TRUNG CHÁNH

TRUNG CHÁNH

(Đức Lý Giáo Tông  điểm truyền)

THI

                             GIÁO   pháp kỳ công ứng diệu huyền,

                             TÔNG môn tỏa sáng bảng Đài Thiên.

                             ĐẠI Đồng hiển hiện từ tâm pháp,

                             ĐẠO đức hồng ân thọ nhiệm truyền.

 

                                                 THI-BÀI

                             Trong giây phút huyền nhiên tỏa chiếu,

                             Ứng vào cơ linh diệu Siêu-Thiên;

                                 Giáo Tông Đại-Đạo ân nguyền,

                       Toàn chung an tọa nghe truyền đôi câu.

                             Lời châu ngọc diệu mầu cao quí,

                             Rất tuyệt vời điểm thị như nhiên;

                                 Sáng trong lý pháp diệu huyền,

                       Toàn cơ đại định đầu tiên đến ngày.

                             Thời luật chuyển, thời lai vận chuyển,

                             Máy diệu huyền hiển hiện minh trưng;

                                 Tựu trung ý pháp không ngừng,

                       Cho người duyên giác thính tùng pháp ngôn.

                             Để chuẩn bị Thiên môn khai mở,

                             Để lập nền rực rỡ trường thi;

                                 Đâu là cơ cuộc uy nghi,

                       Cho đời, cho Đạo thông tri máy huyền.

                             Từ luật chỉ huyền nhiên khai sáng,

                             Đến những phần bài bản chư Thiên ;

                                 Dạy trong cơ cuộc kỳ truyền,

                     Lập nền Tân Hội cao nhiên pháp thoàn.

                             Đường hướng chung rõ ràng minh định,

                             Biết bao điều phụng thỉnh huyền nhiên;

                                 Cho cơ huyền diệu bí truyền,

                       Sáng khai rực rỡ tiếp liền muôn nơi.

                             Luật chuyển chiếu Đạo Đời thông tất,

                             Máy linh đài cơ mật qui gia;

                                 Chơn như ứng hiện Chương-Tòa,

                      Lập nền Đại-Đạo sâu xa ứng đài.

                             Từ luật chỉ là ngày chưởng chấp,

                             Điểm huyền cơ ngăn nắp thước nghi;

                                 Đâu là sứ mạng huyền vi,

                        Đâu là điểm chỉ ứng thì cơ Thiên.

                             Trên thì có vô biên tinh tú,

                             Dưới lại còn hội tựu vạn linh;

                                 Khai cơ xuất phát màu huỳnh,

                       Rạng phần chơn thể máy linh Đại-Đồng.

                             Xem cơ chuyển Hoa Long ứng hóa,

                             Tìm máy linh cao cả khắp cùng;

                                 Đó là máy nhiệm Thiên cung,

                       Gọi người duyên giác thính tùng huyền cơ.

                             Để tuyển kịp ngày giờ ứng chuyển,

                             Hầu lập phần linh điển châu thân;

                                 Làm sao ánh Đạo chiếu ngần,

                       Làm sao hòa hợp tường vân máy trời.

                             Đây có được những lời siêu xuất,

                             Đó cũng là chiếu rực hồng quang ;

                                 Nhìn chung trong cõi trần hoàn,

                       Biết bao nhiêu việc lớp màn kỳ công.

                             Người thọ luyện bên trong pháp định,

                             Người lãnh làm trọng lịnh tăng công;

                                 Rồi bao nhiêu việc gieo trồng,

                       Con đường sứ mạng khai thông rõ tường.

                             Đâu cũng có ánh dương chiếu tỏa,

                             Đâu cũng ngời hiển hóa linh châu;

                                 Linh Châu bí pháp diệu mầu,

                       Từ tâm thanh tịnh thượng lầu ứng Thiên.

                             Vậy mới đúng cơ truyền bí chỉ,

                             Vậy mới là Bổn vị căn cơ;

                                 Làm sao cho kịp ngày giờ,

                       Làm sao cho được bài thơ Đại-Đồng.

                            Từ năm tháng khai thông bí chỉ,

                             Đã trở về Bổn vị duyên Tiên;

                                 Duyên Tiên do ở định thiền,

                       Duyên Tiên do ở Hống Viên kết thành.

                             Xem huyền bí vận hành chiếu chỉ,

                             Nghiệm huyền cơ ngôi vị là đây;

                                 Biết bao nhiêu việc ơn Thầy,

                       Từ trong linh diệu, lời đây chuyển phần.

                             Để khai hội Tân Dân Minh Đức,

                             Để sắp thành mẫu mực khuôn viên;

                                 Để làm gương mẫu bí truyền,

                       Để nghe lời Pháp được truyền cho chung.

