Lễ vía Đức Di Lạc 2016

LỄ KỶ NIỆM ĐỨC DI LẠC PHẬT VƯƠNG

(Tượng Di Lạc tại Thánh Tịnh Long Thành)

Ý NGHĨA NGÀY KỶ NIỆM ĐỨC  DI LẠC

Theo lịch sử Thiền Tông Phật giáo Trung Hoa, Bố Đại Hòa Thượng khi trở về chùa Nhạc Lâm. Đến ngày mùng 3 tháng 3, năm thứ 3 niên hiệu Trinh Minh, Ngài không bịnh chi cả, ngồi trên bàn thạch gần mái chùa Nhạc Lâm, làm một bài kệ :

Di-Lạc chơn Di-Lạc,

Phân thân thiên bách ức,

Thời thời thị thời nhơn,

Thời nhơn tự bất thức.

Nghĩa là :

Di-Lạc thật Di-Lạc,

Phân thân thành muôn ức,

Thường thường dạy người đời,

Người đời tự không biết.

Làm bài kệ xong thì Ngài nhập diệt.

Nhắc lại, ở vùng nầy có Ông Trần đình Trưởng, thấy Bố Đại Hòa Thượng hay khôi hài mà không lo sự gì cả, nên mỗi lần gặp Ngài thì hay buông lời diễu cợt, rồi giựt cái túi vải đem đốt. Hễ bữa nay đốt rồi thì hôm sau lại thấy Ngài mang cái túi vải như cũ. Ông lại giựt và đem đốt nữa, thì hôm sau vẫn thấy Ngài mang cái túi vải đó. Ông Trần lấy làm lạ nên đem lòng kính phục và chẳng dám chế diễu nữa.

Nay thấy Ngài nhập diệt rồi, Ông Trần đình Trưởng lo mua áo quan để tẫn liệm Ngài, cốt ý chuộc tội với Ngài, nhưng đến chừng khiêng quan tài đi chôn, người rất đông mà khiêng cái quan tài không nổi. Trong bọn ấy có người họ Đồng, ngày thường vẫn tỏ lòng tôn kính Ngài, khi thấy việc linh hiển như vậy liền vội vã đi mua cái áo quan khác mà đổi, liệm thi hài của Ngài vào áo quan mới. Khi khiêng đi chôn thì cảm thấy nhẹ phơi phới. Ai nấy đều kinh sợ, và đem lòng cung kính. Người trong quận lập hội lớn, lo xây tháp cho Ngài tại núi Phong sơn.

Các vị Tổ Sư Thiền Tông Phật giáo Trung Hoa chọn ngày Vía Đức Phật Di-Lạc vào ngày đầu năm, mùng 1 Tết Nguyên đán hằng năm với ý nghĩa là :

- Hình ảnh phúc hậu và nụ cười cởi mở của Đức Phật sẽ đem đến niềm vui và hạnh phúc cho gia đình suốt năm.

- Đức Phật Di-Lạc là vị Phật tương lai, vị Phật trong niềm hy vọng của mọi người để lập đời Thượng nguơn Thánh đức, mà ngày mùng 1 Tết là ngày hy vọng, là ngày chúc tụng lẫn nhau được mọi điều tốt đẹp và thành công.

Bởi từ lâu quan niệm của con người Á Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng là vào những ngày đầu năm mới sẽ có ảnh hưởng rất lớn về vận mệnh, tài lộc, hên xui cho cả năm nên con người thường tìm đến những hình thức, tính cách nào đó có ý nghĩa tốt đẹp để cầu mai mắn phúc lộc cho mình và gia đình, chính vì thế mà người xưa đã chọn ngày mùng một tết âm lịch để làm ngày vía đức Phật Di Lạc, bởi vì Đức Phật Di Lạc còn có ý nghĩa tốt đẹp như:

-Di là sự dời đổi, đem lại và giữ lấy. Lạc là vui bao gồm ý nghĩa là bất luận hoàn cảnh nào cũng được đem lại và giữ lấy sự an vui cho mình và cũng như sự an vui cho gia đạo

-Về hình tướng Phật Di Lạc rất quang minh, miệng cười tươi rạng rở, hoan hỉ và phong cách ngồi thoải mái. Và một chiết bị chứa đầy. Trong các chi tiết đó bao hàm những ý nghĩa là: Sự hanh thông sáng lạng, năng lực dồi dào, no đủ, vui tươi, an lạc. Chiếc bị chứa đầy là thể hiện của sự dư dã không còn bận lo cả hai phương diện đều đạc đến sự viên mãn. Chính vì đó mà năm mới ngoài việc kỉnh lễ các đấng Thiêng Liêng và Ông Bà ra người ta  không thể quên hay thiếu lễ vía đức Phật Di Lạc vào mùng 1 tết, đầu năm đầu tháng của năm mới.

