đạo. Dân Đức: có nhiệm vụ đảm trách cao cả ở bộ máy tổng quát của nền Thế, Pháp nắm vững đặng Chơn Truyền Chánh Pháp mà làm việc. Vì ngày Thượng Nguơn Thánh Đức sự tinh ba của Tam Giáo, sự yếu nhiệm của Ngũ Chi được hợp thành một bộ phận gọi là bộ Máy Đầu. Nếu bộ máy đó được thực hiện đúng mức thì các nguồn máy khác mới có thể vận chuyển. Nên Dân Đức là một bộ phận Trung Ương của các hình thành trong bộ máy lớn. Dân Đức đảm trách về một thế tựu của bộ máy rất lớn, có nhiệm vụ để minh định chơn truyền, để minh định Tàng Thơ Bửu Pháp, minh định nền tảng Văn Hóa Đạo. Nhiệm vụ của Tam Dân rất lớn, chủ yếu là Cơ Thế.

Về việc nhiệm hành cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng thì phẩm danh Bộ Phận Siêu Thiên làm ra tất cả những quy luật, kinh điển để phục vụ cho ngày Thượng Nguơn Thánh Đức, sự vận chuyển Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt, vận chuyển thành tựu Chơn Truyền, Tàng Thơ và tất cả những lý Pháp Đạo Nguyên Chân. Đây là một thành tựu tinh vi tuyệt nhiệm của một bộ Máy đầu để sử dụng tạo ra những qui luật đó, những khuôn viên đó, những ý thức đó và là một kho tàng vô tận để phục vụ cho Đại Đồng Nguyên Lý, phục vụ cho ngày Thượng Nguơn Thánh Đức. Cho nên Bộ Phận Siêu Thiên mới là bộ phận có đầy đủ nghị lực quyền năng tối trọng vì chiếu theo căn cơ và phẩm Đạo Đại Thừa, trình độ Nguyên Lý và Sứ Mạng Đại Đồng do được sự tín nhiệm của Cơ Thiên để làm nhiệm vụ nầy. Ngoài Bộ Phận Siêu Thiên nếu có những Bộ Phận nào khác tiếp ứng, tạo ra nhiều phương tiện mà phục vụ Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt, phục vụ con đường Nguyên Lý thì những Bộ Phận đó cũng do quyền Bộ Phận Siêu Thiên kiểm duyệt rồi mới được kết hợp trong phần kho tàng quý báu của Cơ Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt. Bộ Phận Siêu Thiên đã được ban truyền trong nhiều thời gian tùy theo sự vận chuyển đúng mức, phù hợp trong từng thời kỳ, địa điểm và tất cả những công việc vận chuyển đó. Bộ Phận Siêu Thiên là đầu máy của tất cả công việc vận hành, mỗi cuộc hành trình, hành Đạo, hoằng phổ nhân sanh trong ý thức Tam Dân qua ý thức sự hình thành của Lý Pháp Đạo. Còn Bộ Phận nào khác cũng phải kết hợp đúng mức ở Nguyên Lý Đại Đồng cũng không qua được bộ phận nầy. Vì Bộ Phận Siêu Thiên là một khối điển để minh định hiệu phần quang điển của Cơ Thiên nhằm kiến tạo cuộc đời Thánh Đức để sứ mạng Đại Đồng Nguyên Lý được hoàn thành. Bộ Phận Siêu Thiên gồm có nhiều bộ phận nhỏ như bộ phận Tứ Huệ, Hồng Thiên, Hồng Huệ Linh cũng như các phần điển Nhiếp Thông, Nhiếp Thọ để trợ duyên.

Về việc nhiệm hành cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng thì phẩm danh Ban Siêu Nhiên Hoằng Pháp. Được hình thành để đi Hoằng Dương Chánh Pháp mà vận chuyển Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt làm rực rỡ Nguyên Lý, nổi bật những tấm gương được lưu truyền trong Lâm Sử Ngọc để phục vụ cho ngày Thượng Nguơn Thánh Đức, phục vụ cho sự tiến hóa từng bước đi lên trên đường tu học để trở về ngôi vị xưa cũ mà tiến hóa cao hơn nữa, tùy theo điểm Đạo ấn chứng trong từng phần Pháp Đạo. Siêu Nhiên Hoằng Pháp sẽ luân hành nhiều nơi không cố định. Đây là bộ phận hành hóa để phổ truyền chánh pháp. Nhưng phổ truyền Chánh Pháp, có trách nhiệm Hữu và Vô được chứng minh sự hình thành trong Cơ Thế và Pháp trong Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt, phục vụ Thượng Nguơn Thánh Đức và cũng vừa điểm chuyển cho tất cả nhân duyên khi được sự tiến triển về Pháp Đạo mà thực hiện Pháp Đạo, mà ấn chứng Pháp Đạo. Siêu Nhiên Hoằng Pháp là chỗ thực hiện Lý Pháp được phổ truyền rộng rải trong tất cả nhiều nơi. Nhờ có Siêu Nhiên Hoằng Pháp nên con đường Hoằng Dương Chánh Pháp mới được ứng hiện nhiều nơi và ánh sáng rộng lớn để được hồng ân cao cả đó cho toàn cõi vạn linh sanh chúng. Nhiệm vụ Siêu Nhiên Hoằng Pháp được phối hợp chuyến đi Hoằng Pháp là một sức mạnh từ cơ hữu hình đến vô vi rất là trọng đại, nhưng bộ phận Siêu Thiên chỉ kết hợp với Siêu Nhiên Hoằng Pháp tùy theo những Thiên lịnh đã ban. Ngoài ra thì Siêu Nhiên Hoằng Pháp chỉ làm nhiệm vụ thừa hành Thiên lịnh và nhiệm vụ trong trách nhiệm của mình để thể hiện về Lý, Pháp, Đạo phổ truyền.

Về việc nhiệm hành cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng thì phẩm danh Đạo sinh. Nhiệm vụ Đạo sinh là ý thức tất cả trong phần nhiệm vụ của Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt có đầy đủ sự phấn khởi và niềm tin để được say mê trên con đường phục vụ. Đạo sinh là sức mạnh của niềm tin và sức mạnh của điều phục vụ đắc lực về mặt Cơ Thế. Tuổi Đạo sinh là tuổi có nhiều nghị lực, là những bước tiến cao quý nhứt của con người, của tuổi đời. Đạo sinh đảm đương về mặt tổ chức, nhưng chủ yếu là trợ duyên đắc lực nhứt cho cơ Thế, nhằm hướng về Cơ Pháp. Đạo sinh có nhiệm vụ phổ biến quy luật của con đường phục vụ Chánh Pháp Chơn Truyền, quy luật của người dân Thượng Nguơn Thánh Đức, qui luật chung của thời đại Siêu Nhiên.

Tất cả những công việc nào về mặt tổ chức có hình thức long trọng, hình thức đó do Đạo sinh đảm trách về mặt hình thức, còn về mặt danh dự thì tùy theo sự vận chuyển đó có sự đảm trách riêng như đảm trách từ Dân Sanh, Dân Trí hay Dân Đức. Nếu không có lớn lên và trải qua ở Đạo sinh thì không thể có được sự thành tựu lớn của những bước tiến khác về Dân Sanh, Dân Trí hay Dân Đức. Đạo sinh là người đảm đang trách nhiệm giới thiệu về Cơ Thế, chủ yếu là phục vụ đắc lực nhất cho khối Dân Sanh; Là điểm thiết thực nhất phục vụ Dân Trí; Là đặc trách phục vụ cao nhất nơi phần Dân Đức. Đạo sinh do Sĩ Tài, Sĩ Đài điều động, nhưng về cương vị của Đạo sinh không phải nằm trong Sĩ Tài cũng không phải nằm trong Sĩ Đài mà do sự ứng hiện của hai khối nầy mới có Đạo sinh. Đạo sinh có sức mạnh tương đương ở khoảng giữa của Sĩ Tài và Sĩ Đài. Đạo sinh có tinh thần nghị lực cao nhất về mặt tổ chức trong các thể thức tổ chức để trình bày có mẫu mực mọi mặt về Cơ Thế.

Về việc nhiệm hành cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng thì phẩm danh Vui Thi Thơ Đạo Pháp là một chương trình sinh hoạt phục vụ cho Cơ Pháp và Cơ Thế do Đạo sinh đảm trách, cho nên Vui Thi Thơ Đạo Pháp không thể nhận đó là một việc có thời gian hay địa điểm cố định mà nó là một bộ máy rất lớn lao quan trọng cho điều phục vụ. Nhờ có Vui Thi Thơ Đạo Pháp thì mới có đủ tinh thần nghị lực ở Cơ Thế, Cơ Pháp. Người đảm trách Vui Thi Thơ Đạo Pháp là người đảm trách sự cao cả ở công việc sinh hoạt văn hóa Đạo hay sinh hoạt cho pháp Đạo cũng đồng lý nhiệm để mọi việc điều động cũng được thành tựu. Vui Thi Thơ Đạo Pháp được chia ra hai phần:

      Trợ duyên cho Cơ Pháp, Trợ duyên cho Cơ Thế. Những phần trợ duyên đó khác hơn cái trợ duyên của văn hóa Đạo, của Tri Thức Thượng ngươn ở điều Lý Pháp Đạo mà Vui Thi Thơ Đạo Pháp là điểm sinh hoạt để được phấn khởi niềm tin, là món ăn tinh thần rất là bổ dưỡng chi trí tuệ, là vẻ đẹp của điều pháp chế, là sức sống của tinh thần luôn đượm nhuần hồng ân cho tất cả người Thượng Nguơn Thánh Đức, là vẻ đẹp của bản định chơn nguyên. Vui Thi Thơ Đạo Pháp được lớn lên dần theo mức tiến và phù hợp trong mọi thời gian cùng sự vận hành của nguồn lý pháp.

