TU SỬA

TU SỬA!...

Nhiên Thường

 

       Tu sửa, nghĩa là cái gì còn kém khuyết, hư hỏng, không đáp ứng được cho yêu cầu xử dụng, thì phải có yêu cầu Tu Sửa, bổ khuyết để được hoàn thiện.  Vậy Con Người chúng ta nếu có gì kém khuyết, xử dụng không đạt hiệu quả cũng cần phải được tu sửa. 

        Con Người chúng ta muốn Tu Sữa, tất phải biết được Kém Khuyết chổ nào, thì mới có cách để Tu Sửa được.  Hôm nay, tôi nêu ra những kém khuyết của con người chúng ta như sau: Ai cũng phải có quan hệ giao tiếp với mọi người chung quanh, trong đó có Cư Xử, và Hành Động v.v., nếu có gì  xảy ra vui đẹp cho nhau thì rất tốt. Nhưng rất thường xảy ra những chuyện không vui đẹp như: buồn chán, bất hòa, thất bại, giữa mình với người khác, thì nguyên nhân là do ở con người chúng ta với nhau, có một vài điểm kém khuyết bất toàn nào đó thuộc về tánh chất của chúng sanh với nhau như: nhỏ nhặt, ích kỉ, tham lam, ganh tị, dụng về, muốn hơn người, bất công, ngang bướng, tự cao, độc tài, khi người, hay tự ái, v.v. Vậy chúng sanh như chúng ta đây, chân thật mà nói, chắc ai cũng phải có một vài điểm kém khuyết thuộc chúng sanh tánh đó, được thể hiện ra trong cuộc sống, làm cho người ta để ý và chê trách lẫn nhau. Thật ra các tánh chất thuộc chúng sanh tánh đó, nó không phải do người ta muốn chọn lấy, hay tự tạo sắm ra cho mình, để phải làm cho người khác chê trách đâu.  Mà nó thuộc về cái bệnh của tâm lí, từ đâu nó ẩn tàng và chiếm lấy nội tâm con người từ lúc nào không hay biết, rồi nó thể hiện ra trong sự sống hằng ngày được coi đó là Con Người Thật của chúng ta, trở thành con người có chủ ý tạo ra cho mình. Từ đó, nên mỗi khi chúng ta tiếp xúc với các bệnh kém khuyết nói trên của người khác, ví dụ như: chảnh chẹ, tự cao, khi người, hay có một sai xót nào đó, thì tất nhiên chúng ta cho là người đó xấu, người đó có ý làm sai quấy với mình, muốn cao cách hơn mình v.v., nhưng thật ra đó không phải do người ta muốn có, hay tự chọ cho mình, mà con người bị nó chiếm lấy nội tâm từ lúc nào không hay biết.  Rồi trong khi đó, cái Chúng Sanh Tánh của mình, cũng không phải do mình tạo ra, nó từ đâu chiếm lấy nội tâm mình từ lúc nào không biết, nó mới cảm thấy mình bị người khác coi rẽ, bị xem thấp kém, nên mình liền nỗi cơn tự ái, hiện ra những điệu bộ quơ quẩy, ụ mặt, múa chề mép miệng, phát ra những lời lẽ thô thiển, bắt trách, miệt thị trả đủa lại. Thế là một trận khẩu chiến, bất hòa, phiền não, khổ đau xảy ra của hai Chúng Sanh Tánh gây ra với nhau, rồi hai đương sự nầy lảnh đủ hết mọi phiền khổ xảy ra. Sau đó về nhà tức giận ăn ngủ không được. 

