TTBP 23. VÒNG SIÊU NHIÊN

   

 

 

                  g)- Siêu Nhiên Vô Cực                 

 

                   - Hình đồ Siêu Nhên Vô Cực

 

                   - Biểu đồ nguyên nhân biến số

 
   

 

        g/SIÊU NHIÊN VÔ CỰC

        Vòng Siêu Nhiên Vô Cực có 5 màu sắc chính thức: vàng, đỏ, xanh, đen, trắng tượng trưng cho luật Ngũ Chuyển của hư linh vũ trụ. Đầu tiên sự luân chuyển 1 biến 3, rồi 3 biến 5 gọi là Vô Cực sanh Tam Vận, Tam Vận sanh Ngũ Chuyển, đó cũng là Luật Tam Ngũ của Trời Đất.

        Con số Tam gồm có nguyên nhân đi từ con số Ngũ, con số Ngũ gắn liền cũng từ thuở lập thành Tam Vận.

        Sự biến hóa từ các cõi tăm tối đến những nơi tột cùng sáng rông đều hành chuyển vận tuần tự theo luật định của vòng Siêu Nhiên Vô Cực, Vì luật định có sự kết hợp đều hòa đồng thông trong bộ máy khí điển cho hỗn hợp Âm Dương có đủ chứng minh bằng sự ứng hiện từ các cõi hữu linh.

       

        Vòng Siêu Nhiên Vô Cực còn gọi là vòng Siêu Nhiên Khối Đại được vận chuyển trong cơ Quy Nhứt sau nầy, có một danh gọi thống nhất riêng biệt để vận chuyển trong cơ Thượng Nguơn Thánh Đức từ tam cõi Thượng, Trung, Hạ cùng một lúc.

        Vòng Siêu Nhiên Vô Cực qua những màu sắc được quy định như sau:

        1/ Trắng đục: Vô Cực Thuần Âm, nhứt bổn tán vạn thù.(Đức Mẹ Thiêng Liêng Thế Giới đại diện ngôi Vô Cực) Ngôi Vô Cực là nguồn gốc cho sư dung dưỡng, là điểm định của cơ Quy Nhứt.

        2/ Trắng trong: Thái Cực Thuần Dương (Thầy Chúa Tể Càn Khôn đại diện ngôi Thái Cực). Ngôi Thái Cực là nguồn gốc cho sự sanh hóa và tiến hóa.

        3/ Vàng: (vàng tươi) tượng trưng cho Phật.

        4/ Đỏ: (đỏ thắm) tượng trưng cho Thánh.

        5/ Xanh: (Tam Thanh) tượng trưng cho Tiên.

        6/ Đen: (đen huyền) tượng trưng cho Thần.

        7/ Trắng: (trắng nhu) tượng trưng cho Nhân.

        (Vô Cực Thuần Dương, vạn thù quy nhứt bổn, nên Phật, Thánh, Tiên, Thần, Nhân là 5 Pháp lớn nhất của sự tiến hóa).

        8/ Tia sáng (có nhiều màu sắc kết hợp) tượng trưng cho sự biến hóa vô cùng.

        9/ Nền thanh thiên: màu hư không tượng cho Đại Đồng.

                       HÌNH ĐỒ SIÊU NHIÊN VÔ CỰC

        Năm màu sắc còn tượng trưng về Trời: Phật, Thánh, Tiên Thần, Nhân. Về Đất: Á, Mỹ, Úc, Phi, Âu. Về Người: Tỳ, Tâm, Can, Thận, Phế.

        Ngoài ra vị trí màu sắc của vòng Siêu Nhiên Khối Đại là thể hiện đúng theo quy luật Tương Sanh, thuận đường tiến hóa.

        Về luật Tương Sanh

        -Kim sanh Thủy, trắng sanh ra đen (Kim: vàng đốt ra nước).

        -Thủy sanh Mộc, đen sanh ra xanh (Thủy: nước tưới cây tốt).

        -Mộc sanh Hỏa, xanh sanh ra đỏ (Mộc: cây đốt ra lửa).

        -Hỏa sanh Thổ, đỏ sanh ra vàng (lửa tàn sanh tro đất).

        -Thổ sanh Kim, vàng sanh ra trắng (Thổ: đất nung sanh ra kim loại).

        Về Pháp Đạo

        Vòng Siêu Nhiên Vô Cực là điểm chuyển cao cả của Pháp Luân Thường Chuyển. Người luyện Đạo phải vận chuyển bên trong và những hình thức để chuyển ra ngoài phải được trang hoàng vận hành Âm Dương, kết tựu Tam Bửu, chế luyện Ngũ Hành, kết Kim Thân đắc thành Đạo quả.

        Từ vô lượng vô biên thế giới cũng thuận chiều tiến hóa không ngừng.

       Tất cả cõi tạo hóa thiên điều hay luật Âm Dương tiến hóa nào cũng đều nằm trong hư không gọi là Đại Đồng, là Đạo vậy.

                                      THI

                  Siêu Nhiên Vô Cực khối đồng quy,

                  Hiệp nhứt Âm Dương ứng pháp thi.

                  Ngũ chuyển Thiên điều cơ tạo hóa,

                  Đồng thông bộ máy khắp châu kỳ.

        Vòng Siêu Nhiên được bắt nguồn từ con số lẽ: 1 , 3, 5 , 7 , 9 thuộc số Cơ chỉ về Dương. Chánh Dương là 1 , 3. Chánh Âm là 2 , 4. Lão Dương là 7 , 9. Lão Âm là 6 , 8 mà phép đếm số lẻ từ nhỏ chuyển rộng ra là 0 , 3 , 6 , 9 , 12 v.v… do Chánh Dương tạo thành. Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương qua những bước tiến từ Âm đến chổ Thuần Âm, từ Dương đến chỗ Thuần Dương, con số 12 là tận cùng của số 3 vì chiếu theo giáp vòng của bốn hướng nên chỉ nhận được 4 lần mà thôi. Nhưng cộng thêm điểm giữa của 4 hướng bằng 5 lần 12 là Lục Thập Qua Giáp của con người.

                                           *

                                         *  *

             BIỂU ĐỒ NGUYÊN NHÂN BIẾN SỐ

.......................................................................................................

 
Home Kinh pháp TTBP 23. VÒNG SIÊU NHIÊN