Về việc nhiệm hành cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng thì phẩm danh Sĩ Đài, Sĩ Tài. Sĩ Tài đảm trách về trí thức, Sĩ Đài đảm trách về ý thức. Như vậy Sĩ Tài đảm trách Văn Hóa Đạo, Sĩ Đài đảm trách về pháp Đạo. Sĩ Tài nói chung là tất cả những gì về Lý Pháp, thì Sĩ Đài nói chung là tất cả những gì về Bí Pháp. Người đã có thọ pháp trong cơ Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt ở phần pháp vô vi của Đức Từ Tôn Kim Mẫu thì gọi là Sĩ Đài. Người đảm trách nhiệm vụ ở nền văn hóa Đạo thì gọi là Sĩ Tài.

Nói tám lại, Sĩ Tài là người có trách nhiệm về trí thức Siêu Nhiên, Sĩ Đài có trách nhiệm về tất cả những yếu nhiệm của Cơ Pháp, là người Cơ Pháp. Như vậy thế nào là nhiệm vụ quan trọng nhất của hai cơ nầy, nó cũng tùy theo sự định hướng của mỗi phần để thấy được chiều rộng, chiều cao và chiều sâu trong phần trách nhiệm đó.

Về việc nhiệm hành cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng thì phẩm danh Thi Thơ Tâm Pháp. Thi Thơ Tâm Pháp là môn sinh hoạt cho Cơ Pháp nằm trong chương trình Vui Thi Thơ Đạo Pháp. Trực ứng còn có Âm Dương Nhạc Điển. Âm Dương Nhạc Điển hay còn gọi là Tân Truyền Cổ Điển Nhạc Lý là môn sinh hoạt phục vụ cho Cơ Thế, nằm trong chương trình Vui Thi Thơ Đạo Pháp. Sinh hoạt trường kỳ còn có Chương Trình Tao Đàn. Nếu biết sử dụng giữa nhạc và thơ thì sẽ tạo thành một sự sinh hoạt hữu hiệu nhất cho điều lý pháp, tùy theo sự sắp xếp cho mỗi chương trình có khác nhau. Nếu đặc biệt chỉ phục vụ cho Cơ Pháp thì đảm trách về Thi Thơ Tâm Pháp, nếu đặc biệt phục vụ cho Cơ Thế thì chỉ có phần Âm Dương Nhạc Điển, nếu phục vụ lẫn Cơ Pháp, Cơ Thế thì phải biết phối hợp giữa Thi Thơ Tâm Pháp và Âm Dương Nhạc Điển. Mỗi phần phục vụ ấy được lập thành theo chương trình Tiếng Gọi Tao Đàn. Trong những phần phục vụ riêng biệt nầy phải có đầy đủ ý nghĩa như thế nào cho việc vận chuyển cơ Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt. Đây là phương tiện chung cho chương trình Vui Thi Thơ Đạo Pháp cũng như phương tiện trợ duyên đắc lực nhất cho Siêu Nhiên Hoằng Pháp làm nhiệm vụ đó đây để tùy duyên mà phổ truyền sinh hoạt Lý, Pháp, Đạo.

Về hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Chưởng Quản Tam Đài. Sự điểm truyền cao cả đối với Sứ Mạng Thiên Ân Chưởng Quản Tam Đài, người được phần trực tiếp cùng vô vi tối thượng để mà vận chuyển trong cơ truyền Thượng Nguơn Thánh Đức, nên phần hồng ân cao cả nầy rất lớn lao là có đặng nguồn phần Siêu Thiên Điển tiếp được trọn vẹn, cùng trong việc hồng ân cá nhân bất cứ lúc nào, thời điểm nào vẫn tiếp được Tứ Huệ Linh Thông. Những phương thức lập nguyện cùng hộ tịnh để được Tứ Huệ Linh Thông không bắt buộc đủ phần như Siêu Thiên Điển. Đó là hồng ân đặc biệt của nguồn điển Tứ Huệ Linh Thông, Đây cũng là hồng ân cá nhân cho người Đồng Tử Siêu Thiên, nên có cần việc riêng cũng được trực tiếp trong thời tịnh định mà nhiếp thọ hồng từ khai thông Tứ Huệ. Chưởng Quản Tam Đài với hồng ân cao cả về việc quyền hành trách nhiệm luôn được cùng trực tiếp Bề Trên làm trong mọi công việc của mình không qua một hệ thống hữu hình. Với trách nhiệm quyền hành được ứng chuyển trong phần Cơ Pháp và Cơ Thế để tùy nghi tiện dụng cho đúng mức trong mọi công việc được thể hiện bằng tất cả ý nhiệm mà không cần hình thức hữu hình. Đó là ý thức trách nhiệm quan trọng, cũng là hồng ân cao cả.

Về hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Chưởng Quản Tam Dân Người có Sứ Mạng Thiên Ân trong cơ Đại Đồng Qui Linh Hiệp Nhứt làm Chưởng Quản Tam Dân, trực tiếp cùng Chưởng Quản Tam Đài không qua một hệ thống hữu hình nào khác để đảm truyền cơ Nhiên Chánh Pháp; vận dụng mọi phương pháp là phương châm thực thi trách nhiệm. Được quyền thể hiện trong tất cả trách nhiệm của Cơ Thế để soi sáng con đường Cơ Pháp vận chuyển các Phẩm Nguyên từ ý nhiệm Huyền Linh Đài trở xuống, Diệu Pháp Đài sẽ được thông đồng cùng Chưởng Quản Tam Đài mà vận chuyển. Sắp xếp mọi công trình đúng mức theo con đường hoằng pháp thì hồng ân được tự chọn giờ giấc trong phần Siêu Thiên Điển, Tứ Huệ Linh Thông. Được sắp xếp mọi khóa hạnh Đường Linh Nhiên Pháp Tự từ thời gian và địa điểm cũng như chương trình thực hiện hữu vi, nếu không có phần điểm chuyển vô vi. Chọn được ngày giờ để gom tựu các phần trí thức Siêu Nhiên về việc thực hiện trong tất cả chương trình thuộc về cơ Thế. Được hồng ân cao cả để ứng vào cơ giải thoát mà không cần hình thức hữu hình và ngược lại sự ấn chứng thường ẩn hiện trong ý nhiệm của Cơ Thiên mà quyền lợi đáng kể là tất cả những gì bằng Thị Hiện, qua thể hữu hình.

Về hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Bộ Phận Siêu Thiên. Tất cả những căn cơ duyên giác được nằm trong Bộ Phận Siêu Thiên là một bộ máy lớn nhất để vận chuyển cơ Đại Đồng nên đạt được những hồng ân và quyền lợi vô cùng to lớn. Trong bộ phận từ Pháp Sư đến các hàng Tinh Quân, Chơn Quân, Sứ Giả, Tiên Đồng đều có một phẩm Đạo cao Chưởng Quản Tam Đài, nên hồng ân điển huệ lúc nào cũng được gắn liền trợ duyên phò trì của các bậc siêu linh. Bộ Phận Siêu Thiên được đi hoằng pháp nhiều nơi theo Thánh lịnh và theo sự điểm định của Bộ Phận khi cần thể hiện tùy duyên trong cơ vận hành Pháp nhiệm. Được gắn liền trực tiếp trong phần Thượng Thiên, nguồn máy đó là cơ pháp tuyệt diệu siêu thường. Được khai thông trí huệ, hiển đạt tinh thần về mọi mặt trong sự tiếp giao về ý nghĩa hữu hình, vận chuyển cơ đồ Siêu Nhiên Chánh Pháp. Được tiếp phần hệ thống từ Chưởng Quản Tam Đài. Chưởng Quản Tam Dân thống nhất ý nhiệm vận hành và không qua hệ thống nào khác. Từ ý nhiệm đó sẽ được mở rộng nhiệm trình trên đường hoằng pháp nhiều nơi.

Về hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Siêu Nhiên Hoằng Pháp. Trong Siêu Nhiên Hoằng Pháp là để trợ duyên cho chánh pháp chơn nguyên nên hồng ân và quyền lợi của ban nầy phần lớn là đạt được sự kết hợp lý nhiệm của nhị cơ Pháp thế, thông xuất lẽ mầu nhiệm của luật tiến hóa. Siêu Nhiên Hoằng Pháp đảm trách rất tùy duyên tận độ là mở ra nhiều khóa học để phổ biến đúng theo Chơn Luật Quy Tông làm rộng sáng của cả hai cơ Pháp, Thế. Nếu truyền pháp thì phải chiếu theo Tàng Thơ Bửu Pháp cùng trợ duyên lý pháp cho thật đúng mức, được kết hợp qua các cơ duyên mà thành tựu. Nếu động viên thế Đạo cũng được khai triển rộng rãi Chơn Truyền Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt. Quyền hành do bộ phận Siêu Nhiên Hoằng Pháp được thành lập nhiều ban, ngành để phục vụ tùy duyên trong công cuộc chuyển hóa cho đúng mổi nơi.

