TRUNG BÌNH CHO SỰ TIẾN HÓA

Đề luận:        

         TRUNG BÌNH CHO SỰ TIẾN HÓA

                                                                Giáo sư: Ngọc Việt Thanh

                                                                (Thánh Tịnh Long Thành)

 

 

Từ lý trung dung của Nho giáo, lý âm dương của Đạo giáo, lý giải thoát của Thích giao đều có sự tiến hóa không ngoài chữ trung mà có. Hay những triết lý sâu rộng từ lý Triệt giáo của Đức Thông Thiên Giáo Chủ, lý Xiểng giáo của Đức Nguơn Thỉ Thiên Tôn, lý Chơn đạo của Đức Thái Thượng cũng hướng về lập đạo kỳ trung.

 

Sự tiến hóa là đi từ nấc thang cao, đi trong sự tiến bộ của từng bước đi, mà chỗ vững chắc của niềm tin và điểm đạt siêu linh trong cơ mầu nhiệm của tạo hóa sẽ làm chủ bước đi đó. Để dễ tiếp nhận đề luận Trung bình cho sự tiến hóa, trước cần phải hiểu qua trung bình theo lẽ tự nhiên và trung bình trong Tam giáo.

 

I-                  TRUNG BÌNH THEO LẼ TỰ NHIÊN

Trước những sự việc mà con người đang sống trong luật tự nhiên là phải biết sống trong lẽ công bình. Chữ trung còn hòa mình trong mọi hình thể, nhưng hồn của nó là chỗ tột cùng siêu xuất. Nơi nào cũng có sự trung bình, vì ở đâu thiếu sự trung bình thì sẽ bị chinh nghiêng đảo lộn. Cả đạo lẫn đời phải dụng nó để thành tựu. Dù Phật Tiên hay ma vương mà thiếu trung bình cũng không tồn tại.

Chữ trung bình như kể trên đây là cái tự nhiên phải có, cũng như có cái hai bên thì đương nhiên phải có cái chính giữa. Hay từ điểm âm dương, trên dưới, tối sáng, thấp cao, nặng nhẹ v.v…đều có cái chính giữa để cân bằng sự tương xứng của hai bên gọi là công bình.

Như vậy, nơi nào cũng có áp dụng được  chữ trung bình, và tùy sự áp dụng riêng của mỗi nơi trong sự tiến hóa. Sự sống trung bình của con người trăm năm rất ngắn ngủi cũng như tuổi thọ trung bình của các loài sống trong tự nhiên đều không thể so sánh với sự sống trung bình ở các tầng cõi vô vi mầu nhiệm khác gần như bất tử.

 

II-              TRUNG BÌNH TRONG TAM GIÁO

Muốn làm tròn nhân đạo cho xứng đáng một con người trong xã hội phải giữ lòng trung chánh, giữ đạo trung dung, không thái quá, chẳng bất cập, vì lý trung dung đã thể hiện sự công bình chân lý của đạo đức con người, không mơ ước cảnh Thần Tiên, cũng chẳng đắm mình trong vòng đọa nghiệp mà chỉ làm theo lý lẽ của đạo làm người để đươc tiến hóa từ hóa nhân, nguyên nhân hay chân nhân, là tạo nền tảng vững chắc cho Tiên đạo hay Phật đạo, đó là lý trung dung của Nho giáo vậy.

Muốn tu tịnh pháp nguyên gom tam bửu kết tựu ngũ hành, âm dương để tạo kim thân Thánh thể mà tiến lên hàng Tiên Phật thì trong cách luyện cũng không ngoài quân bình điển lực, tu li kí tế, thủy hỏa đồng cân, nên chữ trung bình đã thành trung đạo hay trung chính. Tất cả đều nằm trong nguồn gốc âm dương khởi nguyên từ vô cực, thì đó là lý trung đạo của đạo giáo.

Muốn giải thoát hoàn toàn, đạt tịnh chơn như, bất sanh, bất diệt, kiến ngộ huyền vi, tất phải tinh tấn chơn tâm, hiển thông chánh pháp, ấy là sự tiến của chữ trung trong Phật giáo đã trở về với nguồn gốc bổn nguyên.