Thời kỳ khởi đầu của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Phật Di-Lạc chưa giáng sanh xuống cõi trần, Ngài còn ở Cung Trời Đâu Suất. Ngài chỉ thỉnh thoảng giáng cơ để giáo hóa nhơn sanh. Sau đây xin

THÁNH GIÁO

Trích một bài Thánh giáo của Đức Di-Lạc Vương Phật giáng cơ trong Thánh giáo Tòa Thánh Tây Ninh sưu tập:

THI :

DI -LẠC THIÊN TÔN giáng cõi trần,

Chào chư Thiên mạng, bực nguyên nhân.

Mừng chung thiện tín hàng tâm đạo,

Để nghiệm lời đây đạo đức phân.

Nầy chư môn đồ ! Đương giữa lúc thế trần đau khổ, ách nước nạn dân, chư môn đồ đã là những thành phần giác ngộ, tìm Đạo học Đạo để tu thân và đem Đạo dìu dẫn người đời. Đó là chư môn đồ làm đúng theo lòng Thượng Đế. Cõi đời là tạm bợ, hãy nương vào đây để lập công bồi đức, chớ đừng xem đây là cõi thiệt vĩnh cửu trường tồn, rồi đắm say trần lụy, quên mất căn xưa, không ngày trở lại ngôi xưa vị cũ.

Một xã hội loài người muốn hưởng cảnh đất Thuấn Trời Nghiêu, thái bình thạnh trị, cần phải có đa số con người lương thiện để xây dựng xã hội đó.

Chư môn đồ ngày nay đang dấn thân vào nghiệp duyên trần cấu, chịu sự trả quả chung của dân tộc, đừng bi quan, đừng thối chí, hãy nươn cảnh ấy mà tu thân hành thiện, tự giải thoát cho mình và giúp người khác cùng giải thoát. Hằng ngày, Bần đạo thấy đa số nhơn sanh bá tánh đến trước Chánh điện lễ bái kỉnh thành, hiến dâng lễ vật, nghĩ thiệt là tội nghiệp. Thương thay cho lòng mê muội của nhơn sanh còn quá nặng ! Có mấy ai thấy được mặt Di-Lạc Thiên Tôn bao giờ chưa ? Bần đạo chắc là chưa ai thấy, chỉ có lời truyền tụng hoặc huấn dụ xuyên qua đàn cơ cùng Thánh giáo.

Sự tạc tượng thờ đó là do lòng kỉnh thành của nhơn sanh thiện tín để cụ thể tướng và thể hiện lòng kỉnh thờ đối với bậc trọn lành đem Đạo cứu đời. Thương hại cho người đời còn lầm tưởng rằng : Đem lễ vật hiến dâng lễ bái để cầu xin một việc tư riêng sẽ được Bần đạo hộ trì giúp đỡ ! . . . . .

- Sự lễ bái, cúng lạy, quì mọp, ngoài ý nghĩa trịnh trọng thi lễ với Phật Trời, lại còn có ý nghĩa câu thúc thân mình trong sự khó khăn để trừ bớt nghiệp thân.

- Tịnh khẩu hoặc niệm Phật, tụng kinh để trừ bớt nghiệp khẩu.

- Nhắm mắt tham thiền hoặc ngó ngay vào tượng Phật hoặc ngọn nhang, ngọn đèn để trừ bớt nghiệp nhãn.

- Tham thiền định ý, khép chặt không cho tư tưởng suy nghĩ vẩn vơ phóng túng để trừ bớt nghiệp ý.

- Thiền định, không chấp nhận mọi tiếng động vào tai để trừ bớt nghiệp nhĩ.

Tóm lại, tất cả những điều ấy là những phương pháp trợ người tu hành được yên ổn trả dứt nghiệp cũ, không gây nghiệp mới và tạo thêm âm chất để làm vốn liếng sản nghiệp vô hình cho kiếp lai sanh hoặc cho bên kia thế giới. Người tu hành nhờ rất nhiều phương pháp để trợ duyên, đừng quá chú trọng những hình thức đó tưởng là để Trời Phật thương rồi cho thành Chánh quả !

