VĂN KIỆN TATB 2008

 

 

MỪNG KỶ NIỆM TRI ÂN TIỀN BỐI LẦN THỨ 02

(Ngày 10/10 Mậu Tý nhằm 07/11/2008)

 

 

 

DIỄN VĂN KHAI MẠC

BAN TỔ CHỨC

Kính thưa...

        Thánh Tịnh Long Thành chúng tôi hôm nay rất lấy làm vui mừng khi được toàn thể quý vị đã dành thời giờ quý báu, cùng công sức khó khăn từ những nơi thật là xa, và gần tề tựu về đây với chúng tôi bằng tất cả tấm lòng thành khẩn và thân thiện vào giờ phút Thiêng Liêng của lễ Tri Ân Tiền Bối hôm nay. Điều nầy giúp nói lên được tinh thần liên giao và đoàn kết mật thiết song phương giữa chúng tôi với toàn thể quý liệt vị ngày một đậm đà thắt chặc thêm hơn trong tương quan thương yêu hòa ái hai chiều, để cùng nhau tiến bước ngày một thêm cao, sâu và dày cho nhau để kịp bước theo theo bộ máy Cơ Thiên, và nhờ đó mà cùng nhau không bị Bộ Máy Cơ Thiên – Máy Tạo – Máy Trời bỏ lại phía sau – bỏ lại phía sau thành ra bơ vơ lạc lỏng để rồi đào thải lạc lỏng mà lại không được tồn sinh. Vì bởi Ơn Trên dạy chỉ khi nào được như thế  mới là "Thực tế Hành Chánh Đạo cứu thế". Mời nghe Ơn Trên dạy:

      "Các con ôi! Bất cứ lúc nào và ở đâu cũng vậy, các con phải tâm niệm rằng mình là người có Đạo. Là người mang sứ mạng cao cả, là người mang hoài bảo cao cả Thế Thiên hành hóa, đem Đạo cứu Đời mình phải nói gì? phải nghỉ gì? và phải làm gì? để thực thi hoài bảo cao cả đó!…

      Mời nghe Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo ngày 17 . 2 . 1969, "Từ xưa các Tôn Giáo được lập lên giải quyết tâm linh. Nhưng Tam Kỳ Phổ Độ, Thầy phải trao cho các chư hiền, cho dân tộc nầy một quyền pháp Đạo, để lập thành quyền pháp Đạo thực thể thuần chánh, để cứu thế".

      "Sứ mạng dân tộc nầy to tát như thế; Quyền pháp Đạo quan trọng như thế. Từ ngàn xưa trên lịch sử đã từng nghe thấy rõ nước Việt Nam một dân tộc mà tất cả thế giới đều nhìn vào, không phải nhìn vào vì nó có sự đe dọa tàn phá cả thế giới, mà nhìn vào nó có một động năng cứu rổi xây dựng mới trên toàn cõi nhân sinh".

      Kính thưa toàn thể chư liệt vị,

      Ý nghĩa cuộc lễ hôm nay bao gồm:

      Tri ân các bậc tiền nhân đã làm nên cái thành quả sáng ngời, cao đẹp cực kỳ mà mỗi người trong chúng ta đã và đang an hưởng có hai phần là:

      1. Về Quốc gia xã hội:

      Quốc gia xã hội Việt Nam chúng ta sở dĩ có được độc lập tự chủ thanh bình và hiện đang đi lên trên con đường sáng lạng hứa hẹn như hôm nay, là do công lao, xương máu của các bậc Tiên Vương, các đấng Công Thần lập quốc, các anh hùng yêu nước còn gọi là Trăm quan cựu Thần hay là những anh linh hồn thiêng sông núi đã dày công gian kgo63 khai phá xây dựng, đánh đuổi ngoại xâm và cuo61ii cùng nằm xuống, đem xương máu của mình điểm tô cho Tổ Quốc, đã đánh đuổi ngoại xâm để có được một đất nước Việt Nam thanh bình độc lập văn minh giàu đẹp như ngày hôm nay.

      2. Về mặt Đạo đức tinh thần do các đấng Thiêng Liêng, các vị Giáo Chủ, cácđấng Thánh Hiền Tiên Phật đã trợ tá tiếp tay với Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng lâm tại Thánh Địa Nam Bang nầy sáng khai và lưu truyền Đạo đức thiện lành Đại Đạo, để cho chúng ta học tập trau giồi nhân phẩm, nhân cách làm người của thời đại hiện nay. Nhờ được học tập cái tinh hoa Đạo đức ấy mà xã hội Việt Nam chúng ta mới có hồng ân ngàn năm một thuở, để có được tôn ti trật tự, đẩy lùi dần những thoái hóa xáo trộn hổn độn xã hội đang trực phát triển sinh sôi nẩy nở trong trong mỗi tầng lớp dân chúng hôm nay. Chính nhờ vào đó, con người nói chung không phân biệt đó đây, sắp tới đây mới biết yêu thương đùm bọc bảo toàn và còn hứa hẹn đi lên trên con đường "Hướng thượng" đến múc quảng đường do Ơn Trên lập ra và dẫn dắt là chí chân, Chí Thiện, Chí Mỹ ở sắp tớn nầy phải đạt đến.

        Từ đây, nền văn hóa, văn học nghệ thuật, triết học dân tộc Việt Nam sẽ được tuần tự nâng cấp và hạn định lại “những gì vô bổ cho công cuộc tái tạo dinh hoàn hiện nay sẽ bị đẩy lùi vào tuần tự bị nối đuôi nhau tự diệt. Do chính Đức Chí Tôn đã vạch ra để dẫn đường chỉ nẽo cho cả nhân loại mà người Việt Nam nói chung, người Đạo Cao Đài nói riêng, từ lâu, và rồi đây sẽ phải gánh vác sứ mạng ra công "Chào hàng tiếp thị" và lẽ ra đã phải bắt đầu khởi công từ lâu lắm rồi mới phải (?)

      Để tỏ lòng biết ơn chư vị có công :

      - Anh Linh Cứu Quốc Chiến Sĩ Trận Vong.

      - Chư liệt vị Tiền Khai Đại Đạo

      - Chư liệt vị Tiền Bối Thánh Tịnh Long Thành

      Kể từ ngày nay của cuộc lễ năm vừa qua, Thánh Tịnh Long Thành hằng năm chính thức khai diễn, tổ chức lễ Tri Ân Tiền Bối để tưởng nhớ công ơn các vị Tiền Khai Đại Đạo và Tiền Bối, Tiền Hiền Thánh Tịnh thì cũng đặc biệt tưởng niệm công đức chung toàn anh linh chư liệt vị như vừa trình bày trên đây.

       Kính thưa toàn thể chư liệt vị,

      Song song với nghi thức lễ cúng tế là tất cả chúng ta có mặt chân thành gởi theo đó những tấm lòng thành kính thiết tha biết ân các Anh Linh Hồn thiêng sông núi, tuy thân xác đã gởi yên nơi lòng đất Mẹ mà hồn thiêng vẫn luôn oai linh hiển hách bảo vệ và hộ trì cho đất nước và đồng bào dân tộc Việt Nam nầy luôn được thạnh trị an bình, được phồn vinh giàu đẹp và ngày một văn minh tiến hóa.

      Tóm lại,

                                  "Xin hãyy tin …xin hõy tin…,

                                  Đời nào cũng có bậc anh minh;

                                  Một khi sông núi vang lời gọi,

                                  Là có Rồng Tiên hiện hữu hình".

      Kính thưa cùng quý liệt vị kính mến!

      Nhân tiện đây, chúng tôi xin đưa ra lời giới thiệu Nội San Tri Ân Tiền Bối mà trong đó chúng tôi đã kết hợp nhiều bài viết tứ nhiều nhân vật huynh đệ tỷ muội xa gần góp nhặt lại thành quyển Nội San nầy để lưu hành nội bộ. Quyển Nội San nầy bao gồm những sản phẩm trí tuệ tinh thần với nội dung yêu đất nước, yêu quê hương, yêu dân tộc, nhân loại. Hay hay những bài viết về Tân Pháp Đạo Học được trau giồi những gì của tiền nhân để lại. Và đây cũng là hình thức trau giồi phát huy dẫn đến thực hành nhận định các bước đi thiết thực nhứt, hướng đến Bến Đổ của con người hướng thượng là Chân Thiện và Mỹ..

      Văn hóa dân tộc Việt Nam gọi tắt là văn hiến đã hiện hữu trên 4.000 năm, có đầy đủ học thuật truyền thống Đạo đức tự chủ, tinh hoa siêu xuất tuyệt diệu mang tính tổng họp tổng thể với hơn 50 giống người cùng một "Đồng Bào" định vị trên cùng một đất nước trãi dài từ Ải Nam Quan đến Mủi Cà Mau. Là nơi hội tựu tích lủy, gặp gở nhiều nền văn học khác nhau nhau, sau đó từ khắp các nơi trên mặt quả địa cầu nầy - Từ Á sang Âu – từ Đông sang Tây – Rồi từ Duy Tâm đến Duy Vật. Rồi sau cùng lại đến từ trên Trời (Thiên Đình) đã do Đức Huyền Khung Cao Thượng Đế đem xuống cho hội nhập vào nền văn hóa đất nước ta, từ đó dân tộc ta đến hôm nay 83 năm hòa lẩn, thử hỏi để chi vậy ?