Đạo Lão cùng với đạo Khổng và đạo Phật đã mang lại bản sắc đặc biệt cho nền văn minh văn hóa toàn cầu.

Xem qua chữ trung trong Tam giáo đều có ý nghĩa trong sự tấn hóa rất cao cả chớ không phải  cố định một hình hài hay bản chất của sự việc, nhờ sự tiến hóa đó nên có giá trị muôn đời. Riêng chỉ nói về chữ trung chỉ có vì tự nhiên mà không có vì tiến hóa tức là chữ trung ấy có hình hài nhưng không có trí giác, cũng như có thể xác mà không có linh hồn, nó luôn cố định, thay vì ta gọi nó là  cái đương nhiên, nó sẽ âm thầm hay sáng tỏ cũng tùy người định đặt vị trí của sự việc để nhận ra trong đó có cái công bình.

Theo định lý về đường trung bình trong tam giác đều ABC, thì mỗi cạnh luôn có sự nhận định trung bình riêng của nó.

Công bình là luật tự nhiên mà ai cũng cần đến. Chính vì thực hiện theo nguyên lý tự nhiên cũng là lẽ phải, lý lẽ nầy cũng luôn tồn tại trong qui luật tự nhiên.

 

 

III-           TRUNG BÌNH CHO SỰ TIẾN HÓA

Ở đây chúng ta đang tìm hiểu trên lý thuyết trung bình cho sự tiến hóa, chúng ta hãy vạch lối đi và đừng để lệ thuộc cả lối đi ấy nữa. Chỉ vì lý trung bình không sử dụng đúng cách sẽ đưa ta vào vòng lẫn quẩn không có lối thoát.

Thí dụ: Nếu như nghỉ thiện với ác bằng nhau là trung bình, tu và không tu bằng nhau là trung bình, thanh trược bằng nhau là trung bình, giả chơn bằng nhau là trung bình v.v…thì sự hiểu về trung bình như thế chẳng khác nào chúng ta mới định nghĩa được chữ ăn là gì, mà chưa nhận định được các món ăn như thế nào để áp dụng vào việc ăn cho đúng cách. Vậy nên, không thể suy luận theo cái lý trung bình như một con số đếm để giải thích mọi lý lẽ như cách nói vần lân, ai vấn cở nào cũng không dính mắc,  nó khác hẳn những giải thích tuy là một con số đếm nhưng có ẩn chứa sâu sắc bên trong muôn ngàn lý đạo rộng lớn vô biên. Như câu của Đức Lão Tử dạy: “-Đạo khả đạo phi thường đạo”.  Nếu chỉ luận giải một cách suông thuần thì ở đây đã nói rằng đạo nói đạo không phải là đạo. Nhưng tất cả ý pháp trong đó cho ta thấy rằng thế nào là nói, thế nào là không nói. Chưa hẳn nói nhiều là động, cũng chưa hẳn không nói là tịnh, nhưng nếu biết không nói trong cái nói cũng chưa hẳn là tịnh mà phải biết bằng ánh sáng vô tư mới giải thóat đặng sự nô lệ của  cái biết, cái biết đó sẽ đưa ta sống trong tự nhiên và luật công bình cho sự tiến hóa.

 

IV-           KẾT LUẬN

Những mơ ước của con người luôn vượt lên ở tầng cao khác khẳng sự trung bình của kiếp sống con người vô cùng ngằn ngủi, ai cũng mong ước có được một cuộc sống vượt  trung bình, có một sự nghiệp cao vời, một trí thông minh tuyệt đỉnh!... nói tóm lại: Trung bình ở tuổi đời của con người thì ngắn ngủi nhưng trung bình của lý trí con người thì vô hạn, từ chỗ vô hạn cần tìm ra một định hướng sáng đẹp hơn những gì giả tạo trong kiếp hiện ti, đó là việc tu hành của chúng ta là đang tìm đến chỗ trung bình cho sự tiến hóa.

Home Bai Viet TRUNG BÌNH CHO SỰ TIẾN HÓA