VĂN KIỆN TATB 2013

MỪNG LỄ KỶ NIỆM 71 NĂM

THÀNH LẬP THÁNH TỊNH LONG THÀNH

VÀ  TRI ÂN TIỀN BỐI LẦN THỨ 07

(Ngày 10/10 Quí Tỵ, nhằm 12/11/2013)

 

DIỄN VĂN KHAI MẠC

BAN TỔ CHỨC

                   

          Kính thưa  

Kính thưa toàn thể chư quý vị, Ban tổ chức Thánh Tịnh Long Thành chúng tôi hôm nay rất vui mừng, xin nhiệt liệt đón tiếp và rất tri ân sâu sắc với tấm thân tình của quý vị đã dành cho chúng tôi hôm nay trong ngày lễ Kỷ niệm 71 năm thành lập Thánh Tịnh Long Thành và lễ Tri Ân Tiền Bối lần thứ 07 hôm nay, chúng tôi xin trân trọng đáp lời kính chúc cùng toàn thể quý vị luôn được an lạc, dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc và luôn thành đạt trong công việc của mình.

Chúng cũng luôn biết ơn đến các vị Chính Quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong việc sinh hoạt và hành Đạo hòa nhịp cùng với chủ trương và pháp luật của Nhà nước, Đời Đạo tương dung, nhằm đem lại lợi ích an sinh xã hội, nhân cao nhân phẩm và tôn vinh giá trị Nhân Bản Con Người.

Trong giờ phút Thiêng Liêng cao đẹp, nghĩa cũ liên giao thân tình nhứt hôm nay, chúng tôi xin được thay mặt cho Họ Đạo Thánh Tịnh Long Thành xin đáp lời chân thành đến quý vị lời chào thân mật đoàn kết sâu sắc và nồng nhiệt nhất.

Kính thưa quý vị, nhìn lại hệ quả trên hai phương diện Đạo Đức và Xã Hội do Nhà Nước lãnh đạo, và Đạo Đức Tâm Linh Tôn Giáo do các nhà Tôn Giáo phổ truyền, gọi chung là Đạo Đức Sống, đã đem lại kết quả rất cao đẹp cho trí hóa con ngườii trong cuộc sống văn minh tiến bộ hôm nay. Con người hôm nay thứ nhất là: Trong cuộc sống quan hệ với nhau trên mọi phương diện luôn có những tư cách lịch sự tế nhị và biết giữ lẽ công bằng với nhau tạo nên giá trị con người rất cao đẹp. Thứ hai, là con người sống biết thật sự yêu thương nhau, có rất nhiều tổ chức từ thiện lớn và nhỏ, tinh thần hoạt động từ thiện rất sống động và rất sâu rộng trên mọi tầng lớp xã hội, đã giúp cho những thân phận, những cảnh đời còn khốn khó, bất hạnh, khổ đau, có được nụ cười an vui, no ấm và tin tưởng vào đời hết sức cao đẹp, điều đó đã thể hiện rõ bên cái giá trị nhân phẩm, nhân cách của con người sống với nhau đúng nghĩa làm người, khi con người là một sản phẩm tiến hóa cao linh nhất trong vạn vật. Kết quả nói trên, là do con người sống có hấp thụ Đạo Đức và biết sống với Đạo Đức. Trái lại với Đạo Đức Sống là sự sống luôn vì muốn được hưởng thụ mà phải sống bất thiện, bất công, sống không có tình người, sống chà đạp con người, sống làm đen tối giá trị và nhân phẩm con người.

Kính thưa quý vị, Qua khái hoát trên đã nhìn thấy rõ hai phương diện Ưu và Khuyết trong sự sống của xã hội con người. Chúng ta thấy rõ rằng Đạo Đức Sống là một yếu tố tối trọng và tối hậu không thể để bị yếu kém để bảo đảm cho sự an sinh phồn thịnh, và vững mạnh cho một thể chế của quốc gia và xã hội v.v…. Điều đó chúng ta thấy rằng các nhà Đạo đức Tôn Giáo đều có sứ mạng trong công cuộc xây dựng con người và xã hội rất quan trọng, cần phải liên, giao đoàn kết ngày cành sâu rộng hơn cũng như giữa Nhà nước và Tôn giáo cũng luôn cần có được một sự hổ trợ giúp đở của nhà nước để phát huy những quan điểm chánh tín, chánh nghĩa về Đạo Đức Sống để đống góp vào công cuộc cao đẹp sự sống cho đời, và phát huy công năng tốt đẹp của Đạo đức thiện chí đó, tinh thần đó phải được biểu quyết nêu cao và ngày càng sâu rộng.

Hôm nay trong ngày kỷ niệm Thánh Tịnh, ngày kỷ niệm Tri Ân Tiền Bối Ban tổ chức chúng tôi vô cùng hân hoan trong tình liên giao Đời Đạo, chúng tôi rất mong được sự hổ trợ nhiệt tình của quý chính quyền các cấp ngày thêm nhiều hơn, giúp cho sự phát huy và tiến triển của cơ Đạo Thánh Tịnh Long Thành ngày thêm lớn mạnh. Vì một cơ sở Đạo có phát huy tốt vai trò của mình cũng là niềm tự hào của Hội Thánh và địa phương nhà nói riêng, của toàn xã hội nói chung. Càng mở mang tinh thần liên giao đoàn kết Đời và Đạo là phát huy cái Đạo Đức Sống thật sâu rộng vào cộng đồng xã hội qua tầng lớp sống của con người, để từng bước đưa con người và xã hội đến tiêu đích Chân Thiện Mỹ, để con người sống với nhau được đúng nghĩa con người.

Vậy sự Liên Giao Đời Đạo trong sự nghiệp Đạo Đức chung, dầu của chúng ta ở đây hay của những người khác bất cứ ở đâu phải được quan tâm nêu cao và mở rộng, để cùng nhau phát huy sống dậy cái Đạo đức tình người, để ngày càng xóa tan cái chia rẽ sai biệt lổi thời còn tồn tại trong cuộc sống tiến bộ ngày hôm nay.

Tiếp theo, chúng tôi xin được nói lên sự phát triển cơ Đạo Thánh Tịnh Long Thành. Nhìn chung từ trước và về hình thức cơ Đạo, chúng tôi luôn giữ lấy nghi thức thờ cúng và tu học theo Đạo đức truyền thống của Đạo Cao Đài. Về ý tưởng, chúng tôi luôn học hỏi và được Ơn Trên đạy rất nhiều về lý pháp Đại Đồng Thánh Đức, nhưng vì sự bất tòan trên nhiều mặt, nên chúng tôi không thể phát triển được gì mới mẽ và tiến bộ, mãi cho đến năm 2009 chúng tôi mới có duyên xây dựng lại ngôi Thánh Tịnh Long Thành, trong khi ngôi Thánh Tịnh cũ bị báo động là không biết sẽ bị sụp đổ vào lúc nào. Đến nay việc xây dựng, do góp phần công quả trong và ngòai nước dù không đồng lọat, chúng tôi cũng hết sức tận dụng và tiết kiệm để thực hiện đạt kết quả tạm ổn như hiện nay. Chúng tôi liền phát huy năng lực của mình. Về mặt Nội Bộ , chúng tôi đã thành lập lại bộ máy hành chánh của Cơ Đạo rất đầy đủ và hòan chỉnh. Về mặt Liên Giao Hành Đạo chúng tôi luôn gìn giữ những nơi đã được Liên Giao và luôn phát triển rộng thêm những nơi chưa được Liên Giao. Chúng tôi luôn quan hệ với Hội Thánh để thường xuyên nắm bắt những chỉ dẫn của cấp trên để chúng tôi hành Đạo được hợp ý và đồng điệu trong hệ thống của Hội Thánh. Ngòai ra chúng tôi đã thực thi và xem trọng tinh thần Liên Giao Đòan Kết để hành Đạo, không phân biệt Đời, Đạo và Tôn Giáo. Chúng tôi luôn tìm lấy những ý tưởng, những bước đi tới có hiệu quả thiết thực Lợi lạc và tiến bộ.