                             Đây là hội tương phùng chư Thánh,

                             Đây là nguồn duyên hạnh chư Tiên;

                                 Đâu đâu cũng được khai truyền,

                       Kỳ công rực rỡ diệu huyền cung chương.

                             Đức Từ Thiên luôn luôn ứng hóa,

                             Cho cuộc đời cao cả bài thơ;

                                 Bài thơ soi sáng từng giờ,

                       Nghiệm trình bí pháp bài thơ tuyệt vời.

                             Chuyển cho Đạo và Đời hiệp nhứt,

                             Pháp Thể đồng lãnh vực Tiên gia;

                                 Cơ năng từ sự nhiếp hòa,

                       Thông đồng toàn tất mới là Tổng Quy.

                             Ngày Đạo chuyển huyền vi ứng hóa,

                             Năng Đạo thành cao cả tối linh,

                                 Phút giây soi lại màu huỳnh,

                       Mới hay từng khắc tượng hình rõ ra.

                             Để biết được hằng xa tinh tử,

                             Để thông toàn từ ngữ qui linh;

                                 Cho hay Siêu Ngữ chân tình,

                       Ứng trong pháp Đạo cao linh máy huyền.

                             Xem Siêu Ngữ cõi Thiên đều có,

                             Luật Siêu Cơ đây đó đều thông;

                                 Rồi bao nhiêu việc công đồng,

                       Cũng đều thấy được màu hồng cung son.

                             Làm sao đặng vuông tròn mọi lẽ,

                             Liệu thế nào vẹn vẻ thích nghi,

                                 Bao nhiêu công việc huyền vi,

                       Cho đời, cho Đạo thức tri vận hành.

                             Các nguyên căn giờ thanh nghe Pháp,

                             Chư nhân hiền mẫn đạt chương trình;

                                 Đó là khóa học siêu linh,

                       Để mà giảng giải thâm tình yêu thương.

                             Cơ Đại-Đồng luôn luôn ứng hóa,

                             Chuyển từ trong Ngươn Hạ, Trung kỳ,

                                 Để hầu ứng với Cơ Quy,

                       Lập thành Nguơn Thượng huyền vi tối cần.

                             Từ luật chuyển chiếu ngần rõ lý,

                             Đến lời vàng điểm chỉ Trên ban,

                                 Cho trong sự việc linh thoàn,

                       Nghiệm trong ý pháp hành tàng cơ qui.

                             Nay Lão dạy thích nghi đầy đủ,

                             Để lấy mình làm chủ được mình,

                                Nghiệm suy ý Pháp chân tình,

                       Con đường vận chuyển huyền linh sáng ngời.

                             Khi nhận định Đạo, Đời chơn thể,

                             Khi tìm phần thể lệ thế nhân;

                                  Cũng như Pháp Đạo, duyên trần,

                       Cũng như sự việc lãnh phần từ ngôi.

                             Càng suy nghiệm trau dồi rực rỡ,

                             Càng tầm suy thấy thuở xa xưa;

                                Biết bao cơ cuộc Đạo thừa,

                       Dẫn người từng bước xa xưa, hiện thời.

                             Trong cơ bản máy Trời đều dụng,

                             Đều dụng phần tiêu chuẩn bản ngôi;

                                Bản ngôi hay chỉ cung Trời,

                       Từ trong bản thể con người tìm ra.

                             Đạo tuy nghiệm bao la sâu viễn,

                             Nhưng ứng truyền linh điển tập trung;

                                 Cho trong ý Pháp tận cùng,

                       Huyền nhiên cửu khiếu, nhiếp cung tựu đài.

                             Đời đã định không sai cơ thế,

                             Đạo chính là thể lệ Pháp dương;

                                 Rồi đây cơ cuộc soi đường,

                       Tìm ra ý nghĩa nhuận thường cựu ngôi.

                             Luật trung chánh trao lời dẫn ý,

                             Phải làm sao ngôi vị đồng thông;

                                 Giữa Đời và Đạo cân đồng,

                       Cũng như Pháp Thế nằm trong Pháp truyền.

                             Pháp là chỉ diệu huyền trung khiếu,

                             Thế là nơi tịnh diệu hữu vi;

                                 Thế nhiên soi tỏ lối đi,

                        Như hồn và thể lúc thì trao giao.

                             Càng nghiệm lý thanh cao muôn lẽ,

                             Mới biết rằng chậm lẹ do mình;

                                 Làm sao cho được vẹn tình,

                        Làm sao cho được huyền linh chiếu ngời.

                             Nay Lão dạy những lời Tâm Pháp,

                             Để nguyên căn ứng đáp tự mình;

                                 Biết rằng ý nghĩa huyền linh,

                       Biết rằng sự việc khai minh giáo truyền.