Mặc áo đạo để được nghiêm chỉnh, không nói, không dám làm điều trái đạo, làm cho thân thể mình mất mỹ thuật như thí phát, áo bã nâu sòng, chơn không đi dép, đó là ngăn chận sự quyến rũ của tha nhân mà quấy rầy, không được an thân hành Đạo, ăn chay ăn lạt cho nhiều để thể hiện lòng bác ái hy sinh : Bác ái với loài vật, không nỡ giết chúng để nuôi mình sống, hy sinh sự thèm thuồng rượu ngon thịt béo để làm chủ được Thất tình Lục dục.

Đó là phương tiện cần kíp cho người tu và cũng đừng chú trọng đến đó là được thành Chánh quả. Nói cho rõ hơn, ăn chay, niệm Phật. cúng lạy, hiến dâng, áo bã nâu sòng, là những phương tiện, không lấy đó làm đề tài chính để thành Chánh quả. Nhưng muốn thành Chánh quả, phải có những phương tiện đó gắn bó bên mình từ nội tâm đến ngoại thể.

Chư môn đồ ơi ! Kỳ nầy là kỳ Đại Ân Xá, ai tu hành cũng dễ đắc quả vị, mà cũng chính thời kỳ nầy là thời kỳ hoàng kim, khoa học tiến bước vượt bực. Những chủ thuyết hiện sinh đang tràn ngập thị trường sách báo, những vật chất xa hoa đua đòi thụ hưởng cũng dễ quyến rũ hấp dẫn. Vì vậy, cũng chính thời kỳ nầy là thời kỳ dễ sa đọa, làm tiêu tán bổn chơn linh, nguyên nhân khó trở lại.

Đa số môn đồ tín hữu đều có lòng mong vọng ngày Long Hoa Đại Hội, Phật Vương ra đời cầm quyền thưởng phạt. Ý niệm đó cũng tốt, nhưng muốn được Phật Vương ban thưởng, ngay từ bây giờ, hãy làm những phương tiện, phương pháp hành đạo mà Bần đạo vừa dạy khuyên. Có làm đúng được, ví như làm bài trúng, sẽ thi đậu trong kỳ chung cuộc của Đại Hội Long Hoa.

Còn điều quan trọng nữa sau đây : Tất cả những môn đồ tín hữu, hoặc con chiên của Trời, của Phật, của Chúa, vv… hãy vì lòng Đạo mà thương yêu đoàn kết, quây quần với nhau thành một khối vĩ đại để kết tụ khối tinh thần đạo đức vĩ đại, thường xuyên liên giao thân hữu, thăm viếng để trao đổi học hỏi đạo lý thuần chơn. Hễ đạo đức thắng thì Ma Vương Tà mị thối. Ngược lại, nếu đạo đức còn chia rẽ là đạo đức thối, ắt Ma Vương Tà mị thắng.

Nhớ đạo đức nơi đây có nghĩa là thuần túy tôn giáo. Có thuần túy tôn giáo mới thuận lòng Trời, hạp lòng người, mới mong thế gian được đạo đức bảo tồn trong kỳ Hạ nguơn Mạt kiếp nầy.

THĂNG. "

Trong những ngày Đại lễ Khai Đạo Cao Đài tại Thánh Thất tạm đặt tại Chùa Từ Lâm Tự Gò Kén (Tây Ninh), có trưng bày đôi liễn do Đức Chí Tôn ban cho :

Di-Lạc thất bá thiên niên quảng khai Đại Đạo,

Thích Ca nhị thập ngũ thế chung lập Thiền môn.

Nghĩa là :

Đức Phật Di-Lạc, 700.000 năm, rộng mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,

Đức Phật Thích Ca, 25 thế kỷ (2.500 năm), chấm dứt việc lập nền Phật giáo. 

