NHỊ BAN

 

 

https://www.google.com/search?q=c%C3%A1c+m%E1%BA%ABu+khung+vi%E1%BB%81n+%C4%91%E1%BA%B9p+trong+word&sca_esv=560702235&sxsrf=AB5stBitHXSxoiYD0J2dpdlEgraw1R8KSw%3A1693234438771&ei=BrXsZLvVLuLe2roP3uK9mA0&oq=c%C3%A1c+m%E1%BA%ABu+khung&gs_lp=Egxnd3Mtd2l6LXNlcnAiEGPDoWMgbeG6q3Uga2h1bmcqAggAMgcQIxiKBRgnMgUQABiABDIFEAAYgAQyBRAAGIAEMgUQABiABDIFEAAYgAQyBRAAGIAEMgUQABiABDIFEAAYgAQyBRAAGIAESNHFAVDPT1iRhQFwBHgBkAEAmAGAAaAB3QyqAQQxMC42uAEByAEA-AEBwgIKEAAYRxjWBBiwA8ICERAuGIAEGLEDGIMBGMcBGNEDwgILEAAYigUYsQMYgwHCAgsQABiABBixAxiDAcICBBAjGCfCAgcQLhiKBRhDwgIHEAAYigUYQ8ICDRAAGIoFGLEDGIMBGEPCAg0QLhiKBRjHARivARhDwgILEC4YigUYsQMYgwHCAgoQABiKBRixAxhDwgIIEAAYgAQYsQPCAgUQLhiABOIDBBgAIEGIBgGQBgg&sclient=gws-wiz-serp

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

HỘI THÁNH CAO ĐÀI CHIẾU MINH

TÒA THÁNH LONG CHÂU

-------------------------------

QUYỀN HẠN & TRÁCH NHIỆM

                        BAN CAI QUẢN NĐCT (tr 199)

-------------------

         

          I-    DẪN NHẬP

          II-  QUYỀN  HẠN TRÁCH NHIỆM BAN CAI QUẢN

          III- LUẬT CÔNG CỬ BAN CAI QUÀN

          VI- KẾT LUẬN

       I-DẪN NHẬP

          Đức Chí Tôn dạy:"Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà phải buộc  lập Chánh thể, có lớn có nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi bồng đảo".

          Chánh thể là hệ thống tổ chức một Hội Thánh phân bố giao quyền từ Trung ương Tòa Thánh đến các Thánh tịnh, Nhà tịnh trong tổ chức Tôn giáo cũng tương tự như xã hội có hệ thống chuẩn mực, có quyền hạn và trách nhiệm, có luật pháp bảo vệ trật tự, nếu không thì con người đánh mất phương hướng, mất giá trị và ý nghĩa hành đạo.

          Căn cứ Pháp chánh truyền và Tân luật của Đại Đạo, đề ra những qui định quyền hạn, trách nhiệm của Ban Cai Quản như:

       II/- QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CAI QUẢN

          Ban Cai Quản gồm có Chánh Hội Trưởng, Phó Hội Trưởng, Từ Hàn, Thủ Bổn có quyền hạn trong phạm vi Thánh tịnh với nhiều xã ấp có Ban Trị Sự với trách nhiệm như sau:

              2.1 Ý nghĩa:

              Quyền hạn là quyền được xác định về nội dung, mức độ thể hiện qua chức năng và vai trò của người hành sự. giúp cho người đó có thể làm tròn trách nhiệm của mình đang nắm giữ, thi hành.

          Quyền hạn luôn song hành và tương ứng với trách nhiệm, quyền là để hoàn thành trách nhiệm chớ không phải để ra oai với người khác hay tùy tiện làm theo ý cá nhân.

          Khi chúng ta đảm nhận một vai trò chức vụ nào đó thì ta có mức độ quyền hạn tương ứng, tức là quyền hành sự tương ứng với vai trò đó.