                             Giữ làm sao chơn thiền ứng hóa,

                             Giữ làm sao cao cả mọi điều,

                                 Làm sao lý pháp hiểu nhiều,

                       Làm sao thấu đạt mầu siêu máy Trời?

                             Đó là chỗ tuyệt vời Tâm Pháp,

                             Được tự mình hòa ráp nên khuôn;

                                 Đôi câu cũng rõ tận tường,

                       Nguyên căn linh vị tìm phương thấu lời.

                             Càng ứng trong máy Trời huyền diệu,

                             Càng mở phần linh khiếu nhiếp thông;

                                 Nhiếp thông mới thấy Đại-Đồng,

                       Nhiếp thông mới thấy Hoa Long tựu đài.         

     

       Trung-Chánh là một ý nghĩa thiết thực nhứt cho người hành Đạo, chân tu để đi đến sự thành công viên mãn. Trung-Chánh là một ý nghĩa thực tế, thực tiển cho người hành Đạo bất cứ hình thức nào ở mỗi nơi, dù sự Trung-Chánh sử dụng cho các Tôn Giáo, sự Trung-Chánh sử dụng cho Đạo, cho Đời đều mang ý nghĩa vô cùng lớn lao trọng đại.

     

       Đề tài Trung-Chánh được giảng thuyết trong ý Đại-Đồng sẽ thấy rõ sự nâng cao, khác hẵn đề tài Trung-Chánh ở Nho giáo hay Phật giáo... Trung-Chánh của cơ Đại-Đồng vận chuyển là một sự soi rọi chung cho tất cả về ý Pháp, tâm Pháp cũng như khơi lại những bước tiến vận hành của từng phẩm, từng duyên, từng sự định đoạt khóa học, trường thi.

 

       Vì sao tất cả căn cơ sứ mạng khi tìm thấy con đường vận chuyển của Tôn-Giáo, Đạo, Đời có những điều thường gặp gỡ, thường hành động Đạo sự trở thành một lực bình thường trong sự chuyển của cuộc sống, thì hãy đem lực bình thường trong cuộc sống mà tự nâng cấp cho mỗi việc làm để từ phàm Thân thành Thánh Thân, từ Gia Đình thành Gia Đạo, nếu được như vậy thì những Thánh Thất, Thánh Tịnh không riêng ở các Cơ Sở Đạo mà luôn hiện hữu trong mỗi bản thể con người, trong mỗi gia đình người Đạo, cho nên từ ngữ Thánh Thất, Thánh Tịnh là một bài bản lớn để ta tự soi rọi những gì trên bước đường tu học; Khi tại gia cũng được chuyển thành một Thánh Thất nhỏ hay bản thể nầy của mỗi nhân hiền cũng được chuyển thành một Thánh Thất nhỏ, tức là một ngôi nhà Thánh, một sự hiến thân hành Đạo phục vụ nhân sanh, thì thân nầy không phải là Phàm Thân, mà là Thánh Thể Con Người, còn các Cơ Sở Đại Đạo là Thánh Thể Đức Chí Tôn. Cho nên đối với gia đình nào đã dâng hiến cho Đạo, tức là toàn tất trong gia đình đều thọ Pháp hay nhập môn; như vậy gia đình nầy cũng gọi là một nhà Đạo, một Thánh Thất nhỏ. Thì những luật của Thánh Thất lớn mọi thứ, mọi điều, đều có ý nghĩa để mà thực thi hành Đạo, vì nếu mãi nhìn hình tượng Thánh Thất lớn thì mênh mông khó học, khó hiểu, thay vì thâu gọn lại một Thánh Thất nhỏ của gia đàng, hay bản thể của mỗi nhân hiền để dễ dàng nhận định hơn mà thực thi hành Đạo.

 

Việc học và hành Đạo dù hình thức nào cũng không ngoài giữ gìn tâm Trung Chánh, sự Trung-Chánh của bản thân, Trung-Chánh của gia đình, Trung-Chánh của Thánh Thất, Thánh Tịnh, Chùa Thất, Khổng Miếu, Điện Thờ, Đền Thánh v.v…

 

       Tất cả là Đạo thì tất cả đều tiến hóa thành một ngôi nhà Thánh chung, hay Thánh chúng . Ngày Thánh Đức là ngày của toàn Thánh chúng.

 

       Tất cả hình thức về sự Trung Chánh nơi bản thân không thể xem thường, vì xem thường sự Trung Chánh nơi bản thân tức là xem thường qui luật Đạo Pháp, qui luật Âm-Dương. Âm-Dương nghiêng lệch, bất hòa do Âm-Dương chẳng đồng; nghiêng lệch thì bất trung, mà chẳng đồng thì bất chánh. Chánh thì huy nghi mẫu mực, Trung thì giữ mực đồng cân. Trung Chánh cơ thể thì cơ thể khỏe mạnh, Trung Chánh Thánh Thất thì Thánh Thất an ninh.