     Trường họp nói trên, giống như tình cờ chúng ta thấy một người đi xích xụi ngang mặt mình, nếu  không xét kỹ, thì mình sẽ trách rằng người ấy trêu ngạo, giởn mặt với mình, và mình sẽ nói rằng: “Đồ cái thứ mất dạy, khó ưa…” phải không?. Thật ra khuyết điểm ở cái chân xích xụi đó, là cái bệnh của người ấy. Biện chứng đó cho thấy, tất cả mọi khuyết điểm của con người với nhau, Quý Vị hãy hiểu cho đúng hơn, đó là cái bệnh của chúng sanh, chứ không ai có ý tạo sắm cái khuyết điểm đó cho mình bao giờ. Thế mà do Chúng Sanh Tánh của nình nó cũng luôn hiểu rằng người ta cố ý không tốt với mình, để rồi có sanh sự bất bình với nhau. Sự thật nhứt ở chúng ta là: Ai cũng muốn cho mình được Tốt đẹp, được mọi người khen ngợi, nhưng gì cái Chúng Sanh Tánh trong  chúng ta, nó luôn làm mất lòng lẫn nhau, và mới bị chê trách lẫn nhau, rồi cũng luôn cãi bướng, ngụy biện, phản đối lại để binh vựt chung Sanh Tánh của mình, để càng mất lòng nhau hơn. Khổ nổi ở chúng ta, ai cũng có vài điểm kém khuyết, mà ít ai tự biết rõ cái điểm kém khuyết của mình, mà luôn thấy rõ cái kém khuyết ở người khác. Chúng Sanh Tánh nó thật là khéo léo hơn chúng ta, nó chiếm lấy tình trí của chúng ta mà không biết được, nó dìm chúng ta xuống sống trong thấp kém, và phiền não khổ đau đời đời, rồi nó còn dạy cho chúng có cảm nghĩ là: Sống như vậy là mới khôn, mới không thua kém người khác. Nhìn lại chúng ta ai cũng là Con Gối Nạn Nhân của Chúng Sanh Tánh, phải bị nó lừa gạt như vậy đó. Thử hỏi lại có tốt đẹp gì, có lợi ích gì, mà phải tranh giành để gieo và gặt phiền khổ cho nhau mãi, thế mà trong chúng ta ai cũng thấy mình là người biết khôn. Rồi trong cả một cuộc đời cứ thường xảy ra hoài những chuyện thường tình như vậy mãi. Hãy nhìn lại thực tế mình đã khôn hơn bao nhiêu người khác bằng cách chưởi mắng với nhau đó, nó không có lợi ích gì cả, mà chỉ được thêm nhiều nghiệp chướng Thân, Khẩu, Ý đã chất chồng lên trong tâm thức của mình thôi.  Nhìn lại nội tâm đó của mình chỉ chứa toàn đồ hư mục, phế liệu, và nuôi toàn cóc nhái, chuột rắn(tánh nhỏ nhặt), hùm Beo(tánh hung dử), chứ chẳng có cái gì cao quí, sang trọng cả. Thay vì chúng ta gieo ra lòng Đức Độ và Tình Thương Hỹ Xã, thì chúng ta sẽ nhận được lại được sự An Lạc, Tình Thương, và Hạnh Phúc hơn.

       Tôi nói thật với quý vị nhe,  cái bệnh Chúng Sanh Tánh đó của Tôi cũng nặng lắm, Tôi nhớ rõ lại mới hôm trước bản chất đó của Tôi nó Háo Thắng, Sanh Sự, Chê Người Khác, nhằm để Khen Mình Đúng, Mình Phải v.v., để cho nội tâm lúc nào cũng có sóng gió, vọng động, phiền não, chật hẹp, dơ bẩn bây giờ nghĩ lại thấy nó vô ích, và trong lòng mình mắc cỡ  quá chừng đi. Ở Quý Vị  tôi chưa thấy ai có bệnh Chúng Sanh Tánh đó nặng tệ như Tôi.

      Chúng Sanh Tánh đó, nó đè bẹp cái Thiên Tánh Linh Quang cao đẹp, sáng suốt, mà Thượng Đế đã ban cho Con Người,  làm cho Con Người mất đi ánh sáng Trí Tuệ của Tâm Linh, làm bít lối con đường hướng thượng, để phải sống trong sự thấp kém đầy phiền não.  Cộng họp lại những tội lỗi Chúng Sanh Tánh của Con Người trên đời này, nó tạo thành biển khổ trần gian. Có một đoạn Thánh Giáo Thầy dạy như sau:

       - Con Người có Điểm Linh Quang,        -  Cùng một Tình Thương Đấng Ngọc Hoàng

      - Tất cả quay về nới chí Thiện,               - Thế gian sẽ biến cảnh Thiên Đàng.

       Bài thơ đó dạy là: Khi chúng ta Tu Sửa hoàn thiện được cái Chúng sanh Tánh của mình, thì sẽ phát huy được Thiên Tánh Linh Quang có cùng chung một Tình Thương của Thượng Đế, là Tình Thương, Tình Người với Đại Đồng Nhân Loại, là chúng ta bước sang giới Thánh Trí, biển khổ Thế gian sẽ biến cảnh Thiên Đàng…

          Tóm lại: Nhứt định chúng Ta phải hoàn thiện được Tánh Chúng Sanh trong ta, và hạn chế làm mất lòng người khác nhiều chừng nào, thì mới càng được Thanh Nhẹ Cao Đẹp và Tiến Hóa hơn hơn.

      Chúng ta hãy nhận thức lại rằng: Những lời Kinh, những bài cúng chúng ta có duyên tốt hơn người khác, nên được tiếp cận tụng đọc hằng ngày, có rất nhiều lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng dạy ngay những chổ còn kém khuyết của mình, và của  mọi Người, mà chúng ta mãi phớt lờ không lưu ý tới. Giống như có vị Thánh Nhân đi ngang nhà chúng ta mà không ghé vào, cứ mãi như vậy, nên cả đời giữa ta với Thánh Nhân đó chẳng có tác dụng gì cả, Tánh Chúng Sanh trong ta vẫn không được Tu Sửa gì cả.  