Về hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Đạo sinh. Đạo sinh luôn được sự bảo vệ và dung dưỡng của Nhị Cơ Pháp Thế để được đứng vững trong mọi hình thức tổ chức. Đạo sinh đạt những quyền lợi tốt đẹp nhất ở tuổi đời được cung ứng phù hợp trong mọi hình thức bồi dưỡng khả năng ý thức và trí thức. Đạo sinh có đặc ân cầu tiến theo thời đại văn minh khoa học vật chất tiến bộ kết hợp nền văn hóa đạo đức, luôn phát huy tài năng sáng tạo không ngừng, lúc nào cũng được sự tiếp đãi ân cần về sự tiến hóa do nhị cơ Pháp, Thế điểm nhuận và khai thông đường hướng trách nhiệm. Đạo sinh có ưu điểm tự ý thức điều động bảo vệ và khai triển mỗi nhiệm trình của các phẩm nhiệm. Đạo sinh luôn có sự gắn liền cùng Vui Thi Thơ Đạo Pháp. Vui Thi Thơ Đạo Pháp được thành tựu nhằm thanh lọc tuyển chọn đúng mức cách sinh hoạt phục vụ cho thời đại Siêu nhiên bằng thi thơ, nhạc điển, thánh ngôn, lý pháp, sấm pháp… tùy theo được chia ra từng ban, ngành cần gắn liền trong công cuộc phục vụ. Nên Vui Thi Thơ Đạo Pháp có khả năng tổng kết toàn bộ các điểm chuyển sinh hoạt trong mỗi môn ngành được thông xuất thường xuyên trợ duyên nhiều mặt. Vui Thi Thơ Đạo Pháp gắn liền cơ Pháp, cơ Thế để kịp thời có đủ tư liệu tiếp sức mỗi nơi. Cũng như điểm cung cấp từ một tổng đài, sự truyền tin từ một trung tâm cổ động được bồi dưỡng đủ những tư liệu và phương tiện thực hiện trên.

Về hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Sĩ Tài, Sĩ Đài. Trách nhiệm của Sĩ Tài, Sĩ Đài là một ý nghĩa kết hợp giữa nhị cơ Pháp, Thế để được làm mọi công việc trong cơ Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt. Người nào có trách nhiệm về Sĩ Tài, Sĩ Đài phải biết gắn liền trách nhiệm theo qui luật vận hành của Âm Dương mà thành lập Khuôn Viên ứng nghiệm với cơ truyền Thiên ân định luật. Sĩ Tài sẽ được tùy nghi mà tiếp chuyển để hóa độ những người bước lên Sĩ Đài. Sĩ Đài sẽ được tùy nghi sử dụng phần quyền lợi chung của Sĩ Tài để điều động trong cơ hữu thể đó mà kết nạp được nhiều người bước lên Sĩ Tài. Sĩ Tài, Sĩ Đài kết hợp chặt chẽ để đảm nhiệm những hình thức Cơ Nhiên trọng đại. Sĩ Tài, Sĩ Đài đúng mức là ý nghĩa của tấm gương Sĩ Đài Gương Mẫu cũng như tấm gương Sĩ Tài Gương Mẫu. Sự gương mẫu đó đạt được hồng ân thông đồng bộ phận Cơ Pháp hoặc Cơ Thế. Trong sinh hoạt có sự gắn kết mật thiết đối với Thi Thơ Tâm Pháp. Thi Thơ Tâm Pháp là một hội thơ Tâm Pháp nằm trong Chương Trình Vui Thi Thơ Đạo Pháp. Thi Thơ Tâm Pháp được thay thế danh từ là Hội Nhà Thơ Tâm Pháp bao gồm là Âm Dương Nhạc Điển và Thơ Ca với những hồng ân và quyền lợi đạt được như sau: Thi Thơ Tâm Pháp là một ánh sáng linh hoạt khai triển về chơn lý tinh tuyệt hay gọi rằng Nguyên Lý. Thi Thơ và Âm Dương Nhạc Điển sẽ được kết hợp Chương Trình Tiếng Gọi Tao Đàn nhằm phổ biến trong phạm vi cần được vận chuyển cho được đúng lúc, kịp thời nóng bỏng của mọi sự việc mà mục đích là chuyển vận nhiệm trình Hoằng dương Chánh pháp ngày thêm tươi sáng. Thực hiện ý nghĩa nầy người có trách nhiệm trong phần Âm Dương Nhạc Điển và Thi Thơ Tâm Pháp cần được đúng mức ở các bậc lãnh nhiệm bằng sự gương mẫu của Sĩ Tài, Sĩ Đài để gắn liền trong phần chức vụ khác nhau.

Về hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Âm Dương Nhạc Điển. Âm Dương Nhạc Điển thể hiện quyền hạn rộng rãi ở các vị thế điều động mặt kỹ thuật cổ điển thuần túy của Quốc Đạo và mở rộng nền kỹ thuật cổ truyền tiến hóa rộng lớn từ các mặt tân truyền nên có những hồng ân và quyền lợi tương đương một nhà kho tàng của một quốc thể. Một nền văn hiến nghệ thuật của một Thánh địa có khả năng phục vụ phù hợp toàn thể Quốc Đạo nhiều nơi được tùy duyên khai triển và bảo trì nguồn vốn nghệ thuật của nhiều nơi. Được ứng hiện tùy duyên trong mọi hình thức nghệ thuật có tính chất sinh hoạt văn hóa Đạo, đẩy mạnh ý thức và nhiệm hành của Tam Dân, chuyển từng bước khi hướng về cơ Pháp.

Về hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Chương Trình Tao Đàn. Chương Trình Tao Đàn được lập thành tiếng gọi Tao Đàn để phục vụ cho Cơ Pháp, Cơ Thế; phục vụ nhị cơ Pháp, Thế được đầy đủ. Chương trình nầy càng được mở rộng để kịp thời cung cấp lý nhiệm cho công cuộc vận hành của nhiều Cơ Nhiên nên hồng ân và quyền lợi từ đó càng ngày nguồn vốn càng to lớn hơn do khả năng được hòa nhập trong bất cứ mọi hình thức nào của hữu vi điều động mà thực hiện trợ duyên. Tiếng gọi Tao Đàn được truyền đi từ Đạo và Đời, từ Pháp lẫn Thế, từ dân tộc truyền thống đến toàn đất nước có một sức sống mạnh mẽ ở tâm linh một món ăn tinh thần hằng có như không khí trong lành luôn đượm nhuần tươi thắm trong tất cả muôn nơi.

Trách nhiệm của Công Đồng Liên Cơ. Tinh thần chương ba là nói lên tinh thần Đại Đồng tập thể, cai quyền chánh thể rộng lớn đó nó còn có khả năng bảo vệ từ một tập thể nhỏ đến một tập thể vạn đại. Nó có quyền biểu quyết để sáng lập hội nầy hay hội khác nhằm điều động cơ Thượng Nguơn, vận chuyển nền Dân Sanh, Dân Trí và Dân Đức thống nhất của cơ vận chuyển hay là kéo dài thời gian trong những biểu quyết đặc điểm do hội nầy khởi xướng. Hội nầy được lập ra không nằm trong chương một, chương hai, nó có điểm được tách rời với lẽ định độc lập của một hội, vì nó không phải lệ thuộc của Cơ Pháp hay Cơ Thế mà luôn nằm ở bên ngoài hoàn toàn để yểm trợ cho nhị cơ Pháp Thế gọi là Công Đồng Liên Cơ. Với hình thức trên Công Đồng Liên Cơ gồm có: Trên thì có Chưởng Quản Công Đồng Liên Cơ; kế là Phó Chưởng Quản, Tổng thư ký và tất cả thành viên do Sĩ Tài, Sĩ Đài chọn lọc, ai cũng có khả năng được tuyển chọn nhưng phải là hàng Sĩ Tài hay Sĩ Đài do sự bổ sung của Nhị Cơ Pháp Thế mà được lập thành theo những qui định sau đây: Mọi hình thức của Công Đồng Liên Cơ là được kết hợp giữa hai cơ Pháp, Thế để thống nhất mọi quan điểm với nhau trong tinh thần Pháp Thế hầu làm việc phục vụ cho Nguyên lý Đại Đồng. Tinh thần được thông đồng với nhau hầu giải quyết mọi sự khó khăn của nhị cơ Pháp Thế bằng cách làm thế nào minh giải những sự kiện và tạo điều kiện được mở rộng bằng tình thương, nhiệt huyết, gắn bó tinh tường trong mọi sự việc khi nhị cơ Thế Pháp Thế đang được đòi hỏi những nhu cầu. Nhiệm vụ có khả năng vận động rộng rãi về Cơ Pháp và Cơ Thế; cũng như vận động những phương tiện làm sáng rộng nền Pháp Thế và luôn luôn gìn giữ ý nhiệm mật nhiệm của Pháp Thế cho được trọn vẹn, đảm bảo mọi tình hình sự việc của Cơ Thiên không bị trễ nải những việc tiến triển trên đường Nguyên Lý và luôn luôn làm tròn vị trí trong sự thông đồng Pháp Thế. Gìn giữ ở vị trí mình trong mỗi thành viên đều đạt được mức nhiệm trình về khả năng Sĩ Đài dù đó là Sĩ Tài và luôn luôn chọn những người vào hàng Sĩ Tài có vị trí căn cơ cũng như những người trong hàng Sĩ Đài phải có khả năng Sĩ Tài gọi là duyên giác. Thống nhất tư tưởng với nhau của nhị cơ Pháp Thế khi vào Công Đồng Liên Cơ. không phân biệt giữa Cơ Pháp và Cơ Thế, mà luôn luôn kết hợp đồng thông đạt thành giữa ý nhiệm của Pháp Thế một cách đầy đủ thì mới làm việc được trong ý nghĩa trọng đại nầy. Tất cả mọi sai lầm cũng như những trọng ân đạt thành ưu điểm, có khả năng biểu quyết đề bạt đến nhị cơ Pháp Thế hoặc tổ chức mọi công cuộc cho được trọn vẹn hầu đáp lại những tinh thần ưu khuyết của nhị cơ. Ở mọi phạm vi trong tinh thần Đại Đồng còn đòi hỏi những con đường đang nằm ở nhiều khía cạnh đang thi đua tự thân, đều cần được hội nầy bảo vệ từ cá thể đến tập thể Đại Đồng.

