TẦM ĐẠO GIẢI THOÁT

Vòng tròn luân hồi sanh tử vẫn luôn còn tiếp viễn là do nghiệp vẫn còn, đó là điều sai lầm của những ai còn lầm lẫn đeo đuổi dục lạc nơi tâm mình để tâm luôn dẩy đầy nghiệp chướng lẩn quẩn trong vòng tử sanh triền miên đau khổ.

Hãy tự hỏi với lòng mình: Tại sao chúng ta phải tu? Thế nào là giải thoát sanh tử? Vì sao mình phải vấn thân trong vòng sanh tử luân hồi?

Hãy hiểu rằng khi còn niệm là còn nghiệp, còn nghiệp là còn trở lại tức còn sanh tử luân hồi. Diệt vọng niệm ma chướng từ Thân Khẩu Ý là một việc làm không phải dễ. Khi ta có định hướng tiến tu giải thoát thì trước hết phải giải thóat ở chính mình, mà Thân Khẩu Ý luôn là nguyên nhân khởi vọng trong nội tâm của chúng ta. Nhưng một suy nghĩ tốt, một việc làm tốt; một lời nói tốt là thiện nghiệp, là duyên lành để đánh đuổi những ác nghiệp như một suy nghỉ xấu, một việc làm xấu; một lời nói xấu. Muốn giải thoát nghiệp là phải giữ tâm đừng sanh ý; tâm đừng sanh trí; tâm đừng sanh tình vì một khi ý không tham; trí không sân; tình không si thì tất cả đã trở về vị trí thanh tịnh của tâmkhi đã giải thoát đượccái hư giả; cái không thật, chính là giải thoát mọi vọng niệm ở nơi mình.

Thơ rằng:    Bất tử trường sinh mới khó tầm,

Nhập trần chẳng nhiễm, thật chơn tâm.

Nhà Thương: Trụ mạc nên Châu hiện,

Liệt Quốc: Tần suy mới Hớn cầm.

Bởi đó nghiệp duyên thời nghiệm rõ,

Rằng đây bổn giác hãy suy thầm.

Tin điều giải thoát tường sanh tử,

Huệ pháp khai minh đẹp tợ rằm.

         * * *

Sanh tử trần gian chẳng vững bền,

Nào hay sống thác tuổi về quên.

Còn đi, còn đến còn cao thấp,

Hết đến, hết đi, hết dưới trên.

Nhựt nguyệt Càn Khôn đều vắng bặc,

Âm Dương Vũ Trụ cũng buồn tênh.

Tầm cơ giải thoát thông bờ bến,

Mới đặng rõ bày hướng tiến lên.

* * *       

Giải thoát là phương tối nhiệm hành,

Thoát vòng duyên nghiệp dẫu bao quanh.

Ở nơi chấp ngã lòng không chấp,

Nương chỗ tranh đua dạ chẳng tranh.

Nương chỗ vọng tâm, tâm bất vọng,

Ở nơi sanh tánh, tánh vô sanh.

Nội thân ngoại thể đều thông thoát,

Thoát ấy chính là bậc Thánh Anh.

Cho nên người tu thiền định luôn giữ nhất tâm, thì ý không còn loạn động; vì tâm thiền thì ý cũng lặng yên.

Chúng ta cũng hiểu rằng Thân này rồi sẽ hư hoại bởi thân do tứ đại giả hợp thành, thì còn gì để chúng ta luyến tiếc mà chẳng tầm tu giải thoát?

Tầm cơ giải thoát không phải là trốn chạy những chỗ động mà tìm nơi vắng vẻ để tu, nhứt là những gì còn hiện hữu trước mắt chúng ta do duyên trước tạo gầy, chúng ta càng không thể trốn chạy mà phải đối mặt với sự thật để nâng tầm cao đức độ mà tự phá giải mọi điều, đó chính là cách tầm luyện sự thanh tịnh trong vọng động, bởi có câu “nhứt tu thị, nhị tu sơn” để luôn có đủ điều kiện mà luyện lọc thân tâm để càng minh định rõ những gì là chân thật; những gì là sự hư ảo, càng thanh lọc thân tâm thì thân tâm càng thanh tịnh và ngời sáng, sự ngời sáng trong thanh tịnh đó chính là Niết bàn; là Bồ đề; là Chân như; là Phật Tánh