       Quý Vị có hiểu sâu sắc trong tâm lí con người là: Tại sao người ta thích được người khen, và  không thích ai đó nói ra ngay cái kém khuyết của mình không?. Vì  con người còn có kém khuyết thật, đáng lẽ phải được che đậy, sơn phết bằng một hình thức nào đó, để được kín đáo, mà lại bị người khác nói vạch lòi ra chổ kém đó, nên người ta mới có tự ái, và phản đối ngụy biện, để bào chữa, để tiếp tục che đậy cái kém khuyết đó mà thôi. Và người ta muốn được lời khen của người khác, là vì người ta thiếu thốn cái đó ở bên trong, nên người ta mới tìm cái đó ở bên ngoài.  Điều đó sẽ chứng minh rằng: Với những ai có kém khuyết càng lớn, nên người ta mới có tự ái càng lớn, và có sự bào chửa, phản đối càng nóng gắt, thô thiển hơn. Chỉ có những người có lí trí, biết sống thật, chịu học hỏi, biết cầu tiến, người ta mới biết tiếp nhận những lời phê bình, góp ý của người khác, nghĩa là người ấy biết Tu Sửa cái chúng Sanh Tánh của mình.

       Nói ở một trường họp đặc biệt khác nữa là: khi nào chúng ta có được sự trải nghiệm của mình từ chổ hư dối, rồi biết sống thật, để hoàn thiện được những kém khuyết trong ta hơn trước đó… Tức là trong ta đã được đầy đủ cái tiêu chuẩn Thiện Mĩ của mình tạo ra, thì chúng ta sẽ có tự tin và an lạc hơn. Lúc đó những lời khen của người khác, dầu khen đùa, hay khen thật, cũng không có nghĩa gì để bận tâm cả. Hay có bị ai đó nói xấu, chúng ta cũng thấy nó chẳng trúng vào đâu đối với mình, nên cũng không cần phản đối, để có ý bào chửa cái xấu, hay để cầu tìm một cái tốt nào đó cho mình, bởi vì chúng ta đã có đầy đủ cái Tốt Đẹp bên trong rồi, nên không có nhu cầu tìm lấy cái Tốt đẹp bên ngoài..  Ứng xử lúc đó là chỉ nói những lời gì đó, để kết quả là không để lại sự phiền não, bất hòa giữa hai bên thôi.  Rồi sẽ sẳn sàng thông cảm và hỷ xã cho những kém khuyết của người khác, vì đó cũng là thực trạng của nình trước kia. Sau đó cũng chẳng chứa đọng lại gì sau khi chuyện đã qua cho bận lòng vô ích. 

          Kính thưa Quý Vị, nhìn lại lúc nào mình sống theo Chúng Sanh Tánh, thì khi nhịn người khác  mình cảm thấy bị thua thiệt, nhục nhã, tức tửi phải không?. Nhưng khi mình biết rõ Chung sanh Tánh là cái bệnh của người khác, là bản chất thấp kém thường tình của mình, là chủ nhân tạo ra nghiệp khổ, nên mình nhường nhịn, và thông cảm cho người khác là rất đúng. Đó là mình nhịn từ Trí Tuệ và Đức Độ rộng lượng của mình, tâm hồn mình lúc đó tự nó Lớn hơn, và Cao Thượng hơn người mà mình nhịn kia.  Nên ở những người có Chúng Sanh Tánh chẳng hạn như: Tự Cao, Khi Người, thì họ tạm thời hơn được một số người nào đó, nhưng họ lại là người đáng thương dưới cái nhìn của một số người khác.

   Người Tu Sửa hoàn thiện được chúng sanh tánh của mình, người ta cảm thấy sự sống luôn ở trong pháp giới Đức Độ và Trí Tuệ, An Lạc Nhẹ Nhàn, Tình Thương và Hạnh Phúc hằng có trong Tâm, và băt đầu bước sang giới Thánh Trí. Người ta đã vượt lên được bản chất Chúng Sanh Tánh của mình, không còn bị nó dìm xuống trong thấp kém, nhỏ nhặc đầy phiền não khổ đau từ kiếp này sang kiếp khác. 

        Chúng ta hãy sớm hoàn thiện cho được Chúng Sanh Tánh của mình, để kịp bước sang kỉ nguyên Thánh Đức, mà Thầy Mẹ và các Đấng Thiêng Liêng đã rao giảng từ khi Khai Đạo Cao Đài đến nay đã gần 100 năm qua.  Lời Thượng Đế giảng ở bài số 33, trong quyển TĐGCL có đoạn như sau:

          “Để vào kỉ nguyên Thánh Đức, trình độ tối thiểu là cũng phải sạch những tánh ganh tị, nhỏ mọn, đố kỵ, chấp ta, ngã mạn, chia rẽ v.v.  Nghĩa là phải có tâm Đại Đồng, biết thực thi tình bác ái huynh đệ,  và đồng loại, Không phân biệt Tôn Giáo, màu da, sắc tóc v.v.      

     Bài giảng số 23 có đoạn: Con nào rán tu, phát hùng tâm, phấn đấu trở về với Thượng Đế, thì dù nghiệp nặng, căn thấp, Thượng Đế cũng tận độ và cứu rỗi.

      Quý Vị nên hiểu rằng: Nếu còn mang nặng bản chất Chúng Sanh Tánh nói trên, thì chưa đạt được tiêu chuẩn tiến hóa để vào Kí Nguyên Thánh Đức được.          

     Bài đến đây đã hết, kính chúc toàn thể Quý Vị  an lạc, tinh tấn và tiến bộ. /.