THÁNH GIÁO

Trích một bài Thánh giáo của Đức Di-Lạc Vương Phật giáng cơ trong Thánh giáo sưu tập Thánh Tịnh Long Thành năm 1966:

          Ngày 10 tháng 10 năm 2011 Thánh Tịnh Long Thành nhận được phần dâng hiến tượng Di Lạc Phật Vương từ Tây Thành Thánh Thất gởi đến, cũng bắt đầu từ đó hằng năm những ngày đầu xuân nơi đây đã có tổ chức Lộc xuân Di Lạc. Lộc xuân Di Lạc do nghiên cứu một đàn cơ của Đức Di Lạc Phật Vương về đàn chứng lễ Lạc Thành Bát Quái Đài (cũ) tại Thánh Tịnh Long Thành vào ngày 10 tháng 10 năm 1966, có đoạn trường Thiên dài 120 câu, như lời chỉ dạy và chúc xuân đầu năm rất có ý tứ sâu sắc tùy duyên cho người thọ nhận lộc xuân từ lộc trung đến lộc thượng. để dầu năm luôn được mai mắn, hạnh phúc, an vui và tiến triển tốt đẹp trong công việc của mình. Sau đây chúng tôi xin trình bày Thánh giáo Đức Di Lạc dạy như sau:

Thi

Lý chơn hoằng phổ rất sâu xa,

Nhuận tải hồng ân bản Thánh ca.

Di Lạc ban vui cơ Thánh Đức,

Phật Vương cứu khổ hội Long Hoa

Long Thành giáng điển khai tâm tuệ,

Thánh Tịnh lai cơ chuyển Phật gia.

Mừng lễ Lạc thành Đài Bát Quái,

Huyền vi tỏa chiếu khắp sơn hà.

THI

Di Lạc Phật Vương ngự điển vàng,

Mừng chung pháp tọa thật nghiêm trang.

Bổn lưu trung thượng thông thời định,

Nguyên lý vận hành thọ điểm ban.

TRƯỜNG THIÊN

Đường trần thắm đượm tình chung,

Tâm lành soi sáng trùng phùng thâm ân.

Tìm trong tự thấy sáng ngần,

Bởi từ ứng tỏa nhãn thần tuệ quang.

Niềm tin hướng đến Tây Phang,

Cho nên có sự dẫn đàng, ân phomg.

Vẳng nghe tiếng gọi Đồng,

Mới hay sứ mạng từ trong vị lành.

Con đường dù lắm đua tranh,

Để làm nên việc gương lành sáng soi.

Nặng tình dân tộc giống nòi,

Thắm sâu nghĩa Đạo ơn Đời kỳ công.

Điểm truyền ý nghĩa phi phong,

Nói lên sứ mạng Đại Đồng kỳ tam.

Từ xa đưa đến việc làm,

Gắngtâm gìn Đạo ân ban thêm nhiều.

Trường thi sẽ được thuận chiều,

Chuyển trong quy luật xứng điều kỳ công.

Vuông tròn điểm định ân phong,

Cũng từ ý nghĩa lập công bao ngày.

                                                Càng tu càng đặng tương lai,

Vững bền tâm hướng cho dày điển quang.

Nhiếp thông, nhiếp thọ điển vàng,

Nâng cao ý thức việc làm phi phong.

Trân châu, ngọc bửu sáng trong,

Xacừ, mã não nơi lòng chiếu ra.

Nhuận ban ân tứ nhiếp hòa,

Công trình đầy đủ gọi là kỳ duyên.

Thọ hành từ bổn vị truyền,

Trãi qua xoay chuyển gắn liền cơ danh.

Bởi ngôi Vô Cực tạo sanh,

Cho nên lý luật vận hành như nhau.

Không phân dân tộc, sắc màu.

Lập thành tư tưởng thanh cao Đại Đồng

Chuyển xoay cơ nghiệp sáng trong,

Đạo Đời tương đắc ân hồng Thầy ban.

Lời ra kính cẩn như vàng,

Tâm là ngọc bửu, ý càng sáng hơn.

Thay bằng Tam Bửu thành đơn,

Lập thành Trí, Định, Huệ hơn bạc vàng.

Điểm phân cơ cuộc rõ ràng,

Kỳ duyên đã chuyển vẹn toàn phục hưng.

Tâm tư bày giải sáng trưng,

Đạo là lối giải mọi phần trước sau.

Giữ gìn truyền thống nối nhau,

Càng tinhlý nhiệm, càngthaophậnmình.

Đạo soi sáng rộng nghĩa tình,

Càng tinh sự nghiệp, càng tinh phận hành.

Phân ra nhưng vẫn lập thành,

Bởi câu tình Đạo đề danh điểm truyền.