              2.2 Quyền hạn BCQ

              BCQ gồm Chánh hội trưởng, Phó hội trưởng, Từ hàn, Thủ bổn có quyền hạn trong phạm vi một Thánh tịnh với nhiều xã, ấp có Ban Trị sự. BCQ với trách nhiệm như sau:

          1/-Đối ngoại:

              a)-Đối với xã hội: BCQ quan hệ với Chánh quyền, MTTQ cấp huyện, xã, ấp nơi hoạt động đạo sự về các thủ tục hành chánh, về luật pháp và an ninh trong đạo.

               b)-Đối với Hội Thánh trung ương: BCQ là tổ chức trực thuộc dưới sự lãnh đạo của Ban Thường Trực Hội Thánh. Ban Cai Quản luôn tuân thủ Hiến chương, giới luật đạo, tôn trọng chức sắc hệ thống hành chánh đạo, hoạt động đạo sự gắn liền với phương hướng hành đạo của BTT.HT từng thời gian, sẳn sàng học tập, bồi dưỡng giáo lý, nâng cao trình độ đạo học và thọ học pháp đạo vô vi. Đóng góp phước điền hằng năm về HT theo qui định.

          c)-Quan hệ với các Thánh tịnh, Nhà tịnh trong hệ phái và các Thánh sở Tôn giáo bạn trong phạm vi hành đạo hoặc các tổ chức từ thiện khác.

          2/-Đối nội:

          -Xây dựng, tổ chức, chăm sóc, động viên toàn đạo về hoạt động đạo sự như BTT - Ban đồng nhi...chọn  người kế thừa, người nhiệt tình phục vụ đạo pháp.

          -Phổ biến kinh sách, giáo lý, giáo luật, Hiến chương, hình ảnh hành đạo, phân công, phân nhiệm phù hợp với khả năng  điều kiện của người thi hành phận sự (Nếu cần BCQ nên hổ trợ).

          -Khen thưởng, kỷ luật góp ý sửa sai trong đạo (theo Hiến chương qui định).

          -Chăm lo điều hành hoạt động đạo sự, xây dựng sửa chũa và cúng kính ở cơ sở Thánh tịnh, tham dự Quan, Hôn, Tang, Tế, nhứt là chủ trì tang lễ trong Họ đạo cầu siêu, cầu an, cách thức thờ Đức Chí Tôn, Phật Mẫu, các Đấng Thiêng liêng, các vị Tiền bối quá vãng, những vong linh mới qui liểu cho phù hợp, thứ tự, tuyệt đối tránh lươm thượm, rườm rà theo ý cá nhân không đúng cách thờ chung nơi Thánh Tịnh.

          -Hoạt động đạo sự gắng chắc cơ chế "thủ tục hành chánh" là đảm bảo nguyên tắc chính xác chung cho BCQ-BTS.

          -Luôn tuân thủ  hành đạo theo lời dạy về thương yêu của Đức Chí Tôn. Phương chăm công bình, bác ái, từ bi và từ thiện lập đức, đoàn kết nội bộ, phát triển cơ đạo.

       III- LUẬT CÔNG CỬ BAN CAI QUẢN

         

          Theo "luật công cử cầu phong, cầu thăng" của Hội Thánh, cụ thể theo từng chức vụ nhưsau:

          3.1 Chánh Cai Quản

Là người làm Đầu Họ Đạo do nhơn sanh bầu ra hoặc do Hội thánh bổ nhiệm (nếu có đề nghị của BCQ). Thành phần được đề cử như: Ban Cai Quản cũ, Chành Trị Sự.

          3.2 Các chức vụ phó Cai Quản, Từ Hàn, Thủ Bổn do Chánh Cai Quản hoặc bổn đạo đề cử và được Đại hội nhơn sanh cơ sở thống nhất, nếu khuyết  thì bổ sung vào giữa nhiệm kỳ.

          3.3 Công cử BCQ mới vào cuối nhiệm kỳ cũ được hiệp thương 3 lần (lần thứ 1 ở Họ đạo, lần thứ 2 có Ban Thường trực Hội thánh hoặc Chức sắc Hiệp Thiên Đài tham dự chứng thực, lần thứ 3 gởi danh sách về Phòng nội vụ huyện công nhận.