          Trên đây là sự nổ lực thiết thực của Họ Đạo chúng tôi, nhằm quyết tâm duy trì và gìn giữ đường hướng hành Đạo và cơ sở Đạo do các bậc Tiền bối đã dày công gầy dựng, mà nhiệm vụ của từng đàn hậu nhân phải luôn được phát huy và kế thừa.

          Việc xây dựng do góp phần công quả trong và ngòai nước dù không đồng lọat, chúng tôi cũng hết sức tận dụng và tiết kiệm để thực hiện đạt kết quả 70% công trình như quý vị đã thấy.

         

Vậy hiện nay việc xây dựng còn lại, chúng tôi rất kính mong tòan thể chư quý vị góp phần công đức hổ trợ Thánh Tịnh sớm được hòan tất.

           

          Trước khi dứt lời, Chúng tôi xin chân thành kính chúc toàn thể chư quý liệt vị cùng gia đình có được sức khỏe dồi dào và thành đạt tốt đẹp nhất trên mọi lĩnh vực.

          Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi xin tuyên bố khai mạc buổi lễ kỷ niệm 71 năm thành lập ngôi Thánh Tịnh Long Thành và kỷ niệm Tri Ân Chư vị Tiền Bối lần thứ 07 hôm nay.

          Xin chân trọng kính chào và tri ân tòan thể chư liệt vị.

 

 

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

 

THÁNH TỊNH LONG THÀNH

 

TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 2013

 

I – VỊ TRÍ TỌA LẠC  THÁNH TỊNH LONG THÀNH

 

          Thánh Tịnh Long Thành tọa lạc tại Khu Vực Bình Yên B, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

 

          Thánh Tịnh Long Thành nằm trên bờ sông Rạch Cam chạy qua trước mặt, in bóng những vườn cây ăn trái  sum xuê, lại được những con lộ quan trọng có sẳn và sắp mở thêm nhiều con lộ bọc quanh, tạo nên một thắng cảnh hữu tình, trù phú, báo hiệu một= tương lai sáng lạn về văn hóa, lịch sử và kinh tế của vùng địa linh nhân kiệt sông Tiền, sông Hậu.

 

          Thánh Tịnh Long Thành Tôn Giáo Cao Đài thuộc phái   Chiếu Minh được xây dựng từ năm 1942.

 

          Người sáng lập Thánh Tịnh là Ông Nguyễn Văn Cứ, Thánh Danh là Ngọc Minh Sắc. Ông Cứ được Ông Nguyễn Văn Kiết để cho một mẫu đất dùng để lo việc Đạo, xây dựng  chùa, không sang bán gì cả.

 

          Ông Nguyễn Văn Cứ đề xướng và điều động Bổn Đao cùng nhân sanh thiện nam tín nữ nhiều nơi đóng góp công quả, xây dựng và trùng tu Thánh Tịnh qua từng đợt như sau:

 

          Năm 1942 khởi công xây dựng, chùa lá cột cây, ngang 5m, dài 9m.

 

          Năm 1944 tu sửa lần thứ nhất cũng bằng cây lá : ngang 9m, dài 12m

 

          Năm 1946 tu sửa lần thứ nhì đóng vách ván, lợp mái ngói : Ngang 14m, dài 18m. Kể cả Tây và Đông lang.

 

          Năm 1966, tu sửa lần thứ ba, xây tường gạch, mái ngói, lợp tole Thánh Tịnh được tạo thành ba gian, giữa là Chánh Điện thờ cúng, bên tả là Đông lang, dành cho phái nam, bên hữu là  Tây lang dành cho phái nữ. Chánh Điện thờ ở giữa cũng được chia làm ba phần : Ngòai vào là Hiệp Thiên Đài giữa là Cửu Trùng Đài, trong là Bát Quái Đài. Cả ba phần đều đổ la phông ngăn tầng trên.

 

          Tu sửa hòan tất thì vào ngày 10 tháng 10 năm 1969, Ông Cứ liểu đạo, đắc vị là Đẳng Giác Kim Tiên.

 

          Ngày 29 tháng 9 năm 1989 bà Cứ là Võ thị Kiên cũng Liểu Đạo, giao lại Thánh Tịnh cho anh Phạm Hữu Lợi là cháu ngọai của bà, để kế tục lo Đạo, lo Thánh Tịnh.

 

          Ngày 18 tháng 11 năm 1995, anh Phạm Hữu Lợi giao trách nhiệm lại cho em ruột là Phạm Trường Thọ. Phạm Trường Thọ  cho bổn Đạo gìn giữ riêng phạm vi đất ngang 20m, dài 53m (kể chung phạm vi đất đã xây dựng và chưa xây dựng) và được Sở Địa Chính tỉnh Cần Thơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Thánh Tịnh Long Thành vào ngày 22 tháng 01 năm 2003, trừ đường đi còn : ngang 20m, dài 51,2m. tổng diện tích 1030,2m 2.

 

          Đến năm 2009. vì Thánh Tịnh xây dựng theo thời chiến tranh và trãi qua thời gian khá dài, đã xuống cấp nghiêm trọng, nên được phép xây dựng của Sở Xây Dựng Thành Phố Cần Thơ số 07/GPXD đề ngày 03/03/2009. Thánh Tịnh xây dựng lại kiên cố như sau:

 

          *Vì chu vi đất hẹp nên Thánh Tịnh xây dựng hai tầng: Ngang 13m, dài 29m. Tầng dưới làm Hội Trường Liên Giao Đời Đạo, tầng trên có đủ Tam Đài là Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài đúng ngôi Thánh Thể Đức Chí Tôn.

 

         

 

II- TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH ĐẠO

 

CỦA THÁNH TỊNH LONG THÀNH

 

ĐƯỢC THÀNH LẬP BAN CAI QUẢN VÀ BAN TRỊ SỰ

 

          -Ban Cai Quản chăm lo việc tổ chức lễ hội, kế họach xây dựng, điều động nhân lực.

 

          -Ban Trị Sự : chăm lo sổ sách, hành chánh, sổ bộ Đạo.

 

          Nhiệm kỳ 1 (gồm 8 năm) 1948-1956.

 

                   Ông Lý Văn Nhãn                : Chánh Hội Trửơng

 

                   Ông Nguyễn Văn Thọai       : Phó Hội Trưởng

 

Nhiệm kỳ 2 (gồm 3 năm) 1956-1959.

 

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

 

                   Ông Hùynh Văn Danh         : Chánh Trị Sự

 

                  

 

Nhiệm kỳ 3 (gồm 2 năm) 1959-1961.

 

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

 

Ông Nguyễn Văn Trượng    : Phó Hội Trửơng

 

                   Ông Lê Phát Thọai               : Chánh Trị Sự

 

Nhiệm kỳ 4 (gồm 3 năm) 1961-1964.