Về hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Chưởng Quản Công Đồng Liên Cơ có khả năng tương đương với Chưởng Quản Tam Đài, Chưởng Quản Tam Dân hay là ghế ba chân của nhịp tiến hóa vững chắc qua ý nghĩa thành tựu một bản quyền để làm nhiệm vụ cơ Đại Đồng Nguyên Lý. Mỗi hình thức đều được sắp xếp theo vị trí của cơ nầy mà dẫm chân lên vị trí quyền hành của các cơ khác. Liên Cơ ở đây là danh từ dành riêng cho nhị cơ Pháp, Thế chớ không phải hiểu nhầm lẫn là cơ Đạo do Tôn Giáo nầy với Tôn Giáo khác gọi là Ngũ Cơ của chương tiếp theo trong phần Chơn Luật Qui Tông sẽ giảng sau và đó cũng là ý nghỉa gương mẫu đầu tiên của Ngũ Chi Tam Giáo. Thống nhất mọi hình thức với nhau ở nhiệm vụ rồi thì âm thầm đảm bảo trợ duyên cho nhau trong mỗi kỳ công ai cũng được đặt để vào bản thể duyên do mà thành đạt nhiệm vụ của mình. Mỗi hình thức vận chuyển của Công Đồng Liên Cơ là bước đi vững tiến của Lâm Sử Ngọc. Về trách nhiệm Lâm Sử Ngọc cần được gắn liền trong Hội nầy để sát cánh với Cơ Thế, để gắn liền với cơ Pháp mà làm nhiệm vụ của mình.Lâm Sử Ngọc là một thành viên vững chắc của Công Đồng Liên Cơ. Ngày kỷ niệm trọng thể thành lập Công Đồng Liên Cơ phải chọn đúng ngày khai chuyển Đại Đồng Nguyên Chân Lý để các nguyên căn linh vị cùng nhau thọ nhiệm vụ trong Công Đồng Liên Cơ. Từ đó đã được hình thành đúng mức và mỗi ngày sẽ tăng thêm nhiều thành viên, còn vị trí lãnh đạo là do Siêu Thiên điểm chuyển. Sắp xếp mọi hình thức của nội qui đều do Hội Công Đồng Liên Cơ nầy thống nhất với nhau những công trình nhỏ hằng ngày, hằng tháng, hằng năm tạo thành những ý nghĩa nhiệm vụ. Từ đó mà gắn liền trong mỗi phận hành. Sự vận chuyển luôn luôn gắn liền khi đặt thành trách nhiệm Liên Cơ, không được dừng nghỉ bất cứ thời gian nào, giờ giấc nào. Vì trách nhiệm của Công Đồng Liên Cơ là trách nhiệm vô cùng quan trọng, nếu chỉ dừng nghỉ một phút giây hay ngưng bế một ngày giờ làm việc là không đúng vị trí của Công Đồng Liên Cơ, mà phải liên tục làm việc cho nhị cơ Pháp, Thế có một nguồn máy luôn luôn nóng bỏng ở bên trong hầu điều hòa Âm Dương nhị khí cho công cuộc của Cơ Thiên mới đạt điểm cao. Quyền Lợi của Chưởng Quản Công Đồng Liên Cơ. Qua chín điều qui định của Hội Công Đồng Liên Cơ là hình thức vô cùng rộng rãi thống nhất từ tưởng đến vận hành vị Chưởng Quản Hội Công Đồng Liên Cơ có những quyền lợi như sau: Chưởng Quản Công Đồng Liên Cơ được toàn quyền xoay chuyển đi sâu vào cơ Pháp và cơ Thế. Có quyền nghiên cứu mạnh mẽ cũng như những biểu quyết bất cứ mọi thời điểm nào để được ban khen hay phê bình kiểm điểm trong nhị cơ. Những ý kiến mạnh mẽ đó do sự thống nhất từ kiến nghị của Công Đồng Liên Cơ đến sự quyết định của nhị cơ thì có giá trị được kết luận trong mỗi việc làm. Chưởng Quản Công Đồng Liên Cơ được gìn giữ cho mình một phận sự đã được đại diện trong nhị cơ dù bản thân của mình vẫn được tự hoằng hóa nhiều nơi để đi sâu vào luật công của Pháp, Thế cũng như việc liên giao hành Đạo giữa cơ nầy và cơ khác, trong các cơ Đạo nói lên tinh thần Liên Cơ, Liên Chi qua ý nghĩa Nguyên Chân. Công Đồng Liên Cơ là một tinh thần lớn nhất trong ý thức đoàn kết tình thương được rộng mở trong Cơ Pháp và Cơ Thế, nó là một sợi dây để gắn liền trong tình thương Đạo Đời, Âm Dương để hài hòa kết hợp. Đó cũng là một mạch máu lưu thông trong huyết quản của con người, mà quyền lợi của Chưởng Quản Công Đồng Liên Cơ là cái quyền được đại diện Cơ Pháp, đại diện Cơ Thế hoặc là đại diện một nguồn máy Siêu Thiên để Liên Giao Hành Đạo. Chưởng Quản Công Đồng Liên Cơ được dành trọn vẹn một bộ máy Hồng Thiên để từ đó mà đi truyền thông các nguồn tín điện của Cơ Linh hầu đem ý pháp đều chuyển những công cuộc của Cơ Thiên kịp ngày giờ.

          Những ý thức lớn của Công Đồng Liên Cơ. Đây là phần phụ trang giảng giải về tình thương nguyên lý được đặt thành trong thời nhiệm. Khi Công Đồng Liên Cơ cần được thống nhất tư tưởng cùng nhau mà làm nhiệm vụ của mình, vì những thời gian nào là sự lọc lừa tuyển chọn để tìm kiếm những nhân tài có tinh thần đại đồng đúng mức, có ý chí sâu sắc về tình thương rộng lớn, có khả năng và trách nhiệm qua những bộ phận cơ Pháp được đào tạo đạt tiêu chuẩn rõ ràng, thì không sao không trải qua những cuộc khảo thí để mà tuyển chọn rồi quyền quyết định là nhị cơ để cho những người nầy vào Công Đồng Liên Cơ. Công Đồng Liên Cơ có khả năng về tinh thần đoàn kết giữa nhị cơ. Nhưng quyền quyết định của nhị cơ, việc thống nhất đều do sự quyết định của Cơ Pháp hay Cơ Thế mà thôi. Sau những bước hành Đạo đó đây, có nhiều nguyên căn linh vị phải phân vân rằng nhiệm vụ của mình là từ những vị trí quy định đã dần lan tràn trong nhiều nhiệm vụ khác nhưng xét rõ đó chỉ là điều liên đới trong trách nhiệm. Nhưng khi việc tựu trung rồi cũng đâu vào đó cả.

Các nguyên căn đừng ngại khi tư tưởng đã thống nhất một đường hướng Nguyên Chân, một tinh thần đại thể thì lo chi sự ảnh hưởng nầy đến ảnh hưởng kia, mà nó luôn được thoát hết tất cả mọi chướng ngại và giải phóng hoàn toàn mọi cột trụ, những vướng mắc, mọi vướng mắc sau nầy lần bước rồi cũng thoát hẵn, vì khả năng tự thoát của nó là do tinh thần nguyên chân rộng lớn, là do ý chí trách nhiệm Đại Đồng vô cùng cao cả, nếu không có gì nguyên căn phải ngần ngại khi biết rằng không gì ngăn trở được nó hoặc làm mờ phai trách nhiệm được khi nó đã được tựu trung một cách đắc lực hăng say. Chỉ ngại rằng tâm trí của con người tự mờ phai. Cho nên cái vòng khảo thí ngày càng cột lại, rồi mọi trở ngại cũng từ đó mà vương víu thêm nhiều. Hãy cởi mở những khảo thí không phải bằng sức mạnh quyền năng, mà cởi mở bằng tình thương Đại Đồng Nguyên Lý, cởi mở bằng sự hăng say tích cực của con đường phục vụ Đại Đồng, cởi mở bằng con đường tâm linh Pháp Thế công đồng, cởi mở bằng những nhiệt huyết hiến dâng trọn vẹn cho chân lý. Hãy đặt niềm tin và lòng trung thành trên hết khi hướng về sự liên kết với nhau, công đồng với nhau ở nhị cơ Pháp, Thế. Người dù có khả năng về Cơ Pháp mà không có khả năng về Cơ Thế hoặc ngược lại thì không thể vào Hội Công Đồng Liên Cơ. Rồi đây mỗi hình thức nào cũng có mặt và không bao giờ dừng nghỉ một cách làm việc của mình. Dù cho làm việc tại gia hay làm việc tại Chùa, Thất; làm việc tại các cơ quan Đạo hay trên bước hành trình trên đường vận chuyển khai thông của mọi ý nhiệm Thiên ban hoặc đảm đang sứ mạng trong công cuộc đăng trình thảy đều thống nhất trong cách làm việc có qui định trước cũng như không để dừng nghĩ mọi tư tưởng của mình.