          3.4 Sau khi Đại hội cơ sở bầu cử thành công kết thúc, HT ra quyết định công nhận danh sách BCQ.BTS sau 5 tháng hành đạo HT ban đạo lịnh chánh vị và cấp bằng chức sắc chức việc cho từng vị (trừ những vị không hành đạo hoặc bị kỷ luật, hoặc lý do khác).

          3.5 BCQ,BTS bầu cử theo 2 cách:

          -Đồng ý đưa tay.

          -Bỏ thăm kín, sau đó khui thăm, đọc tên và ghi lại xem ai nhiều ít. Vị nào đắc cử là chiếm đa số thăm hơn hết, nhưng phải được phân nữa số thăm + 1 mới đặng. nếu lần đầu không ai đắc cử thì bầu cử lại lần sau (nhưng không buộc theo cách trước), nếu vị nào nhiều phiếu hơn thì đắc cử.

         

       IV- KẾT LUẬN

          Với tinh thần dân chủ tập trung thông qua luật công cử, hệ thống tổ chức HT Cao Đài đã chọn ra BCQ, BTS của từng Thánh tịnh, Nhà tịnh là thay thân cho Thầy, cho Hội thánh hoàn thành cơ phổ độ, dìu dẫn nhơn sanh trên đường đạo cũng như đường đời.

          QUYỀN HẠN & TRÁCH NHIỆM

                                 BAN TRỊ SỰ  (NĐCT tr 202)

-------------------

         

          I-    DẪN NHẬP

          II-  ĐỊNH NGHĨA

          III- QUYỀN  HẠN  CỦA BAN TRỊ SỰ

                   1- Thành phần Ban Trị Sự

                   2- Quyền hành Chánh Trị Sự

                   3- Quyền hành Phó Trị Sự

                   4- Quyền hành Thông Sự

          IV- BAN TRỊ SỰ VÀ LUẬT CÔNG CỬ

                   1- Công cử Chánh Trị Sự

                   2- Công cử Phó Trị Sự và Thông Sự

                   3- Ủy ban bầu cử

                   4- Cách thức bỏ thăm bầu cử

          V- KẾT LUẬN

       I-DẪN NHẬP

       Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn giáng điển lập thành với tôn chỉ Tam Giáo qui nguyên, Ngũ Chi hiệp nhứt về tinh ba giáo lý, cho nên về giáo luật cũng hàm súc ý nghĩa Tam Giáo trong đó. Tuy nhiên  nội dung giáo luật đa phần được canh tân phù hợp vớ thời Hạ nguơn gọi là Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, là bộ luật chủ yếu của Tôn giáo Cao Đài tức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

          Đức Chí Tôn dạy:"Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà phải buộc  lập Chánh thể, có lớn có nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi bồng đảo".

          Chánh thể là hệ thống tổ chức một Hội Thánh phân bố giao quyền từ Trung ương Tòa Thánh đến các Thánh tịnh, Nhà tịnh trong tổ chức Tôn giáo cũng tương tự như xã hội có hệ thống chuẩn mực, có quyền hạn và trách nhiệm, có luật pháp bảo vệ trật tự, nếu không thì con người đánh mất phương hướng, mất giá trị và ý nghĩa hành đạo.

          Pháp Chánh Truyền là bộ luật của Tôn giáo Cao Đài, trong đó có qui định quyền hạn Ban Trị Sự và luật công cử.

       II- ĐỊNH NGHĨA

          Quyền hạn là quyền được xác định về nội dung, về mức độ. Quyền hạn được thể hiện qua chức năng và vai trò của người trong cơ cấu tổ chức; thể hiện quyền đưa ra quyết định hay đưa ra chỉ thị trong phạm vi trách nhiệm của mình.

          Quyền hạn theo Pháp Chánh Truyền được gọi là quyền hành, tức quyền hành sự được giới hạn trong chức năng và vai trò của mình.

          Quyền là nhằm để cho một người có thể làm tròn trách nhiệm của mình ở vai trò mà họ đang nắm giữ. Quyền là phạm vi và mức độ một người được phép ra quyết định để thực hiện đầy đủ trách nhiệm, không phải là để ra oai với người khác hay tuỳ tiện làm theo tư ý cá nhân.