       Chiếu theo luật công bằng do thiên nhiên tạo hóa sắp đặt, thì thì đất nước Việt Nam chúng phải là Trung Tâm kết nạp tất cả mọi nền văn minh hiện có trên hành tinh nầy trước khi kết thúc Ngươn Hội để rồi chính Ngài, Đức Chí Tôn Thượng Đế góp nhặt, tổng họp những gì còn đắc dụng, những gì đã trở nên thừa thải vô hiệu không còn đắc dụng trong nhân sinh, rồi chính Ngài đã gạn lọc loại trừ bỏ đi để cho nhân loại tiến hóa không bị trì trệ, sao cho kịp bánh xe vận hành của bộ máy Tạo Đoan đang vận chuyển tuần hoàn vũ trụ hiện nay, ngay trên phần Thánh Đức đất nước Việt Nam nầy trước.

      "Còm lại những chủ trương hận thù và bạo động sau sẽ theo luật phản hồi tuần hoàn của vũ trụ sẽ quay trở về nơi phát sinh ra nó". Hoặc là:

      "Cơ hội cứu thế kỳ ba trãi dài cho nên khi tiếng chuông báo động sau cùng chấm dứt thì các khoái lạc dục vọng sẽ va chạm nhau cho tiiêu tan theo tứ đại. Và chỉ có Đạo đức mới được tồn sinh mà xem Thầy llập lại đời Thượng Ngươn Thánh Đức".

      Chúng tôi xin phép được trích tuyển đoạn Thánh giáo Ơn Trên dạy sau đây để thành kính và trân trọng chuyển đến quý vị coi như là bức Tâm Thư thân ái nhứt. Vớ nhan đề "Niềm khao khát vô biên của Tượng Đế khi lâm phàm lần nầy giao sứ mạng kỳ ba ch Dân Tộc Việt. Để rồi qua đoạn Thánh giáo nầy toàn thể người thọ nhận hoàng ân mới thấy được là cao cả tuyệt vời đối với sứ mạng giao phó sao mà nó:

                                  Sâu thâm thẳm trong vai trò Từ Phụ,

                                  Quá cả cao trong sứ mạng Đại Từ.

      I / - Phân tách hiện trạng con người trong và ngoài Đạo hiện nay:

1."Mong mõi môn đệ của đức Ngài hãy mau quay đầu về chơn ngã:

      - Hiệp một cùng Thầy tức là đắc nhứt,

      - Hiện tình con người hôm nay là bất cần một lý tưởng, một giá trị , một quy cũ cho tinh thần và cuộc sống, đắm chìm vào sự thấp hèn của bản năng sinh tồn và phục vụ cho lòng ích kỷ của bản năng sinh tồn hạ đẳng hồn.

      - Sự bảo đảm an toàn không vững chắc, cảm thấy cuộc đời là ngắn ngủi tạm bợ các lo âu sợ hải đeo đouổi bên mình trong nghỉ ngợi, trong làm việc.

      - Chỉ còn một ước ao là gắng hưởng thụ được lúc nào hay lúc nấy.

      - Các nền tảng kỷ cương phong hóa hướng dẫn con người bị sụp đổ, chà đạp đổ vỡ, không vươn lên cho đúng đắn. Sự chơi vơi ngụp lặn lại càng bềnh bồng hơn giữa sóng gió ba đào của cuộc đời.

      2. Người sứ mạng tinh thần vị đại hiện là văn hóa, là giáo dục được xã hội nhân loại tôn ngôi Thần Thánh..

      Sự tự giác giáo dục cùng bình phong giáo dục đóng khung do người được ban trao trách nhiệm qua lại lại qua đã tiếp nối thúc đẩy đào tạo, rèn đúc thành thảm trạng con người nông nổi hẹp hòi rổng tếch như ngày hôm naytừ thuở đã làm ngăn lối Đại Đồng và Nhân Hòa xã hội

     

      3. Hiện trạng với đà tiến bộ nhân loại nhiều mặt coù sự gần gủi rõ rệt. Con người không thể từ chối góp tay chung vào công cuộc xây dựng thế Nhân Hòa trên toàn nhân loại.

      4. Là người tu theo Tân Pháp Đại Từ, cần nổ lực và định hướng ngay, cấp thiết kẻo không còn kịp, ý thức rõ ràng một cách chu đáo về phương diện độ thế dựa trên Nhân Hòa nầy.

      5. Cũng cần vạch rõ cho thấy rằng, khi mà cả nhân loại bị chi pháta65pthe thể bị lung lay chính là do thiếu ý thức và lỏng lẻo trong thực hiện chữ Nhân Hòa đó vậy.

      II. Định hướng giãi pháp giải quyết vấn đề:

1. Giáo dục từ xưa sẽ không đứng dừng nếu con người không muốn vấn thân vào một nền giáo dục dựa trên căn bản ý thức nhân bản, an lạc và tiến bộ nầy để đào tạo cá nhân con người làm mống cừ vững chắc rồi xây dựng thật kiên cố nền tảng quốc gia để rồi định vị lâu dài Tuyệt Khổ Đại Đồng cả nhân loại trên đời.

      Càng phải xây dựng càng sớm càng tốt giáo dục nhân bản đưa tới đích thực Nhân Hòa. Có khi chậm chạp trễ nãi rồi không còn kịp.

      2. Trở về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:

      Trên mãnh đất dù nhỏ bé, trong hoàn cảnh dù bi đát thế nào đi nữa thì ĐĐTKPĐ vẫn hình thành ánh sáng huy hoàng trong bầu trời thô sơ.

      3. ĐĐTKPĐ không phải chỉ để, chỉ coi như một sự hiện diện như là một chứng nhân tiêu cực thời đại. Lẽ dĩ nhiên Đại Đạo tự nhận một sứ mạng nào đó từ nơi Chí Tôn Thượng Phụ Đại Từ trong buổi đời gay go nghiêng ngũa nầy.

      4. Trách nhiệm lớn lao cao thượng nêu trên, Thượng Đế đã giao cho dận tộc nhỏ bé nầy, một dân tộc đã trãi qua bao nhiêu lần tang tóc. Dù muốn hay không nhận sứ mạng vẫn được giao phó, dù muốn hay không để được sinh tồn trong dòng nước lũ phải cố gắng vượt lên, ngoi lên trong dòng nước lũ.

      Người giáo đồ Đại Đạo mấy mươi năm qua sự hy sinh không phải ít, nếu không muốn nói là to to tát giai đoạn ĐĐTKPĐ hiện trụ thành thực tướng.

      5. Tuy nhiên sự có mặt của ĐĐTKPĐ không phải là để chỉ có những Tòa Thánh. Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh. Cái quan trọng và tuyệt đích là sứ mạng của ĐĐTKPĐ được giao phó từ Chí Tôn Thượng Đế có thực hiện được hay không trên viễn đồ hiện tại và tương lai.

      6. Hãy nói thẳng ở đây, ĐĐTKPĐ phải là động cơ thúc đẩy sự cứu rổi trên bình diện toàn thể nhân loại dưới mạng lịnh Thượng Đế:

      a. Phải là tác nhân thúc đẩy sự an hòa, tie61mn bộ đề đạn của mọi sinh hoạt tâm linh và nhân sinh.

      b. Với cái vai trò cao quý của sứ mạng ĐĐTKPĐ phải sống thực với nội thể chủ quan.

      c. Phải kiến tạo những điều kiện cần và đủ nào để gọi là có được đủ hành trang và xứng đáng đầy niềm tin trước khi cất gánh bước chân lên đường sứ mạng.

      7. Trãi qua bao lần vận động mất bao tâm quyết, bao thời gian, ĐĐTKPĐ ngày nay cũng chỉ ru rú trong khung cảnh tôn giáo xa xưa:

      - Đừng xây dựng căn nhà mới trên nền cũ..

      - Hãy gầy dựng một nền mống mới trước khi xây nhà đúc cột.

      - Trách nhiệm mới, sứ mạng mới, ĐĐTKPĐ phải tương đồng phối họp mới.

      - Trên con đường gay go thời buổi bảo bùng, không có người lữ khách nào mà lại dùng con ngựa già nua với một cổ xe cũ kỷ.

      - Phương tiện mới, mục đích mới, sứ mạng mới, khả năng mới.

      - Nhìn lại trướcc sau Đại Đạo hiện vẫn bao gồm những gì chưa chịu ngước mắt nhìn lên bầu trời to rộng.

      - Cái sự kiện nầy đổ dồn trên vai gánh vác của người lãnh đạo, Thiên Phong Chức Sắc và toàn thể tín đồ Đại Đạo..

