Sơ lược tiểu sử Thánh Tịnh Long Thành

 

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

THÁNH TỊNH LONG THÀNH

TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 2015

I –VỊ TRÍ TỌA LẠC  THÁNH TỊNH LONG THÀNH

          Thánh Tịnh Long Thành tọa lạc tại Khu Vực Bình Yên B, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

          Thánh Tịnh Long Thành nằm trên bờ sông Rạch Cam chạy qua trước mặt, in bóng những vườn cây ăn trái  sum xuê, lại được những con lộ quan trọng có sẳn và sắp mở thêm nhiều con lộ bọc quanh, tạo nên một thắng cảnh hữu tình, trù phú, báo hiệu một= tương lai sáng lạn về văn hóa, lịch sử và kinh tế của vùng địa linh nhân kiệt sông Tiền, sông Hậu.

          Thánh Tịnh Long Thành Tôn Giáo Cao Đài thuộc phái   Chiếu Minh được xây dựng từ năm 1942.

          Người sáng lập Thánh Tịnh là Ông Nguyễn Văn Cứ, Thánh Danh là Ngọc Minh Sắc. Ông Cứ được Ông Nguyễn Văn Kiết để cho một mẫu đất dùng để lo việc Đạo, xây dựng  chùa, không sang bán gì cả.

          Ông Nguyễn Văn Cứ đề xướng và điều động Bổn Đao cùng nhân sanh thiện nam tín nữ nhiều nơi đóng góp công quả, xây dựng và trùng tu Thánh Tịnh qua từng đợt như sau:

          Năm 1942 khởi công xây dựng, chùa lá cột cây, ngang 5m, dài 9m.

          Năm 1944 tu sửa lần thứ nhất cũng bằng cây lá : ngang 9m, dài 12m

          Năm 1946 tu sửa lần thứ nhì đóng vách ván, lợp mái ngói : Ngang 14m, dài 18m. Kể cả Tây và Đông lang.

          Năm 1966, tu sửa lần thứ ba, xây tường gạch, mái ngói, lợp tole Thánh Tịnh được tạo thành ba gian, giữa là Chánh Điện thờ cúng, bên tả là Đông lang, dành cho phái nam, bên hữu là  Tây lang dành cho phái nữ. Chánh Điện thờ ở giữa cũng được chia làm ba phần : Ngòai vào là Hiệp Thiên Đài giữa là Cửu Trùng Đài, trong là Bát Quái Đài. Cả ba phần đều đổ la phông ngăn tầng trên.

          Tu sửa hòan tất thì vào ngày 10 tháng 10 năm 1969, Ông Cứ liểu đạo, đắc vị là Đẳng Giác Kim Tiên.

          Ngày 29 tháng 9 năm 1989 bà Cứ là Võ thị Kiên cũng Liểu Đạo, giao lại Thánh Tịnh cho anh Phạm Hữu Lợi là cháu ngọai của bà, để kế tục lo Đạo, lo Thánh Tịnh.

          Ngày 18 tháng 11 năm 1995, anh Phạm Hữu Lợi giao trách nhiệm lại cho em ruột là Phạm Trường Thọ. Phạm Trường Thọ  cho bổn Đạo gìn giữ riêng phạm vi đất ngang 20m, dài 53m (kể chung phạm vi đất đã xây dựng và chưa xây dựng) và được Sở Địa Chính tỉnh Cần Thơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Thánh Tịnh Long Thành vào ngày 22 tháng 01 năm 2003, trừ đường đi còn : ngang 20m, dài 51,2m. tổng diện tích 1030,2m2.

          Đến năm 2009. vì Thánh Tịnh xây dựng theo thời chiến tranh và trãi qua thời gian khá dài,đã xuống cấp nghiêm trọng, nên được phép xây dựng của Sở Xây Dựng Thành Phố Cần Thơ số 07/GPXD đề ngày 03/03/2009. Thánh Tịnh xây dựng lại kiên cố như sau:

          *Vì chu vi đất hẹp nên Thánh Tịnh xây dựng hai tầng: Ngang 13m, dài 29m. Tầng dưới làm Hội Trường Liên Giao Đời Đạo, tầng trên có đủ Tam Đài là Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài đúng ngôi Thánh Thể Đức Chí Tôn.

