TTBP 3. DUY VẬT, ĐÀI SIIÊU NHIÊN

 

   

 TTBP 3- DUY VẬT, ĐÀI SIÊU NHIÊN

 

               A. Duy vật, Đài Siêu Nhiên to lớn

 

                   a)- Huyền Linh Đài

 

                   b)- Diệu Pháp Đài

 

                   c)- Thông Thiên Đài

 

                   d)- Bát Quái Đài

 
   

 

A/ DUY VẬT

ĐÀI SIÊU NHIÊN TO LỚN

        Đài Siêu Nhiên gồm có ba từng:

                  1-Huyền Linh Đài

                  2-Diệu Pháp Đài

                  3-Thông Thiên Đài

và Bát Quái Đài thông xuất Tam Đài.

        Pháp Vô Vi là ứng hiện Tam Đài để thấy rõ tượng ấn của Tiểu Châu Thân con người và Đại Châu Thân Tạo Hóa. Đài Nguyên Sinh hiện tượng sẽ trụ tại Miền Nam Thánh Địa, vì nước Việt Nam có nhiều chơn tu nên được nhiều điển lành, khiến cho địa linh nầy được dựng lên một Đài Báu Nguyên Sinh vô cùng to lớn. Lịch sử Việt Nam trên bốn ngàn năm văn hiến, nhân dân Việt Nam là con Lạc cháu Hồng. PHẬT VƯƠNG DI LẠC sẽ ngự Đài Nguyên Sinh để sửa dựng trong ngày Thượng Ngươn Thánh Đức.

       a/ HUYỀN LINH ĐÀI

       Ở từng thứ nhứt (Huyền Linh Đài) chư Đại Đức Việt Nam và Quốc Tế thuyết pháp, thiện nam tín nữ trường chay tuyệt dục, thành tâm cầu siêu, cầu an, cầu nguyện sám hối vô vi.

        b/ DIỆU PHÁP ĐÀI

        Ở từng thứ hai (Diệu Pháp Đài), phía trước ở dãy lầu bên trái, trên thì thờ QUAN THẾ ÂM, dưới thời Thập Phương Cô Hồn để cho chư tín hữu cầu siêu, cầu an, cầu nguyện sám hối vô vi. Còn ở phía sau, trên dưới có mười hai thiện nam nghỉ ăn, cầu siêu, cầu an, cầu nguyện sám hối vô vi.

        Như vậy 12 cộng với 12 tức là 24 Sĩ Đài.        

        Sĩ Đài ở từng thứ hai là để thay thế 12 cập thần kinh dài theo xương sống.

        c/ THÔNG THIÊN ĐÀI

        Ở từng thứ ba (Thông Thiên Đài) có hai dãy nhà trệt cất cao khỏi mặt đất. Dãy nhà bên mặt chia ra ba phần:

        1- Phía trước: Thờ Đức Mẹ Thiêng Liêng Thế Giới để cho chư tín hữu cầu siêu, cầu an, cầu nguyện sám hối vô vi.

        2- Chính giữa thờ các bậc chơn tu và có phòng điều động chỉ huy.

        3- Phía sau có 12 phòng tịnh để cho 6 đồng nam, 6 đồng nữ nghỉ ăn, nghỉ uống, cầu siêu, cầu an, cầu nguyện sám hối vô vi.

        Hai bên có 6 đồng nam, 6 đồng nữ là 12 Sĩ Đài để thay thế 6 cập thần kinh đan tréo ở cửa óc hay là ngọc chẩm.

        Nói tóm lại, 24 Sĩ Đài ở từng Diệu Pháp, 12 Sĩ Đài ở từng Thông Thiên tổng cộng là 36 Sĩ Đài để thay thế thần kinh dài theo xương sống.