     Ôi! Thật là đau lòng xót dạ!...

       III. Kết luận:

       Thế Nhân Hòa là điều cấp thiết ở vào giữa giai đoạn nầy cho đến hiện nay từ các lãnh vực Tôn giáo, Quốc gia dân tộc, Nhân loại.

      Tuy nhiên, gần hơn hết là ĐĐTKPĐ.

      Muốn tạo thế Nhân Hòa cho thiên hạ, phải cho chính bản thân mình trước là ĐĐTKPĐ.

      Sau đó mới làm động năng kiến tạo toàn thể.

      Lời dạy Nhân Hòa Đại Tiên Lê Văn Duyệt .NT TT.Tuất T. 14.2.K. Dậu - 3.3.1969).

"Lời ghi lại mấy dòng tâm huyết,

Hởi ai người thấu triệt ý Thiên?

                   Đừng nên mơ mộng hão huyền,

Đạo mầu thực thể trợ duyên cứu đời.

Đạo tạo nên Thiên Thời, Đia Lợi,

Tạo Nhân Hòa tiến tới bình an;

                   Lập nên Thánh Đức thnh nhàn,

Nhơn sanh cộng hưởng Thiên Đàng là đây.

      Qua lời dạy trên đây về Nhân Hòa rất là quan tr0o5ng cả Đạo và Đời, nhất là đối với toàn thể các cơ Đạo. và đặc biệt đối với Đạo Cao Đài khi chủ trương với tiêu đề Quy Tam, Hiệp Ngũ. Tinh thần liên giao hành Đạo cần phải được mở rộng như lời Đức Chí Tôn đã dạy: “Bửu tòa thơ thới trổ thêm hoa” Thầy dạy cơ Đạo càng được mở mang rộng lớn thì việc tiếp độ nhân sanh càng nhiề. Nhưng cơ Đạo càng mở rộng, sự phân chia chi nhánh càng nhiều thì cũng phải nhớ câu : “Mấy nhánh rồi chung cũng một nhà”. Đó là Thầy dạy ngồn bản chung nhất của sự Hòa Hiệp bởi tất cả đều con chung của Đức Tạo Hóa tối caoNên chi Đạo càng mở rộng bao nhieâu thì cần phải thể hiện tinh thần liên giao hành Đạo rộng lớn bấy nhiêu. Do đó cuộc hội ngộ hôm nay cũng không ngoài tinh thần ấy.

Trước khi dứt lời, một lần nữa, chúng tôi xin chân thành biết ơn và đáp gởi bằng cả tấm lòng ưu ái thân thiện nhứt đến với toàn thể quý vị đã có tấm lòng nhiệt tình đến với chúng tôi. Đối với Chính quyền nhà nước, chúng tôi xin hứa lập trườn rằng chúng tôi và đồng Đạo luôn học và hành Đạo theo chánh giáo, hướng đế tôn chỉ tốt Đời đẹp Đạo, chấp hành mọi chủ trương nhà nước đối với Tôn giáo, luôn đem khả năng của mình góp phần với nhà nước xây dựng xã hội trật tự an ninh thiện mỹ.

          Đối với các Thánh Tịnh, Thánh Thất, các Chùa Tự chúng tôi tràn đầy niềm hứa hẹn, luôn sẳn sàng học hỏi và trao đổi những gì tiến bộ cùng với các huynh tỷ đệ muội, nhằm đạt đến sự hoàn thiện nhứt, nhắm đến tình thương Đại Đồng đoàn kết, và nhất quán qua mọi hình thức sai biệt.

                   Dứt lời, chúng tôi xin chân thành kính chúc toàn thể quý vị có được một sức khỏe dồi dào và thành đạt tốt đẹp nhất trên mọi lĩnh vực.

          Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi xin tuyên bố khai mạc buổi lễ Tri Ân Chư Vị Tiền Bối Thánh Tịnh Long Thành lần thứ 02 hôm nay.

Xin trân trọng kính chào và tri ân toàn thể quý liệt vị.

 

 

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

THÁNH TỊNH LONG THÀNH

TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 2008

 

I – VỊ TRÍ TỌA LẠC  THÁNH TỊNH LONG THÀNH

 

          Thánh Tịnh Long Thành tọa lạc tại Khu Vực Bình Yên B, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

 

          Thánh Tịnh Long Thành nằm trên bờ sông Rạch Cam chạy qua trước mặt, in bóng những vườn cây ăn trái  sum xuê, lại được những con lộ quan trọng có sẳn và sắp mở thêm nhiều con lộ bọc quanh, tạo nên một thắng cảnh hữu tình, trù phú, báo hiệu một= tương lai sáng lạn về văn hóa, lịch sử và kinh tế của vùng địa linh nhân kiệt sông Tiền, sông Hậu.

 

          Thánh Tịnh Long Thành Tôn Giáo Cao Đài thuộc phái   Chiếu Minh được xây dựng từ năm 1942.

 

          Người sáng lập Thánh Tịnh là Ông Nguyễn Văn Cứ, Thánh Danh là Ngọc Minh Sắc. Ông Cứ được Ông Nguyễn Văn Kiết để cho một mẫu đất dùng để lo việc Đạo, xây dựng  chùa, không sang bán gì cả.

 

          Ông Nguyễn Văn Cứ đề xướng và điều động Bổn Đao cùng nhân sanh thiện nam tín nữ nhiều nơi đóng góp công quả, xây dựng và trùng tu Thánh Tịnh qua từng đợt như sau:

 

          Năm 1942 khởi công xây dựng, chùa lá cột cây, ngang 5m, dài 9m.

 

          Năm 1944 tu sửa lần thứ nhất cũng bằng cây lá : ngang 9m, dài 12m

 

          Năm 1946 tu sửa lần thứ nhì đóng vách ván, lợp mái ngói : Ngang 14m, dài 18m. Kể cả Tây và Đông lang.

 

          Năm 1966, tu sửa lần thứ ba, xây tường gạch, mái ngói, lợp tole Thánh Tịnh được tạo thành ba gian, giữa là Chánh Điện thờ cúng, bên tả là Đông lang, dành cho phái nam, bên hữu là  Tây lang dành cho phái nữ. Chánh Điện thờ ở giữa cũng được chia làm ba phần : Ngòai vào là Hiệp Thiên Đài giữa là Cửu Trùng Đài, trong là Bát Quái Đài. Cả ba phần đều đổ la phông ngăn tầng trên.

 

          Tu sửa hòan tất thì vào ngày 10 tháng 10 năm 1969, Ông Cứ liểu đạo, đắc vị là Đẳng Giác Kim Tiên.

 

          Ngày 29 tháng 9 năm 1989 bà Cứ là Võ thị Kiên cũng Liểu Đạo, giao lại Thánh Tịnh cho anh Phạm Hữu Lợi là cháu ngọai của bà, để kế tục lo Đạo, lo Thánh Tịnh.

 

          Ngày 18 tháng 11 năm 1995, anh Phạm Hữu Lợi giao trách nhiệm lại cho em ruột là Phạm Trường Thọ. Phạm Trường Thọ  cho bổn Đạo gìn giữ riêng phạm vi đất ngang 20m, dài 53m (kể chung phạm vi đất đã xây dựng và chưa xây dựng) và được Sở Địa Chính tỉnh Cần Thơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Thánh Tịnh Long Thành vào ngày 22 tháng 01 năm 2003, trừ đường đi còn : ngang 20m, dài 51,2m. tổng diện tích 1030,2m 2.

 

II- TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH ĐẠO

CỦA THÁNH TỊNH LONG THÀNH

 

ĐƯỢC THÀNH LẬP BAN CAI QUẢN VÀ BAN TRỊ SỰ

 

          -Ban Cai Quản chăm lo việc tổ chức lễ hội, kế họach xây dựng, điều động nhân lực.

 

          -Ban Trị Sự : chăm lo sổ sách, hành chánh, sổ bộ Đạo.

 

          Nhiệm kỳ 1 (gồm 8 năm) 1948-1956.

 

                   Ông Lý Văn Nhãn                : Chánh Hội Trửơng

                   Ông Nguyễn Văn Thọai       : Phó Hội Trưởng

 

Nhiệm kỳ 2 (gồm 3 năm) 1956-1959.

 

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

                   Ông Hùynh Văn Danh         : Chánh Trị Sự

 

                  

Nhiệm kỳ 3 (gồm 2 năm) 1959-1961.

 

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

Ông Nguyễn Văn Trượng    : Phó Hội Trửơng

                   Ông Lê Phát Thọai               : Chánh Trị Sự

 

Nhiệm kỳ 4 (gồm 3 năm) 1961-1964.

 

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

          Ông Dương Hiếu Sen           : Phó Hội Trửơng

                   Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

Ông Nguyễn Văn Tấn           : Phó Trị Sự

 

                            

Nhiệm kỳ 5 (gồm 3 năm) 1964-1967.