Ở tại gia, nguyên căn linh vị phục vụ cho gia đình, cho xã hội. Nhưng lấy gia đình lấy xã hội, lấy đời sống cá nhân của mình để chuyển qua ý nghĩa là Cơ Thế, là Cơ Pháp, là Nguyên Lý, là Đại Đồng. Thì từ đó thấy được cách làm việc của mình nó không dừng nghĩ và có ý nghĩa trong từng phút, từng giây. Mỗi bước đi đều có thời gian tự học, tự hành; cái tự học là khi làm việc bản thân, còn khi tự hành là dành những thời giờ để phục vụ cho tập thể, phục vụ Đại Đồng. Môi trường được ôn luyện duy nhất và độc đáo nhất là môi trường gia đình. Mượn gia đình để rèn luyện sự khảo thí, rèn luyện sự dẽo mềm cũng như rèn luyện những nếp sống Đại Đồng ở vị trí bản thân. Nếu đạt được sự Đại Đồng bản thân rồi thì nhất định cái Đại Đồng tập thể sẽ dễ dàng thành công trong mọi quan điểm thời gian. Hãy thoát hết những quan điểm nô lệ trong mọi khuôn khổ đó là đạt được Đại Đồng nhưng thoát nô lệ không phải là né tránh những điều nô lệ cũng như không thể biện hộ một cách ráng gượng cho mình giải thoát cũng như thoát khảo thí, không phải là tránh né những điều khó khăn gian khổ mà nó luôn luôn hòa lẫn trong sự gian khổ. Phải tự hiến thân vào trong mọi sự kham khổ gian nan để mà sống, lấy sự gian lao tự dũa mài cái bản thân mình cho được ngời sáng tinh tường. Đem tâm pháp mà soi rọi tất cả bên ngoài, thì ánh sáng soi rọi đó mới là lẽ thật của con đường đang tiến đến Đại Đồng. Đừng lấy cái tâm phàm, ý phàm mà soi rọi vì nó chỉ mập mờ trong suy nghĩ rồi đi đến nẻo cùn, lối tận. Cần khai thông những đường hướng trong các thời nhiệm, nguyên căn linh vị phải cố gắng nhiều hơn.

Ngày tháng đã xoay chuyển biết bao là niềm tin vạn đại mà các nguyên căn thì cứ xao xuyến ở thời gian, vì thời gian không thống nhất sự tiến theo ý nghĩa của nguyên căn, mà nó luôn luôn là những nhịp sống động xoay vần, đó cũng là Nguyên Lý định đoạt, Cơ Thiên điều chuyển chớ không là ý riêng của mỗi con người. Luật của Cơ Thiên vô cùng trọng đại, lúc nào cũng có nắng, mưa, giông, bão thì mới có được sự sống lành mạnh và vui tươi của con người, muôn loài vạn vật. Bằng có mưa mà thiếu nắng hoặc ngược lại điều ấy là luật Âm Dương sẽ bị ngăn chặn mức lưu thông, ắt sự sống thiên nhiên sẽ không tồn tại, nên Đại Đồng Nguyên Lý có nhiều điểm thuận lợi nhưng bên cạnh đó là những điều bất thuận lợi. Hai điểm nầy có hòa lẫn nhau để đi đến sự thành công hay thất bại tùy theo những bước đi của con người. Có những việc làm thất bại vì chẳng chịu hòa hợp với nhau mà nghiên cứu cho đúng mức, còn thành công là biết kết hợp với nhau và các tầm nhìn sâu xa hơn để đạt đến những công trình lớn của thời gian quy định, chớ không phải nhìn theo ý muốn của mình ở phạm vi nhỏ hẹp phàm gian.

Muốn làm nên sự nghiệp nào dù bản thân hay tập thể Đại Đồng cũng có cái nhìn sâu rộng thì sẽ làm được mọi công việc. Còn bằng tự thân mà không minh xét về những đường hướng lớn hơn, những chiều dài của thời gian thì làm sao đạt được ý nghĩa rộng lớn của Nguyên Lý. Con đường Nguyên Lý không thể gấp rút mà đi, nó luôn luôn tiến lên từng bước. Cũng như những cây kia được mọc lên trong trái đất, nó đã lớn lên và đơm hoa trỗ lá từ từ chớ không vội vàng mà lớn. Ngày nay khoa học tiến bộ có những phương cách làm cho cây được lớn lên ngoài thiên nhiên quy định. Đó cũng là phương pháp để tìm ra quy luật Âm Dương của tạo hóa chớ không phải tìm ngoài luật thiên nhiên tạo hóa. Nên dù cho phương pháp nào thì cũng không thể nóng nảy mà làm được, mà luôn luôn nằm trong những quy định của nhân tạo, quy định của thiên nhiên. Rồi những bước định đoạt rõ phân. Mỗi thời gian ai cũng thấy rằng sự thành hình Đạo quả càng rộng lớn hầu thành tựu qua ý nghĩa cao cả cũng đều do tư tưởng Đại Đồng mà thôi.

Ngày tháng rồi cũng quen dần theo những nếp sống mới của thời đại Nguyên Sinh trong tình thương Đại Đồng, tuy có nhiều danh từ vô cùng rộng lớn nhưng không qua ý nghĩa Nguyên Sinh, ý nghĩa Đại Đồng. Dù cho đời có phủ mờ nó đi, nhưng nó là ý nghĩa của giải thoát, ý nghĩa của Đại Đạo, cho nên càng bao che trùm phủ, càng thấy nó có một sức sáng dội lại làm tăng thêm phần sức sáng hơn. Đường hướng Đại Đồng đã được định rõ trong Chơn Luật Quy Tông rồi. Chơn Luật Qui Tông không thể cùng một lúc mà ra những chương luật, mà luôn luôn tùy ứng qua những thời điểm hiện thức, để xác định vị trí đúng mức qua các nhiệm hành, khi thời gian của mỗi nhiệm hành đang từng bước tiến lên, càng lớn lên thì Chơn Luật Quy Tông càng thêm rộng đến vô tận.

Về nhiệm hành hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Lâm Sử Ngọc là một hội nằm trong Dân Trí, nhằm để thực hiện những lịch sử được lưu truyền trong Đại Đồng Nguyên lý gắn liền sự liên quan đến quá khứ, vị lai và hiện tại của cơ vận chuyển Đại Đồng. Từ điểm quá khứ, hiện tại và vị lai qua năm thời đại, sự vận chuyển ở thế gian hay địa cầu nầy cũng là cái nhân duyên ứng hiện kịp thời trong Đại Đồng Nguyên Lý, là một lý pháp siêu diệu cùng một lúc trong các cõi linh, các địa cầu, hành tinh trong thế giới. Lâm Sử Ngọc trên thì có Chánh Hội. Vì vị viết Lâm Sử Ngọc có một quyền năng rộng lớn vô cùng trong Lâm Sử Ngọc. Cho nên vị viết Lâm Sử Ngọc là Chánh hội. có Phó Hội để thay mặt và kế thừa vị Chánh Hội. Tổng Hành Văn gắn liền với nhiều Hành Văn. Với nhiệm hành nhằm lo gom về những sử liệu quý báu, những hành trang cần thiết để phục vụ cho Lâm Sử Ngọc. Các Hành Văn luôn được ứng hiện thông đồng trong các bộ phận văn hóa và diện quang để kết hợp từ các sách báo, phim ảnh… hoặc các bộ phận đặc biệt nằm trong Dân Trí. Hộ Tài được chia ra nhiều Phó Hộ, với nhiệm vụ là đảm đang và vận động những nguồn vốn làm các phần tài lợi mà vận chuyển cho Lâm Sử Ngọc mỗi ngày thêm rộng lớn qua nhiều mặt, như việc lưu trữ thêm phần tư liệu, sử liệu cho sự tiếp giao ân cần với mọi ngành, mọi giới, Tàng Thơ Bảo Cát, Tàng Thơ Mật Viện, mỗi cơ, chi… để có những tư liệu nhiều mặt gắn liền qua xã hội hữu vi và các cơ Pháp, cơ Đạo. Với trách nhiệm Lâm Sử Ngọc vô cùng trọng đại nên ở Chương một giảng về trách nhiệm quyền hành của các phẩm nhiệm. Chương hai giảng về hồng ân và quyền lợi của các cơ nhiên. Chương ba giảng về trách nhiệm và quyền lợi của Hội Công Đồng Liên Cơ; thì có Chương bốn nầy được giảng truyền về trách nhiệm và quyền lợi, quyền hành của Lâm Sử Ngọc. Người làm nhiệm vụ Lâm Sử Ngọc phải có trình độ về Nguyên Lý, Lý Pháp, Đạo Đời mở rộng tầm liên giao giữa Đạo và Đời để gắn liền thời gian và sự việc thiên nhiên, xã hội, đất nước, con người, cũng như sự tồn vinh biến chuyển của muôn loài. Phải nắm rõ quyền lợi và quyền hành của Lâm Sử Ngọc. Trách nhiệm của Chánh hội Lâm Sử Ngọc có một quyền năng vô cùng lớn lao trọng đại nhằm làm sáng rộng những lịch sử được soi truyền cho hậu thế; cũng như từng bước vận hành trong sứ mạng Thiên ân qua các nhiệm vụ đang phục vụ Đại Đồng Nguyên Lý. Chánh Hội Lâm Sử Ngọc được quyền thông công tất cả những cơ, chi dù trong hay ngoài cơ Đại Đồng Nguyên Chân Lý. Sự tiếp giao đó là một đặc trách riêng biệt mà Thầy Mẹ đã tin tưởng và giao phó, nên trong Đại Đồng Nguyên Lý dù các cuộc hành trình được điểm lịnh hay chưa được báo tin cũng vẫn được xin dự, cũng như các phần Siêu Thiên, Hồng Thiên nếu không phải là mật nhiệm đặc biệt của Cơ Pháp thì cũng có xin tham dự mà không cần báo trước. Chánh Hội Lâm Sử Ngọc phải có sự trợ duyên của Sĩ Tài, Sĩ Đài. Chánh Hội Lâm Sử Ngọc đi đến nơi nào, nếu là Sĩ Tài, Sĩ Đài tất cả những người có sứ mạng Đại Đồng đều có nhiệm vụ bảo vệ và trợ duyên cung cấp tư liệu Đại Đồng đắc lực để người hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trách đi mọi sự trở ngại hình thức nầy hay hình thức khác. Về phẩm nguyên thì Chánh hội trưởng Hội Lâm Sử Ngọc phải đạt được từ giáo sư Nhất Nguyên Huyền Linh Đài trở lên, dầu chỉ hợp thức hóa theo khóa tịnh cấp tốc và có nhiệm vụ trợ duyên cho tất cả pháp tịnh thường hành, tinh tâm pháp Đạo. Chưởng Quản Tam Đài và Chưởng Quản Tam Dân là những nguồn ân đức cao cả, luôn luôn trợ duyên tạo mọi điều kiện để cho Lâm Sử Ngọc được làm tròn nhiệm vụ của mình. Chánh hội Lâm Sử Ngọc sẽ là một đặc trách riêng biệt của Thầy Mẹ vì sự tín nhiệm ấy cần được gắn liền với Dân Trí mà đồng hành cùng Dân Sanh. Trí, Đức, các hội Liên Bang, Liên Chi, Đạo sinh, Thơ Tâm Pháp để thực hiện hoàn thành sứ mạng làm Lâm Sử Ngọc. Người nào có những sai phạm đối với Lâm Sử Ngọc thì trách nhiệm ấy của Công Đồng Liên Cơ xem xét để chỉnh trang lại hoặc cần kiểm phê, rút kết kinh nghiệm. Nếu có sự quyết định của nhị cơ Pháp, Thế thì có quyền chuẩn phạt theo qui luật Đại Đồng. Người nào trợ duyên đúng mức cho Lâm Sử Ngọc như phương tiện in ấn, bổ sung nhiều mặt về hành trang sử liệu cũng phải đặt được sự tưởng thưởng bằng một hồng ân cao cả do Công Đồng Liên Cơ thông công với nhị cơ Pháp, Thế mà vận chuyển đúng mức việc khen thưởng theo hình thức hữu vi. Tất cả các nguyên căn sứ mạng Thiên ân trong Đại Đồng Nguyên Lý dù Cơ Pháp Nay Cơ Thế phải biết rõ cái luật trình của Lâm Sử Ngọc cho đúng mức thì mới làm việc Đại Đồng được hiệu quả nhiều hơn. Không ai được quyền phê phán về tư tưởng những suy nghĩ của người viết Lâm Sử Ngọc mà chỉ gợi ý hoặc khuyên bảo nhắc nhở hoặc trình lên Siêu Thiên để Ơn Trên điểm hóa.