 

     Sự Trung Chánh được thể hiện trên nghi thức Thiên-Bàn như thế nào? Nhìn nghi thức Thiên bàn cũng nắm rõ một địa đồ tổng được tượng trưng sự Trung Chánh đầy đủ trong tất cả các biểu đồ. Sự Trung Chánh được thể hiện nơi Cơ Sở Đạo nói chung, nơi Trung Điện, nơi Hành Chánh Đạo, nơi Thiên Phong Đường, nơi Hậu Đường, nơi Tịnh Trường v.v…nói riêng, mỗi mỗi đều có sự thể hiện ý nghĩa sự Trung Chánh cả.   Người hành Đạo không nghiêng lệch bên tả, bên hữu để khỏi đi sai lầm vào Tả đạo hay Bàng môn mà phải thực sự đã đạt phần Trung dung chánh Đạo.

       Trung-Chánh được giảng thôm nay là những gì gần gủi nhứt của cuộc đời, gần gủi nhứt các Tôn Giáo, gần gủi nhứt trong sự hằng thường của nhân sanh; sự Trung Chánh nếu không thấu đáo tường tận thì không thể giữ mình một cách kiện toàn khi chưa thấu hiểu ý nghĩa Trung Chánh một cách sâu sắc, dù mình đang sống trong hoàn cảnh nào, đang làm điều gì ở đâu, đều có cách để luyện, đều có hình thức để trau dồi, đều có sự việc để phấn đấu đầy nhiệt huyết, đầy niềm tin và phấn khởi trước công việc rèn luyện tự có của mình mà hoàn thành những trách nhiệm kỳ công cao cả.

Sự Trung-Chánh được giảng trong khóa học nhằm phát huy tinh thần của các Cơ Sở Đạo, phát triển về mặt nhân sự càng ngày thêm đông đảo, cũng như phát triển Đạo Pháp càng đạt ý nghĩa Chánh Đẳng, Chánh Giác là sự rốt ráo trên con đường tầm tu giải thoát. Sự Trung-Chánh nói lên tinh thần học Đạo và hành Đạo phải đi đôi, sự Trung-Chánh nói lên tinh thần thưởng phạt phân minh; có công thì thưởng, có tội thì trừng, có vay thì phải trả, có sự thay thế sẽ được đổi lại những gì gọi là sức cảm hóa của Đạo để giải nghiệp giải duyên.

 

Có nhiều nhân hiền thọ lãnh Pháp-Đạo, và hành Đạo đã lâu mà chưa thấy được hồng ân đáp lại như ý nguyện của mình; vì mình chưa đạt được ý nghĩa Trung-Chánh đúng mức, muốn hiểu được rõ ràng mình đang thiếu sót ở phần nào, lý do nào cơ duyên còn gặp nhiều khó khăn trắc trở, lý do nào đã từng trãi nhiều công sức nhưng chưa được đáp ân cao cả, khi trãi qua khóa học Trung-Chánh sẽ thấy tận tường về những nguyên nhân mà tự mình soi rọi lấy mình; khi đạt được ý nghĩa sự Trung-Chánh rồi thì bất cứ hình thức nào cần được cởi mở mình cũng có thể giải bày một cách tường tận cho mình, người thông đạt ý nghĩa Trung-Chánh thì không chấp nhứt bất cứ hình thức nào để được sự cân đồng trong ý nghĩa Pháp Thoàn.

       Chương trình khóa học phải thực hiện đúng thời gian, thời gian sau cùng là kiểm thơ Tâm Pháp.

           

       Mỗi căn cơ, sứ mạng hãy nhân cơ duyên mà phát triển Đạo-Tâm, phát triển tinh thần tiến hóa; đây cũng là một công sức to lớn để góp phần cho Đại-Đồng, Đại-Đạo.

 

Sự Trung Chánh trên nghi thức Thiên Bàn:

nói về sự Trung Chánh: Chánh là ở chính giữa, thẳng đứng, bộ mặt, vai chánh (Chánh Đạo). Sự biểu hiện chính giữa hay thẳng đứng để cân đồng được hai bên, không nghiêng tả (Tả Đạo), không nghiêng hữu (Bàng Môn). Sự Trung Chánh được hình thành từ biểu đồ Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tam Bửu tuy 1 là 3, tuy 3 là 1. Có điểm giữa thì có hai bên, có 2 bên thì có điểm giữa. Thí dụ: nếu chỉ có 1 thì 1 để giữa cộng với 2 không hai bên là 3; nếu chỉ có 2 thì 2 cộng với 1 không ở giữa là 3; nếu có đủ 3 thì 1 để giữa còn 2 và 3 để 2 bên. Nhìn các biểu tượng có sự chính giữa hoặc thẳng đứng, cũng như có sự cân đồng 2 bên để nhắc nhở tâm mình thông hiểu nhiều nghĩa lý lẽ cao cả như việc gìn giữ chánh tâm, chánh Đạo, chánh Pháp, chánh thể, chánh kiến chánh tín v.v…, để đạt được chánh đẳng, chánh giác là mục đích tối thượng của người tu.