 

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

 

          Ông Dương Hiếu Sen           : Phó Hội Trửơng

 

                   Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

 

Ông Nguyễn Văn Tấn           : Phó Trị Sự

 

                            

 

Nhiệm kỳ 5 (gồm 3 năm) 1964-1967.

 

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

 

Ông Dương Hiếu Sen           : Phó Hội Trửơng

 

                   Ông Nguyễn Văn Giáo         : Chánh Trị Sự

 

Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

 

Ông Nguyễn Văn Tấn           : Phó Trị Sự 

 

Nhiệm kỳ 6 (gồm 11 năm) 1967-1978.

 

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

 

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

 

Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

 

Ông Lê Văn Thôn                 : Phó Trị Sự

 

Ông Nguyễn Văn Thông       : Phó Trị Sự

 

Nhiệm kỳ 7 (gồm 3 năm) 1978-1981.

 

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

 

Ông Hà Tấn Việt                   : Chánh Trị Sự

 

Bà Nguyễn Thị Mười            : Chánh Trị Sự nữ phái

 

Nhiệm kỳ 8 (gồm 6 năm) 1981-1987.

 

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

 

Ông Lê Văn Sáu                   : Phó Hội Trưởng

 

                   Ông Hà Tấn Việt                  : Chánh Trị Sự

 

Bà Nguyễn Thị Mười            : Chánh Trị Sự nữ phái

 

Ông Nguyễn Ánh Thanh      : Phó Trị Sự

 

Nhiệm kỳ 9 (gồm 3 năm) 1987-1990.

 

                   Ông Lê Văn Sáu                    : Chánh Hội Trửơng

 

Ông Đặng Hữu Cây              : Phó Hội Trửơng

 

                  

 

Nhiệm kỳ 10 (gồm 4 năm) 1990-1994.

 

                   Ông Đặng Hữu Cây              : Chánh Hội Trửơng

 

Ông Quảng Văn Hai             : Phó Hội Trửơng

 

Nhiệm kỳ 11 (gồm 5 năm) 1994-1999.

 

                   Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Hội Trửơng

 

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

 

Ông Quảng Văn Hai            : Phó Hội Trửơng

 

Nhiệm kỳ 12 (gồm 2 năm) 1999-2001.

 

                 Ông Quảng Văn Hai             : Chánh Hội Trửơng

 

Ông Quảng Văn Quang        : Phó Hội Trưởng

 

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

 

Nhiệm kỳ 13 (gồm 5 năm) 2001-2006

 

                   Ông Quảng Văn Hai             : Chánh Hội Trửơng

 

Quảng Chí Tâm                   : Từ Hàn

 

Nhiệm kỳ 14 (gồm 4 năm) 2006-2010.

 

Ông Hà Tấn Việt                  : Quyền  Hội Trửơng

 

Bà Lê Thị Tám                     : Phó Hội Trưởng

 

   

 

Nhiệm kỳ 15 (gồm 5 năm) 2010-2015.

 

Ông Hà Tấn Việt                 : Chánh Hội Trửơng

 

Bà Lê Thị Tám                     : Phó Hội Trưởng

 

Ông Phạm Văn Tư               : Chánh Trị Sự

 

Ông Dương Hiếu Hạnh       : Phó Trị Sự 

 

Bà Lý Ngọc Hoa                   : Phó Trị Sự

 

 

 

III- THÀNH TÍCH CỦA THÁNH TỊNH LONG THÀNH

 

Ngoài việc chăm lo Đạo sự của Nhị Ban nói riêng, của Bổn Đạo nói chung, Thánh Tịnh Long Thành luôn cố gằng hết sức mình đóng góp rất nhiều cho cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như sau:

 

Thánh Tịnh Long Thành thành lập từ năm 1942 đến nay đã 73 năm. từ đó đã có Ban Cai Quản và Ban Trị Sự nối tiếp nhau làm nhiệm vụ đạo sự trong thời chiến tranh bom đạn. Trong hai cuộc kháng chiến, Thánh Tịnh Long Thành cũng là nơi nuôi dạy thanh niên trốn quân dịch, xin miễn hoãn dịch cho họ, vận động phong trào binh vận và nuôi dấu cán bộ nên trong Nhị Ban có những thành tích đáng kể được đạo ghi lưu lại như:

 

-Ông Đặng Thiên Kiêm, năm 1961 làm Chánh thông sự, rồi Chánh hội trưởng Long Thành, là Thanh niên tiền phong Năm 1945, rồi Ban chấp hành Cao Đài cứu quốc, gia đình liệt sĩ con Đặng Thành Sơn hy sinh 1987.

 

-Ông Hà Thanh Phong, năm 1964 làm Phó từ hàn rồi Chánh tử hàn Long Thành. cũng là Thanh niên tiền phong năm 1945, rồi Thanh niên cứu quốc, đến 1957 bị ngụy quyền bắt tù 3 năm.

 

-Ông Lâm Văn Năm, năm 1961 làm Chánh trị sự Long Thành, là Thanh niên tiền phong năm 1945, rồi cán sự Nông hội, Ban Phụ Lão Cứu Quốc, Hội đồng nhân dân, Ủy viên Mặt trận xã Long Tuyền, Vợ Huỳnh Thị Liền được nhà nước phong tặng mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ con là Lâm Cẩm Xương và Lâm Văn Út thời 9 năm hy sinh năm 1963.

 

-Bà Nguyễn Thị Mười, năm 1967 làm Chánh trị sự nữ phái Long Thành, vừa là Ban chấp hành phụ nữ cứu quốc xã giai xuân. Khi gia đình về Long Hòa làm Phụ nữ cứu quốc, Ủy viên Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân khóa 3 xã Long Hòa.

 

-Ông Quảng Văn Quang, năm 1948 làm Từ Hàn Long Thành. là Xã đội trưởng Giai Xuân năm 1975.

 

-Ông Lê Văn Thôn, năm 1967 làm phó Trị sự Long Thành. đã có công thời chống pháp cho mượn nhà làm cơ quan của Ban công tác thành, thị xã Cần Thơ, Tỉnh Cần Thơ.

 

-Ông Lê Văn Út năm 1967 làm Từ hàn Long Thành. là người có công dẫn đường trực tiếp cơ sở địa phương xã Long Hòa. đến tiếp thu 1975 làm Ban an ninh ấp Bình yên, xã Long Hòa, Ủy viên thư ký Ủy ban, Phó chủ tịch Ủy ban, Đảng Ủy viên chỉ đạo khối dân vận Long Hòa. 

 

- Ông Lê Phát Thoại năm 1959 làm Chánh trị sự Long Thành. vừa là Chủ tịch Ủy ban xã Giai Xuân, sau làm Phó Từ Hàn Hội Thánh vừa là Tài vụ cơ quan tỉnh ủy Cần Thơ đến giải phóng.

 

-Ông Huỳnh Văn Danh, năm 1956 làm Chánh trị sự Long Thành. vừa là Cán bộ mật xã Thới An Đông.

 

-Ông Nguyễn Quốc Khánh, đương sự vào Long Thành được chủ chùa lo hầm bí mật để ẩn náo, đến 1959 là phó Bí thư xã Long Tuyền, đến 1975 Chủ tịch xã Long Tuyền.

 

Họ đạo có 1 mẹ Việt Nam anh hùngnhiều gia đình liệt sĩ, nhiều gia đình có công với đất nước.