Người viết Lâm Sử Ngọc phải là người luôn gìn giữ chánh tâm, luôn bình đẳng, bác ái vị tha, kiên trì nhẫn nhục và sâu sắc diệu dung kịp thời để được ghi nhận tỏ rõ. Người viết Lâm Sử Ngọc luôn luôn chân thành với con đường Nguyên Lý và làm nhiệm vụ không có thời gian hay nhiệm kỳ, mà phải tình nguyện suốt đời để phục vụ cho Đại Đồng Nguyên Lý, phục vụ làm nhiệm trách cho Lâm Sử Ngọc, nên phải thọ lãnh suốt cuộc hành trình của cuộc đời và phải tạo dựng người kế thừa để nối tiếp trách nhiệm Lâm Sử Ngọc mới có đủ những bước diệu trình đặc nhiệm trong hồng ân của Thầy Mẹ đã định phân riêng biệt cho ngòi bút Pháp. Người viết Lâm Sử Ngọc phải là người đứng giữa xã hội và Đạo pháp mà viết, tức là không nghiêng lệch về một thời đại hay thời kỳ nào ở Nguyên Thủy, Phong Kiến, Địa Chủ, Tư Bản, Vô Sản hoặc các cơ Pháp, Thế, Đạo, Đời… Người viết Lâm Sử Ngọc phải là người ở khoảng giữa trống không, khi nhìn xung quanh những công việc ấy để viết. Người viết Lâm Sử Ngọc phải là người có Phẩm Đạo, Phẩm Trách theo qui định của Đại Đồng luôn tập trung tư tưởng ý niệm về việc chung nhất, mà không vì bản thân, không ngại khảo thí, sống trên dư luận và vượt ngoài thành kiến thị phi. Người viết Lâm Sử Ngọc luôn theo dõi tìm hiểu nhận định để ghi lưu lại những sự việc nghe, thấy, hiểu, biết về sự chuyển Đại Đồng, hoặc những điểm có tương quan Đại Đồng. Người viết Lâm Sử Ngọc khi có lời nhận định hay phê phán điều gì trước những sự kiện xảy ra cũng bằng văn từ Đạo hạnh với tâm Đại Đồng, tình thương vô ngã chấp. Người viết Lâm Sử Ngọc luôn luôn lấy vị trí của mình trên con đường Nguyên Lý cho thật vững chắc, ví như trên một đoạn dường hành trình gồm có mười người mà gần hơn phân nửa đoạn đường thì chín người bị nghiêng ngả, nhưng Người viết Lâm Sử Ngọc không vì thế mà nghiêng ngả theo, lúc nào cũng đứng vững nhiệm trách mà mình trước Sứ Mạng Đại Đồng Nguyên Lý của cơ Thiên.

Những người làm nhiệm vụ trong Lâm Sử Ngọc cần phải gắn liền đúng mức ở mỗi bước hành trình trong cơ vận chuyển Đại Đồng không chỉ riêng ở thành thị hay chùa đình, mà viết ở các nơi đầy gió giông, khảo thí, viết nơi rừng sâu tối tăm, viết những nơi cạnh tranh nghiêng ngả, đổ vỡ đau thương, viết nơi những tâm hồn cằn cỗi u mê và sỏi đá để song song với điều ghi nhận ở những cảnh phì nhiêu phong phú, những tinh thần thiết tha vì Nguyên Lý, sự thanh tịnh rộng lớn ngời sáng. Người viết Lâm Sử Ngọc không phải chỉ ngồi một chỗ chờ các Hành Văn gom về những tư liệu mà chính mình phải hòa mình nhiều trong sự việc để nghiên cứu tìm tòi và thấy được cái trách nhiệm về mình.

Ngoài ra những điều luật trên đây với vai trò Chánh Hội Lâm Sử Ngọc lại là ngòi Bút Điển, Bút Pháp để phụng sự Nguyên Lý, phụng sự nhân sanh nên những Tàng Thơ Bảo Cát là nơi lưu giữ những tư liệu về Văn Hóa Đạo, kinh điển vô vi, Tàng Thơ Bửu Pháp của Đại Đồng sẽ được đồng thông với Lâm Sử Ngọc.

Thành tựu từng bước Lâm Sử Ngọc không riêng về những hình thức cá nhân nào, mà nó là một sự chung quy theo quan điểm nhận xét của người viết Lâm Sử Ngọc. Nghĩa là nếu người viết Lâm Sử Ngọc phải nhìn, phải viết theo trình độ nhận thức của mình ngày hôm qua, hôm nay phải viết theo trình độ của ngày hôm nay, không lấy sự tiến bộ của ngày hôm nay mà sửa đổi những trang viết ngày hôm qua, không được e dè hay thiêng vị đối với người, hay đối với riêng mình.

Tất Sứ Mạng Thiên Ân từ cao đến thấp ở trách nhiệm Đại Đồng không được phê phán hoặc có ý dồn ép người viết Lâm Sử Ngọc để tạo những tư tưởng rối rắm cho người viết Lâm Sử Ngọc, ngược lại sẽ chịu trách nhiệm trước Công Đồng Liên Cơ. Lâm Sử Ngọc có nhiều hình thức cần được tổ chức lưu giữ và phổ biến về phim ảnh, sách báo có tính chất về sử để tạo ngân khoản cho hội và để cho tất cả những bước noi theo rất dễ dàng. Lâm Sử Ngọc ở giai đoạn trước và sau phải có sự gắn liền với nhau để thấy được quá trình từng bước của Lâm Sử Ngọc. Ngày nay các cõi Linh, cõi Thiên đã ứng trong tam cõi đều thấy được Lâm Sử Ngọc có một sự khắn khít tương tri và truyền đạt đúng mức không chỉ riêng những nguồn tin Quốc Đạo mà khắp cả đất nước, địa cầu, hành tinh thế giới đều được nằm trong ý thức rộng lớn của Đại Đồng Nguyên Lý. Lâm Sử Ngọc được hoàn thành từng bước và chia ra nhiều tập, mỗi năm một tập và trình lên Siêu Thiên vào ngày đại lễ kỷ niệm cơ Đại Đồng Nguyên Lý và chia ra bốn vị trí gồm Chưởng Quản Tam Đài, Chưởng Quản Tam Dân, Tổng Hành Văn Đại Đồng Qui Linh Hiệp Nhứt và Chánh hội Lâm Sử Ngọc lưu ký. Đó là trách nhiệm những nơi phải gìn giữ Lâm Sử Ngọc cho thật đúng mức.