 

Trung là sự cân bằng hai bên để thấy rõ điểm chính giữa, cái gì nó cũng có chính giữa, cái gì cũng có sự cân bằng để nhận ra trung điểm, Trung cũng là điểm tập trung, nhìn các biểu tượng có sự cân đồng hay trang bằng để nhắc nhở tâm mình thông hiểu nhiều nghĩa lý như sự trung thành, trung kiên, trung tín, luật công bình, bình đẳng v.v… để đạt được tâm pháp Dung Thông Đạt Ngộ, Trung Dung Chánh Đạo.

Nhìn trên Thiên Bàn tìm hiểu nghi thức thờ phượng của các Tôn giáo, đặc biệt là Cao Đài Giáo. Cao Đài Giáo thì cái nghi thức Thiên Bàn Thầy lập ra rất là đặc biệt để nói lên về ý nghĩa Pháp – Đạo, ý nghĩa về sự Trung-Chánh; như trên thì có Thái Cực tượng trưng cho cái đèn Thái Cực, đây là đèn Thái Cực, đèn Thái-Cực luôn luôn để ngay chính giữa không bao giờ để chinh qua tả hay hữu, hể chinh qua tả thì tả Đạo, chinh qua hữu thì Bàng môn. Mà ở chính giữa thì trung dung chánh đạo, cho nên đèn Thái Cực là cái đèn dầu, đèn lưu ly đó. Ngang hàng với đèn Thái cực thì bên trái (Dương) để bình bông cũng thuộc Dương, bên phải (Âm) để dĩa trái cây cũng thuộc Âm, bên phải. Hướng tay trái là Dương, hướng tay phải là Âm, cũng như Thánh Tịnh nầy bên tay trái là Dương, bên phái Nam, bên tay phải là Âm, bên phái Nữ, muốn nhận định được tay trái và tay phải của Thánh Tịnh thì phải nhìn xem bộ mặt của Thánh Tịnh đang xoay về đâu, như nơi đây bộ mặt Thánh Tịnh đang nhìn ra thì phía tay trái của Thánh Tịnh thuộc Dương nên có Bạch Ngọc Chung tức lầu chuông, tay phải của Thánh Tịnh thuộc Âm nên có Lôi Âm Cổ tức lầu trống.

 

Việc định hướng Âm Dương trái phải của một tư thất cũng vậy. trước phải xem bộ mặt của ngôi nhà ấy đang hướng về đâu, sau đó mới nhận định được một ngôi nhà có hai cột cái, cột Chủ thuộc Dương bên trái, cột Thợ thuộc Âm bên phải.

 

Như đây là bàn Phật, Hình Ông Phật đang ngồi mặt quay ra thì phía tay trái của Phật thuộc bên Dương, phía tay phải của Phật thuộc bên Âm.

 

Việc nhận định Âm Dương trên Thiên Bàn là nơi thờ Đức Chí Tôn cũng vậy. Lấy biểu tượng thờ (vẽ mắt bên trái thuộc Dương tượng trưng thờ mắt giữa) là Thiên Nhãn, thờ Thiên Nhãn tức thờ Trời. Thầy là Đấng Đại Diện cho ngôi Thái Cực, nên kế Thiên Nhãn có đèn Thái Cực, đèn Thái Cực tỏa sáng là do quy luật Âm Dương đồng điệu thông hành, nên ngang đèn Thái Cực bên trái có Bình Bông thuộc Dương, bên phải có dĩa trái thuộc Âm. Bên ngoài kế đèn Thái Cực có Lư Hương cậm 5 cây nhang, 3 cây trong tượng trưng Tam Tài gồm Tam Bửu của Trời : Nhựt Nguyệt Tinh, Tam Bửu của Đất: Thủy Hỏa Phong, Tam Bửu của Người: Tinh Khí Thần. 2 cây nhang ngoài tượng trưng Âm Dương.

(Tam Bửu + Âm Dương = Ngũ Hành)

 

. Khi cậm 3 cây nhang trong thì cây giữa cậm trước rồi đến cây bên trái rồi đến cây bên phải. hết trong rồi mới đến ngoài, hai cây bên ngoài cây bên trái cậm trước cây bên phải cậm sau.