 

                   Ông Lê Văn Húynh              : Chánh Hội Trửơng

Ông Dương Hiếu Sen           : Phó Hội Trửơng

                   Ông Nguyễn Văn Giáo         : Chánh Trị Sự

Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

Ông Nguyễn Văn Tấn           : Phó Trị Sự 

 

Nhiệm kỳ 6 (gồm 11 năm) 1967-1978.

 

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Trị Sự

Ông Lê Văn Thôn                 : Phó Trị Sự

Ông Nguyễn Văn Thông       : Phó Trị Sự

 

Nhiệm kỳ 7 (gồm 3 năm) 1978-1981.

 

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

Ông Hà Tấn Việt                   : Chánh Trị Sự

Bà Nguyễn Thị Mười            : Chánh Trị Sự nữ phái

 

Nhiệm kỳ 8 (gồm 6 năm) 1981-1987.

 

                   Ông Võ Văn Dung                : Chánh Hội Trửơng

Ông Lê Văn Sáu                   : Phó Hội Trưởng

                   Ông Hà Tấn Việt                  : Chánh Trị Sự

Bà Nguyễn Thị Mười            : Chánh Trị Sự nữ phái

Ông Nguyễn Ánh Thanh      : Phó Trị Sự

 

Nhiệm kỳ 9 (gồm 3 năm) 1987-1990.

 

                   Ông Lê Văn Sáu                    : Chánh Hội Trửơng

Ông Đặng Hữu Cây              : Phó Hội Trửơng

 

                  

Nhiệm kỳ 10 (gồm 4 năm) 1990-1994.

 

                   Ông Đặng Hữu Cây              : Chánh Hội Trửơng

Ông Quảng Văn Hai             : Phó Hội Trửơng

 

Nhiệm kỳ 11 (gồm 5 năm) 1994-1999.

 

                   Ông Lâm Văn Năm              : Chánh Hội Trửơng

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

Ông Quảng Văn Hai            : Phó Hội Trửơng

 

Nhiệm kỳ 12 (gồm 2 năm) 1999-2001.

 

                   Ông Quảng Văn Hai             : Chánh Hội Trửơng

                   Ông Quảng Văn Quang        : Phó Hội Trưởng

Ông Đặng Thiên Kiêm         : Phó Hội Trưởng

 

Nhiệm kỳ 13 (gồm 5 năm) 2001-2006

 

                   Ông Quảng Văn Hai             : Chánh Hội Trửơng

 

Nhiệm kỳ 14 (gồm 4 năm) 2006-2010.

 

Ông Hà Tấn Việt                  : Quyền  Hội Trửơng

Bà Lê Thị Tám                     : Phó Hội Trưởng

 

   

III- THÀNH TÍCH CỦA THÁNH TỊNH LONG THÀNH

 

Ngoài việc chăm lo Đạo sự của Nhị Ban nói riêng, của Bổn Đạo nói chung, Thánh Tịnh Long Thành luôn cố gằng hết sức mình đóng góp rất nhiều cho cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như sau:

 

Thánh Tịnh Long Thành thành lập từ năm 1942 đến nay đã 66 năm. từ đó đã có Ban Cai Quản và Ban Trị Sự nối tiếp nhau làm nhiệm vụ đạo sự trong thời chiến tranh bom đạn. Trong hai cuộc kháng chiến, Thánh Tịnh Long Thành cũng là nơi nuôi dạy thanh niên trốn quân dịch, xin miễn hoãn dịch cho họ, vận động phong trào binh vận và nuôi dấu cán bộ nên trong Nhị Ban có những thành tích đáng kể được đạo ghi lưu lại như:

 

-Ông Đặng Thiên Kiêm, năm 1961 làm Chánh thông sự, rồi Chánh hội trưởng Long Thành, là Thanh niên tiền phong Năm 1945, rồi Ban chấp hành Cao Đài cứu quốc, gia đình liệt sĩ con Đặng Thành Sơn hy sinh 1987.

 

-Ông Hà Thanh Phong, năm 1964 làm Phó từ hàn rồi Chánh tử hàn Long Thành. cũng là Thanh niên tiền phong năm 1945, rồi Thanh niên cứu quốc, đến 1957 bị ngụy quyền bắt tù 3 năm.

 

-Ông Lâm Văn Năm, năm 1961 làm Chánh trị sự Long Thành, là Thanh niên tiền phong năm 1945, rồi cán sự Nông hội, Ban Phụ Lão Cứu Quốc, Hội đồng nhân dân, Ủy viên Mặt trận xã Long Tuyền, Vợ Huỳnh Thị Liền được nhà nước phong tặng mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ con là Lâm Cẩm Xương và Lâm Văn Út thời 9 năm hy sinh năm 1963.

 

-Bà Nguyễn Thị Mười, năm 1967 làm Chánh trị sự nữ phái Long Thành, vừa là Ban chấp hành phụ nữ cứu quốc xã giai xuân. Khi gia đình về Long Hòa làm Phụ nữ cứu quốc, Ủy viên Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân khóa 3 xã Long Hòa.

 

-Ông Quảng Văn Quang, năm 1948 làm Từ Hàn Long Thành. là Xã đội trưởng Giai Xuân năm 1975.

 

-Ông Lê Văn Thôn, năm 1967 làm phó Trị sự Long Thành. đã có công thời chống pháp cho mượn nhà làm cơ quan của Ban công tác thành, thị xã Cần Thơ, Tỉnh Cần Thơ.

 

-Ông Lê Văn Út năm 1967 làm Từ hàn Long Thành. là người có công dẫn đường trực tiếp cơ sở địa phương xã Long Hòa. đến tiếp thu 1975 làm Ban an ninh ấp Bình yên, xã Long Hòa, Ủy viên thư ký Ủy ban, Phó chủ tịch Ủy ban, Đảng Ủy viên chỉ đạo khối dân vận Long Hòa. 

 

- Ông Lê Phát Thoại năm 1959 làm Chánh trị sự Long Thành. vừa là Chủ tịch Ủy ban xã Giai Xuân, sau làm Phó Từ Hàn Hội Thánh vừa là Tài vụ cơ quan tỉnh ủy Cần Thơ đến giải phóng.

 

-Ông Huỳnh Văn Danh, năm 1956 làm Chánh trị sự Long Thành. vừa là Cán bộ mật xã Thới An Đông.

 

-Ông Nguyễn Quốc Khánh, đương sự vào Long Thành được chủ chùa lo hầm bí mật để ẩn náo, đến 1959 là phó Bí thư xã Long Tuyền, đến 1975 Chủ tịch xã Long Tuyền.

 

Họ đạo có 1 mẹ Việt Nam anh hùngnhiều gia đình liệt sĩ, nhiều gia đình có công với đất nước.

 

         

 

IV- KẾT LUẬN :

 

Thánh Tịnh Long Thành đã có sẳn chiều dầy lịch sử đáng tự hào của các bậc Tiền bối Tiền hiền vừa phụng đạo vừa phục vụ quê hương trên tinh thần yêu nước sâu sắc giữa thời chiến tranh bom đạn, Sau hòa bình Ban Qui Ước ra đời đã giúp cho Thánh Tịnh rất nhiều về luật đạo, luật đời để vươn lên và phát triển. 

 

          Suốt 66 năm qua, tổ chức hành chánh Đạo của Thánh Tịnh Long Thành vẫn giữ  vững được kỷ cương chặt chẽ, có nội quy Đạo luật nghiêm minh, có phân công trách nhiệm rõ ràng, đòan kết tương trợ giữa Nhị Ban, chưa hề xảy ra bất hòa trong nội bộ hoặc bị Đạo hay nhân dân chê trách. Được như vậy là nhờ Nhị Ban cũng như tòan thể Bổn Đạo luôn luôn một lòng tuân thủ Đạo luật, chăm lo Đạo sự, đòan kết với mọi Chi Phái, Tôn Giáo. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách pháp luật Nhà Nước, giáo dục truyền thống bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm vui Đời như lời Bác Hồ dạy.

 

          Hằng năm Thánh Tịnh Long Thành tổ chức Đại lễ Liên Giao Đời Đạo ngày 10 tháng 10 âm lịch, cũng là Đại Lễ kỷ niệm thành lập ngôi Thánh Tịnh, kỷ niệm tri ân chư vị Tiền Bối có mời đông đủ Chánh quyền,.Mặt Trận, Tôn giáo các cấp. Các Tôn Giáo, Hội Thánh, Cơ Quan Đạo, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Điện, Đàn cùng đạo tâm nam nữ tham dự trên 300 vị. Tình Liên Giao Đời Đạo của Thánh Tịnh Long Thành là không phân biệt sắc màu Tôn Giáo, Đạo Đời. Hằng tháng nơi Thánh Tịnh đều có tổ chức cúng thường lệ vào ngày 14 và 29 âm lịch.Ngày cúng có bình Thánh giáo và sinh hoạt đạo.