         

II-TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH ĐẠO

CỦA THÁNH TỊNH LONG THÀNH

ĐƯỢC THÀNH LẬP BAN CAI QUẢN VÀ BAN TRỊ SỰ

          -Ban Cai Quản chăm lo việc tổ chức lễ hội, kế họach xây dựng, điều động nhân lực.

          -Ban Trị Sự : chăm lo sổ sách, hành chánh, sổ bộ Đạo.

         Nhiệm kỳ 1(gồm 8 năm) 1948-1956.

                   Ông Lý Văn Nhãn                : Chánh Hội Trửơng

                   Ông Nguyễn Văn Thọai       : Phó Hội Trưởng

Nhiệm kỳ 2(gồm 3 năm) 1956-1959.

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

                   Ông Hùynh Văn Danh         : Chánh Trị Sự

                  

Nhiệm kỳ 3(gồm 2 năm) 1959-1961.

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

Ông Nguyễn Văn Trượng    : Phó Hội Trửơng

                   Ông Lê Phát Thọai               : Chánh Trị Sự

Nhiệm kỳ4 (gồm 3 năm) 1961-1964.

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

          Ông Dương Hiếu Sen           : Phó Hội Trửơng

                   Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

Ông Nguyễn Văn Tấn           : Phó Trị Sự

                            

Nhiệm kỳ 5(gồm 3 năm) 1964-1967.

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

Ông Dương Hiếu Sen           : Phó Hội Trửơng

                   Ông Nguyễn Văn Giáo         : Chánh Trị Sự

Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

Ông Nguyễn Văn Tấn           : Phó Trị Sự 

Nhiệm kỳ 6(gồm 11 năm) 1967-1978.

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

Ông Lê Văn Thôn                 : Phó Trị Sự

Ông Nguyễn Văn Thông       : Phó Trị Sự

Nhiệm kỳ 7(gồm 3 năm) 1978-1981.

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

Ông Hà Tấn Việt                   : Chánh Trị Sự

Bà Nguyễn Thị Mười            : Chánh Trị Sự nữ phái

Nhiệm kỳ 8(gồm 6 năm) 1981-1987.

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

Ông Lê Văn Sáu                   : Phó Hội Trưởng

                   Ông Hà Tấn Việt                  : Chánh Trị Sự

Bà Nguyễn Thị Mười            : Chánh Trị Sự nữ phái

Ông Nguyễn Ánh Thanh      : Phó Trị Sự

Nhiệm kỳ 9(gồm 3 năm) 1987-1990.

                   Ông Lê Văn Sáu                    : Chánh Hội Trửơng

Ông Đặng Hữu Cây              : Phó Hội Trửơng

                  

Nhiệm kỳ 10(gồm 4 năm) 1990-1994.

                   Ông Đặng Hữu Cây              : Chánh Hội Trửơng

Ông Quảng Văn Hai             : Phó Hội Trửơng

Nhiệm kỳ 11(gồm 5 năm) 1994-1999.

                   Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Hội Trửơng

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

Ông Quảng Văn Hai            : Phó Hội Trửơng

Nhiệm kỳ 12(gồm 2 năm) 1999-2001.

                 Ông Quảng Văn Hai             : Chánh Hội Trửơng

Ông Quảng Văn Quang        : Phó Hội Trưởng

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

Nhiệm kỳ 13(gồm 5 năm) 2001-2006

                   Ông Quảng Văn Hai             : Chánh Hội Trửơng

Quảng Chí Tâm                   : Từ Hàn

Nhiệm kỳ 14(gồm 4 năm) 2006-2010.

Ông Hà Tấn Việt                  : Quyền  Hội Trửơng

Bà Lê Thị Tám                     : Phó Hội Trưởng

   

Nhiệm kỳ 15(gồm 5 năm) 2010-2015.