 

         

 

IV- KẾT LUẬN :

 

Thánh Tịnh Long Thành đã có sẳn chiều dầy lịch sử đáng tự hào của các bậc Tiền bối Tiền hiền vừa phụng đạo vừa phục vụ quê hương trên tinh thần yêu nước sâu sắc giữa thời chiến tranh bom đạn, Sau hòa bình Ban Qui Ước ra đời đã giúp cho Thánh Tịnh rất nhiều về luật đạo, luật đời để vươn lên và phát triển. Năm 2011 Hội Thánh nghiên cứu truy phong cấp bằng chức sắc gồm 21 Lễ sanh, 10 Giáo hữu, 4 Giáo sư và 1 Phối sư cho 37 vị trong hàng Tiền Bối, Tiền Hiền hữu công quá vãng.

 

          Suốt 73 năm qua, tổ chức hành chánh Đạo của Thánh Tịnh Long Thành vẫn giữ  vững được kỷ cương chặt chẽ, có nội quy Đạo luật nghiêm minh, có phân công trách nhiệm rõ ràng, đòan kết tương trợ giữa Nhị Ban, chưa hề xảy ra bất hòa trong nội bộ hoặc bị Đạo hay nhân dân chê trách. Được như vậy là nhờ Nhị Ban cũng như tòan thể Bổn Đạo luôn luôn một lòng tuân thủ Đạo luật, chăm lo Đạo sự, đòan kết với mọi Chi Phái, Tôn Giáo. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách pháp luật Nhà Nước, giáo dục truyền thống bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm vui Đời như lời Bác Hồ dạy.

 

          Hằng năm Thánh Tịnh Long Thành tổ chức Đại lễ Liên Giao Đời Đạo ngày 10 tháng 10 âm lịch, cũng là Đại Lễ kỷ niệm thành lập ngôi Thánh Tịnh, kỷ niệm Khánh Thành, kỷ niệm tri ân chư vị Tiền Bối cũng là ngày kỷ niệm Tri Ân Tiền Bối, có mời đông đủ Chánh quyền,.Mặt Trận, Tôn giáo các cấp. Các Tôn Giáo, Hội Thánh, Cơ Quan Đạo, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Điện, Đàn cùng đạo tâm nam nữ tham dự trên 300 vị. Tình Liên Giao Đời Đạo của Thánh Tịnh Long Thành là không phân biệt sắc màu Tôn Giáo, Đạo Đời. Hằng tháng nơi Thánh Tịnh đều có tổ chức cúng thường lệ vào ngày 14 và 29 âm lịch.Ngày cúng có bình Thánh giáo và sinh hoạt đạo.

 

Từ năm 1978 đến nay, Thánh Tịnh Long Thành có tổ chức chữa bệnh miễn phí giúp cho Bổn Đạo và nhân sanh, đem lại sự an vui cho bà con.

 

Hằng năm, Thánh Tịnh Long Thành có tổ chức nhiều ngày lễ hội, Đặc biệt là kỷ niệm liên giao hành đạo được chọn vào ngày 10 tháng 10 âm lịch là cùng khớp với nhiều kỷ niệm: -kỷ niệm thành lập ngôi Thánh Tịnh Long Thành -Kỷ niệm Khánh Thành  -kỷ niệm Tri Ân Tiền Bối. Tinh thần liên giao đời đạo, hoằng dương chánh pháp của Thánh Tịnh Long Thành ngày thêm phát triển mở rộng. Chúng tôi rất mong được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền nhiều hơn nữa, cũng như sự hổ trợ của toàn đạo và nhân sanh. 

 

Qua tìm hiểu, nghiên cứu tập thể về Thánh Tịnh Long Thành, về vị trí tọa lạc, qua quá trình hình thành và phát triển, về tổ chức Hành Chánh Đạo quy mô chặt chẽ, về thành tích Đạo với Đời của Bổn Đạo Nhị Ban, về cá nhân từng thành viên nêu trên đây, chúng tôi có thể nói chắc rằng, Thánh Tịnh Long Thành là một niềm tự hào lớn, không chỉ của địa phương mà của cả nước.

 

 

       

2012 - 2013

     

Ngày lễ

thu

Xuất

 

Lễ Trí thạch

       65,410,000.00

   

sau Trí Thạch

230,153,000.00

        467,283,000.00

 

Lễ An Vị

30,103,000.00

   

Sau An Vị

     276,915,000.00

        457,643,000.00

 

Lễ Kh Thành

79,775,000.00

   

Sau Kh Th

     172,192,000.00

        286,182,000.00

 

Lễ Kn 69 năm

32,710,000.00

   

Sau Kn 69 n

217,195,000.00

        129,890,000.00

 

Lễ Kn 70 năm

43,110,000.00

   

Sau Kn 70 n

     269,875,000.00

        395,607,000.00

 
 

 tổng thu

 tổng xuất

còn nợ

 

  1,417,438,000.00

     1,736,605,000.00

  319,167,000.00

       

 

 

2013 mừng 71      
Ngày lễ thu Xuất  
Lễ Trí thạch             65,410,000    
sau lễ Trí Thạch 230,153,000 467,283,000  
Lễ An Vị 30,103,000    
Sau An Vị 276,915,000 457,643,000  
Lễ Khánh Thành 79,275,000    
Sau Khánh Thành 172,192,000 286,182,000  
Lễ Kn 69 năm 32,710,000    
Sau Kn 69 năm 217,195,000 129,890,000  
Lễ Kn 70 năm 43,110,000    
Sau Kn 70 năm 269,875,000 290,730,000  
  tổng thu tổng xuất còn nợ
  1,416,938,000 1,631,728,000 -214,790,000

 

HUẤN TỪ CỦA HỘI THÁNH

CAO ĐÀI CHIẾU MINH TÒA THÁNH LONG CHÂU

NHÂN ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 71 NĂM THÀNH LẬP TTLT

VÀ TRI ÂN TIỀN BỐI LẦN THỨ 7

HỌ ĐẠO THÁNH TỊNH LONG THÀNH

BTT Hội Thánh Chiếu Minh

     -Kính thưa đại diện Đảng, Chính Quyền, Mặt Trận, Ban Tôn Giáo các cấp.

          -Kính thưa quý Thiên Ân Chức Sắc, Giáo Phẩm đại diện Tôn Giáo, Chi Phái bạn.

-Kính thưa quý đại diện các Thánh Thất, Thánh Tịnh, Nhà Tịnh trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

          -Kính thưa quý Mạnh Thường Quân và quý quan khách kính mến.

          -Quý chức sắc, Chức việc, Tín đồ Họ Đạo Thánh Tịnh Long Thành thân mến.

          -Kính thưa chư quý liệt vị!

Trước hết xin cho phép tôi thay mặt Ban Thường Trực Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Tòa Thánh Long Châu gởi đến chư quý liệt vị lời chào mừng trân trọng kính chúc sức khỏe đến chư quý liệt vị.