        Trên nóc Thông Thiên Đài có lầu chuông, lầu trống để kêu gọi lành nhân tựu về cầu nguyện Thế Giới hòa an. Chỗ nào có Thánh Gíá    (...............) là nơi dành riêng cho phái nam “Dương”, chỗ nào có chữ Vạn (...............) là nơi dành riêng cho phái nữ “Âm” Còn đường xương sống là Bát Quái Đài để DI LẠC trấn ngự vô vi.

        d/ BÁT QUÁI ĐÀI

        Bát Quái Đài chia ra ba phần: Tiên Thiên, Trung Thiên và Hậu Thiên để thay thế cho 3 bộ óc: óc già hay óc giác, óc lỏng hay óc linh, óc non hay là óc mê.

        Bát Quái Đài chia ra làm 2 phần:

                  -Mặt tiền thờ Phật và Chúa hay là Chơn Lý Tuyệt Đối.

                  -Mặt hậu thờ Thái Cực Đồ hay là 9 luồng điện trong vũ trụ.

        Toàn Đài, phía trước nam “Dương”, thì phía sau nữ “Âm”. Có hữu có vô, có Âm có Dương, động tịnh điều hòa mới sanh ra điển lực.

        Bát Quái Đài có trụ phướn vàng, lá phướn có đính chữ “Thiên Khai Huỳnh Đạo Đại Đồng Cứu Dân”.

        Ở Huyền Linh Đài chư Đại Đức thuyết pháp, thiện nam tín nữ trường chay, tuyệt dục, lược điển trược một lần nữa và phóng điển thanh lên Diệu Pháp Đài.

        Tại Diệu Pháp Đài 24 Sĩ Đài nam nữ lược điển trược một lần nữa và phóng điển thanh lên Thông Thiên Đài.

        Nơi Thông Thiên Đài, 12 đồng nam nữ nghỉ ăn, nghỉ uống lược điển trược lần chót phóng lên Thượng Thiên một khối điển khá thanh, khá lớn, khá mạnh đủ sức hút điển lành Thượng Thiên hầu chế ngự các luồng điển hại nhơn sanh.

        Điển cạnh tranh mạnh đến đâu cũng đến tột độ là cùng. Còn điển Tiên Thiên hay là điển trường sanh đến cực độ có thể đàn áp dễ dàng điển cạnh tranh và biến đổi ra điển hòa an.

        Điển trường sanh màu xanh, điển cạnh tranh màu đỏ, điển hòa an, màu vàng. Hòa xanh đỏ ra vàng Thiên Khai Huỳnh Đạo là thế.

        Vô tuyến điện gặp khi điển rối làm cho chướng ngại thì Đài Nguyên Sinh có điển lực vô hình do các oan hồn Chiến Sĩ và ngoại đạo khuấy rối.

        Do đó sự cầu nguyện có hiệu lực cần phải có tế Chiến Sĩ, cầu siêu Cô Hồn, hay là lập Phong Thần Đài và Cô Hồn Miếu. 12 Sĩ Đài ở từng Thông Thiên Đài và 24 Sĩ Đài ở từng Diệu Pháp Đài nhờ thiện nam tín nữ ở Huyền Linh Đài một lòng chí thiện chánh mới vững bền.

Nếu chư vị ở Huyền Linh Đài không đồng tâm, đồng ý, giận ngầm thì điển nóng lên trên Diệu Pháp Đài và Thông Thiên Đài làm cho Sĩ Đài từng trên phải bỏ cuộc.

        Đừng lầm tưởng Huyền Linh Đài thấp kém. Huyền Linh Đài là nền tảng rất quan trọng cho việc cầu nguyện nơi Đài Nguyên Sinh. Sĩ Đài nào không chân thành thì hiện tướng rõ ràng, khỏi điều tra tìm nghiệm. Đời càng thiên diễn bầu tai biến, thiên hạ càng dọn mình cầu nguyện, tất có cơ Âm của thiên hạ. Có cơ Âm cực cảm tất có cơ Dương cực ứng, hay là cơ của Thiên Thượng giáng xuống. Cơ Âm hiệp với cơ Dương biến thành điển lành hòa an bủa khắp nơi như đài vô tuyến.

 

 

Home Kinh pháp TTBP 3. DUY VẬT, ĐÀI SIIÊU NHIÊN