Ông Hà Tấn Việt                 : Chánh Hội Trửơng

Bà Lê Thị Tám                     : Phó Hội Trưởng

Ông Phạm Văn Tư               : Chánh Trị Sự

Ông Dương Hiếu Hạnh       : Phó Trị Sự 

Bà Lý Ngọc Hoa                   : Phó Trị Sự

Nhiệm kỳ 16(gồm 5 năm) 2015 - 2020

Ông Hà Tấn Việt                 : Chánh Hội Trửơng

Bà Lê Thị Tám                     : Phó Hội Trưởng

Ông Phạm Hữu Lợi             : Chánh Trị Sự

Bà Lý Ngọc Hoa                   : Phó Trị Sự

III-THÀNH TÍCH CỦA THÁNH TỊNH LONG THÀNH

Ngoài việc chăm lo Đạo sự của Nhị Ban nói riêng, của Bổn Đạo nói chung, Thánh Tịnh Long Thành luôn cố gằng hết sức mình đóng góp rất nhiều cho cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như sau:

Thánh Tịnh Long Thành thành lập từ năm 1942 đến nay đã 73 năm. từ đó đã có Ban Cai Quản và Ban Trị Sự nối tiếp nhau làm nhiệm vụ đạo sự trong thời chiến tranh bom đạn.Trong hai cuộc kháng chiến, Thánh Tịnh Long Thành cũng là nơi nuôi dạy thanh niên trốn quân dịch, xin miễn hoãn dịch cho họ, vận động phong trào binh vận và nuôi dấu cán bộ nên trong Nhị Bancó những thành tích đáng kể được đạo ghi lưu lại như:

-Ông Đặng Thiên Kiêm, năm 1961 làm Chánh thông sự, rồi Chánh hội trưởng Long Thành, là Thanh niên tiền phong Năm 1945, rồi Ban chấp hành Cao Đài cứu quốc, gia đình liệt sĩ con Đặng Thành Sơn hy sinh 1987.

-Ông Hà Thanh Phong, năm 1964 làm Phó từ hàn rồi Chánh tử hàn Long Thành. cũng là Thanh niên tiền phong năm 1945, rồi Thanh niên cứu quốc, đến 1957 bị ngụy quyền bắt tù 3 năm.

-Ông Lâm Văn Năm, năm 1961 làm Chánh trị sự Long Thành, là Thanh niên tiền phong năm 1945, rồi cán sự Nông hội, Ban Phụ Lão Cứu Quốc, Hội đồng nhân dân, Ủy viên Mặt trận xã Long Tuyền, Vợ Huỳnh Thị Liền được nhà nước phong tặng mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ con là Lâm Cẩm Xương và Lâm Văn Út thời 9 năm hy sinh năm 1963.

-Bà Nguyễn Thị Mười, năm 1967 làm Chánh trị sự nữ phái Long Thành, vừa là Ban chấp hành phụ nữ cứu quốc xã giai xuân. Khi gia đình về Long Hòa làm Phụ nữ cứu quốc, Ủy viên Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân khóa 3 xã Long Hòa.

-Ông Quảng Văn Quang, năm 1948 làm Từ Hàn Long Thành. là Xã đội trưởng Giai Xuân năm 1975.

-Ông Lê Văn Thôn, năm 1967 làm phó Trị sự Long Thành. đã có công thời chống pháp cho mượn nhà làm cơ quan của Ban công tác thành, thị xã Cần Thơ, Tỉnh Cần Thơ.

-Ông Lê Văn Út năm 1967 làm Từ hàn Long Thành. là người có công dẫn đường trực tiếp cơ sở địa phương xã Long Hòa. đến tiếp thu 1975 làm Ban an ninh ấp Bình yên, xã Long Hòa, Ủy viên thư ký Ủy ban, Phó chủ tịch Ủy ban, Đảng Ủy viên chỉ đạo khối dân vận Long Hòa. 

- Ông Lê Phát Thoại năm 1959 làm Chánh trị sự Long Thành. vừa là Chủ tịch Ủy ban xã Giai Xuân, sau làm Phó Từ Hàn Hội Thánh vừa là Tài vụ cơ quan tỉnh ủy Cần Thơ đến giải phóng.

-Ông Huỳnh Văn Danh, năm 1956 làm Chánh trị sự Long Thành. vừa là Cán bộ mật xã Thới An Đông.

-Ông Nguyễn Quốc Khánh, đương sự vào Long Thành được chủ chùa lo hầm bí mật để ẩn náo, đến 1959 là phó Bí thư xã Long Tuyền, đến 1975 Chủ tịch xã Long Tuyền.