Tiếp theo là phần giảng về Dân Sanh Hòa Đời. Sự thể hiện ở mức tiến dân sanh thì Dân Sanh Hòa Đời nói lên ý nghĩa sự hòa hợp với Đời để làm phương tiện ban đầu như kế hoạch thủy sản nhằm hợp thức hóa vấn đề khác. Dân Sanh Hòa Đời từng bước chuyển hướng để hiệu quả lớn lao như tiểu thủ công dần dần đến đại thủ công, không mang tính sát sanh mà vận chuyển Đại Đồng Nguyên Lý hầu xây dựng một cõi đời thánh thiện, một cuộc sống thanh tân, an vui, giàu đẹp, một cảnh Tiên an lạc tại trần vậy. Tạo dựng một cảnh Tiên tại trần, không riêng về con người mà tất cả vạn vật sanh linh từ khắp cõi trần có được sự sống an lành. Sự sanh tồn hay hoại diệt của muôn loài vạn vật là luật tự nhiên tùy duyên tiến hóa. Kinh Tế Dân Sanh Hòa Đời ở cõi Thượng Nguơn Thánh Đức là thời đại Siêu nhiên lúc nào cũng phù hợp với người Đạo dù hình thức tổ chức như hình thức đời, hình thức tổ chức của các công ty gương mẫu tình người. Dân Sanh Hòa Đời luôn luôn kết hợp gắn bó trợ duyên cùng Dân Sanh Hòa Đạo như Âm với Dương, Hữu với Vô đồng thông ứng mà phục vụ cho Đại Đồng ngày càng thêm rộng mở với tinh thần phụng sự nguyên lý càng cao cả. Điều luật Dân Sanh Hòa Đời là thực hiện đúng mức theo 81 điều lệ gương mẫu của Đại Đồng và do Chưởng Quản cơ Thế đảm trách.

Tiếp theo là giảng về Dân Sanh Hòa Đạo. Dân Sanh Hòa Đạo cũng là một hình thức dân sanh kinh tế nhưng phải phù hợp hoàn toàn giữa Đạo và Đời mang tính chất Đại Đồng rộng lớn, mở rộng tầm giao tiếp giữa Đạo và Đời. Dân Sanh Hòa Đạo được điển hình bằng quán cơm chay Đại Đồng được thành lập nhiều nơi. Sự phù hợp Đạo Đời thì ai đến quán cơm chay cũng đều phù hợp cả, vìu nơi ấy không phân biệt màu da, Tôn giáo, sắc tộc, giai cấp, Đạo Đời. Cần được điển hình Quán cơm chay Đại Đồng tiếp giao các Tôn Giáo đều hòa hợp các màu sắc khác hẵn sự Tôn giáo nầy tiếp Tôn giáo kia, giữa Đạo tiếp Đời, giữa Đời tiếp Đạo. Dân Sanh Hòa Đạo được tổ chức cụ thề bằng quán cơm chay Đại Đồng bằng không có hình thức chủ phó mà trên thì có 5 vị cố vấn đại diện cho năm cơ Đạo, hoặc nhiều vị cố vấn khác đại diện mỗi hội, mỗi cơ, Điện đàn… kế đến là kế toán, thủ quỷ, trù phòng, trợ duyên và nhân viên phục vụ. Cơm chay Đại Đồng luôn luôn có một vị cố vấn trực tiếp ngoài ra vẫn được phân công điều hành theo qui trình cửa hàng cố vấn Dân Sanh Hòa Đời luôn kết hợp đồng thông với Dân Sanh Hòa Đạo mà thực hiện cho đúng Nguyên Lý. Điều luật Dân Sanh Hòa Đạo là thực hiện đúng mức theo 81 điều lệ công ty gương mẫu Đại Đồng do Chưởng Quản Cơ Pháp đảm trách.

Tiếp theo là phần giảng về nhiệm hành hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Liên Chi Hòa Phái Liên Chi Hòa Phái là điểm tựu cơ duyên được soi rọi từ căn cơ tiền kiếp, được gắn liền cùng nhau trong ý nhiệm Đại Đồng, cũng như sự ứng chuyển từ Tiểu Phong Thần để hoàn thành kỳ nhiệm ở Đại Phong Thần. Từ Việt Nam Thánh Địa là nơi có nhiều điển lành, nên được duyên khởi khai môn Hòa Phái { trong nền Đại Đạo mà lập thành Quốc Đạo} hầu thực hiện Liên Chi {hòa kết Ngũ Chi Tam Giáo} khơi lên ánh Đại Đồng soi rọi khắp 5 châu. Sự tinh tuyệt của Đại Đồng Nguyên Lý nói lên điểm rốt ráo của các Tôn Giáo, Đạo Đời, Liên Chi Hòa Phái làm nhiệm vụ tiếng gọi của Đại Đồng, có sức mạnh vận động, kết hợp liên giao ngày thêm đa dạng sắc màu mà vận hành Nguyên lý. Chơn Lý Siêu nhiên là một Chân Lý tổng thể, là điểm đạt gương mẫu ở phần triết học tuyệt vời của Siêu nhiên, là trình độ thiết thực do những người làm Sứ Mạng Đại Đồng, cũng như từng bước nhiệm hành Liên Chi Hòa Phái. Liên Chi Hòa Phái từng phút, từng giây giữa hữu và vô tương thông trong mỗi nhiệm hành, nên mỗi căn cơ phải đạt phần Pháp Đạo cao cả, cũng như ý thức sâu rộng về Nguyên Lý.

Qua điểm nhuận huyền vi càng rộng sáng bao la, là thực thể của vạn linh nói lên ý nghĩa Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt. Những ý thức rạng ngời Kinh, Luật, Pháp, Điển càng hăng hái qua sứ mạng nhiệm hành nhiều hơn. Đó là sự tiến hóa vô cùng, vô tận thời gian và thời đại. Nhiệm vụ Liên Chi Hòa Phái lo khai thác Kinh, Luật, Pháp, Điển ở Đại Đồng Quy Linh Hiệp Nhứt mà phục vụ Đại Đồng Nguyên Lý. Càng khai thác Kinh, Luật, Pháp, Điển càng biến hóa vô cùng, vô tận. Việc vận hành Hòa Phái là bí quyết đạt thành Đại Đạo, chuyển hóa nền Quốc Đạo, làm sáng rộng phần Đạo Thống Chơn Truyền, Tổ Tiên Hồng Lạc tại Thánh Địa Nam Bang, cũng là sứ mạng rốt ráo của Tam Kỳ Phổ Độ. Mỗi hệ phái đều gương mẫu trên ý thức Đại Đồng, Tình Thương, Nguyên Lý mà chuyển thành ý nghĩa kết hợp tinh hoa Liên Chi, tức liên giao rộng Ngũ Chi. Quốc Đạo gương mẫu đặt tại Việt Nam Địa Linh. Vì Việt Nam có nhiều điển lành do dân tộc Việt Nam đã đạt tối ưu ở phần thiện. Đài Báu Trung Ương ở Việt Nam có sức hút các nguồn điển ở khắp muôn phương. Khi điển Siêu nhiên tỏa rộng ngời linh, càng thu phục hóa cảm những nguồn điển cạnh tranh Nguyên Tử. Việt Nam thể hiện trở thành một Quốc Đạo siêu việt, một ngọn đuốc thiêng soi sáng khắp nơi, là ấn chứng Đạo Đời tuyệt vời của một địa cầu. Những vận hành trong Liên Chi Hòa Phái không ngoài Chơn Truyền đã ban, Chơn Luật Quy Tông đã chuyển để thành công trong mọi sự kết hợp tinh tường.

Sự tinh tường qua 5 màu sắc của Liên Chi Hòa Phái là tinh hoa của Ngũ Chi Tam Giáo. Chọn Liên Hoa Cửu Cung để ứng tiếp liên giao từ khắp 5 châu. Vì ý nghĩa Liên Hoa Cửu Cung là rốt ráo của Đạo Học Tinh Hoa. Chữ Liên Chi không ngoài ý nghĩa 5 bậc tiến hóa của Trời Đất, nên bao gồm sự tiến hóa chung trong vạn hữu. Vì thế Liên Chi Hòa Phái có rất nhiều cố vấn, nhằm đại diện cho nhiều phần liên kết giữa Đạo và Đời. Sự cao tột của Hòa Phái là để đạt được Liên Chi, sự cao tột của Liên Chi là quán triệt Tàng Thơ, tinh thần Bửu Pháp, cũng như điểm kết của một thời Hạ Nguơn mà chuyển sang đời Thánh Đức. Thời Hạ Nguơn cũng là thời tàn nguơn mạt pháp, vì 5 Pháp lớn của Trời Đất là Pháp Nhân, Thần, Tiên, Thánh, Phật đã ban hết xuống thế gian nầy không còn bước tiến hóa nào khác. Chỗ đoàn kết thương yêu thật sự bằng ý thức giác ngộ vì Nguyên Lý càng rộng lớn bao nhiêu, thì ý nghĩa sự đoàn kết đó là quyền năng hữu thể, là phép nhiệm vô vi để phá giải mỗi trận đồ, mọi sự ngăn che thành kiến đều thông tất cả. Bước chuyển ban đầu của Liên Chi Hòa Phái là định hướng điểm tựu trung, là nâng cao phẩm Đạo, là nâng cao trình độ Nguyên Lý và Pháp Đạo mà điểm ban nhiệm vụ để kịp vận hành rộng mở khắp nơi từ trong và ngoài nước, hướng về Quốc Đạo mà thực thi Sứ Mạng Đại Đồng. Ban Điều Hành Liên Chi Hòa Phái nêu trên, đều thể hiện nhiệm hành trên tinh thần dân chủ. Đoàn cố vấn của Liên Chi Hòa Phái là đại diện Tôn Giáo, Thất, Tịnh, Điện, Đàn, Cơ, Chi, Thế, Pháp; các hệ thống ban, ngành Đời, Đạo từ các nước đến các hành tinh.v.v… là sức mạnh dân chủ Đại Đồng. Ngoài ra, còn kết nạp rất nhiều thành viên để trợ duyên đắc lực cho mỗi phận hành trong Liên Chi Hòa Phái. Các bộ phận vận chuyển ngoại giao cơ Đại Đồng luôn gắn liền cơ phận cùa Liên Chi Hòa Phái mà thông đồng phát triển của mỗi nơi, cũng như việc tương duyên, trợ lực, điều hòa khắp cùng trong sự vận chuyển của Cơ Thiên. Liên Chi Hòa Phái là tiếng gọi Cơ Thế hầu tiến đến Cơ Pháp. Lấy điểm thực thi Dân Sanh Gương Mẫu mở đầu cho Tam Dân Khai Triển, lấy sự khai thông nhiệm hành nền Triết Học Đại Đồng mở đầu cho việc triển khai nền Dân Trí, Dân Đức.