 

Từ năm 1978 đến nay, Thánh Tịnh Long Thành có tổ chức chữa bệnh miễn phí giúp cho Bổn Đạo và nhân sanh, đem lại sự an vui cho bà con.

 

Tinh thần liên giao đời đạo, hoằng dương chánh pháp của Thánh Tịnh Long Thành ngày thêm phát triển mở rộng. Chúng tôi rất mong được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền nhiều hơn nữa, cũng như sự hổ trợ của toàn đạo và nhân sanh. 

 

Qua tìm hiểu, nghiên cứu tập thể về Thánh Tịnh Long Thành, về vị trí tọa lạc, qua quá trình hình thành và phát triển, về tổ chức Hành Chánh Đạo quy mô chặt chẽ, về thành tích Đạo với Đời của Bổn Đạo Nhị Ban, về cá nhân từng thành viên nêu trên đây, chúng tôi có thể nói chắc rằng, Thánh Tịnh Long Thành là một niềm tự hào lớn, không chỉ của địa phương mà của cả nước.

 

 TƯỞNG NHỚ TIỀN BỐI KHAI MINH ĐẠI ĐẠO

Phổ Chơn

  Chư Tiền Bối khai minh ĐẠI ĐẠO.
  Thánh Giáo truyền xây tạo đức coâng;
           Phổ thông chơn lý Đại Đồng

      Cho người hiểu thấu Tiên Ông CAO ĐÀI.


                               
                 NGUỒN GỐC KHAI ĐẠO

Hôì tưởng lại thời gian xa xưa tại miền nam Nước Việt, Đức Thượng Đế đã dùng huyền cơ diệu bút khai sáng mối Đạo môùi với danh hiệu CAO ĐÀI hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào năm 1926, thật là một điều hạnh phúc cho dân tộc của chúng ta được hưởng đại hồng ân vô cùng quý báu, hiểu Đạo học Đạo và hành Đạo được Thầy ân xá tội để tu thân, lập công bồi đức trong thời hạ ngươn mạc kiếp, hầu hoá giải những nghiệp quả tội lổi nhiều kiếp của chính mình, với tôn chỉ Đạo : Quy Tam Giáo Hiệp Ngủ Chi goàm tất cả triết lý cao siêu các Tôn Giáo mà lập thành một nền Đại Đạo siêu việt để độ roåi 92 ức nguyên căn biết phương hướng tu hành trở về ngôi vị, Thầy lại khai Đạo ở Việt Nam trong hoàng cảnh đất nước khó khăn pháp trị, Thầy thương dân tộc ta tuy nghèo khổ bị đô hộ, bị chiến tranh, nhưng dân ta có được lòng mộ Đạo, hiền hoà, có đức tin Trời Phật, có nhiều vị chơn tu xúông thế và haáp thụ các nền Tôn Giáo (Thích Lảo Nho). Ñây là điều đặc biệt rất quan trọng, nếu chúng ta khi nghiên cứu kinh sách sẽ hiểu rỏ từ đời LỤC TỔ Huệ Năng đến nay đã quá lâu, nên Chơn truyền bí pháp đã sai lạc, người tu tầm không thấu hiểu, do đó tu thì nhiều mà đắc thành thì lại hiếm hoi.

Nay Đạo CAO ĐÀI thành lập, THẦY xuống trần cho chúng ta hiệp với tinh khí để hườn nguyên Tam bửu mà đạt ĐẠO, chúng ta thật vô cùng hửu phứơc hửu duyên, dể gì gặp đặng thời kỳ ân xá : “tu nhứt kiếp ngộ nhứt thời”, được tận hưởng một kho tàn kinh sách quý báu vô giá, và một nền tảng Tôn Giáo cao siêu mà các vị Tiền Bối đã dầy công cực khổ khó khăn, dựng xây bằng những giọt mồ hôi nước mắt, thể xác tinh thần, tâm huyết, với ý chí hy sinh cao cả vì sự nghiệp ĐẠO, vì nhân sanh thật kính phục vô biên.

Thiết nghĩ, chúng ta ai củng biết các Ngài, những vị đại đệ tử đầu tiên cuả Ñức THƯỢNG ĐẾ đã lâm phàm bằng xương bằng thịt, lảnh sứ mạng lớn lao khai mở mối ĐẠO Trời trong kỳ mạc pháp.

OÂi ! VIỆT NAM quê hương Hồng Lạc,

ĐẠO nhiệm mầu truyền đạt sắc son;

                                          Trăm năm kinh sử vẩn còn,

                        CAO ĐÀI THƯỢNG ĐẾ bồng non giáng trần.

 

ĐỨC NGÔ VĂN CHIÊU vị đệ tử đầu tiên: Đức NGÔ từ  nhỏ có tánh thông minh và có hiếu với cha mẹ do hoàn cảnh  khó khăn nên sống nhờ nhà người cô đở để lo viêc học, vì cố gắng chăm chỉ học hành, lớn lên Ngàì đậu bằng tốt nghiệp và đổ làm quan vaò năm 1924, Ngài đổi về Hà Tiên làm tri huyện, làm quan nhưng rất thanh liêm nên được nhiều người yêu  mến, là người có tâm Ñạo, có đức hạnh, hiếu thảo, thường giúp đở người nghèo khổ
và thường cầu cơ học hỏi lý Đạo vô vi, và tìm thuốc trị bệnh cho mẹ.

ÔØ Hà Tiên phong cảnh rât hửu tình, non xanh nước biết với những danh lam thắng cảnh cổ xưa, nào chùa hang ,Thạcn Động ....ở đây được thời gian, Ngài đổi ra Phú Quốc,
chính thời gian nầy là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời Ngài, chính hòn đảo xa xôi  là

di tích lịch sử đã phát xuất nguồn gốc Đạo đầu tiên. Trong khoảnh khắc Thiên liêng, Ngài đã được THƯỢNG ĐẾ điểm Đạo và ban cho ân huệ nhìn thấy THIÊN NHẢN hiện ra giửa biển trời mên mông bao la vô tận, được nhìn thấy cỏi bồng lai Tiên cảnh, phải chăng Đức THöôïng Ñeá gìành cho Ngài tình thương yêu cao quý nhất, hạnh phúc nhất trong sự an lạc của Đạo pháp, dạy cách thờ phượng Thiên Nhản theo nghi thức Tôn Giáo mới, để chuẩn bị cho sứ mạng phổ truyền Đại Đạo. Sau khi được THẦY chỉ dạy chu toàn, Ngài được lệnh đổi về sài gòn làm việc cuối năm 1924 và lo tu luyện theo tâm pháp của THẦY sắc ban.


                                   Thọ pháp mầu siêng năng tu luyện,

      Ngày cùng đêm trí nguyeän theo THẦY;

                                                  Công phu pháp Đạo chuyển xây

    Độ sanh độ tử sau nầy sử lưu.

 

THẦY ĐỘ CÁC VI TIỀN BỐI KẾ TIẾP: Giờ đây chúng ta có dịp tưởng nhớ công trạng vô cùng quý báu của các Ngài PHẠM CÔNG TẮC, CAO HOÀI SANG. LÊ VĂN TRUNG, CAO HUỲNH CƯ, NGUYỂN NGỌC TƯƠNG V..V..Các Ngài có cùng chung lý tưởng học hỏi mà tìm hiểu về vô vi, thích cầu cơ hoà vận thi phú, được các vị TIÊN cô giáng bút chỉ dạy bằng những vần thơ tuyệt tác và cũng chính THẦY giáng cơ xưng A.Ă, để giáo hoá các Ngài, sau cùng mới xưng THƯỢNG ĐẾ chỉ dạy phải gặp Đức NGÔ VĂN CHIÊU để biêt cách thờ phượng
tu, cũng trong giai đoạn lịch sử nầy (Hôị Yến Bàn Đào) đuợc lập ra tại tư gia cuả Đ/S
 HƯƠNG HIẾU,buổi lể trang nghiêm đã diển ra vô cùng long trọng có Mẹ DIÊU TRÌ Và CƯỦ NƯƠNG giáng đàn dạy bảo, giửa đêm khuya thanh vắng cỏi vô hình và hửu vi hòa hiệp nhau bằng thi vận trong thời gian đó thật là điều hạnh phúc vô cùng
các ngài đã được Đức MẸ ban hồng ân cho bồ đào Tiên Tưủ và HỘI YẾN BÀN ĐÀO đêm rằm 15-8-1926 đã được truyền lưu cho thế hệ chúng ta ngày nay vôùí ý nghiã
nhắc nhở chúng ta nhớ lại căn kiếp xưa ở cỏi Thiên mà ráng lo tu để được trở về cöïu vò.

            Cỏi trần gian đêm khuya thanh vắng,

                        ÝÊN BÀN ĐÀO hửơng đặng rượu Tiên ;

Ơn trên trao Bát Nhả Thuyền,

Độ người khách tục về miền Thiên Thai.

