TÌNH THƯƠNG

Đề luận:

TÌNH THƯƠNG

                                                                  GS: Ngọc Việt Thanh

                                                               Thánh Tịnh Long Thành

 

 

Tình thương là thứ tình rộng lớn vô bờ bến, nhờ có tình thương giúp chúng ta trên đường tu hành luôn tiến hóa lên mãi từ tình thương cá thể đến tình người và trở về với tình thương đại đồng nguyên lý.

 

Gốc tình thương luôn thể hiện từ tấm lòng chân thật, rộng mở bao la, không ràng buộc bởi nghiệp duyên, lòng chân thật là tấm lòng trống trãi nhưng hàm chứa tình bác đại đồng. Chỉ có tình thương mới dìu dắt ta đi đến bến bờ chân lý, mới cứu linh hồn ta khỏi bị đọa lạc chốn trầm luân đầy vị kỷ hay tình cảm riêng tư, tình yêu riêng rẽ, làm mất đi ý thức tình người và xa mờ tình thương nguyên bổn.

 

I-TÌNH CÁ THỂ:

 

Tình cá thể không do tự nhiên mà có, mà nó là sự biến thể từ trong khối tình thương bao la với tất cả chúng sanh, muôn loài vạn vật, vì nguyên bổn của tình thương do khối đại tình thương sinh ra, đó chính là nguồn yêu thương của Đức Thượng Đế chiết ra cho tất cả muôn loài,

 

Thầy dạy: “Thầy là cha cả của sự thương yêu, do bởi sự thương yêu mới tạo thành thế giới và sanh sản các con. Vậy các con sản xuất nơi sự yêu thương là cơ thể của sự thương yêu đó”.

 

Qua lời dạy trên chúng ta thấy rằng nguồn gốc của con người từ bổn nguyên rộng lớn, nhưng con người  lại hạn chế biến nó thành tình thương cá thể, không còn là tình thương chung nhất thật sự của nó, khi tình yêu cá nhân do lục dục thất tình khuấy động, bắt cầu cho mộng yêu đương. Biết yêu là đau khổ mà ít ai tránh khỏi để phải nặng mang điều vướng bận, ràng buộc, khổ đau.

 

II-TÌNH NGƯỜI:

 

Người tu hành là tìm lại nguyên bổn của tình thương thiêng liêng cao quí mà Đức Đại từ bi đã phú cho mỗi mỗi sanh linh, muôn loài vạn vật trên cõi thế gian, cùng khắp muôn ngàn thế giới để tất cả đều tự có được tình thương cao đẹp, lòng quảng đại vô biên, không giới hạn, không phân chia giai cấp hay thời gian, không gian chi cả.

 

Trong bài Thương yêu Thầy dạy: Sự thương yêu là giềng bảo sanh của càn khôn thế giới. bởi thương yêu mà vạn loại mới hòa bình, càn khôn an tịnh, đặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, không thù nghịch lẫn nhau mới không tàn hại lẫn nhau, không tàn hại lẫn nhau mới giữ bền cơ sanh hóa.

 

Nhận hiểu được chân lý tình thương là không  phủ nhận bất cứ phương diện nào của trạng thái tâm hồn hay hình ảnh. Tình thương không hẹp hòi ích kỷ để nghỉ yêu thương một cá nhân mà lúc nào cũng rãi chan lòng từ bi vô lượng khắp cả chúng sanh, muôn loài vạn vật, hòa mình gắn liền trong vạn vật để yêu thương.

 

Ta thương người giác lại thương người mê, thương những kẻ còn tối tâm lại thương những người thức tri được đường đạo đức. Tất cả muôn loài vạn vật cũng do khối đại linh quang mà ra, mọi người, mọi vật cũng đồng con chung của đấng Cha Trời tối cao, nên ta phải nhìn vào đó mà nghỉ đến tình thương ruột rà cốt nhục, mà tương thân tương ái, giúp đở hộ trợ lẫn nhau. Sự thể hiện tình thương không riêng tư, cá thể mà còn đem tình thương hòa nhập trong mọi hoàn cảnh khổ đau để sẻ chia, tiếp độ lẫn nhau, đó là chỗ thiết thực nhất trong đạo đức tình người vô cùng cao đẹp, và tình người được hiệp về nguyên lý càng thấy tình thương lớn rộng vô biên.

 

III-TÌNH NGUYÊN LÝ:

 

Tình nguyên lý là tình thương chẳng phân biệt đạo đời chủng tộc hay sắc giáo; không phân biệt giai cấp, trình độ, thời gian hay không gian chi cả. Nhưng đứng trước bao bao công trình đạo sự cần phải có đủ hạnh trình khuôn lễ cho phải đạo, phải khuôn. Khi hiểu nhau trong tình anh em ruột thịt của cùng một Đấng Cha chung, thì lớn là anh chị, nhỏ là em út và cũng tạm phân giai cấp cho có trật tự trong trách nhiệm mà giữ lễ, hạnh với nhau cho đúng, cùng dắt dìu nhau tu học, tiến hóa. là hiệp về với nguyên lý chung nhất, trong đó có đa dạng chơn lý ngọn ngành, là thuận tồn trong sự vận hành sanh hóa của đất trời. bằng ngược lại là thối hóa, là sa đọa, là luân hồi.

 

Như lời Thầy dạy trong bài thương yêu có nói rõ cơ sanh hóa và cơ diệt hóa rất rõ rang, rằng: Kẻ nghịch của cơ sanh hóa là quỉ vương (là tay diệt hóa), cũng như có sống của Thầy ắt có chết của quỉ vương dục sự ghét mà tàn hại các con. Vì ghét nhau mà vạn loại mới khi nhau, vì ghét nhau mà vạn loại mới thù nghịch lẫn nhau, vì ghét nhau mà vạn loạn mới tàn hại lẫn nhau, mà tàn hại lẫn nhau là cơ diệt hóa.

 

IV-KẾT LUẬN:

 

Chỉ có tình thương đại đồng nguyên lý mới là tình thiêng liêng bất diệt. Chủ yếu tìm đặng tình thương do lòng giác ngộ, giác ngộ không gì chán ngán ghê sợ những sự gian trá hay những điều hung ác tàn bạo của cuộc đời hay giác ngộ vì tham luyến cảnh Thần Tiên, mà hãy giác ngộ vì lòng thương yêu tất cả chúng sanh, muôn loài vạn vật cùng con chung của Đấng Cha Trời tối cao, giác ngộ vì nhận hiểu được tầm nguy hại rất lớn của sự ghét, vì ghét mới khi nhau, vì ghét mới thù nghịch lẫn nhau, vì ghét mới tàn hại lẫn nhau, chính vì thế mà Thầy nghiêm cấm các con không được ghét nhau như lời dạy trong bài thương yêu rằng:

 

 “Vậy Thầy cấm các con từ đây vì không đủ sức thương yêu thì cũng chẳng đặng ghét nhau nghe à!...”

 

                                             

 

Để kết luận bài tham luận Tình Yêu Thương hôm nay tôi xin cảm  tác một bài thơ với tựa đề Tình thương  như 

 

                     Chân lý sáng ngời điểm Nhất Quy,

Đồng chung bổn thiện chẳng sai di.

Tấm lòng nhiệt quyết dìu nhau tiến,

Tấc dạ chân thành dắt bước đi.

Không nặng riêng tư, tràn dạ ái,

Chẳng vì cá thể, rãi tâm bi.

Tình thương vô tận, không biên giới,

Đạo đức bừng khơi, rực rở kỳ.

 

 

Home Bai Viet TÌNH THƯƠNG