Liên Chi Hòa Phái luôn gắn liền công việc thông công cùng Tam Dân, Tam Đài, hầu thông đạt việc hữu thể luôn kết hợp vô vi, nên Liên Chi Hòa Phái được hiệp cùng với Siêu Nhiên Hoằng Pháp để Bộ Phận Siêu Thiên thông đồng hóa chuyển các nguồn điển khắp nơi. Mỗi đề án thực thi do hữu vi sắp soạn, Siêu Thiên kiểm duyệt ban hành. Liên Chi Hòa Phái được nghiên cứu Kinh, Luật, Pháp, Điển của Đại Đồng, để kịp thời in ấn phổ truyền. Khi được sự kiểm duyệt của Siêu Thiên, hoặc của cơ Pháp, tùy theo định mức được phổ truyền trong Đại Đồng Nguyên Lý. Liên Hoa Cửu Cung có nhiệm vụ làm Đại Môn Quan tiếp giao cho Liên Chi Hòa Phái. Nên Liên Chi Hòa Phái là một hồng ân đặc biệt do Thầy Mẹ điểm ban qua hình thức xây dựng theo Chơn Truyền Nguyên Lý, nên được trở thành một Hội Thánh độc lập, có khà năng mở rộng tầm mức quan trọng qua ý nghĩa về Đại Đồng, Đại Đạo, phần tiếp giao khắp nơi trong quốc nội cũng như quốc ngoại, để làm đúng vai trò Liên Chi Hòa Phái. Liên Chi Hòa Phái luôn được sự trợ duyên đắc lực của Thượng Chơn Pháp để khai thông sự liên giao Đại Đồng, hầu thực thi Chơn Lý Đại Đồng. Liên Chi Hòa Phái luôn được trợ điển đắc lực của vô vi pháp nhiệm, để tương duyên, thông đồng trên các phần Lý Điển khắp nơi. Liên Chi Hòa Phái được chia ra hai phần thực hiện như sau: Hòa Phái, là hòa các phái trong Đạo Cao Đài lập thành Quốc Đạo. Liên Chi, là liên kết trong hàng Ngũ Chi, ứng chuyển Đại Đồng. Tất cả sự vận chuyển nào cũng lấy sự biểu tượng giữa tâm và thể kết hợp với nhau mà Cơ Thiên đang cần thiết vậy. Việc vận chuyển hôm nay cũng nói lên những bước đầu tiên hình thành trong lãnh vực mở cửa Đại Đồng đến cùng Ngũ Châu Thế Giới, chuẩn trang từng bước hoàn thành cơ phận trong nguồn máy Đại Đồng Nguyên Lý.

Về nhiệm hành hồng ân và quyền lợi cao cả trong sứ mạng Thiên ân vận chuyển Đại Đồng đối với phẩm danh Sứ Mạng Cao Cả Của Nền Triết Học Siêu nhiên. Triết Học Siêu nhiên ra đời là đúng thời điểm của ở Cơ Thiên đang xoay vần đúng vào sự tiến hóa chung của các thời đại, là đúng vào ý nghĩa trong Nguyên Lý Đại Đồng được ứng hiện trong toàn khắp hành tinh thế giới. Triết Học Siêu nhiên là hình dung Thái Cực, tiêu biểu sự tinh lọc và tiến hóa, là ánh sáng tinh tuyệt diệu thường trên bước đường Đạo Pháp Nguyên Chân. Triết Học Siêu nhiên những ý thức sâu xa, tầm mức tiến hóa, chứng minh cơ bản cho những ý thức cần được khai triển, gạch nối và khai thông các tinh thần cầu tiến. Vì tất cả sự điều động của máy nhiệm tuần hườn, để lọc lừa và thu phục những tâm hướng Đại Đồng, không ngoài sự diệu ứng của Cơ Quy Nhứt, nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhứt bổn. Lấy điểm Vô Cực làm cực điểm trường thi, {có điểm ra đi nên có điểm trở về}. Tuy nhiên, lúc khởi nguyên phát xuất đầu tiên là sơ nguyên {thời hỗn độn chưa thanh lọc}, nhưng khi trở về là Thái Cực {sự thanh lọc và tấn hóa}. Cho nên lấy Vô Cực tượng trưng cho sự quy nhứt, nhưng chọn Thái Cực thể hiện cho điều tiến hóa.

Cái tinh hoa đạt được ở Thái Cực là. Triết Học Siêu nhiên đạt ở nơi Vũ Trụ, để phá giải mọi trụ chấp, thành kiến, kỳ thị lẫn nhau giữa Âm Dương, Đời Đạo, Pháp Thế.v.v Sứ mạng cao cả của nền Triết Học Siêu nhiên luôn đứng vững trước mọi thời đại, thời kỳ, thời điểm, thời vị vì nó luôn luôn hàm chứa và tinh lọc đầy đủ các nền Triết Học Cổ Kim trong toàn khắp hành tinh thế giới. Sự tồn tại về nền tảng Nguyên Lý Đại Đồng là Nguyên Lý Chung Nhất trong Đa Dạng Chơn Lý. Triết Học Siêu nhiên có nhiều cơ sở đặc biệt được thành lập, nên có nhiều Ban, nhiều Hội để gắn liền sự vận hành của một Cơ lớn, đó là Triết Học Siêu nhiên {hay gọi là cơ Triết Học Đại Đồng}. Vì là Cơ, nên tương đồng với Cơ Pháp và Cơ Thế. Trên có Chưởng Quản, nối tiếp là những Hành Văn và Hộ Tài. Mỗi văn phòng khai thông Triết Học có đầy đủ phương tiện tiếp giao và nghiên cứu Triết Học Đại Đồng sâu sắc. Luôn thông đồng giữa Thế và Pháp trong mỗi hành nhiệm để gắn liền các nguồn máy của Siêu Thiên. Vì Triết Học Siêu nhiên là sự minh triết giữa hữu và vô, giữa các nền khoa học tiện ích lẫn khoa học tâm linh, huyền bí. Người làm sứ mạng Triết Học Siêu nhiên luôn đứng vững ở vị trí sự trung chánh và minh triết vô tận của những thuở thời gian truân hỗn độn, phá giải mọi nghi nan, xem thường những bộ mặt gian trá, dối trá, ỷ thế, lộng quyền, háo danh, vọng lợi. Ngòi bút pháp Triết Học luôn minh triết từ nguyên nhân, nguồn bổ của mỗi nhược điểm tồn động, để thu phục, hóa giải một cách khoa học, luôn có khả năng khẳng định những ưu điểm cần được chứng minh theo luật lý của Trời Đất, vén lên bức màn làm bừng sáng một cõi Trời Duy Không Thánh Thiện. Triết Học Siêu nhiên ra đời sau cùng so với nền Triết Học của 5 thời đại. Chứng minh sự rốt ráo nhất đã được tổng kết bằng những quy luật chung trong sự tiến hóa của vạn hữu.

Người làm Triết Học Siêu nhiên cần trải qua nhiều sự thăng trầm vinh nhục của cuộc đời trên bước đường Đạo Pháp, luôn gắn bó thiết thực vào sự sống của những người nghèo khó, cùng cực và tột cùng của nơi quyền quý cao sang. Rút kết ưu khuyết của những nhà làm kinh tế, khoa học, chính trị, xã hội, cũng như các nhà Tôn Giáo, các nhà nghiên cứu Thiên Văn Địa Lý và những nấc thang uy quyền của những thời đại, để đủ điều kiện nhận định khi làm bài toán minh triết. Người làm sứ mạng Chưởng Quản Triết Học Siêu nhiên được hồng ân của Cơ Thiên lớn nhất là đặng hồng ân tiếp được phần điển Hồng Huệ Linh để trực tiếp thông công cùng Vô Vi mỗi khi cần thiết, và người chính là sự điều động tiến hóa cách khoa học và minh triết trong toàn cõi hữu vi. Vì thể xác, linh hồn và ý chí là Thế, Pháp và minh triết. Khi gắn liền phần liên giao hành nhiệm, cần mở ra nhiều cuộc thuyết minh giảng giải hoặc trực tiếp Hổng Huệ Linh mở rộng chương trình tùy theo sự khai thông truyền đạt. Khi nghiên cứu Triết Học Siêu nhiên, luôn được hòa nhập vào trong tất cả phẩm nhiệm của Đại Đồng, cũng như được gắn liền cùng các cơ phận Tôn Giáo, cơ phận xã hội Đông Tây, Kim Cổ./.