Kế đến cũng là phần tượng trưng Tam Bửu gồm Rượu thuộc Khí (chất thoáng) ở giữa, Bạch Thủy thuộc Tinh (chất nước) bên trái, Trà thuộc Thần (chất kềm) bên phải. Tinh Khí Thần có giữa, có trái, có phải chính là sự Trung Chánh của một hàng ngang trang bằng Trước kia giai đoạn Đạo chuyển nên phần tượng trưng Tinh Khí Thần còn ở phía trong Lư Hương; Ngày nay giai đoạn Đạo thành nên phần tượng trưng Tinh Khí Thần ở phía ngoài Lư Hương, tức đã thoát ngoài vòng Ngũ Hành rồi vậy.

 

Ngoài ra Thiên Nhãn cũng như một biểu tượng đèn Thái Cực ở giữa phía bên trong, thì phía bên ngoài cũng có hai đèn Âm Dương là Lưỡng Nghi. Cũng như con người khi hai mắt mở ra là Lưỡng Nghi, khi nhắm mắt lại thì gôm về con mắt giữa là Thái Cực.

Nhìn lên Thiên Bàn để nhận định từ Thái Cực sanh Lưỡng Nghi tức đèn Thái Cực bên trong sanh cập đèn Lưỡng Nghi bên ngoài; rồi Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng tức là cập Lưỡng Nghi bên ngoài cộng với cập Âm Dương (Bình Bông Dĩa trái bên trong) thì đủ đầy 4 hướng, Tứ Tượng là đủ bốn hướng và phải vuông góc. Nếu Tứ Tượng cộng thêm điểm ở giữa là Lư Hương thì ra con số Ngũ Hành.

 

Khi cắm 5 cây nhang, cây nhang nào cắm trước, cây nhang nào cắm sau, luôn lấy Trung Chánh làm chủ yếu, Trước tiên là cắm 3 cây trong trước tượng trưng cho Tam Bừu, rồi mới tới 2 cây nhang ngoài tượng trưng Âm Dương Phải ghi nhớ kỷ là phía bên trong lúc nào cũng đi trước còn bên ngoài có sau. Khi cẳm 3 cây bên trong thì cây nhang giữa cắm trước, cây nhang trái cắm kế tiếp, rồi tiếp theo là cây nhang bên phải. Phải biết rằng điểm ở giữa lúc nào cũng đi trước hai bên) Rồi đến cây nhang ở ngoài thì cắm bên trái, rồi bên phải, vì Dương lúc nào cũng đi trước Âm, Các hiền hãy nhìn lên xem bên đây cắm 5 cây nhang nầy thì cây nhang chính giữa trước, rồi nhang bên trái, nhang bên phải, ngoài những thứ tự như vậy còn phải thẳng đứng mới thật sự Chánh. Ví dụ: cây nhang đại nó có hình con rồng, bộ mặt của cây nhang lúc nào cũng quay về phía trước, bộ mặt không qua trái, cũng không qua phải, mà phải quay về phía trước. Cũng như bình bông thuộc Dương phải để ngang với dĩa trái thuộc Âm. Âm-Dương phải để ngang với nhau, bình bông cũng có bộ mặt của bình bông, dĩa trái cũng có bộ mặt của dĩa trái, ngoài sự xoay cho đúng bộ mặt của các thứ ra phía trước còn phải sắp sao cho ngang đồng và đều khoảng nữa.

 

Tam Bửu là Tinh, Khí, Thần, ba món báu được truyền dạy nếu thực hành đúng mức thì sẽ Hườn nguyên Tam bửu thành "Đệ nhị xác thân" Tinh là phần tinh hoa của Nhục thân (Đệ nhứt xác thân); Khí là một thứ Hơi (Phách) lưu hành trong Nhục thân, ( Đệ nhị xác thân ). Thần là giác tánh của Nhục thân (Đệ tam xác thân).

 

Sự Huyền diệu của Trời Đất Về phương pháp Hườn nguyên Tam bửu Tâm Pháp Diệu Thường tùy căn cơ được thọ truyền, ứng trong các Pháp Đạo mầu siêu.

 

Phải biết dưỡng Tinh nghĩa là hàm dưỡng tinh ba được đầy đủ trong châu thân.
Tinh là một chất nước, có thể hóa khí" .

 

Khí ở trong người có trược, có thanh, phải biết hàm dưỡng lưu lọc khí; Rồi hiệp Thần, phải biết Thần cư tại nhãn, Thần là Hồn. Tinh hiệp với Khí thì đưa đến với Thần, Tinh Khí Thần hiệp nhất tạo thành Kim Thân nhẹ nhàng biết mấy, đó là đắc thành Đạo quả, Siêu Phàm Nhập Thánh từ sự gôm tựu đầy đủ Tam Bửu một cách đồng đều, trang bằng, Trung Chánh.