Sau khi được Thầy Mẹ chỉ dạy xong các Ngài gặp Đức NGÔ MINH CHIÊU hiệp cùng nhau chung lo công việc khai mở mối ĐẠO với danh hiệu (Đ ĐTKPĐ) vào ngày 15-10
năm bính dần 1926 taị Chuà gò kén,sự thay đổi về tâm linh đã tạo đức tin vửng chắc và bắt đầu hy sinh vấn thân cho cơ Đạo chịu nhiều cam ro thử thách đủ điều. Trên con đường phụng sự nhân loại và Ñạo pháp được THẦY ân phong cho các Chức phẩm cao cầm giềng mối ĐẠO như HỘ PHÁP,THƯỢNG PHẨM,THƯỢNG SANH  GIÁO TÔNG (NGÔ MINH CHIÊU)
Và nhiều vị chức sắc Thiên phong khác, giáo sư , giáo hủu ..có cả Thập Nhị Thời Quân(hiệp thiên đài) xin cảm tạ tri ân TƯỞNG NHỚ đến các Tiền Bối qua vần thơ :

Chức sắc THẦY phong để độ san

Trải bao gian khổ lập công thành

                             Chung tay hiệp sức đồng lo ĐẠO

                             Đời ĐẠO vẹn toàn rạng rở  danh


                                                           -*-

Phần Đức NGÔ sau khi khai ĐẠO xong Ngài đã trở về lo việc tu luyện và độ được nhiều vị tu theo tâm pháp sau Ngài về THẢO LƯ tại Cần Thơ phát triển và Hội Thánh Tổ Đình Chiếu Minh được thành lập lưu truỳên đến ngày nay,đến ngày 13-3-
 năm 1932    Ngài đã liểu đạo qui Tiên được THẦY ân phong  phẩm vị: Ngôi hai Giáo Chủ (GIÁO TÔNG) xin chân thành tưởng nhớ công đức cao cả cuả ngài qua dòng thơ:

Giáo Chủ Ngôi Hai xuống thế trần

                                    Mở khai mối ĐẠO độ nguyên nhân

                                    Chiếu Minh tâm pháp lưu truyền mãi

                                    Chứng quả tại trần đắc pháp Thân

GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN CƠ ĐẠO :

                                   

Đạo gặp lúc phân chia chi phái,

                             Các phái chi cả thải chung đồng;

                                   Cùng thờ một đấng Tiên Ông,

                        Ngọc Hoàng Thượng Đế đại đồng kỳ ba.

Vì hoàn cảnh khó khăn trong thời pháp thuộc nên các ngài phải rời Toà Thánh
trở về đia phương hành Đạo và phát triển thành lập Hội Thánh,Tịnh Thất,Thánh
Thất khắp cả ba miền Đất Nước để truyền bá mối Đạo đem chơn truyền giáo lý độ rổi nhân sanh biết cách tu hành theo Tân Luật Pháp Chánh cuả Đaị Đạo Tam
Kỳ mà chính do Đức ThượnG Đế làm Giáo Chủ...Cho nên chúng ta xuống thế trần
Mai duyên hửu phước gặp được Đạo thì cố gắng học hỏi nhiều kinh điển,Thánh
Ngôn Thánh Giáo hầu có kinh nghiệm mà tiến bước trên đường Đạo dù Chi Pnái nào cũng tốt cả không nên có sự phân biệt sẽ làm mất đi sự hài hòa tuơng ái Tôn Giáo chỉ là phương tiện để chúng ta tìm đến ĐẠO và ĐẠO thì chỉ có MỘT mà thôi. Hiểu được cái chơn lý cao siêu của THẦY thì Đắc Nhứt ta sẽ thấy sự huyền bí
cuả ĐẠO, tùy nhân duyên của mọi người mà chọn hướng đi cho chính mình trong sự minh triết. Ngày xưa Đức Phật Thích Ca trong nhân duyên ra thành mà thấy được
chúng sanh sống cảnh đau khổ (sinh,lảo,bệnh tử) mà Ngài giác ngộ Đạo mầu và tìm
cách rời bỏ ngai vàng cung điện, vợ đẹp con xinh để vào rừng tu luyện chịu cực khổ
Đói rét khó khăn thử thách đủ điều ròng rả suốt mấy năm trường,mới tìm được con
Đường giải thoát phổ độ chúng sanh với ý trí sắt thép và tinh thần vửng chắc ngài
Đã thành công....Còn các vị Tiền Bối Đaị Đạo cũng thế xúông trần bằng xác thân
Phàm tục đã được THẦY điểm danh mang trọng trách sứ mạng khai sáng nền ĐẠO
Các ngài cũng phải hy sinh tất cả rời bỏ gia đình để lên đường phụng sự cho cơ ĐẠO khai sơn phá thạch chịu biết bao điều khó khăn cực khổ để đem Đạo cứu đời
Tạo sự an lạc bình an cho nhân loại,giáo dân vi thiện dạy người ăn ở hiền lành biết
Tu nhân tích đức,Để tưởng nhớ đến ngày Khai Minh Đại Đạo xin thành lòng tri ân
Các chư vị TIỀN BỐI Khai Đạo đã dầy công lao vô cùng quí báo to lớn các Ngài đã hy sinh gầy dựng những công trình vĩ đại được lưu truyền cho hậu thế đến ngày nay các Ngài đã ra đi trở về với hư vô tỉnh lặng nơi cỏi Thiên liêng hằng sống nhưng thanh danh được ghi khắc vào son sử âm vang vào lòng của tất cả chúng ta thế hệ tương lai tiếp nối .Mong sao hậu bối học được hiểu được và thấy được những Đức Hạnh cao quý của các Ngài mà noi gương theo

làm kinh nghiệm, hướng ñi cho chính mình trên bước đường tu học lập công bồi đức hòa hiệp thương yêu đoàn kết theo lời THÀY đã dạy được như thế  thì chúng ta đã dâng lên cho các Ngài  một món quà vô cùng quý báo trong kỳ lể kỷ niệm khai Minh Đại Đạo.

Chăn trâu

Diệu Huyền

  “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ..

Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau, và miệng hát nghêu ngao..”

         Bài hát chăn trâu này là một bài hát quen thuộc ở miền nam Việt Nam trong những năm 1950-1970, đến nỗi gần như ai cũng có thể thuộc và hát được, vì tiết điệu và lời hát giản dị, vui tươi, gợi lên một thời kỳ êm ả, với những thú vui mộc mạc của đời sống đồng nội.

        Thế nhưng không phải chăn trâu lúc nào cũng dễ dàng và thảnh thơi như vậy. Trâu có thể là là một con vật đắc lực nhất cùng sát cánh với người nông dân trong công việc đồng áng nặng nhọc, nhưng cũng thuộc về giống dữ, nếu chưa thuần hóa sẽ phải bỏ rất nhiều công sức ra mới chế ngự được nó. Riêng đối với đạo Phật, trâu còn mang một  ý nghĩa đặc biệt, đó là hình ảnh của đạo tâm, và thường được nhắc đến trong ngôn ngữ của Thiền.  Chúng ta thường nghe nói “cưỡi trâu đi tìm trâu”- đang ở trên lưng trâu mà đi tìm trâu ở ngoài, làm sao thấy được trâu?  Điều đó cũng giống như là đem tâm đi tìm tâm – đang ở trong tâm mà muốn đi tìm tâm, làm sao thấy được tâm.  Giai thoại nổi tiếng của Huệ Khả và sơ tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma đã nói lên điều này.

              Huệ Khả một hôm thưa với thầy rằng:

            -Bạch thầy, tâm con không an, xin thầy chỉ cho con cách an tâm.

            Đạt Ma nói:

            - Đem tâm đây ta an cho.

            Huệ Khả xoay lại tìm tâm, quán  chiếu đến cùng, chẳng thấy tâm đâu, bèn nói :

-          Bạch thầy, con không thấy tâm ở đâu cả.

           Đạt Ma nói:

-          Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

          Một giai thoại nổi tiếng khác của Thiền tông về trâu, cũng là một câu thoại đầu để suy ngẫm, là câu nói của thiền sư Linh Hựu ở núi Quy Sơn. Một hôm sư thượng đường bảo chúng:

-          Sau khi lão Tăng trăm tuổi đến dưới núi làm một con trâu, hông bên trái viết năm chữ « Quy Sơn Tăng Linh Hựu » . Khi ấy gọi là Quy Sơn Tăng hay gọi là con trâu ? Gọi là con trâu hay gọi là Quy Sơn Tăng ? Gọi thế nào mới đúng?

         Tướng trâu và tướng Tăng, đâu mới là thực tướng của Quy Sơn Linh Hựu ? Đó là câu hỏi mà vị thiền sư đã đặt ra cho chúng ta.

        Một công án khác nổi tiếng của Thiền tông là công án « Con trâu đi qua cửa sổ ». Con trâu to lớn lực lưỡng đã chui lọt thân mình qua được cửa sổ, nhưng chỉ vì một cái đuôi nhỏ xíu mà bị mắc kẹt. Làm sao giải thích được sự phi lý này?