          Khi chúng ta đảm nhận một vai trò nào đó thì ta có mức độ quyền hạn tương ứng, thường gọi là quyền hạn và trong Pháp Chánh Truyền gọi là quyền hành. Quyền Hành Chánh Đạo địa phương có hai vấn đề quan trọng là QUYỀN HÀNH và LUẬT CÔNG CỬ Chức việc Ban Trị Sự.

             

        III- QUYỀN HẠN CỦA BAN TRỊ SỰ

          1-Thành phần Ban Trị Sự:

          Chức việc Ban Trị Sự gồm có 3 phẩm cấp: Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự chịu dưới quyền trực tiếp của Đầu Họ Đạo (Hội Trưởng hay Chánh Cai Quản), nên phải sát cánh cùng Đầu Họ Đạo trong các đạo sự tại Hương đạo. Mọi đạo sự trong Hương đạo đều phải báo với Đầu Họ Đạo.

          2-Quyền hành Chánh Trị Sự:

          Chánh Trị sự là người cầm quyền luật pháp và hành chánh đạo, vì theo pháp chánh truyền, Chánh Trị Sự là Đầu Sư Em (NĐCT tr 207), nên phải kiêm cả hai quyền và làm đầu trong một Hương đạo của mình, không được vượt sang ranh giới Chánh Trị Sự khác.

          Mỗi Hương đạo có một Chánh Trị Sự, thay mặt Hội Thánh làm đầu tín đồ, gọi là Đầu Hương đạo, làm anh cả trong địa phận ấy, chịu trách nhiệm về phần đời và phần đạo đối với Hội Thánh. Vì vậy Chánh Trị Sự phải là người đầy đủ đạo hạnh, hiểu biết về luật pháp chơn truyền của Đại Đạo, có đủ năng lực dìu dẫn bổn đạo được trong ấm ngoài êm, chăm nom giúp đở sanh hoạt của môn đệ Thầy, giúp khó trợ nghèo, coi cả tín đồ như em ruột.

          3-Quyền hành Phó Trị Sự:

          Người cầm quyền hành chánh tức là Phó Trị Sự ở Pháp Chánh Truyền gọi là Giáo Tông Em (TLPCT tr 51), Hễ quyền trên lớn lao bao nhiêu thì quyền dưới cũng thế, nhưng Phó Trị Sự chỉ cầm quyền một Ấp đạo (NĐCT tr 209). Hai vị Phó Trị Sự và Thông Sự đều đồng thể chung nhau không ai lớn ai nhỏ, cũng như Giáo Tông và Hộ Pháp, song quyền hành riêng biệt, Phó Trị Sự có quyền về Hành Chánh Đạo, còn Thông Sự quyền về luật lệ. Phó Trị Sự và Thông Sự có quyền ứng cử chức Chánh Trị Sự.

          Phó Trị Sự là người thay mặt Chánh Trị Sự trong một Ấp để lo về phần Hành Chánh Đạo, đặng phép xây dựng, giup đở, dìu dắt, dạy dỗ chư tín đồ trong địa phận trấn nhiệm của mình.

          Về mặt xã hội, Phó Trị Sự tạo điều kiện cho bổn đạo trong xóm ấp được tương thân tương trợ lẫn nhau; gặp người hoạn nạn thì Phó Trị Sự phải sốt sắng kêu gọi bổn đạo chung tâm trợ giúp.

          Phó Trị Sự cầm quyền hành chánh tức là chánh trị đạo ở pháp Chánh Truyền gọi là Giáo Tông Em, có quyền giáo hóa chớ không có quyền sửa trị. Hễ quyền trên lớn lao bao nhiều thì  quyền dưới cũng thế. Nhưng Phó Trị Sự  chỉ cầm quyền một Ấp đạo.

          Hai vị Phó Trị Sự  và Thông Sự đều đồng thể, không ai lớn ai nhỏ cũng như Giáo Tông và Hộ Pháp, song quyền hành riêng biệt. Phó Trị Sự có quyền về Hành Chánh Đạo, còn Thông Sự có quyền về luật lệ.