Họ Đạo Thánh Tịnh Long Thành là một Họ Đạo tiêu biểu, trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh. Trãi hơn 71 năm hình thành và phát triển, tuy có những lúc thăng trầm, song tinh thần đòan kết tu học phục vụ nhân sanh của tòan thể quý vị nơi đây luôn tốt và ổn định qua các mặt. Hội Thánh vẫn biết hòan cảnh Họ Đạo nơi đây rất khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng vốn vẫn giữ vững đức tin tuyệt đối nơi đấng từ lành để cùng nhau vượt qua những giai đọan khó khăn, nhất là thời điểm khi ngôi Thánh Tịnh đang xuống cấp nghiêm trọng, cần phải xây dựng mới lại tòan diện theo nhu cầu sự phát triển của Cơ Đạo cũng như nguyện vọng của bổn đạo, nhân sanh, cùng hòan thành chương trình hành Đạo chung của Hội Thánh. Từ ý chí khẳn định trên, cộng với sự chung sức công quả từ khắp mọi nơi quan tâm thương mến giúp đở. Sau 4 năm xây dựng, Thánh Tịnh đã hòan thành cơ bản 90% công trình. Niềm vui mừng của tòan Đạo và sự thông cảm chia sẽ của các vị Mạnh Thường Quân Lương và Giáo, để thấy rằng Họ Đạo Long Thành thật sự đã có nhiều cố gắn, mà tất cả mọi cố gắn công quả ấy dựa trên cơ bản của tình đòan kết thương yêu, là những nấc thang để đến gần Thầy. Hội Thánh nhiệt liệt biểu dương chung cho chư hiền huynh tỷ đệ muội tất cả do nơi sự đòan kết mà làm nên.

Kính thưa quý vị!  Hôm nay Nhân ngày Đại Lễ kỷ niệm 71 năm thành lập ngôi Thánh Tịnh Long Thành và Tri Ân Tiền Bối lần thứ 7, Ban Thường Trực Hội Thánh tranh thủ về dự lễ lễ hôm nay việc  nghiên cứu tiểu sử và thành tích chư vị Tiền Bối, chư vị trong hàng Nhị Ban quá vãng của Thánh Tịnh Long Thành từ năm 1942 đến nay để được thành tâm tưởng nhớ và thành kính ân phong phẩm hàm chức sắc, nhằm tưởng nhớ và lưu truyền công đức của người đi trước,

Qua ý nghĩa và nhiệm vụ cao quý trong buổi lễ hôm nay, nhằm tưởng nhớ công đức của người đi trước, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn cho từng bước đi sau, cũng như động viên tinh thần cho người có công hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng Thánh Tịnh Long Thành tình Đạo Đời tương đắc, tinh thần nhớ ơn là đạo lý ngàn đời của dân tộc luôn được triển khai và gìn giữ thật là rộng sáng.

Trước khi dứt lời, tôi xin được phép thay mặt Ban Thường Trực Hội Thánh, xin kính chúc tất cả chư quý liệt vị dồi dào sức khỏe, hòan thành cao các mặt nhiệm vụ, gia đình phúc thọ vẹn tòan. Về phần Đạo, kính chúc quý vị thân tâm an lạc, , tu hành tinh tấn và sớm đạt đến đỉnh cao của Đạo học.

Xin Được cảm ơn tòan thể chư quý liệt vị.   Đạo đức kính chào.

Sĩ Phúc

Theo thông lệ hằng năm có 3 ngày rằm lớn: Rằm tháng giêng lễ Thượng Nguơn gọi là ngày Thiên Quang Tứ Phước, rằm tháng 7 -lễ Trung Ngươn vu lan cầu siêu cho Cửu Huyền Thất Tổ, rằm tháng 10 -lễ Hạ Ngươn –ngày khai Đạo Cao Đài.

Trong 3 ngày rằm lớn trên -Các Thánh Thất –Thánh Tịnh Cao Đài nói chung và tại Thánh Tịnh chúng ta nói riêng –Ban Cai Quản có tổ chức lễ nhập môn cho các đạo hữu.

Trong phần nội dung lễ nhập môn có một lời lập nguyện rất quan trọng mà mỗi người tín đồ Cao Đài khi vào cửa Đạo đều phải thực hiện.

Vậy lời lập nguyện trên có lợi ích như thế nào giúp cho người tín đồ hành Đạo, tu thân được tinh tấn và lý do vì sao người tu cần phải lập nguyện, chúng tôi có thể nêu lên 2 lý do, một lý do mang tính khách quan, một và một lý do mang tính chủ quan.

  1. LÝ DO KHÁCH QUAN

Trong quyển Tứ Đại Điều Qui giảng nghĩa của Minh Lý Khánh Hội, phần giảng nghĩa điều qui thứ nhứt –Tiền bối Nguyễn Minh Thiện có ghi như sau:

-“thử xem các vị Phật Tiên thuở trước có ai không nhờ thề nguyện mà đặng thành chăng? Cho nên người tu trước phải thề nguyện làm tin, rồi sau mới vững lòng mà hành Đạo.

Trong kinh có câu:

 “Vô nguyện bất thành Phật dử Tiên,    

Phật Tiên vô nguyện bất điều hiền. 

          

       Nghĩa là người không lập nguyện chẳng thành Phật Tiên, còn Phật Tiên cũng chẳng độ người không lập nguyện. Lời nầy đủ chứng tỏ thệ nguyện là quý trọng dường nào“.

Vậy nếu tu mà không lập nguyện thì sẽ không nhận được sự hộ trì của các Đầng Thiêng Liêng. Đây là lý do thứ nhất, lý do khách quan từ bên ngoài, từ tha lực ảnh hưởng đến kết quả tu hành của chúng ta. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển I ghi lời Đức Chí Tôn dạy chư vị Tiền Khai trước khi khai Đạo như sau.

Quỉ Vương đến trước Bạch Ngọc Kinh xin hành xác va thử thách, các con Thầy chẳng chịu ch hành xác, chúng nó hiệp Tam Thập Lục Động toan hại các con, nhưng phần đông chưa lập minh thệ nên chư Thần Thánh Tiên Phật không muốn nhìn nhận (29/6 BD 7/8/1926).

Năm 1934 Đức Diêu Trì Kim Mẫu lập Nữ Chung Hòa Phái –Đức Mẹ cũng buộc các vị nào ghi tên vào bảng Nữ Chung Hòa Phái đều phải lập minh thệ. Đức Lê Sơn Thánh Mẫu giải thích việc lập minh thệ như sau:

Luôn đây Mẹ giải việc minh thệ cho các con rõ, Nữ Chung Hòa Phái tuy là Tây Cung Kim Mẫu ban luật lệ nhưng có công đồng cả Phật Tiên Thánh Thần. Vậy mỗi con có tên vào bảng thì phải có lập minh thệ mới đúng với luật Đạo, còn các con có tên vào bảng mà không có lời minh thệ, tức nhiên Phật Tiên Thánh Thần không chứng chiếu cho vào bảng, vậy các con phải tuân theo, chớ cho rằng minh thệ là bó buộc, Mẹ phân cho các con rõ, bó buộc như thế nào cũng nên tuân theo, vì bó buộc cho xa điều dữ, xa điều tục thế, xa cõi khổ não nầy, bó buộc như thế có đúng chơn lý không?

Pháp Sư  Trần  Huyền Trang (khoảng 602-644) vào đời Nhà Đường (Trung Quốc) khi phát nguyện sang Thiên Trúc (Ấn Độ), thỉnh kinh Phật cũng lập nguyện rằng: Nếu không sang tới nơi, không lấy được chân kinh thì sẽ không trở về và mại mãi đắm chìm nơi địa ngục.