Cuộc đời như  thể làm phim,

Để mong góp nhặt cơ duyên cho đời.

Có phần quả vị sáng ngời,

Lại chen tiểu sử cuộc đời nhiều hơn.

Quá trình phân định thiệt hơn,

Đạt thành điểm chuyển phục hườn bổn lai.

Chỉ nhìn phiền não mắt ngoài,

Mắt trong chỉ để đơn đoài phẩm duyên..

Quả công sở hữu bậc thiền,

Giống lành phước đức nối truyền rãi gieo.

Huyền vi soi sáng tầm theo,

Thành đơn đạt phẩm lần trèo thang Tiên .

Cũng danh, cũng thế, cũng quyền,

Nhưng mà điểm chính là truyền bổn gia .

Công danh vốn dỉ phù hoa,

Con đường quyết định chính là bổn tâm .

Từ trong xây dựng âm thầm,

Cho nên đạt được nhờ tâm của mình .

Đường dài  tổng hợp tầm nhìn,

Càng thêm đạt lý thông tình viễn du .

vận  làm thay đổi nhờ tu,

Duyên càng hổ trợ phươc dư hưởng nhờ.

Mượn nhiều phương tiện bấy giờ,

Để làm duyên giác cõi bờ cao thâm.

Phim trường cuộc sống hằng năm,

Đạo đời hai lẽ âm thầm đảm đương.

Tình yêu như giấc mộng trường,

Dìu nhau hướng đến nẽo đường  vĩnh sanh.

Con đường thi tuyển đề danh,

Trong phần tổng họp lập thành kỳ công.

Tuyệt vời điểm chỉ uy phong,

Tập trung ý nghĩa sáng trong vận hành.

Đạo là điểm hướng tâm linh,

Trung ương nhiếp thọ thâm tình cao nhiên.

Niềm tin soi sáng tâm nguyền,

                   Ánh dương chiếu tỏa Khôn Kiền giao phân.

Con đường truyền thống nguồn ân,

Bồi công lập đức vẹn phần kỳ công.

Vì cơ Nguyên Lý Đại Đồng,

Cho nên Bửu Pháp điểm trong vị lành.

Hòa trong cơ cuộc vận hành,

Để làm sứ mạng tinh anh diệu thường.

Hòa trong tất cả môi trường,

Bởi chung ý nhiệm tình thương Đại Đồng.

Trời quang cảnh sáng mênh mong,

Cũng do tâm ý nhiếp thông đạo mầu.

Giữ gìn huyền diệu báu châu,

Cũng do tâm hướng đạo mầu  điểm duyên.

Hòa trong tất cả duyên thuyền,

Để gìn chơn pháp gắn liền chơn tâm.

Đại Đồng ứng hóa cao thâm

Căn duyên điểm chuyển diệu trầm lý cơ.

Tìm ra sự chuyển nên thơ,

Tâm tình tỏ sáng bến bờ nguồn ân.

Ánh dương luôn chiếu sáng ngàn,

Như nhiên đạt được vẹn phần nhờ tâm.

Còn bao công việc cao thâm,

Cũng vì ý nghĩa vun mầm cội nguyên.

Bao nhiêu sự việc nối liền,

Để làm trách nhiệm đầu tiên của mình.

Con đường soi sáng tâm linh,

Cũng do công trình điểm qua.

Tinh thần cao cả bao la,

Hồng ân nhuận tải đậm đà yêu thương..

Cơ đồ thêm vững đề chương,

Vững bền tâm hướng lập trường thêm tinh. .

Máy huyền xoay chuyển cao linh,

Điểm ban ân tứ đẹp tình đạo ân.

Chuyển xa rồi cũng lại gần,

Chuyển ngoài rồi cũng rạng phần nơi trong.

THI

Nơi trong tâm pháp chiếu từ ân,

Nơi cõi tịnh thanh điểm vị phần.

Nơi mượn giả thân tầm Thánh thể,

Nơi kim quang xuất dẫu phong trần.

Đôi câu ân điển giả chung đàn,

Cố gắng tu hành  phước huệ ban.

Cõi giả tạm nương gìn đạo thật,

Để sau toại hưởng cảnh thanh nhàn.

NGÂM

Gỉa chung nam nữ điện đàn,

Trần gian tu tỉnh, niết bàn hồi quy.

Thăng./.

Home Lễ Hội Lễ vía Đức Di Lạc 2016