Họ đạo có 1 mẹ Việt Nam anh hùng,nhiều gia đình liệt sĩ, nhiều gia đình có công với đất nước.

         

IV-KẾT LUẬN:

Thánh Tịnh Long Thành đã có sẳn chiều dầy lịch sử đáng tự hào của các bậc Tiền bối Tiền hiền vừa phụng đạo vừa phục vụ quê hương trên tinh thần yêu nước sâu sắc giữa thời chiến tranh bom đạn, Sau hòa bình Ban Qui Ước ra đời đã giúp cho Thánh Tịnh rất nhiều về luật đạo, luật đời để vươn lên và phát triển. Năm 2011 Hội Thánh nghiên cứu truy phong cấp bằng chức sắc gồm 21 Lễ sanh, 10 Giáo hữu, 4 Giáo sư và 1 Phối sư cho 37 vị trong hàng Tiền Bối, Tiền Hiền hữu công quá vãng.

          Suốt 73 năm qua, tổ chức hành chánh Đạo của Thánh Tịnh Long Thành vẫn giữ  vững được kỷ cương chặt chẽ, có nội quy Đạo luật nghiêm minh, có phân công trách nhiệm rõ ràng, đòan kết tương trợ giữa Nhị Ban, chưa hề xảy ra bất hòa trong nội bộ hoặc bị Đạo hay nhân dân chê trách. Được như vậy là nhờ Nhị Ban cũng như tòan thể Bổn Đạo luôn luôn một lòng tuân thủ Đạo luật, chăm lo Đạo sự, đòan kết với mọi Chi Phái, Tôn Giáo. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách pháp luật Nhà Nước, giáo dục truyền thống bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm vui Đời như lời Bác Hồ dạy.

          Hằng năm Thánh Tịnh Long Thành tổ chức Đại lễ Liên Giao Đời Đạo ngày 10 tháng 10 âm lịch, cũng là Đại Lễ kỷ niệm thành lập ngôi Thánh Tịnh, kỷ niệm Khánh Thành, kỷ niệm tri ân chư vị Tiền Bối cũng là ngày kỷ niệm Tri Ân Tiền Bối, có mời đông đủ Chánh quyền,.Mặt Trận, Tôn giáo các cấp. Các Tôn Giáo, Hội Thánh, Cơ Quan Đạo, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Điện, Đàn cùng đạo tâm nam nữ tham dự trên 300 vị. Tình Liên Giao Đời Đạo của Thánh Tịnh Long Thành là không phân biệt sắc màu Tôn Giáo, Đạo Đời. Hằng tháng nơi Thánh Tịnh đều có tổ chức cúng thường lệ vào ngày 14 và 29 âm lịch.Ngày cúng có bình Thánh giáo và sinh hoạt đạo.

Từ năm 1978 đến nay, Thánh Tịnh Long Thành có tổ chức chữa bệnh miễn phí giúp cho Bổn Đạo và nhân sanh, đem lại sự an vui cho bà con.

Hằng năm, Thánh Tịnh Long Thành có tổ chức nhiều ngày lễ hội, Đặc biệt là kỷ niệm liên giao hành đạo được chọn vào ngày 10 tháng 10 âm lịch là cùng khớp với nhiều kỷ niệm: -kỷ niệm thành lập ngôi Thánh Tịnh Long Thành -Kỷ niệm Khánh Thành  -kỷ niệm Tri Ân Tiền Bối. Tinh thần liên giao đời đạo, hoằng dương chánh pháp của Thánh Tịnh Long Thành ngày thêm phát triển mở rộng. Chúng tôi rất mong được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền nhiều hơn nữa, cũng như sự hổ trợ của toàn đạo và nhân sanh. 

Qua tìm hiểu, nghiên cứu tập thể về Thánh Tịnh Long Thành, về vị trí tọa lạc, qua quá trình hình thành và phát triển, về tổ chức Hành Chánh Đạo quy mô chặt chẽ, về thành tích Đạo với Đời của Bổn Đạo Nhị Ban, về cá nhân từng thành viên nêu trên đây, chúng tôi có thể nói chắc rằng, Thánh Tịnh Long Thành là một niềm tự hào lớn, không chỉ của địa phương mà của cả nước.

 
Home Tập thể Sơ lược tiểu sử Thánh Tịnh Long Thành