Nhờ có lòng quyết tâm và lời đại nguyện như vậy, nên trên đường đi thỉnh kinh mặc dầu phải trãi qua vô vàn khổ nạn, Ngài luôn nhận được sự hộ trì cứu giúp của chư Phật, Tiên, Thánh, Thần . Trong kiếp nạn thứ nhất khi bị sa xuống hầm hố của bọn hổ gấu thành tinh, Ngài sắp bị ăn thịt thì được Đức Thái Bạch Kim Tinh giáng trần giải cứu. Truyện Tây Du kể rằng: Sau khi giải cứu cho Ngài Đường Tam Tạng, Đức Thái Bạch Kim Tinh đã hóa thành làn gió mát, cởi một con hạc trắng màu đỏ bay lên không trung, rồi thấy một tờ thiếp phất phới bay xuống, trên viết 4 câu thơ

Ta, sao Thái Bạch Tây Phương,

             Cứu người nên phải tìm đường xuống đây.

                              Đường đi Thần giúp đêm ngày,

             Chớ gì sóng cả rời tay buông chèo.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy rằng các Đấng Thần Thánh Tiên Phật mặc dù đã đắc quả vị nhưng vẫn tiếp tục lập đại nguyện cứu khổ cứu nạn chúng sanh.

Đức Phật A Di Đà có 48 lời đại nguyện, mà quan trọng nhất là lời đại nguyện thứ nhứt và đại nguyện thứ nhì.

Đại nguyện thứ nhứt: Lúc tôi thành  Phật, nếu trong cõi nước tôi có địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh thì tôi không ở ngôi chánh giác.

Đại nguyện thứ hai: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng Nhơn Thiên trong cõi nước tôi sau khi thọ chung còn trở lại sa vào 3 đường ác đạo thì tôi không ở ngôi chánh giác.

Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Di Đà có lời nguyện:

          Trước trả nghĩa cao dày dưỡng dục,

          Sau đắc thành thoát tục hoàn Tiên;

                   Hởi nầy các đại căn nguyên,

Nếu tu không đắc diêm tuyền để ta.

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát –Vị Bồ Tát rất được phái nữ tôn kính, Ngài có 12 lời đại nguyện, có thể kể ra như sau:

-Nguyện rằng chúng sanh ở cõi ta bà hay cõi u minh mà có lời cầu nguyện Ngài, thì Ngài sẽ đến nơi để tận độ.

-Nguyện rằng ngày đêm tuần du khắp chốn, đến cả cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh để độ rổi chúng sanh khỏi vòng tổn hại.

-Nguyện tự tay cầm tràng phang bảo cái tiếp dẫn hồn kẻ lìa trấn đến cõi Tây Phương Cực Lạc.

Lời nguyện của Đức Thích Ca khi phát đại nguyện tầm Đạo ta vì ta, khi đắc Đạo ta vì chúng sanh, khi nhập niết bàn ta vì muôn loài vạn vật mà đại hồng thệ sẽ độ tận thế gian.

Sang Tam Kỳ Phổ Độ, khi Đức Chí Tôn rời Bạch Ngọc Kinh xuống trần lập Đạo Cao Đài, Thầy cũng lập đại nguyện:

          Muôn kiếp các con chịu lạc đường,

          Thấy vầy Thầy luống động lòng thương.

          Nên đoan thệ với hàng Tiên Phật,

          Lập Đạo không thành chịu tội ương.

Như vậy chúng ta thấy ngay rằng cả các Đấng Phật Tiên và thậm chí Đức Chí Tôn là Đấng Chúa Tể Càn Khôn Vũ Trụ mà còn lập đại nguyện, thì lẽ nào người tu chúng ta muốn hoàn thành sứ mạng, đắc thành Đạo quả lại không lập nguyện.

2. LÝ DO THỨ HAI

Việc cần thiết phải lập nguyện mang tính chủ quan, xuất phát từ ý thức tự nguyện của hành giả. Chúng ta hãy khảo sát một số lời nguyện sau đây.

-Lời Minh Thệ Nhập Môn:

“Con tên là…tuổi…Từ nay biết một Đức Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp cùng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Địa lục”.

-Lời thề của môn sinh Đạo Minh Sư:   

“Nhược hữu nhị tâm, song nhãn lạc địa, thân hóa nùng huyết, Thiên khiển lôi tru”.

(Nếu như có hai lòng, hai mắt rơi xuống đất, thân xác hóa ra máu mũ, Trời cho sét đánh chết).

-Lời thề của đệ tử Phái Chiếu Minh:

“Nếu con không giữ lời nguyền,

Ngàn năm trâu ngựa để đền làm gương”.

Qua khảo sát một số lời nguyền trên đây, chúng ta thấy lời nguyện nào cũng có phần ràng buộc rất nghiêm khắc. Do đó người tu đã lập nguyện rồi thì phải kiên tâm trì chí tu học. Giữa muôn ngàn cám dỗ ở cõi thế gian, người tu muốn giữ tròn lời thệ thì phải tập trung hết tinh thần vào việc tu công luyện kỷ, không được phút giây xao lãng. Ngược lại, nếu không  lập nguyện thì người tu dễ mắc phải chứng bệnh giãi đãi, biếng lười, tu hành bê trễ, không tinh tấn siêng năng.

Còn đến với những vị Đồng Tử có nhiệm vụ thông công cùng các Đấng Thiêng Liêng giáng cơ dạy Đạo thì lời thề có tính nghiêm khắc.

Chúng tôi xin đơn cử một lời thệ của Đồng Tử trước khi lập đàn cơ:

                   “Tên họ (Thánh danh) danh ban,

          Xin thề nơi giữa Thiên bàn kim châm.

                   Nếu con có dạ tà tâm,

          Muôn đời sa đoạ thú cầm ngục môn.

                   Điện tiền đả tử tan hồn,

          Ngũ lôi chẳng để sanh tồn mạng căn.

                    Thề đem dâng trọn tinh thần,

          Cho Thầy cứu thế khỏi lần đau thương.

                   Nguyện cầu chư Phật mười phương,

           quang nhiếp thọ con nương độ đời ».

Nhờ những lời thệ nầy mà những người Đồng Tử đều nhứt tâm trọn lòng tin tưởng Thiêng Liêng, trau sửa thân tâm, tác phong Đạo hạnh nên đã tiếp được những Thánh ngôn, Thánh Giáo dạy Đạo rất cao siêu, dùng làm nền tảng căn bản cho giáo lý Đạo Cao Đài như quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển – Đại Thừa Chơn Giáo – Tam Thừa Chơn Giáo – Thánh Giáo sưu tập, cũng do lời nguyện hệ trọng như thế, nên Ơn Trên thường từ bi lưu ý chúng ta hãy cẩn thận trước khi lập nguyện, nhất là những vị muốn bước vào con đường Đại Thừa Thiên Đạo.

Tóm lại : Khi lập nguyện người tu sẽ nhận được sự trợ lực từ 2 phía.

          -Từ tha lực, chính là sự hộ trì của các Đấng Thiêng Liêng.

          -Từ nội lực, chính là sự nổ lực của bản thân hành giả để giữ trọn lời nguyện ước với Ơn Trên, có như thề thì việc tu hành mới ngày càng tinh tấn thêm hơn.

Đức Cao Triều Tiền Bối có dạy : « Các em sẽ vượt qua tất cả mọt trở ngại nếu các em tin tưởng có Đức Thượng Đế ngự trị trong lòng mình ».

Đức Thái Bạch Kim Tinh khẳng định :

« Đừng lo chẳng huyền vi tế độ,

Chỉ lo mình thiếu chỗ đức tin ;

          Đừng lo chẳng có Thần linh,

      Chỉ lo mình thiếu hy sinh tu hành ».