 

        Tại sao niệm danh Mẹ niệm sau, niệm danh Thầy niệm trước; trong khi Vô Cực sanh Thái Cực. Vì tuy Vô Cực có trước, Mẹ đại diện ngôi Vô Cực, vào thời hổn độn chưa Tiến Hóa. Mẹ đại diện cho cơ Âm, Mẹ đại diện cơ Quy Nhứt. Còn Thái Cực tuy có sau, nhưng Thầy đại diện ngôi Thái Cực, vào cơ Tiến Hóa. Thầy đại diện cho Cơ Dương, Thầy đại diện cơ Tiến Hóa.

    

Nầy các sĩ hiền, vừa qua cũng thể hiện tập trung sửa đổi nơi tâm mình rất tốt. Cặp đèn Lưỡng Nghi thì không thể nào nghiêng chinh được, có nhiều nơi cắm 2 cây đèn cầy: 1 cây cao và một cây thấp, nếu 2 cây không đồng thì phải cắt đèn cầy bỏ bớt đi cho 2 cây nó đồng nhau; tức là tâm trí lúc nào cũng trang bằng, Trung Dung Chánh Đạo. Khi nhìn thấy cái gì nó không ngay ngắn, cân đồng để đúng sự Trung Chánh thì phải sửa liền, không nên dần dừ, bê trễ, để cho tâm được quen dần tu chỉnh nhằm đi đến thuần nhất của sự Trung Chánh. Có nhiều vị lau dọn trên bàn thờ, dời bình bông, dĩa trái hay đèn, tách để lau chùi, nhưng khi để lại thì không ngay ngắn. như đèn, chung, lư hương, bình bông, vĩa trái không quay bề mặt ra phía trước; khoảng cách không đều, không ngay hàng, không cân xứng, hàng 3 chung Tam Bửu khoảng cách hai bên : bên gần bên xa.

 

Phải biết rằng : nếu trong cơ thể con người không cân đồng Âm Dương thì bịnh, trong chùa chiền Âm Dương không cân đồng thì Đạo khó phát triển được, trong Tạo Hóa Càn Khôn Âm Dương không cân đồng thì có nhiều biến thiên dời đổi, trong quả Địa Cầu Âm Dương không cân đồng thì sẽ có những cuộc thiên tai địa ách, trong đất nước Âm Dương không cân đồng thì chiến tranh loạn lạc

 

Sự Trung Chánh qua cách xá lạy :

      Cách xá lạy là biểu hiện sự thành kỉnh trong lòng, sự biểu hiện cần nắm vững 3 nguyên tắc cơ bản của sự Trung Chánh đó là cách chấp tay từ trên xá xuống hay chấp tay để từ trên lạy xuống. Như vậy Trên có Thiên (Trời), dưới có Địa (Đất), giữa có Nhân (Người). Thiên Địa Nhân là Tam Tài trong Vũ Trụ. Một biểu tượng tri ân trong cách xá hay lạy không thể thiếu xót,

 

Khi xá : chấp tay đưa lên từ trên (trán) xá xuống dưới (thấp hơn ngực) rồi rút vào giữa (ngực) là biểu hiện trên : Thiên, dưới : Địa, giữa : Nhân. Mỗi xá đều trãi qua đúng trình tự như vậy, không thể thay đổi như khi xá mà không xá từ trên xuống mà xá từ giữa xuống, hay khi đưa tay lên thì không đưa từ dưới lên giữa mà đưa từ dưới lên trên.

Thiên Địa Nhân có giữa, có trên, có dưới, chính là sự Trung Chánh của một hàng dọc thẳng đứng.

     

Khi lạy : chấp tay đưa lên từ trên (trán) lạy xuống dưới (nền) rồi rút lên giữa (ngực) là biểu hiện Tam Tài Thiên Địa Nhân, mỗi lạy cũng đều trãi qua đúng trình tự như vậy, không thể thay đổi như khi lạy không lạy từ trán xuống nền mà lạy từ ngực xuống nền, hay khi đưa tay lên không đưa từ dưới nền rút lên ngực mà từ dưới nền rút lên trán, đó là những điều chưa đạt đúng ý nghĩa theo Nguyên Lý vậy.

Thông thường thì có 2 cách chấp tay :

1. là chấp tay theo kiểu bông búp là ngón cái của bàn tay phải là Âm Cực chỉa vào khuyết Dần của bàn tay trái gọi là Nhơn sanh ư Dần (người sanh vào hội Dần) nói lên ý nguyện của Người. Rồi dùng ngón cái của bàn bàn tay trái là Dương Cực chỉa vào khuyết Tý của bàn tay trái gọi là Thiên sanh ư Tý (Trời sanh vào hội Tý) nói lên ý nguyện của Người dâng lên Trời.