          4-Quyền hành Thông Sự:

          Là người cầm luật pháp, trong Pháp Chánh Truyền gọi là Hộ Pháp Em, nghĩa là đồng quyền đồng thể, không hơn không kém, nhưng Hộ Pháp cầm quyền toàn đạo khắp vạn linh sanh chúng còn Thông Sự chỉ trong địa phận một Ấp mà thôi, nên mới gọi là Hộ Pháp Em (TLPCT tr 52),

          Thông sự là người thay mặt Chánh trị Sự trong một Ấp lo về phần luật lệ. Thông Sự có quyền răn dạy người đạo phần luật pháp của đạo bằng cách giải thích khuyên lơn,, nếu đôi ba lần mà người phạm lỗi không biết ăn năn sửa chửa thì Thông Sự có quyền phúc trình lên Chánh Trị Sự khuyên giải hoặc định hình phạt sám hối.

          Phó Trị Sư và Thông Sự có quyền ứng  cử chức Chánh Trị Sự.

       IV- BAN  TRỊ SỰ VÀ LUẬT CÔNG CỬ

         

          Để thực thi quyền pháp Hành Chánh Đạo ở hạ tầng cơ sở Ấp đạo và Hương đạo, trong Pháp Chánh truyền về luật công cử chức sắc Cửu Trùng Đài cũng có ghi khoản công cử của Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự.

          1- Công cử Chánh Trị Sự:

          Đức Lý Giáo Tông dạy: Chức Chánh Trị Sự thì nhờ có cả Phó Trị Sự và Thông Sự xúm nhau công cử, phép chia thăm cứ theo luật thường tình, sự công cử ấy phải tại nơi Thánh Thất sở tại, trước mặt người Đầu Họ, có Chánh Trị Sự kia làm chứng mới đặng. Tờ phong sắc cho Chánh Trị Sự thì phải có Giáo Tông và Hộ Pháp ký tên mới đặng.

          Như thế, Chánh Trị Sự phải chịu cho toàn cả Phó Trị Sự và Thông Sự trong Hương đạo xúm nhau công cử. Đạo hữu được mời đến dự kiến để phê bình chỉ trích hoặc đồng ý với ứng cử viên, ký tên vào vi bằng công cử, nhưng không có quyền bỏ thăm bầu cử Chánh Trị Sự.

          Chỉ có Phó Trị Sự hoặc Thông Sự đương quyền mới được ứng cử chức Chánh Trị Sự. Đạo hữu không có quyền ứng cử chức Chánh Trị Sự. Hồ sơ ứng cử phải nạp cho Đầu Tộc Đạo.

          Chánh Trị Sự phải chịu cho toàn cả Phó Trị Sự và Thông Sự xúm nhau công cử chớ không phải để cho tín đồ xúm nhau công cử (tín đồ chỉ được mời đến dự kiến để phê bình, chỉ trích hoặc đồng ý ứng cử viên và ký tên vào vi bằng công cử).

          Chánh trị Sự là người có đầy đủ đạo hạnh, hiểu biết về luật pháp chơn truyền của Đại Đạo, có đầy đủ năng lực dìu dẫn  bổn đạo được trong ấm ngoài êm, chăm nom giúp đở sanh hoạt của môn đệ Thầy, giúp khó trợ nghèo, coi cả tín đồ như anh em ruột. Do đó, việc công cử một vị Chánh Trị Sự phải cho chu đáo. Lễ Sanh hoặc Giáo Hữu Đầu Họ Đạo cần quan sát kỷ lưỡng hạnh kiểm và năng lực hành đạo của ứng cử viên trước khi đem ra công cử.

          Chánh Trị Sự đắc cử mỗi nhiệm kỳ là 5 năm.

          Chức vụ Chánh Trị Sự phải có làm Phó Trị Sự hoặc Thông Sự mới được ra ứng cử.