          Thiển nghỉ, mỗi hành giả trên bước đường tu học và hành Đạo nên ghi nhớ lời Đức Hà Tiên Cô khuyên dạy :

                   «        Tẩy tâm Thanh Tịnh trọn lòng,

          Chí thành lập nguyện, ân hồng bố ban ».

          Và lời dạy của Ơn Trên trong bài kinh Hộ Mạng :

                             Con xin thề một lòng ghi nhớ,

                             Dẫu mà cho gương vỡ bình tan ;

                                      Các con cũng bước chung đàn,

                   Vì Thậy, vì Đạo gian nan bao nài.

                             Như con còn lòng hai, thay đổi,

                             Quên câu thề phút dội ly nhau;

                                      Mãi mê nghịch lẫn chia màu,

                   Ngũ lôi y lịnh Thiên tào xử phân”.

          Sau cùng xin kính chúc quý vị đại biểu, chư quý Thiên Phong Chức Sắc – huynh tỷ đệ muội được dồi dào sức khỏe tinh tấn trên đường tu thân hành Đạo.

         

                                                     ĐÔI DÒNG THẾ SỰ

Lê Minh Sơn

Nhân thế, tình đời lắm oái oăm,

Ai ơi! Chân lý nhớ sưu tầm…

Nhìn lên, ngó xuống, xem Đời Đạo,

Cái đức, cái tài, với cái tâm.

Vĩ đức phục nhân, nhân kính phục,

Đua tài tế chúng, chúng tình thâm.

Đem tâm nhiệt huyết lo dân nước,

Lời nói, việc làm với tháng năm.

TAM ĐÀI DIỆU ẤN

                        Thiên Nhiên Ân

Thiên ân máy tạo chuyển cơ huyền,

Giáo pháp thọ truyền kịp bước duyên.

Tầm Đạo khai minh ngời Diệu Pháp,

Đến trường thi học rạng Đài Tiên,

Huyền cơ Thầy dạy bừng chơn điển.

Bí chỉ Mẹ truyền sáng Đạo Thiên.

Thọ chuyển hồng ân thông trí huệ.

Đại Đồng trẻ học Lý Chân Nguyên.

ĐẠI ĐỒNG THẾ GIỚI

                  Thiên Nhiên Hão

Thế giới chúng ta đế Đại Đồng,

Khắp trong nhân loại, cả Tây Đông.

Người Nam sắc tóc dòng Tiên Phụ,

Kẻ Bắc màu da giống Lạc Hồng.

Bốn biển âu ca tình đất nước,

Năm Châu lạc nghiệp nghĩa non sông.

Mong sao nhơn loại trên hoàn vũ,

Hạnh phúc ấm êm đẹp thỏa lòng.

                       TÙY DUYÊN

Thiên Đại

Đi tìm chơn lý ở nơi đâu?

Chỉ thấy Trời cao với biển sâu.

Chẳng lẽ con đây còn lắm nghiệp?

Cho nên thần trí vẫn lo âu.

Long Thành khai hóa lời Cha dạy,

Tâm Pháp Đại  Đồng đã chuyển lâu.

Thân xác con đây còn vướng bụi,

Tùy duyên Cha dạy cả đêm thâu.

         TỊNH TÂM

Thiên Nhiên Truyền

Tịnh khẩu trí chơn ngôn bất đồng,

Tâm điều hòa khí huyết lưu thông.

Âm Dương lưỡng lộ, giao thông lộ,

Nhựt Nguyệt song mâu, nhị khúc sông.

Tứ chuyển huy nghi, minh ý Đạo,

Ngũ hành thanh tịnh, kiến tâm thông.

Bát môn Ly Khảm chia đều khí,                                      

Bạch hổ hạ phàm trảm xích long.

      GÌN ĐẠO

         Phạm Thanh Hải

Phạm kiếp đọa đày sống bất khang,

Thanh tâm chưa tịnh phước chưa ban.

Hải vân đảo hải năng gìn Đạo,

Cơ chuyển huyền cơ cố gắng làm.

Hoằng thệ chơn nhiên, cầu Hiệp Ngũ,

Dương khai đức tỏa, nguyện Quy Tam.

Chánh chơn Phước Huệ song tu kỷ,

Pháp Đạo tam kỳ phổ độ an.

THỌ HÀNH SỨ MẠNG

                                         Phạm Hữu Tài

Thọ trì giáo pháp của Thiên ban,

Hành Đạo bôn ba khắp bốn phang.

Sứ điểm chan hòa, cầu tịnh Thánh,

Mạng môn tướng hỏa, nguyện an khang.

Nguyên truyền hiệp thể đồng tâm nhất,

Lý bổn quy chơn khắp thế gian.

Đại pháp huyền vi tâm sáng rạng,

Đồng chung huynh đệ khắp nhân gian.

***

Nặng gánh trên vai sứ mạng mình,

Cho đời thoát khỏi cảnh điêu linh.

Trở về quả vị nơi xưa cũ,

Khỏi phải trầm luân chốn ngục hình.

HỒNG ÂN CAO CẢ

                                       Ngọc Ánh Tài

Hồng trần cát bụi chẳng hề nao,

Ân nghĩa Mẹ Cha lắm dạt dào.

Cao quý công người soi lối rạng,

Cả lòng thương cảm bấy công lao.

Thầy luôn chỉ dẫn bao điều tốt,

Mẹ dạy con hành ý lược thao.

Ban phước thân phàm nhìn điểm sáng,

Cho tìm thấy được lối nào mau.

       THI THƠ TÂM PHÁP

Thiên Nhiên Quý

Học tập hôm nay trẻ chẳng nài,

Thi Thơ Tâm Pháp thật hăng say.

Nhưng vì con đảm nhiều nhân thế,

Lòng vẫn kiên trì chẳng đổi thay.

                TAM CÔNG VẬN HÀNH

Bạch Liên Thiền

Hôm nay khóa học tại Long Thành,

Truyền giảng Lý Nguyên đúng vận hành.

Đuốc huệ sáng soi tâm rạng chiếu,

Từ ân điểm chuyển ý thiên thanh.

Gìn trau pháp nhniệm mà chung bước,

Giữ vẹn cơ nhiên để tiến nhanh.

Tận lực quả công vì Đạo cả,

Đại Đồng quy nhứt rạng tinh anh.

Bửu Tiền Hương

Đệ huynh đông dủ họp về đây,

Học tập hữu, vô, lý của Thầy.

Trật  tự kỷ cương luôn nhận thức,

An ninh thạnh trị phãi chung xây.

Đồng lòng đồng sức qua gian khó,                 

Thành ý thành tâm kết quả đầy.

Đoàn kết lthương yêu vì Đại Đạo,

Đại Đồng bừng chiếu khắp Đông Tây.

               DỰ KHÓA HỌC

                                                  Bửu Tiền Hương

Đệ huynh đông dủ họp về đây,

Học tập hữu, vô, lý của Thầy.

 

Trật  tự kỷ cương luôn nhận thức,

 

An ninh thạnh trị phãi chung xây.

 

Đồng lòng đồng sức qua gian khó,                 

 

Thành ý thành tâm kết quả đầy.

 

Đoàn kết lthương yêu vì Đại Đạo,

 

Đại Đồng bừng chiếu khắp Đông Tây.

 

                                  HOẰNG KHAI CHÁNH PHÁP

Thiên Nhiên Mẫn

Đạo Trời đến lúc đã hoằng khai,

Độ dẫn nhơn sanh chẳng luận ngoài.