2. là chấp tay theo kiểu bông nở là hai bàn tay chấp vào nhau không để hở ngón tay, không để hở bàn tay để Ngũ Hành Âm Dương chạm vào nhau có nhịp đập ở các đầu ngón tay giao nhau: ngón cái Kim, ngón trỏ Mộc, ngón út Thùy, ngón áp Hỏa, ngón giữa Thổ. Tức Ngũ Hành Dương bàn tay trái, Ngũ Hành Âm bàn tay phải.

          Khi Âm Cực chưa chỉ vào khuyết Dần, Dương Cực chưa chỉ vào khuyết Tý thì gọi là Lưỡng Nghi, còn khi Âm Cực khuyết Dần, Dương Cực khuyết Tý thì Âm Dương gát chéo lên nhau thành chữ thập sanh ra 4 góc gọi là Tứ Tượng, khi lạy thì mỗi bên còn lại 4 ngón cộng lại thành 8 ngón xòe ra và úp xuống, gọi là Tứ Tượng sanh Bát Quái. Rồi từ đó Bát Quái mới biến hóa vô cùng.

          Cách xá lạy biểu lộ sự cung kính, biết ơn, diễn tả tấm lòng kỉnh trọng sâu đậm còn là sự nhiệt tâm, thuận tùng, trung hậu v.v... Tầm giá trị của việc xá lạy là chỉ về nội tâm của mình. Đạo Phật dùng xá sâu thay cho lạy, như đi điếu tang trước người ít tuổi hoặc danh vị thấp kém hơn mình thì dùng cách xá sâu để thay cho lạy. Đạo Cao Đài dùng gật thay cho lạy như lạy Thầy vào hàng Thập Nhị Khai Thiên 3 Lạy, mỗi lạy 4 gật. 3 x 4 = 12 lạy; lạy Mẹ vào hàng Cửu Thiên Khai Hóa 3 Lạy, mỗi lạy 3 gật. 3 x 3 = 9 lạy v.v

          Cho nên nhìn qua cách xá lạy cũng thể hiện được nề nếp riêng biệt của nhiều Tôn giáo, Dân tộc khác nhau, nhưng hàm chứa sự thành kính trong lòng giống nhau, Khi xá lạy cách chuyển Tam Tài : Thiên Địa Nhân giống nhau.

      Sự Trung Chánh qua Thi Thơ Tâm Pháp

      Thi Thơ Tâm Pháp là một chương trình sinh hoạt Đạo phục vụ Cơ Pháp, phục vụ Cơ Thế. Chương trình nầy rất phong phú. Phục vụ Cơ Pháp thì có Thánh ngôn, Thánh Giáo, Kinh giảng và Thi Thơ Tâm Pháp. Thi Thơ Tâm Pháp lấy thể Đường Luật làm mẫu mực vì thể nầy có một hình đồ rất chuẩn mực từ niêm, luật, vận, đối của toàn phần mở, khai, tiếp, kết. Đặc biệt là hai câu đối thể hiện quy luật Âm Dương cân đồng, đồng điệu của sự Trung Chánh, còn các thể thơ mới hay tân biên đều được sắp vào hàng trợ duyên Tâm Pháp. Phục Vụ Cơ Pháp lấy phần mẫu mực làm Dương, lấy phần Trợ duyên làm Âm. Bản thân mẫu mực cũng tự có Âm Dương, bản thận trợ duyên cũng tự có Âm Dương. Đó chính là sự cân bằng, đồng thông, Trung Chánh để được phát triển, tiến hóa nơi Cơ Pháp.

 

      Còn phục vụ Cơ Thế Lấy Âm Dương Nhạc Điển làm mẫu mực như 3 Nam, 6 Bắc, 7 bài, 7 Thượng, 7 Hạ, 100 điệu Lý, và rất nhiều Tân biên, biến thể ; Lấy Tân Truyền Cổ Điển Nhạc Lý làm trợ duyên như 7 nốt nhạc cơ bản và rất nhiều Tân biên, biến thể. Bản thân mẫu mực cũng tự có Âm Dương, bản thận trợ duyên cũng tự có Âm Dương. Đó chính là sự cân bằng, đồng thông, Trung Chánh để được phát triển, tiến hóa nơi Cơ Thế.

 

Thi

Giáo truyền Đạo chuyển ứng huyền vi,

Tông pháp khai minh điểm nhuận kỳ.

Đại thể hoằng thâm chơn lý rạng,

Đạo thành chí thánh rất cao nghi.

* * *