         Trâu tượng trưng cho Tâm. Trâu chui lọt thân mình qua cửa sổ ví như tâm đã được chuyển hóa từ vô minh qua giác ngộ, nhưng vẫn không liễu ngộ được  vì còn một chút gì vướng mắc. Sự vướng mắc ấy, dù nhỏ đến đâu, cũng vẫn là chướng ngại cho sự giác ngộ. Câu trả lời cho mỗi người về sự vướng mắc của mình chỉ được tìm thấy qua  kinh nghiệm tự tu tự chứng, không phải là một công thức chung cho mọi người.

         Làm sao trâu lại được ví với tâm ? Trâu là con vật có thể rất dữ, nhưng cũng có thể rất hiền nếu đã thuần phục được nó. Một tâm buông lung theo vọng tưởng điên đảo ví như con trâu hoang, nếu không biết chế ngự sẽ tạo bao nhiêu nghiệp ác, gây tổn hại cho bản thân và tha nhân.  Trong thiền môn có pháp tu chăn trâu, ngụ ý phải chăn dắt tâm mình như chăn dắt trâu vậy, cho đến khi hoàn toàn chế ngự được tâm thì tâm sẽ được an định, và tự đó sẽ trở thành một suối nguồn an vui lợi lạc.

           Nổi tiếng nhất là mười bức tranh chăn trâu, còn được gọi là « Thập Mục Ngưu Đồ »,                                                                            có thể xem như một biểu hiện cô đọng nhất, tinh tuý nhất của pháp môn tu tâm. Các bức tranh chăn trâu được sáng tác trong thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức họa tiêu biểu, trình bầy tinh hoa, cốt tủy của Thiền tông. Có nhiều bộ tranh chăn trâu khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất là hai bộ tranh chăn trâu của Thanh Cư và Quách Am.

         Bộ tranh chăn trâu của Thanh Cư được coi như tranh Đại Thừa gồm sáu bức, đầu tiên thiền sư Thanh Cư vẽ có năm bức nhưng sau đó thiền sư Tự Đắc vẽ thêm bức thứ sáu.  Trong bộ này, con trâu đầu tiên toàn mầu đen, rồi trổ trắng dần qua từng bức tranh, từ trên đỉnh đầu , rồi lan qua mình, cho đến chót đuôi. Trâu đen tượng trưng cho tâm si mê, chìm lấp trong lớp bùn lầy của vọng tưởng, dần dần qua công phu tu tập, gạn lọc được những lớp vỏ trần cấu bao bọc mà trâu đen trở thành trâu trắng, tượng trưng cho chân tâm thanh tịnh. Đây là pháp môn tu tiệm theo giới định tuệ, xử dụng công phu theo từng nấc thang.

         Bộ tranh chăn trâu của thiền sư Quách Am Sư Viễn gồm mười bức, được coi như là tranh của Thiền tông, diễn tả xa hơn quá trình công phu của một hành giả từ lúc bắt đầu tu tâm cho đến khi giác ngộ viên mãn. Tiến trình của mười bức tranh có thể nói sơ lược như sau :

        

Bức thứ nhất : Mục đồng đi tìm trâu. Tìm trâu ở đâu ? Chung quanh chỉ là rừng sâu núi thẳm, nẻo dọc đường ngang, mục đồng tìm kiếm mệt nhoài mà chỉ nghe tiếng ve sầu réo rắt.

     

   Bức thứ hai : Thấy dấu vết trâu. Sau bao nhiêu công sức, mục đồng đi đến ven rừng bến nước, vạch cỏ ruồng cây, bỗng thấy dấu chân trâu hiện ra.

              

    Bức thứ ba : Thấy thân trâu. Mục đồng đến nơi cảnh trí  tươi mát, chim hót trên cành, nắng ấm gió hòa, bờ liễu xanh, thì ra trâu vẫn sừng sững ở đó mà không thấy.

         Bức thứ tư : Bắt trâu. Mục đồng chụp lấy trâu, rồi xỏ mũi, cột cổ, đập đánh, canh chừng không để trâu xổng ra, dũng mãnh quyết thắng trâu.

        

   Bức thứ năm : Chăn trâu. Lần lần trâu thuần tánh, mục đồng buông roi mà trâu vẫn đi theo như bóng với hình.

        

   Bức thứ sáu : Cưỡi trâu về nhà. Mục đồng thong thả cưỡi trâu về nhà, miệng thổi sáo, ca hát líu lo, cả người lẫn trâu đều vui vẻ.

           Nói về ý nghĩa từ bức thứ nhất đến bức thứ sáu, cũng là toàn bộ sáu bức tranh của Đại thừa, có thể tóm gọn như sau :

         Con người sống buông lung theo vọng tưởng để rồi chìm đắm trong ngoại cảnh, tâm đi lạc hướng theo những cảm xúc mà không chủ động, không nắm bắt được nên không thoát được phiền não, một lúc nào đó tỉnh ngộ muốn đi tìm lại tâm. Lúc đó như chú mục đồng đi tìm trâu, từ bao lâu nay để mất trâu, đến lúc đi tìm thì như lạc vào trong rừng rậm. Tìm tâm cũng như đi vào rừng rậm, trùng trùng lớp lớp vọng tưởng bao quanh không biết đâu là dấu vết của tâm. Thế nhưng sau bao công phu kiên trì, quen quán chiếu tâm rồi thì bắt đầu dần dần lìa được vọng tưởng, không còn bị vọng tưởng vây hãm như trước, khu rừng rậm của tâm đã quang đãng dần để biến thành cảnh giới an vui với suối trong gió mát, chim hót hoa nở. Lúc đó mục đồng thấy trâu cũng như hành giả đã thấy được tâm, trong nhà Thiền gọi là Kiến Tánh, vì tâm cũng chính là tánh trong Thiền môn. Tuy nhiên, những tập khí , thói quen sâu dầy xưa nay vẫn còn chưa dứt bỏ được, nên hành giả phải tinh tấn dũng mãnh thúc liễm con trâu tâm chưa thuần thục qua ngọn roi trí tuệ và sự thấy biết quang minh của Tánh Giác.                          Khi đã làm chủ được tâm rồi thì tâm không còn đi theo cảnh mà theo người, hay nói cách khác, người không còn chạy theo cảnh mà cảnh theo người,  người và tâm đều an vui, vững chãi trong căn nhà ngũ uẩn của mình.

          Tranh chăn trâu của Đại thừa tới đây là hết, nhưng tranh chăn trâu của Thiền tông còn đi xa hơn tới tận gốc rễ, với bốn bức sau :

 

  Bức thứ bẩy : Quên trâu còn người. Cỡi trâu về nhà rồi, việc đã xong, mục đồng quên trâu mà buông roi, nằm ngủ nhàn hạ không âu lo. Tâm đã định, nên hiện rõ gốc rễ của Tâm vốn là Không. Tâm không nên không còn vướng mắc, mọi phiền não tan biến. Tuy nhiên vẫn còn thấy có tướng mình, tướng người (tướng nhân, tướng ngã, tướng chúng sanh, tướng thọ giả).

        Bức thứ tám : Người, trâu đều quên. Biểu hiện bằng một vòng tròn trống không, không thấy có trâu và người trong đó. Roi gậy, người trâu thẩy đều tan biến. Đến đây hành giả đã lìa được mọi tướng, không còn thấy tuớng mình, tướng người mà ở trong cái thấy biết vô tướng, vô ngã của trí huệ bao la Bát Nhã, không phân biệt trong ngoài. Đây là giai đoạn của sự  chiếu kiến ngũ uẩn thấy « Sắc tức thị Không ».

          Bức thứ chín : Trở về nguồn cội.  Tới đây trong tranh lại hiện ra cảnh thiên nhiên chim bay, gió thổi, với  lá rụng về cội, nước chẩy về nguồn. Bao lâu nay nhọc công đi tìm, khi trở về nguồn cội thì thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông. Từ « Sắc tức thị Không », hành giả thấy « Không tức thị Sắc », tuy ở trong Không nhưng vẫn thấy những hiện tượng trước mắt hiển hiện, sinh diệt, biến chuyển và tuần hoàn. Suối vẫn reo, nước vẫn chẩy, giòng đời vẫn trôi như thế, tất cả đều bất biến trong sự chuyển biến, hằng thường trong sự vô thường.

                         Trong am chẳng thấy ngoài vật khác

                        Nước tự mênh mông, hoa tự hồng

 

         Bức thứ mười : Thõng tay vào chợ. Mục đồng từ nay đã biến thành nhàn đạo nhân đi vào chợ đời, cầm xâu cá, bầu rượu thảnh thơi đi về nhà.  Đi chân đất, ngực lấm bùn đất vẫn nở nụ cười, đói ăn mệt ngủ, không có gì phải tìm kiếm, không có gì làm cho mê hoặc, mọi sự đều được nhìn thấy trong thực tướng Như Như của chúng. Đó là cảnh giới của tâm Viên Giác, nhưng cũng là một cảnh giới rất bình thường của một con người bình thường. Đạo hiển hiện ngay trong cái đơn giản bình thường của đời sống hàng ngày. Không cần phải tìm bí quyết thần tiên ở nơi xa xôi nào, trong khắp pháp giới trước mắt những điều kỳ diệu vẫn hiển lộ tràn đầy.