          2-Công cử Phó Trị Sự và Thông Sự:

          Pháp chánh truyền: "Tín đồ muốn lên Phó Trị Sự thì nhờ cả tín đồ trong Họ xúm nhau công cử, phép chia thăm cứ luật thường tình, sự công cử ấy phải tại nơi Thánh Thất sở tại trước mặt người làm Đầu Họ và có Chánh Trị Sự làm chứng mới đặng. Tờ phong sắc cho Phó Trị Sự phải để cho Đức Giáo Tông ký tên mới đặng.

          Tín đồ muốn lên Thông Sự  thì nhờ cả tín đồ trong Họ xúm nhau công cử. Phép chia thăm cứ luật thường tình, sự công cử ấy phải tại nơi Thánh Thất sở tại trước mặt người làm Đầu Họ, và có Chánh trị Sự chứng kiến mới đặng. Tờ phong sắc cho Thông Sự phải để cho Hộ Pháp ký tên mới đặng.

          Mỗi tín đồ, sau khi đổi sớ cầu đạo tạm, lấy sớ cầu đạo thiệt thọ rồi, đều có quyền bầu cử và ứng cử chức Phó Trị Sự hay Thông Sự, nhưng nam nữ riêng biệt vì hai hệ thống hành chánh đạo nam và nữ riêng biệt nhau.

          Ứng cử viên Phó Trị Sự và Thông Sự phải là người đạo hữu giữ thập trai, có đạo tâm sốt sắng và có năng lực hành sự. Mỗi Ấp đạo chỉ có một Phó Trị Sự và một Thông Sự làm đầu. Phó Trị Sự và Thông Sự đồng thể cùng nhau, song quyền hành riêng biệt. Phó Trị Sự có quyền về Hành Chánh Đạo, còn Thông sự có quyền về luật lệ.

          Khi công cử thì Đầu Họ Đạo chủ tọa, Chánh Trị Sự sở tại thị chứng. Pháp Chánh (HTĐ) làm giám thị, các đạo hữu trong Ấp đạo làm cử tri (người bỏ thăm).

          Số đạo hữu đến bỏ thăm không được dưới 12 người.

          Các văn kiện sau khi đắc cử cũng làm y như  trường hợp công cử Chánh Trị Sự.

          Trường hợp đặc biệt Hương  đạo mới thành lập:

          Đề cử Hương đạo mới phổ độ thành lập thì Đầu Họ Đạo có quyền đề cử, nghĩa là lựa chọn trong hàng đậo hữu, những vị nào có hạnh kiểm tốt, đạo tâm sốt sắng, để thành lập Ban Trị Sự đầu tiên, gồm có:

          -1 Chánh trị Sự, - 1 Phó Trị Sự, - 1 Thông Sự

          Sau khi đề cử xong Đầu Họ Đạo phải đệ tờ về Hội Thánh xin xác nhận mới có giá trị.

         

          3-Hồ sơ ứng cử:

          Hồ sơ ứng cử viên gồm có:

          -Đơn xin ứng cử

          -Tờ khai lai lịch công hạnh

          ...........................

          ...........................

          Hồ sơ ứng cử phải nạp cho Đầu Họ Đạo

          Sau khi Đầu Họ Đạo xem xét xong hồ sơ mỗi vị rồi phải gởi danh sách cho toàn chức việc trong Hương đạo hiểu biết và định ngày công cử, ít nhứt là trước 10 ngày.

          Mỗi  tín đồ khi được nhập môn thiệt thọ, nghĩa là sau khi đổi sớ cầu đạo tạm rồi đều có quyền đầu phiếu công cử và ứng cử Phó Trị Sự hay Thông Sự, nhưng nam, nữ riêng biệt.

          Nếu sau khi đắc cử rồi mà không hàmh đạo, hoặc hành đạo không trọn nhiệm kỳ vì lỳ do không chánh đáng thì không được kể công hạnh. Chánh Trị Sự mãn nhiệm được quyền ra ứng cử và tái cử lại một nhiệm kỳ nữa. (thủ tục cũng như mới ra ứng cử).

          4-Ủy Ban bầu cử:

          Một khi có cuộc công cử Chức việc Ban Trị Sự thì phải thành lập một Ủy ban chứng sự lo xem xét cuộc công cử hầu tránh điều gian lận trong khi đầu phiếu. Ủy ban nầy gồm có ba nhân viên:

          -Đầu Họ Đạo sở tại làm chủ tọa.