Bí Pháp Long Hoa thành hiện tại,

Chơn Truyền Thánh Đức tạo ngày mai.

Hồng ân cao cả nhờ tâm định,

Phước đức sâu dày chẳng dạ Hai.

Mau lẹ nhanh chân tầm bí pháp,

Chậm chờ quyết chẳng, để không sai.

                  HỒNG ÂN CAO CẢ

Phạm Thanh Quang

Hồng mông dị phán thuở vô chung,

Ân của Thầy ban đến tột cùng.

Cao ngất thượng tầng gìn ý chánh,

Cả cùng sanh chúng giữ tâm trung.

Cảm ơn Thiên Thượng trao huyền lý,

Tạ đức Phụ Từ chỉ điểm chung.

Thầy Mẹ trọn lành bao điểm Đạo,

Ban truyền con trẻ pháp muôn trùng.

                        DUYÊN NGHIỆP

                                                                 BỬU LIÊN THU

Duyên lành khoa mở hội Quần Tiên,

Nghiệp giải thừa ân, thọ viển miên.

Cao cả thậm thâm gìn lý nhiệm,

Mầu vi siêu xuất giữ cơ huyền.

Chơn truyền Mẹ chuyển hồi tâm giác,

Bí chỉ Thầy trao đạt ý thiền.

Thọ pháp Mẫu ban, con nguyện học,

Kỳ ba Đạo chuyển kịp Duyên thuyền.

     CHÚC THÁNH TỊNH LONG THÀNH

TẬN HƯỞNG TÌNH THƯƠNG

BỬU TIỀN HƯƠNG

Thánh Tiên cảm xót cảnh dương trần,

Tịnh dưỡng siêu phàm để giảng phân.

Long hổ giao hòa sinh dượng khí,

Thành lư lập đảnh rạng chơn thần.

Tận tâm lãnh nhiệm luôn rèn chí,

Hưởng phúc kế thừa phải luyện thân.

Tình Đạo gương Đời năng rọi chiếu,

Thương nhau tầm đạt lý Nguyên Chân.

NHỮNG VẦN THI THA THIẾT

THIÊN NHIÊN TINH

Đạo rộng như mặt đại dương, giáo lý sâu như lòng bể cả, nhưng trí hiểu biết hữu hạn của con người ví như chiết thuyền con đang dò tìm chiều rộng của đại dương, chiều sâu của bể cả. Sống cuộc đời nhị nguyên đa tạp nầy bất cứ là hạng người nào cũng đều than thở cho rằng đời là bể khổ, và ai ai cũng đang đi tìm phương vượt qua bể khổ đó. Thế nên kẻ thì đi tìm vật chất với tư tưởng cực đoan, người lại đi tìm tinh thần với tấm lòng cố chấp, nhưng chung qui hạnh phúc đâu chẳng thấy, trước dây đã khổ, nay cũng vẫn còn hoàn lại khổ.

Chẳng muốn gì hơn ở cõi đời,

Mong sao thiện hữu khắp nơi nơi.

Thắm nhuần Đạo lý lòng minh triết,

Hạnh phúc trần gian ấy tuyệt vời

Nếu chẳng thong dong ở cõi đời,

Dẫu làm công quả khắp nơi nơi.

Mà chưa sống Đạo, chưa minh triết,

Hạnh phúc lkho6n toan đến tuyệt vời.

Cái chi hạnh phúc ở trên đời

Thử kiếm trần gian khắp mọi nơi.

Hướng ngoại càng lung, càng khổ hải,

Thế nên hạnh phúc mãi xa  vời.

Thiên hạ sanh ly tại cõi đời,

Phú, bần, quý, tiện khắp nơi nơi.

Ai ai cũng có thiên tâm ấy,

Hướng nội hoát nhiên ngộ tuyệt vời.

          Mong quý thiện hữu đạt chơn lý mà bồi dưỡng thân tâm hầu thăng hoa tiến hóa trên đường giải thoát.

                                   

MỪNG             

                       Thiên Nhiên Chí

Thánh Tịnh Long Thành đạt kỷ cương,

Tam Đài xây dựng sáng muôn phương.

Lôi Âm Thánh Cổ dìu sanh chúng,

Bạch Ngọc Thần Chung điểm Đạo trường.

Chức sắc đệ huynh chung trí hiệp,

Tín đồ nam nữ giữ kiên cường.

Công trình, công quả lo xây dựng,

Thiền định công phu đắc phẩm chương.

TÌM BẠN

                        NhiênThanh

Tình bạn vần thơ luận đổi trao,
Bao năm xa cách chẳng cùng nhau.
Nhiên Thanh luôn nhớ tình tri kỷ,
Nhiên Huệ không quên nghĩa một màu.
Ước được cùng chung lo học tập,
Mong sao huynh đệ mãi giồi trau,
Giúp đời nên đạo nêu gương sáng,
Phẩm hạnh rạng ngời lưu lại sau.      

 

                                                   CẢM TÁC

                                                                         Nguyễn Công Phương

Thiên khai đạo cả buổi đời tàn,

Cứu độ nhân loài cõi thế gian,

Bác ái, công bình toàn thế giới,

Thái bình an lạc khắp trần gian,

Khổ sầu sáu nẻo đà tan biến,

Rực rỡ tám đường thật khỏe an,

Bao kiếp luân hồi tu học tiến,

Làm người trọn đạo Phật Trời ban.

                            CUÔC ĐỜI

Thiên Nhiên Phước

Tôi thấy cuộc đời đến quá nhanh,

Trên đường Phước, Huệ phải song hành.

Tâm điền linh diệu ngời kim cổ,

Pháp nhiệm siêu mầu rạng sử xanh.

Một dạ cùng Thầy tầm bổn giác,

Hết lòng với Mẹ cố đề danh.

Cuộc đời sao thấy càng thêm chán,

Phấn đấu pháp mầu đạt điển thanh.

 

                                                                        TU HÀNH

Thiên Nhiên Dũng

 

Tu hành cần phải kiên trì,

Để mà đạt được kỳ thi điểm mười.

Bởi không phải dễ đường tu,

Nguyện cầu Thầy Mẹ hộ phù thành công.

Tu sao như nước ngược dòng,

Tập thành tâm pháp Tiên bồng không xa.

Tu trong chữ nhẫn mà ra,

Tam công gìn giữ chớ mà buông rơi.

Đạo Đời cần được đi đôi,

Người tu cần phải mượn đời luyện tâm.

Tâm lành thì đạt quả lành,

Sớm hôm tu luyện mới thành chơn tâm.

Tu không phải vài năm,

Luyện tu Cần phải siêng năng cả đời.

                                      Tu hành cầu nguyện với Trời,

                             Cho con đạt được đời đời trường sanh.

 

 

 

 

ĐÁP TỪ

                                                                     Ban Cai Quản

              

                      Mừng ngày họp mặt nghĩa liên giao,

                      Đông đủ đệ huynh đủ sắc màu.

                      Trên có Mẹ Thầy vui chứng chiếu,

                      Dưới toàn Thiên Mạng bắt tay nhau.

                      Hội Trường Đời Đạo vui đoàn kết,

                      Thánh Tịnh Long Thành đẹp đổi trao.

                      Lễ mãn, tình lưu, xin kính chúc,

                      Toàn chung Đạo đức mãi nâng cao.

          

Home Nội San 01 VĂN KIỆN TATB 2013