Sự luyện lọc thân tâm là làm sáng lại cái tâm chân thật đang sẳn có ở trong ta đang bị mọi thứ hư ảo bên ngoài che lấp, che lấp bằng những vọng niệm. Hãy tự giải thoát mọi vọng niệm hư ảo của ý thức là nhờ giữ thiền định, nhất tâm, khi tâm đã đạt nhất thì tự làm chủ được ý niệm của mình rồi, những vọng niệm lặng xuống thì tự nhiên sẽ hiển hiện cái chân thật của chính mình hằng thường trong cuộc sống. Sự sống chân thật đó mới là cái sống thật vĩnh hằng của chính mình ở tiền căn duyên bổn.

Đừng nghĩ rằng con người sanh ra để chết đi là hết; Hay sanh ra để luân hồi đời này qua đời khác; Hay để lập đi lập lại lúc lâm chung là giây phút khổ đau tột cùng, trong khi biển cả mênh mong cũng không bằng nước mắt của chúng sanh trãi bao đời kiếp, mà phải nghĩ sao cho sự tiến hóa cao cả khi trãi qua kiếp con người.

Hãy giải nghiệp khổ đau bằng rữa gội thân tâm, hãy giải thoát sanh tử luân hồi bằng luyện lọc tâm ý để thân tâm không còn vọng nghiệp, vì hết nghiệp thì hết luân hồi, hết vọng thì mới hết đau khổ.

Nhưng đứng trước bảo tố phong ba của cuộc đời cạnh tranh tham ác và sự mê hoặc lòng người bằng tửu sắc khí tài của mê hồn trận thì việc định tâm, lặng ý phải thật sự cần đến việc thọ hành Pháp Đạo mới đặng vẹn toàn. Vì Pháp Đạo là phương tiện để điều phục tâm ý, Pháp Đạo cốt xoay trở lại nội tâm, để mình chủ động được mình, để gieo được nhân tốt hầu đạt quả lành, để thấy được việc tu hành là kiến thức nhân quả do tự mình làm nên.

Kiến thức nhân quả là việc gieo nhân để đạt quả phải bằng kiến thức rõ ràng, phải có mục đích cơ bản và mục tiêu trước mắt, như mục đích trồng lúa, mục tiêu nhứt nước nhì phân tam cần tứ giống.

Mục đích cơ bản của người tu là tiến hóa giải thoát và mục tiêu trước mắt là Phước Huệ song tu.

Mục đích cơ bản và mục tiêu trước mắt lúc nào cũng chuẩn mực như người thợ hồ lúc nào cũng chuẩn mực ở cân thủy và lập lòn cho công trình luôn thẳng bằng và không nghiêng ngã..

Chuẩn mực của người tu rất quan trọng để lúc nào cũng giữ vững tâm trung chánh và không sai lệch hướng đi, không lạc vào quả nghiệp, vì quả nghiệp là quả không lành nên còn luân hồi sanh tử, chỉ có qủa lành mới khỏi bị lăn lộn trong sanh tử luân hồi. Chúng ta mới an nhiên khi nghiệp không còn, tức mọi vọngniệm sanh diệt không còn thì không có gì chi phối ở tâm và thể, thì thể thanh tịnh sáng suốt luôn tỏa sáng trùm khắp, cho nên tâm càng không thì trí huệ càng mở. Trí huệ là chứng nghiệm ở Pháp Đạo cho từng cấp tiến hóa tùy theo sự đạt được nhiều ít khác nhau của những bậc tiến hóa.

Người thọ hành Pháp Đạo phải tầm Minh Sư truyền chỉ mới đạt được Bí Quyết Chơn Truyền đúng mức. Mỗi pháp môn đều có tên khác nhau, có cách luyện khác nhau, nhưng đều gặp nhau ở thiền định, giống nhau ở đơn dược bằng nguyên liệu Tinh Khí Thần.

NGỌC ÁNH HỘ

Home Thư viện 4 TẦM ĐẠO GIẢI THOÁT