          -(Chức sắc Hiệp Thiên Đài đặc trách Giám luật sở tại chứng kiến)

          -Chánh Trị Sự Đầu Hương Đạo kế cận chứng kiến.

          Sau cuộc đầu phiếu công cử xong thì phận sự Ủy ban nầy phải tuyên bố liền danh sách người đắc cử, kế lập vi bằng công cử và tờ cử 3 bổn y nhau gởi về Ban Đại Diện Tỉnh, Thành đạo xem  xét và phê kiến, rồi giao trả lại cho Họ đạo 1 bổn để hồ sơ lưu chiếu, 1 bổn để hồ sơ văn phòng Tỉnh, Thành đạo, còn 1 bổn gởi về văn phòng Nội viện (Lại Viện) Hội Thánh, đến mãn hạn kỳ 6 tháng tạm vị, nếu xét đủ tinh thần phục vụ, hạnh kiểm tốt, không phạm luật pháp đạo thì  Đầu Họ Đạo lập phúc trình và hồ sơ ứng cử luôn cả vi bằng công cử, đính theo 3 ảnh bán thân (4x6). Hội Thánh sẽ ban Đạo Lịnh chính vị, Đó là cuộc công cử đúng luật.

          5-Cách thức bỏ thăm bầu cử:

          -Hoặc bỏ thăm kín bằng cách viết tên người mà mình lựa chọn trên lá thăm.

          -Hoặc bỏ thăm hở bằng cách đưa tay.

          Nhưng cách bỏ thăm kín hay hơn, cốt để tránh việc xu hướng và vị nễ.

          Lúc khui thăm, chủ tọa mở các lá thăm đọc rõ từng tên cho thư ký ghi chép để xem ai nhiều ít. Vị nào đắc cử là chiếm được đa số thăm hơn hết. Song ít nhất được 1 thăm trội hơn phân nữa tổng số thăm mới đặng. Thí dụ: Số cử tri  là 10 thì số thăm tối thiểu để đắc cử phải là 5 + 1 = 6 lá thăm.

          Nhược bằng cuộc bầu cử lần đầu không có người chiếm đủ đa số thăm như  vậy thì chủ tọa tuyên bố tái bầu cử, ai được nhiều thăm hơn là đắc cử, khỏi luật buộc 1 thăm hơn phân nữa tổng số.        

       V- KẾT LUẬN:

          Quyền hạn hay quyền hành của Ban Trị Sự được thể hiện rõ trong Pháp Chánh Truyền và Luật Công Cử với tinh thần dân chủ tập trung thông qua Luật Công Cử, hệ thống tổ chức của Hội Thánh Cao Đài đã chọn ra những vị Chức việc Ban Trị Sự của từng cơ sở Hành Chánh Đạo địa phương để thay thân cho Thầy, cho Hội Thánh hoàn thành cơ phổ độ, dìu dẫn nhơn sanh trên đường đạo và đường đời. Thường xuyên gần gũi tín đồ quan tâm lắng nghe nguyện vọng chánh đáng của họ hầu động viên an ủi nhau trong lúc ngã lòng; tương trợ nhau trong lúc khốn khó và tương thân nhau trong những dịp tang tế.quan hôn.

          Đức Chí Tôn dạy: "Thầy đã muốn cho hoàn toàn phải cần có luật, mà hễ có Luật thì cần phải do theo đó mà hành đạo mới khỏi điều sơ thất đặng".

---------------------------------------

                   CÂU HỎI THẢO LUẬN:

          1-Quyền hạn của Chánh Trị Sự như thế nào?

          2-Quyền hạn của Phó Trị Sự như thế nào?

          3-Quyền hạn của Thông Sự như thế nào?

          4-Trình bày trình tự  công cử chức việc Ban Trị Sự

          5-Trình bày sự hệ trọng của Ban Trị Sự đối với Hội Thánh.

                                                              Giáo sư: Ngọc Việt Thanh

(Hội Thánh Cao ĐàiChiếu Minh Long Châu)