                      Bí quyết thần tiên đâu cần đến

                      Cây khô cũng khiến nở hoa lành.

            Mười bức tranh chăn trâu cho ta thấy phần nào những nét chính trong quá trình của một hành giả từ bước khởi đầu đến giác ngộ , tuy nhiên ngôn từ giới hạn không thể nào diễn giải hết được ý nghĩa thâm diệu của những bức tranh này, mà phải có công phu tu tập mới thể nhập được.  Nhưng xét cho cùng, chân lý vốn không phải là những gì xa xôi ở ngoài thế giới này, mà chính là những điều bình thường trong cuộc sống trước mắt.  Chỉ vì tâm con người luôn luôn tìm kiếm, luôn luôn mong cầu,  nên thường tạo ra cho mình những ảo ảnh, những mục tiêu xa vời, để rồi không thoát khỏi phiền não .  Tổ Đạt Ma nói : « Đừng yêu sinh tử, cũng đừng ghét sinh tử ». Còn yêu còn ghét là còn chưa hiểu được sinh tử, và vẫn mãi chìm đắm trong biển khổ luân hồi. « Bình thường tâm thị Đạo », trở về với bình thường là trở về với trạng thái tự nhiên, không còn vọng tưởng, không còn điên đảo – mưa đã tạnh, gió đã tan, mặt hồ lại trở về tĩnh lặng như muôn thuở, đó là trạng thái tự nhiên của hồ, như tâm không vọng tưởng là trạng thái tự nhiên của tâm.  Hành giả thõng tay vào chợ không chối bỏ đời sống thế gian, cũng không đắm mê theo cuộc thế, như chiếc thuyền có người lái trên giòng sông sinh tử,  dù qua bao khúc quanh gập ghềnh hay những lúc êm đềm chẩy trôi, cũng vẫn ung dung đi tới trước, vì đã biết được chốn về. 

            Từ xưa đến nay, trong thế gian này có biết bao nhiêu người đã giác ngộ nhưng họ vẫn là con người bình thường, sống cuộc sống bình thường như tất cả mọi người. Các vị tổ nói : « Phàm nhân trở thành thánh nhân vẫn không đổi mặt, cá biến thành rồng vẫn không thay vẩy ». Chỉ khác một điều là người mê thì bị cuốn hút theo cảnh, còn người đã tỉnh mộng thì tuy ở trong cảnh nhưng vẫn lìa được cảnh.  Tìm lại được con Trâu tâm và làm chủ được nó tức là làm chủ được vận mệnh của mình vậy.

Kể chuyện vui

 

 

Thỉnh kinh thời hiện đại

Sau khi trải qua 81 kiếp nạn, thày trò đường tăng cũng đến đc đất phật để thỉnh kinh. Anh em hồ hởi gặp như Lai.

- Như Lai: các chú có mang theo USB ko đấy ?

- Đường Tăng: sặc..

Như Lai: thế anh truyền kinh cho các chú bằng gì bây giờ?

- Ngộ Không nhanh trí : anh bắn bluetooth vào di động cho em.

 

Không có tội gì cả

Trong lúc xin tội, cô gái nghiêng sát vào tấm lưới và nói:

- Xin cha hãy tha cho con tội tự đắc, vì hằng ngày, con đều soi gương và tự nhủ rằng mình thật xinh đẹp.

- Cha nghiêng mình về phía tấm lưới để quan sát kỹ cô gái, rồi nói: Cha cho con biết một tin vui: Đây không phải là hành vi phạm tội, mà chỉ là một sự nhầm lẫn.

 

 

Hương lúa tỏa ngời  

                              Ngọc Ánh Hộ    

Muốn được đời vui cảnh phú cường,

Tinh thần cởi mở rộng yêu thương.

Đường đi mạch máu, nên thông suốt, 

Phố thị con tim, phải nhuận thường.

Vườn rợp sắc cây, cây thắm sắc,

Ruộng nồng hương lúa, lúa thơm hương.

Tình dân kết hợp càng sâu đậm,

Nghĩa nước bừng khơi ánh thái dương.

 

 Mừng Xuân Tổ Quốc

                                          Ngọc Ánh Hộ

                        Hà đồ Bát Quái dưỡng tâm  an,

                        Siêu xuất trung hòa ứng điển quang.

                        Tuế thượng mừng cầu, xuân Tổ quốc,

                        Tài tăng nguyện chúc, tết giang san.

                        Cơ đồ đất nước luôn bền bỉ,

                        Sự nghiệp quê hương mãi vững vàng.

                        Sức mạnh toàn dân chung sức dựng,

                        Ngày thêm giàu đẹp Việt Nam Bang.

 

LÝ ĐẠO HOẰNG KHAI

 

Nhiên Tinh

 

                                      Cơ Đạo Trung Dung thật của Trời,

                                      Đại Thừa Chánh Giáo sửa nên đời.

                                      Đồng bào, đồng Đạo, đồng chung gốc,

                                      Quy hiệp, quy nguyên, quy khắp nơi.

                                      Linh điển Siêu Thiên truyền cõi thế,

                                      Nguyên căn sứ mạng độ trần vơi.

                                      Tàng Thơ Bửu Pháp kỳ ân tứ,

                                      Lý Đạo hoằng khai tiếng rạng ngời.

 

*

*     *

Đạo lý mầu siêu của Đất trời,

                                      Hồng ân cao cả khắp trên đời.

                                      Nguyên lai, nguyên bổn không phân biệt,

                                      Sinh hóa, sinh tồn chẳng luận nơi.

                                      Hiệp lý Huyền Linh, Tinh chẳng thiếu,

                                      Quy tâm Diệu Pháp, Điển không vơi.

                                      Đồng tâm hướng thượng gìn tâm chánh,

                                      Đuốc Huệ Từ Thiên ánh sáng ngời.

 

 

Tâm tư hoài bảo

 

 Nhiên Tinh

 

Chẳng muốn gì hơn ở cõi  đời,

Mong sao thiện hữu khắp nơi nơi.

Thắm nhuần Đạo lý lòng minh triết,

Hạnh phúc trần gian, ấy tuyệt vời.

 

*

*    *

 

Nếu chẳng thong dong ở cõi đời,

Dầu làm Đạo sĩ khắp nơi nơi.

Mà chưa sống Đạo, chưa minh triết,

Hạnh phúc khôn toan đến tuyệt vời.

 

*

*    *

Cái chi hạnh phúc ở trên đời,

Thử kiếm trần gian khắp mội nơi.

Hướng ngoại càng lung, càng khổ hải,

Thế nên hạnh phúc mãi xa vời.

 

*

*    *

Thiên hạ sanh ra ở cõi đời,

Phú bần quý tiện khắp nơi nơi.

Ai ai cũng có Thiên tâm ấy,

Hướng Đạoi hoát nhiên ngộ tuyệt vời.

 

 

               Mừng ngày Hội Yến

Nhiên Chí

 

Mừng ngày Hội yến giữa Thu phân,

Hội thiết bàn mời Mẹ giáng trần.

Thưởng thức đào Tiên truyền Diệu ấn,

Hoằng dương pháp thọ Thiên ân.

Từ nơi pháp tánh ban minh mẫn,

Tận đến Diêu nhiên bộ thiện chân.

Vạn Đại Trì danh cơ Đạo chuyển,

Cầu xin kim Mẫu lập Tân Dân.

 

Mừng lễ Tri Ân Tiền Bối

                                                          Nhiên Chí

 

Kính dâng trọn vẹn tấm lòng đây,

Mừng các tiền nhân đến hiệp vầy.

Đại Đạo kỳ ba lo tạo dựng

Lễ nghi hạnh đức quyết dung gầy.

Tri tầm pháp Đạo ban ân rộng,

Ân nguyện tu chơn bố đức đầy.

Tiền hậu vuông tròn công thọ hưởng,

Bốidanh kim cổ tạc lòng nầy.

 

             

            ĐÁP TỪ

                               Ngọc Ánh Hộ

 

Hân hạnh đề thơ kết ngọn ngành,

Ngày vui đoàn tựu bậc cao danh.

Mừng ngày Tiền Bối, giờ viên mãn,

Mừng lễ Tiền Khai, phút lễ thành.

Đại biểu dự đông, tình thắm đậm,

Khách quan về đủ, nghĩa tươi xanh.

Thay lời tổ chức xin cầu chúc,

Hồng phúc Thiên ân hướng Đạo lành.

 

   

Home Nội San 01 VĂN KIỆN TATB 2008