TTBP 14. TRÚC ƯỚC TỊNH AM - THẢO LƯ

   

 TTBP 14- TRÚC ƯỚC TỊNH AM - THẢO LƯ

 
   

        d/-Thảo Lư Bằng

            

        Thảo Lư Bằng cũng lấy số 9 làm khuôn thước như Tịnh Am Vân, nhưng phía trên có phần khác hơn là nóc bằng có thành lan can và cầu thang đi lên.

       

        Thảo Lư Bằng cũng lấy từng trên làm mẫu, phần dưới đất nhằm thêm phần tiện nghi, hoặc không cần cũng được.

        Còn vòng Tiên Thiên Hồng Mông Chi Khí của Pháp Đạo Siêu Nhiên sẽ gắn liền nơi một bình lư để trên bàn nghi thức (vòng ấy cũng gọi là Minh Châu Hồng Mông Vô Cực),đó là đủ bộ Thiên Bàn phần lớn về hình tượng.

                                      THI

                  Sĩ Đài gương mẫu Thảo Lư Bằng

                  Đạo Pháp siêu thừa quyết luyện phăng.

                  Chẳng bận lợi danh duyên nghiệp thế,

                  Chuyên trì hành nhiệm rạng tâm đăng.

                                          

                                         *

                                         *  *

                  Từ đây hiến trọn xác thân nầy,

                  Danh lợi nghiệp tình chẳng đắm say.

                  Phủi sạch nợ đời từ quá khứ,

                  Hướng về cõi pháp định tương lai.

        Xem qua phần giảng trên, thì sự thờ phượng và cúng kiến cần phải nắm vững việc chính thức và điều cần được thay thế là nơi Tịnh Am Vân hay Thảo Lư Bằng, hay thay thế bằng những phòng tịnh của các Sĩ Nguyên thì thờ vòng Siêu Nhiên Khối Đại cập theo Đuốc Thiên Từ Huệ và sách Tàng Thơ Bửu Pháp Mật Truyền Siêu Nhiên Vô Vi. Còn nơi để đại chúng hành lễ như các Tòa Đạo, Điện, Đài v.v… thì chỉ thờ vòng Siêu Nhiên Khối Đại.

        Phần cúng thời chỉ có bài Siêu Nhiên Minh Kinh. Nếu là Sĩ Nguyên thì mới có thêm bài Thuần Dương. Còn có thọ khóa học Siêu Nhiên hay Pháp Đạo thì có bài Linh Nhiên Pháp Tự để vận hành Nguyên Lý.

        Việc cúng tịnh luôn luôn ý thức về thiền. Thiền, giữ tâm an nhiên thanh tịnh mà chẳng buộc tâm thanh tịnh; giữ mãi tâm không mà chẳng buộc tâm không. Vì còn sự ép buộc là chưa đạt lý tâm thanh tịnh, chưa đạt lý tâm không. Sự bắt buộc chính là điều nô lệ cho lẽ vọng động, là đi ngược lại ý thiền, cho nên người cố định tâm mà tâm mãi phóng túng.

 

        Việc cố định tâm là tập thiền chớ chưa phải đạt thiền, vì còn phải giải tỏa sự cố định ấy.

        Muốn đạt được thiền trước phải thông suốt mọi lý giải. Mỗi hình thức trên đời đều là sự tạm mượn, phải tập cho mình lớn dần tâm Từ Bi, Bác Ái, Đại Đồng, mở rộng lòng hiếu học để tiến hóa mà không cố chấp vào mỗi sự tạm mượn.

        Thiền là phương pháp giữ tâm thanh tịnh và điển lành, còn cách chế luyện điển lành là cách vận chuyển riêng của mỗi phần Pháp Đạo.

       Tịnh Am Vân và Thảo Lư Bằng thể hiện một hình thể trang nhã và thanh tịnh, là nếp khuôn giữ hạnh của Sĩ Đài gương mẫu luôn luôn mẫu mực trong ý thức thiền.

 

 

Home Kinh pháp TTBP 14. TRÚC ƯỚC TỊNH AM - THẢO LƯ